1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về tướng Ngô Quang Trưởng QLVNCH.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi sole_husband, 15/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Loan tuy là một tướng bạo tàn, khát máu nhưng ít nhất ông ta cũng làm tròn nghĩa vụ đối với chính quyền VNCH khi còn tại vị.Tướng Loan đã gây không ít khó khăn cho lực lượng của ta trong đợt đầu tại nội thành Sài Gòn.
    Trong sự kiện 30/4 thì 2 trong 4 vị tư lệnh của 4 quân khu VNCH tự sát là Nguyễn Khoa Nam và Phạm Văn Phú, chứng tỏ VNCH không phải là không có các vị tướng có tâm huyết làm việc cho chính quyền VNCH.
    Tướng thì như vậy, nhưng các vị chóp bu, một vị thì lái trực thăng đi buôn lậu thuốc phiện (Kỳ) một vị thì cấu kết, bảo kê cho đám giang hồ chợ Đông Ba(Thiệu), chính quyền như vậy làm sao ko sụp được.
    Được Wehrmacht sửa chữa / chuyển vào 03:49 ngày 29/01/2008
  2. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    ông này chết chắc vì mấy sư đoàn ở Tây Nguyên bị làm ma dưới đấy xui khiến ông í thế nào để ông í uống nhầm thuốc độc chứ chưa chắc đã phải tự tử đâu.
    Nếu có í định trung thành với lí tưởng thì đã chả bỏ sở chỉ huy ở Tây Nguyên bay về Đà Nẵng
  3. anhhungquansu

    anhhungquansu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Nói chung trong chiến tranh thì chỉ có thắng và thua.Tất nhiên 1 QĐ dù yếu kém đến đâu cũng có được vài ba nguời tài giỏi.Nhưng vấn đề là những người đó không phải là lãnh đạo.Và 1 cánh én chẳng thế làm nên mùa xuân.
    Thắng thua đã xác định rõ ràng rồi,giờ khen chê phán xét cho đúng cũng khó lắm.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ông Trưởng này có ở ĐBP không nhỉ.
    Nhưng năm 54 mới ra trường thì phần nhiều khả năng là không.
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Có Phú nhưng không có Trưởng đâu. Có ai xác định được quân nhân người việt ở DBP (phần lớn ở Hồng cúm?) thuộc lực lượng của Quân đội quốc gai VN hay lính tuyển trực tiếp của Pháp nhỉ ?
    Được xem là tự tử có Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV; Lê Văn Hưng Tư lệnh phó Quân đoàn IV, Vùng IV Chiến thuật ; Lê Nguyên Vỹ Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh; Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh cùng với Phạm Văn Phú.
    Chiến thuật di tản rút khỏi Tây Nguyên là một sai lầm lớn của ông Thiệu. Ông ta hi vọng là khi rút về miền duyên hải có thể cũng cố lực lượng để tái chiếm lại Buôn Ma thuột nhưng giới cố vấn Mỹ cho là không tưởng. Ông Thiệu chịu ảnh hưởng của Cao Văn Viên, nhắc đến thất bại của Pháp ở bắc tây nguyên hồi 1954, coi như cái rớp vậy.
    Hồi đánh DBP có quân của mình từ trong nam ra, nhưng tớ không rõ lực lượng nào, có ai biết không nhỉ ?
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ông Trưởng thuộc loại khoá sỹ quan Ngụy đầu tiên tốt nghiệp sau ĐBP, chính vì lúc đó bọn sỹ quan Pháp đang rút ra khỏi các đơn vị Ngụy, chính vì thế mà ông ta được bổ nhiệm đại đội trưởng nhanh như thế.
    Ở ĐBP, ngoài lính tuyển người VN trong các đơn vị Pháp (lính dù và lê dương), lính người VN thuộc quân đội Ngụy ("Quốc Gia"+ "Liên Bang Thái tự trị"+tự vệ công giáo Phát Diệm) đóng ở nhiều nơi trong đó ở Hồng Cúm có 1 tiểu đoàn người Thái.
    - Trên giấy tờ các tiểu đoàn người Thái đóng ở khắp nơi trong lòng chảo vì vùng ĐBP thuộc "Liên Bang Thái tự trị". Nhưng khi đánh nhau thì khả năng chiến đấu của các tiểu đoàn này hay bị "lãng quên" hoặc là toàn bị nhắc đến mấy chuyện xấu như ở Bản Kéo. Các đơn vị người Thái sống sót sau ĐBP được "di cư" vào nam, thường tập trung với các đơn vị người Mường sát nhập với QLVNCH thành tiền thân của binh chủng Biệt Động Quân sau này.
    - Về phần tự vệ công giáo Phát Diệm thì cha Lê Hữu Từ có gửi đến đây 1 đại đội, đại đội này bị ta tiêu diệt trong đêm đầu tiên của đợt 2, khi ta tiêu diệt mấy cứ điểm "Dominique".
    - Phía "Quốc Gia" ở ĐBP cũng chỉ có tiểu đoàn 5 nhảy dù tham gia chiến đấu mà thôi. tiểu đoàn này đa số các sỹ quan và 1 phần không nhỏ số hạ sỹ quan vẫn là người Pháp, viên sỹ quan người Việt cao cấp nhất là ông Phạm Văn Phú.
    Về phía ta, ở ĐBP các đơn vị chiến đấu đều là các lực lượng chủ lực từ liên khu 4 trở ra mà thôi, trong đội hình này cũng có khá nhiều chiến sỹ và cán bộ miền nam, nhưng họ cũng vẫn chỉ là những cá nhân được gửi ra bắc chứ không thuộc đơn vị nào cả.
  7. luuhang

