1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về xác định nhịp ?

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi Black_Jazz, 15/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Black_Jazz

    Black_Jazz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về xác định nhịp ?

    Em muốn hỏi về cách xác định loại nhịp ( 2/4 ,4/4 .. ) cho 1 giai điệu mà mình nghĩ ra .......... nó cũng là bước đầu khi viết ca khúc ....
    Nhưng mà khi nghĩ ra 1 giai điệu , em ko biết làm thế nào để xác định xem nó là thuộc nhịp gì ... nên xác định gam cũng rất lờ mờ , ko biết chính xác nó rơi vào vị trí nào ... chỉ toàn đánh theo cảm giác , cảm hứng ....... Mọi người , có ái rõ về cái này .... chỉ cho em với ..... !

    xxx
  2. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Theo mình thì chuyện này ngoài lý thuyết ra còn tuỳ thuộc kinh ng của bạn, tức là nghe thật nhiều ( loại nhịp/nhạc chẳng hạn ).
    Nói theo kinh ng của mình thì ngay từ lúc bạn nghĩ ra ( trong đầu ) giai điệu, bạn phải xác định ngay tính chất vui buồn của nó để " làm nhạc ".
    Một số tiết tấu thông thường ( trong ngoặc là ví dụ, T=Tempo và có tính tượng trưng )
    *Sôi động: 2/4 T=120-145 ( Volez vous-Disco, rất nhiều bản Techno hoặc nói chung là Dance )
    *Trẻ trung, vui tươi: 4/4 T=120-130 ( Mambo Italian-ChaChaCha, Black magic woman-ChaChaCha, The final countdouwn-Rock )
    *Dịu dàng quyến rũ nhưng không quá chậm: 4/4 T=110-120 ( This masquerade-BossaNova, Papa-CountryPop )
    *Waltz 3/4 nhanh tạo cảm giác nhún nhảy thích thú, T=150-180 ( Gypsy river, Nhạc rừng ), Waltz trung bình thì nghe sang trọng ( Lãng du ), Waltz chậm ( hoặc Boston ) nghe vẫn sang và rất buồn ( Serenade là một ví dụ điển hình, ngoài ra nên tham khảo thêm bản Riêng một góc trời và Không còn mùa thu ).
    *Ngẫu hứng, nhịp hơi khó: 5/4, 7/4. 11/4 vv.... ( Jazz chẳng hạn ).
    *Hai nhịp rất hay gặp ở nhạc Việt Nam là 6/8 ( slowrock 6/8 ). Tempo thông thường của nó vào khoảng 62 cho đến 80. Nhịp 6/8 nghe buồn, hợp với những bản nhạc tự sự. Và 4/4 ( Ballads ) T=60-70 dành cho những khúc tình ca.
    ở đây bạn chỉ hỏi về nhịp nên mình gợi ý một vài nhịp rất hay gặp như vậy. Còn nói về điệu nhạc thì rất nhiều, xếp theo từ nhanh đến chậm:
    2/4: Techno, Disco, RetroPop, Fox, Polka, TripHop
    4/4: ChaChaCha, BossaNova, CountryPop, Samba ( Mambo ), Tango, Rumba, ChillOut, Ballads ( hay còn gọi là SlowSurf )
    3/4: Waltz, Boston ( 3/8 )
    Ngoài việc xác định nhịp thì chọn Tempo cũng rất quan trọng. Trong một bản nhạc bạn có thể kết hợp nhiều Tempo tuỳ theo cảm xúc, và còn có thể đổi nhịp hay làm những chuyện phức tạp khác nữa. Chúc vui vẻ.
  3. Black_Jazz

