1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về việc đặt đại sứ quán và lãnh sự quán

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi gossiplh, 08/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gossiplh

    gossiplh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về việc đặt đại sứ quán và lãnh sự quán

    các bác giúp xem khẳng định dưới đây là đúng hay sai (pót 1 lần bên tâm lý mà chả ai giúp, thui các pác bên nỳ giúp cháu zậy)
    Khẳng định 1: một quốc gia có thể đặt đại sứ quán và công sứ quán trên cùng một quốc gia khác.
    Khẳng định 2: một quốc gia có thể đặt tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán trên cùng một quốc gia khác.
  2. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn post bên "Tâm Lý" thì ai mà trả lời. Post ở đây là... tạm đúng rồi đấy.
    Tôi có vài ý nhỏ về việc bạn hỏi như sau:
    Câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm, tôi nghĩ rằng câu hỏi của bạn có thể được hiểu như sau: "Một quốc gia có thể đặt ĐSQ (hay cơ quan ngoại giao nói chung) của nước mình tại quốc gia này kiêm nhiệm thêm một (hoặc nhiều) QG khác hay không?"
    Nếu hiểu như vậy thì tôi trả lời là CÓ.
    Do điều kiện tầm quan trọng, về tài chính, địa lý (các nước nhỏ, gần nhau,..) mà một nước có thể cho ĐSQ hay cơ quan ngoại giao của nước mình kiêm nhiệm ĐSQ tại nước khác (vẫn phải trình quốc thư).
    Thí dụ: ĐSQ Việt Nam tại Ai Cập còn kiêm nhiệm tại Israel, Liban và Syria.
    ĐSQ Việt Nam tại Iraq kiêm nhiệm Yemen.
    ĐSQ Việt Nam tại Kuwait kiêm nhiệm Oman.
    Ở nước ngoài cũng có kiêm nhiệm:
    ĐSQ Liban tại Ấn Độ kiêm nhiệm VN.
    ĐSQ Syria tại Trung Quốc kiêm nhiệm VN.
    ĐSQ Yemen tại Trung Quốc kiêm nhiệm VN.
    ĐSQ Oman tại Thái Lan kiêm nhiệm VN.
    . . .
    AZ.
    Được azazel sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 08/10/2007
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Đại sứ quán và công sứ quán là cơ quan ngoại giao.
    Tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán là cơ quan lãnh sự.
    Đây là các tên(của cơ quan) theo cách xếp hạng cơ quan ngoại giao và lãnh sự. Vì vậy, câu trả lời ở đây là không thể do không thể có 2 cơ quan đại diện ngoại giao hoặc 2 cơ quan lãnh sự của 1 quốc gia tại 1 quốc gia khác (đối với cơ quan lãnh sự chỉ có thể có phó lãnh sự quán, đại lý lãnh sự quán).
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ thongtue:
    1> Cơ quan ngoại giao: Đại sứ quán và công sứ quán là cơ quan ngoại giao nên chỉ có một trong số chúng hiện diện tại quốc gia mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao thôi ạ (trừ khi cơ quan ngoại giao kiêm nhiệm một nhóm quốc gia cho đơn tốn phí)!
    2> Cơ quan lãnh sự Việt Nam có thể có hơn 1 tại quốc gia khác tuỳ theo hiệp định lãnh sự ký giữa hai bên. Lý do để có hơn 1 là tuỳ thuộc vào nhu cầu và số lượng kiều dân cư trú tại các khu vực địa lý khác nhau nơi quốc gia tiếp nhận. Trong pháp luật lãnh sự quốc tế, một quốc gia tiếp nhận có thể được chia làm nhiều vùng hay khu vực lãnh sự khác nhau. Mỗi vùng đó có thể đặt một lãnh sự/tổng lãnh sự, nhưng duy nhất chỉ có một tổng lãnh sự và nhiều lãnh sự quán chứ ko thể có nhiểu tổng lãnh sự trong 1 quốc gia tiếp nhận được.
    Tôi biết bấy nhiêu vậy thôi.
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    1. Câu hỏi ở đây là " một quốc gia có thể đặt đại sứ quán và công sứ quán trên cùng một quốc gia khác?"
    Xin nhấn mạnh từ "có thể", câu trả lời là không thể. Tất nhiên cơ quan đại diện ngoại giao chỉ hiện diện và là đại diện ngoại giao khi 2 (hay 1 nhóm) nước có quan hệ ngoại giao, nó cũng có thể đại diện cho một vài quốc gia đó với một nhóm quốc gia lân cận trong trường hợp tiết kiệm chi phí hay vì lý do khác. Trường hợp đặc biệt: có 2 đại sứ tại 1 quốc gia, 1 đại diện cho nước cử trong quan hệ ngoại giao với nước tiếp nhận, 1 đại diện cho nước cử tại tổ chức quốc tế (trước đây VN gọi là Trưởng phái đoàn VN tại tổ chức đó).
    2. Về cơ quan lãnh sự: câu hỏi là "một quốc gia có thể đặt tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán trên cùng một quốc gia khác?" Câu trả lời là không thể. Lý do, tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán là tên gọi theo xếp hạng, đã có tổng lãnh sự thì không có lãnh sự và ngược lại. Phó lãnh sự quán, đại diện lãnh sự quán là cơ quan phụ thuộc tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán chỉ xuất hiện khi có sự chấp thuận của nước tiếp nhận theo đề nghị của tổng lãnh sự/lãnh sự.
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Thưa trước hết xin hiểu các từ này :
    Đại sứ quán : cơ quan đại diện ngoại giao thường trú cao nhất của một nước ở nước ngoài, được thành lập theo sự thoả thuận giữa hai nước có quan hệ ngoại giao. Đứng đầu ĐSQ là đại diện ngoại giao cấp đại sứ đặc mệnh toàn quyền thường gọi là Đại Sứ, Đại sứ quán thường đạt tại Thủ Đô