    luuhang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    TướngTrưởng có tham gia ĐBP và bị thương , chi tiết này có ghi trong quyển " Chân dung tướng ngụy"
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Chiến đấu hết mình và có tài là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Một người dốt nát, không có tài cũng có thể chiến đấu hết mình. Ngược lại, một người có tài chưa chắc đã chiến đấu hết mình.
    Vâng xin cám ơn sole-husband vì một chủ đề thú vị. Thắng hay thua thì mọi việc cũng đã an bài, nhưng rõ ràng việc tôn trọng đối phương (ngay cả khi đó là kẻ thù không đội trời chung) sẽ làm cho người chiến thắng được tự hào một cách sứng đáng. là đức tính của kẻ sỹ. Hơn thế nữa, theo tôi nó thể hiện sự đúng mực của kẻ sỹ.
    Binh lính phục vụ VNCH thời bấy giờ cũng là những người máu đỏ da vàng như các bạn và tôi thôi. Chắc chắn, trong gần triệu người ấy phải có người tài (gần giống như bác Hồ đã nói). Với những gì tôi thấy và nghe được, VNCH cũng có không ít kiêu binh mãnh tướng. Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam là những ví dụ. Họ chiến đấu hết mình vì lý tưởng của họ, không lợi dụng chức vụ thể tư lợi, biết lo cho anh em binh sỹ, tự sát khi không thể theo lệnh của cấp trên (Nguyễn Khoa Nam).
    Vâng cái đáng nói ở đây là họ đã chọn lầm lý tưởng, họ phục vụ cho một chế độ bùi nhìn mục nát. Ngay cả khi báo chống cộng đưa tịn về những con người này, chi tiết "trong sạch" vẫn luôn được nhắc tới. Điều này đơn giản chỉ ra rằng, phần lớn tướng lĩnh VNCH chỉ biết buôn lậu và tư lợi riêng. Vâng nếu lý tưởng của họ đúng thì họ đã không phải lập ấp chiến lược để ngăn cản dân tiếp viện cho VC, họ đã không phải ra Huế đàn áp sư sãi "bất đắc dĩ".
    Hơn 30 năm đã qua, lịch sử sẽ mài là lịch sử. Hãy trả lại một vị trí sứng đáng cho họ, nhữn người lính.
    <!--Sign_Start-->[/sign]
    [/quote]
  9. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Đã là tướng võ còn đòi văn hay. Một điều ít nói đến ở đây là lính CH không có tính thần chiến đấu và thường không muốn chiến đấu. Cầm một đống quân như vậy không phải là dễ.
    Tài đâu chưa thấy, thế này chỉ thấy hèn thôi!
    Được ldn sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 04/02/2008
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Lý tưởng gì hả bạn. Hàng chục triệu người Việt chết, bị thưong hay gặp nhiều đau khổ khác vì những người như vậy đấy.
    Thời nào chẳng có thèng theo giặc để cơm no cật ấm, năm xưa có Trần Ích Tẵc, Lê Chiêu Thống, rồi cả triều đình nhà Nguyễn bù nhìn dâng đất cho tây hưởng chút xái của bọn thực dân nó ban cho.
    có người giờ vẫn than vãn chiến tranh chết chóc nhưng chẳng làm gì để khắc phục hậu quả chiến tranh như làm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam chẳng hạn, hay nuôi mẹ vN anh hùng.v.v.
    chiến tranh nào chẳng có đau khổ, đánh Pháp, đánh Tàu , đánh Kam cũng nhiều người chết, nhưng vì thế chúng ta mới có độc lập hoà bình ngày hôm nay, và càng giận bọn bất lương hù theo ngoại bang.

Chia sẻ trang này