    Black_Jazz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    ok ... cám ơn anh rất nhiều ... để em thử xem ... chắc giai đoạn đầu cũng sẽ khó khăn lắm đây .....
    thanks FloraAtDawn ....
    p/s : còn ai có kinh nghiệm thì cùng nhau chia sẻ thêm nhé
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi chơi Classical nên các nhịp là 2/4, 3/4, 3/8, 6/8, 4/4, và C/2
    tức là nhịp 4 chia đôi. Các nhịp 3/8 và 3/4 là nhịp lẻ, vì có 3
    phách. Các nhịp khác là nhịp chẵn, trong đó 6/8 và C/2 là nhịp
    kép, vì mỗi nhịp (measure) gồm các nhịp nhỏ hơn ở trong nó .
    Ở nhịp 6/8 thì nhịp nhỏ (sub) của nó là một chùm 3/8. Ở nhịp
    C/2 thì nhịp nhỏ là 2/4 hoặc 4/8. Nhạc Classical thay đổi nhịp
    nhanh chậm luôn luôn, và các nhạc cụ (gồm các giọng hát)
    chơi đan xen vào nhau khá tự do, hầu như không có quy luật,
    hoặc quy luật phong phú quá, nói không thể hết được. Nhạc
    nhảy thì không thay đổi nhanh chậm nhiều, và các nhạc cụ, kể
    cả trống, thường chơi theo một quy củ nhất định, không thay
    đổi . Ví dụ bài nhảy Van (walt) thì 3/4 từ đầu đến đuôi, các nốt
    nhạc đều là 3 nốt đen cả. Nếu thay đổi, thì người nhảy sẽ dẫm
    chân lên nhau, và xô đụng phải nhau.
    Người không chơi Classical, thì thường chơi các điệu nhạc
    nhảy, tuy viết trên giấy thì không ngoài các nhịp Classical trên
    đây, nhưng nói ra tên cúa điệu nhạc nhảy thì dễ chơi hơn.
    Tôi không tự mình kinh nghiệm chơi nhạc nhảy, mà phải nghe
    mới viết ra nhạc được . Tuy vậy, theo kinh nghiệm sống, thi
    ai thích nghe và chơi nhạc nào, thì thường sáng tác ra nhạc ấy .
    Ví dụ, người thích Tango, thì nghĩ ra nhạc Tango, và người miền
    nam Việtnam thường nghĩ ra Slow hoặc Bolero. Người Việtnam
    thường chơi C/2 thành 6/8 nữa . Trường hợp này, chùm 2 -- một
    nửa cúa cả nhịp -- bị chơi thành chùm 3, nên nếu không có 3
    nốt, thì 2 nốt sẽ biến thành một nốt nhanh, và một nốt chậm.
    Khi làm ra bản nhạc hay bài hát, người ta thường nghĩ ra cả
    nhạc lẫn lời, hoặc vài nhạc cụ chơi chung, chứ không áp đặt
    một nhịp trước khi nghĩ ra bài hát, bản nhạc đó. Sau cái đoạn
    nhạc đó, tác giả mới thêm thắt sửa đổi sau. Vì thế, cảm giác
    của bạn là đúng đấy, và bạn có năng khiếu (hay thiên phú) sáng
    tác. Để sáng tác tốt, trước hết bạn hãy cứ chơi cho được mấy
    câu hay chỉ một câu đầu tiên đi đã . Không cần biết nhịp gì, gam
    gì. Sau đó, tiếp tục thêm thắt cho đến khi thành bài . Bạn có thể
    chỉ biết ngắt nhịp, tức là đánh nhịp vào từng chỗ của bài, giữa
    những chỗ chấm phảy . Tuy vậy, khi làm xong bài hát, một người
    chơi Guitar tạm tạm đã có thể đệm đàn kiểu phừng phừng cho
    bạn được rồi . Người đó sẽ ngắt nhịp ra từng nhịp cho bạn, và
    cũng cho bạn biết bài hát của bạn nhịp gì .
    Để xác định gam của bài hát, trước hết bạn phải biết nốt cao
    nhất và nốt thấp nhất của bài cách xa nhau bao nhiêu . Đó là
    "âm vực" của bài hát . Bài nhạc Piano thì không có âm vực, mà
    bài nhạc Violin thì nốt trầm nhất không quá nốt Son của giây
    Son, bài Guitar thì không trầm hơn giây Mì. Âm vực của bài hát
    thường trong khoảng 9-10 nốt cho dễ hát. Bài hát Opera có
    thể có âm vực 20 nốt (ngoài 2 quãng 8). Khi hát theo đàn, bạn
    nên lựa đàn sao cho có thể hát được các nốt cao nhất và thấp
    nhất này . Dựa vào bài đàn chơi, bạn có thể tính ra gam của bài .
    Những bài đơn giản và ngắn thì thường chơi gam Trưởng hoặc
    gam Thứ (Major/Minor) và ít khi chuyển giọng luôn luôn. Phần
    lớn các bài gam Thứ thì có thể buồn, nhưng bài gam Thứ chơi
    nhiều nốt nhanh và mạnh thì cũng không buồn, mà dữ tợn . Nói
    chung, điều quan trọng là làm thành bài hát . Viết nó ra trên giấy
    không là điều khó khăn, và cũng là điều ít quan trọng nhất .
    Nếu bạn có khó khăn về việc xác định nhịp và gam để viết ra
    trên giấy, xin cứ thu thành digital và gửI cho tôi . Tôi sẽ giúp
    bạn viết lời ca thành bài hát trên giấy, không ăn cắp công sáng
    tác của bạn, cũng không lấy tiền công . Tôi chỉ là một người
    thích ca nhạc . Vậy thôi .
    Chỉ biết có thế thôi, xin các bạn bàn thêm.
  5. Angel_Wings