    Lãnh sự quán
    : là cơ quan đại diện ở bậc thấp hơn, thường phụ trách một tỉnh, một vùng. Do đó Lãnh sự quán thường đặ tại các địa phương khác. Tùy vào mức độ quan hệ ngoại giao giữa 2 nước có thể ko có, có 1 hoặc nhiều lãnh sự quán.
    Công sứ quán : là thuật từ được dùng trong ngoại giao để chỉ văn phòng đại diện ngoại giao bậc thấp hơn một lãnh sự quán .
    Như vậy bạn có thể hình dung và tự trả lời câu hỏi được rồi chứ ?
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 23:51 ngày 10/10/2007
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung chút xíu :
    Theo công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Đại sứ quán có những chức năng như sau:
    - Đại diện cho nước mình tại nước sở tại.
    - Bảo vệ quyền lợi của nước mình tại nước sở tại ( trong phạm vi pháp luật quốc tế thừa nhận ).
    - Đàm phán với Chính phủ nước sở tại.
    - Tìm hiểu ( bằng phương tiện hợp pháp ) tình hình nước sở tại và báo cáo lại cho Chính phủ mình.
    - Thúc đẩy quan hệ và phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học... giữa 2 nước.
    Còn Công sứ quán thì là cơ quan đại diện của 1 nước tại 1 khu vực nhất định của 1 nước khác. với những quyền hạn và trách nhiệm như lãnh sự nhưng chỉ thực hiện tại Vùng lãnh thổ đó mà thôi.
  8. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    - Quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự là 2 quan hệ khác nhau. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao bao hàm cả thiết lập quan hệ lãnh sự, trừ khi có tuyên bố khác. Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không kéo theo cắt đứt quan hệ lãnh sự.
    - Chức năng của cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự là khác nhau. Tuy nhiên, cơ quan ngoại giao có thể thực hiện chức năng lãnh sự, cơ quan lãnh sự có thể thực hiện chức năng ngoại giao.
    - Quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan, thành viên ngoại giao lớn hơn của cơ quan lãnh sự, thành viên cơ quan lãnh sự. Cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng ngoại giao chỉ được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan lãnh sự, không được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao.
    - Xếp hạng cơ quan ngoại giao như sau: đại sứ, công sứ, đại biện, xếp hạng cơ quan lãnh sự: tổng lãnh sự, lãnh sự quán, phó lãnh sự quán, đại lý lãnh sự quán. Hệ quả của việc xếp hạng cơ quan ngoại giao, lãnh sự là hàm cấp của viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự đứng đầu cơ quan đó là khác nhau tương ứng với cơ quan họ đứng đầu. Việc xếp hạng, bổ nhiệm hàm cấp do nước cử thực hiện nhưng không có sự phân biệt khi họ thực hiện nhiệm vụ ở nước tiếp nhận.
    - Lưu ý: so sánh giữa cơ quan ngoại giao và lãnh sự là khập khiễng, 2 cơ quan này có chức năng khác nhau.

Chia sẻ trang này