1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về viêm gan B

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi khauvai, 19/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khauvai

    khauvai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    1.636
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về viêm gan B

    Các bác cho em hỏi về viêm gan B với ạ
    Mức độ nguy hiểm ?
    Khả năng và con đường lây nhiễm ?
    Cách phòng và chống ạ ( vd sống cùng người viêm gan b ạ )
    Cám ơn các bác nhiều nhiều ạ
  2. nguyen_andy

    nguyen_andy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Trên thế giới, vùng dịch tể lưu hành viêm gan siêu vi B ở 3 mức độ như sau:
    Mức Thấp (dưới <2%),
    Mức Trung bình (2 - 7%),
    Mức Cao (>7%).
    Ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B 10 - 15% là thuộc vùng dịch tễ cao. Bệnh lây chủ yếu qua:
    Đường sinh dục,
    Đường máu,
    Mẹ mang thai lây truyền cho con.

    Mẹ mang thai lây cho con không do đường cuống rốn mà là lúc chuyển dạ và săn sóc, gần gủi sau đó.
    Nếu mẹ HbsAg (+) HbeAg (+) tỉ lệ lây cho con gần như trên 80%, nếu mẹ HbsAg (+), HbeAg (-) tỉ lệ lây cho con 10 - 15%.
    Nếu sinh mổ thì không lây.
    Những đứa con nhiễm siêu vi B từ lúc lọt lòng hầu như trên 90% sẽ thành nhiễm mãn tính.
    Trong một nghiên cứu tại Singapore, HbsAg được phát hiện 43% những đứa trẻ sinh ra từ mẹ HbsAg (+). Theo dõi những đứa trẻ này thấy khoảng 75% trở thành nhiễm mãn tính.
    Tuy nhiên vấn đề lây lan qua vợ chồng hay từ mẹ sang con đều có thể phòng ngừa được nhờ có vaccin. Do đó những người phụ nữ HbsAg (+) vẫn có thể lập gia đình và sinh con bình thường.
    Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan B
    SVVG B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là:
    1. Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
    2. Ðường ********: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động ******** cùng giới hoặc khác giới.
    3. Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
    4. Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
    5. Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B.

    A. Nhiễm trùng cấp tính
    Nhiễm SVVG B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.
    B. Nhiễm trùng mạn tính
    90% trường hợp nhiễm SVVG B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành "người mang trùng mạn tính".
    Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.
    Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.
    CHẨN ÐOÁN VIÊM GAN SIÊU VI B
    I- XÉT NGHIỆM MÁU
    Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. Cũng có thể tình cờ phát hiện bệnh tại Trung Tâm Truyền Máu-Huyết Học khi Bạn tới cho máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do:
    1. Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.
    2. Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với SVVG B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B.
    3. Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.
    II-KHÁM CHUYÊN KHOA GAN
    Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp Bác Sỹ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm:
    1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
    2. Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
    3. Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu.
    ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU:
    Thuốc điều trị chủ yếu là Interferon alpha
    Interferon alpha là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virut. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể.
    Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Khi bắt đầu điều trị, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi trong vài giơ,?ọi là hội chứng giả cúm. Những biểu hiện này là do Interferon khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi giống như khi Bạn mắc bệnh cúm vậy. Về sau, tác dụng phụ này sẽ bớt dần. Uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm thuốc sẽ hạn chế biểu hiện đó. Nên tiêm thuốc vào buổi tối để hôm sau Bạn có thể làm việc bình thường.
    Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc điều trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc.
    Một số thuốc kháng sinh chống siêu vi hiện đang được nghiên cứu phối hợp với Interferon alpha.
    LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG
    Chế độ ăn
    Nếu Bạn là người lành mang mầm bệnh, Bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có xơ gan, Bác Sỹ khuyên Bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.
    Lối sống
    Người bị nhiễm SVVG B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ ********. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (********, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.).
    Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ nếu Bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ ********.
    Ðiều trị
    Tùy theo quyết định của Bác Sỹ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực. Mục đích điều trị nhằm:
    (a) Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
    (b) Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
    Tuy nhiên cách tốt nhất và rẻ nhất là tiêm vắc xin phòng viêm gan B trước khi bị bệnh với 3 liều cơ bản 0-1-6 (Tháng)

    Được nguyen_andy sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 20/12/2007
  3. khauvai

    khauvai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    1.636
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác rất nhiều
    Những thông tin của bác rất đầy đủ và bổ ích
    Một làn nữa xin chân thành cám ơn bác
  4. nguyen_andy

    nguyen_andy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Không có gì. Tất cả những gì liên quan đến vắc xin và các bệnh cần tiêm vắc xin mình có thể tư vấn miễn phí cho các bạn nếu nó nằm trong tầm hiểu biết của mình. Nếu cần chi tiết về chuyên môn thì mình có thể hỏi giúp các bạn. Công ty mình nhiều tiến sỹ về chuyên nghành sinh học, dịch tễ học và virus học. Sếp mình là tiến sỹ sinh học.
    Mình có thể đáp ứng được tất cả các loại vắc xin hiện có trên thị trường việt nam

Chia sẻ trang này