    Angel_Wings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Bác này lấy nguồn ở đâu vậy. Chỉ cho mọi người biết với
  6. signtoday

    signtoday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    1.366
    Đã được thích:
    0
    Mình được dạy là khi cầm bản nhạc mà muốn xác định gam (hợp âm) thì trước hết phải xem dấu hoá đã, bao nhiêu nốt thăng giáng thế nào rồi mới xem đến các nốt trong đó xem là giọng gì (trưởng/thứ), tỷ như trên bản nhạc không có dấu thăng # hay giáng b thì có thể đó là một bản C (đô trưởng) hoặc Am (la thứ)
  7. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Cách xác định giọng Trưởng hay Thứ thông thường dựa vào dấu hoá ở trên khuông nhạc. Không có dấu hoá nào thì có thể là giọng Cdur hoặc Amoll. Hai giọng này được xác định bằng cách xem nốt kết của bản nhạc hoặc là giai điệu của bản nhạc để xác định.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đang bàn về cách xác định nhịp và gam của một bài hát
    hay một bản nhạc "giai điệu mà mình nghĩ ra" chứ chưa ghi
    lại trên giấy, cũng chưa biết có nốt nào thăng giáng .
    Những lời tôi viết dựa vào nguồn: tác giả CoDep, trên ttvnol .
    Đúng hay sai tuỳ bạn đánh giá . Không lấy tiền bản quyền .
    Chỗ nào bạn cho là sai, thì cũng không được đòi tiền tôi.
  9. daicaduongpho

    daicaduongpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    trùi ui các pác sao mà giỏi thía ko bít. MÌnh xin góp ý thim thui nha.
    Nếu mà muốn xác định nhịp đó thì ở trên đã nói rùi. heheheh
    Còn nếu mà muốn quan tâm sâu hơn vể thăng hay giáng thì phải học thui heheh. Nè tui cho ví dụ nè nếu mà ko học thì làm sao bít là 4# là gì hay 5b là gì. đó đơn giản vậy thôi mà cũng mất công lém các bác ơi. heheh tui nói hơi nhảm nhưng mà là sự thiệt đó nha hehhe. Tui hoạt động trong lĩnh vực khác mà
  10. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Dấu hoá cũng chia làm 2 loại: Dấu hoá thường xuyên và dấu hoá bất thường. Do đó sau khi đã ghi lại bản nhạc, bạn phải căn cứ xem dấu hoá nào thường xuyên, dấu hoá nào bất thường, nốt nào là kết thúc bản nhạc v.v.....thì mới xácđịnh được giọng của bài hát. Nói chung cái này phải có thày dạy mới được

Chia sẻ trang này