1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi ý nghĩa của một câu trong "Những lời răn của Khổng tử"

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi vianhyxem, 23/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kakalot_hau

    kakalot_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    2.723
    Đã được thích:
    1
    Từ lúc tớ có đọc các tài liệu về lịch sử cả TQ và Việt Nam, có đọc qua đoạn xuân thu chiến quốc nhắc đến khổng tử... thì mình thấy học được ở ông này rất nhiều thứ có giá trị trong cuộc sống ngày hàng như về tu tâm dưỡng trí, cách ứng xử với bạn bè đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới, khách hàng... và mình thấy mình cũng hoàn thiện lên rất nhiều để có được nhiều kỹ năng sống cần thiết hơn.... mình thấy những gì khổng tử dậy là vô giá dễ nhớ, ko cần giải thích dài dòng... và 1 câu nói của khổng tử có thể nói là cả kho từ điển sống về cách sống đấy bạn hiền ah... đối với bản thân tớ tớ nghĩ nó có giá trị với nhiều người... còn quan điểm của bạn thì tớ nghĩ bạn nên thay đổi lại....
    Có nhiều người so sánh văn minh châu á với văn minh châu âu... đúng là ở thời đại ngày nay thì nền văn mình phương tây có trình độ khoa học, kinh tế họ đi trước châu á thật... và mỗi châu đều có 1 nền văn minh riêng... Nhưng ai dám khẳng định rằng thời phong kiến châu âu phát triển hơn châu á, văn minh hơn châu á...., phát triển hơn ai cập, phát triển hơn may a, theo chu trình lịch sử ở mỗi 1 nơi đều có sự hưng thịnh lên xuống của 1 nền văn minh ở 1 thời điểm nào đó thôi... chứ đừng có vì thấy sự xa hoa của phương tây mà học đòi ngưỡng mộ quay lại chê bai văn minh của mình...
  2. minh386

    minh386 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Bài viết:
    2.171
    Đã được thích:
    5
    Úi, mới có 1 ngày ko vào mà topic trở nên hot ghê. Tất cả tội lỗi là do @vianhyxem nhá :D
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    "Dễ nỗi danh kỳ hiền" -> Dễ nỗi danh kỵ hiền

    ---------------------------------------
    Bài chống Khổng Tử không phải bây giờ mới có.
    Lịch sử ghi nhận việc bài bác ông có từ lâu, nhiều lần, ở ngay trong nước, những người xung quanh.

    Mỗi chủ thuyết đều có những ưu điểm và nhược điểm.
    Ai thấy bản tính của mình hợp với quan điểm của chủ thuyết nào thì thường yêu mến chủ thuyết ấy.

    Nghiên cứu văn hóa Phương Đông nói chung, Trung Hoa nói riêng mà chỉ đọc mỗi Khổng Tử là khiếm khuyết, thậm chí lệch lạc.
    Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Trung Dung... Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo...

    Những lời khuyên trên của Khổng Tử có thể tóm lại được trong hai từ: vừa phải.

    Hai từ này lại là tinh thần, tôn chỉ của đạo Trung Dung.
  4. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    những lời khuyên của Khổng Tử cực kỳ hữu ích cho những người làm nghề chăm sóc khách hàng, làm nghề dịch vụ và kinh doanh cũng như cách xử thế trong cuộc sống. Rất nhiều doanh nhân tìm thấy trong những lời răn của Khổng Tử kinh nghiệm và phương châm làm việc của mình cũng như mối quan hệ với đối tác làm ăn. Vì thế chỉ có kẻ ấu trỉ và thiển cận mới nói Khổng Tử đã lỗi thời và không học theo ông
  5. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    À.., thì ra không học theo Khổng Tử là ấu trĩ và thiển cận :))=))
  6. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    mỗi sự vật đều có nhiều mặt để nhìn, kẻ ấu trĩ và thiển cận là kẻ chỉ nhìn mỗi một mặt và vội đi đến kết luận.
    Về Không tử cũng thế. kể ấu trĩ và thiển cận là kẻ chỉ nhìn có mỗi một khía cạnh mà bảo rằng ông đã lỗi thời và đừng nên học theo ông
  7. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Đỏ: Rất đồng ý với bạn. Tuy nhiên theo mình HỢP LÝ là HỢP LÝ chứ chưa chắc ĐÚNG. Nó chỉ cần HỢP LÝ thôi.
  8. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    À.., thì ra không học theo Khổng Tử không những là ấu trĩ và thiển cận mà còn là chỉ biết nhìn theo 1 khía cạnh nữa :))=))
  9. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Nói theo cách của những người ủng hộ tư tưởng "biết suy xét" của Khổng giáo thì:

    Những ai chỉ nhìn thấy sự thiển cận, ấu trĩ của những kẻ/người phản đối Khổng giáo thì chính mình đang thiển cận và ấu trĩ, vì đáng ra thì còn phải nhìn thấy những mặt khác ở những cái kẻ/người đó nữa chứ!
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    "Hình hài của mẹ của cha
    Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
    Sang hèn trong kiếp nhân sinh
    Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
    Không hơn hãy cố gắng bằng người
    Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh



    Có trí thì ham học

    Bất trí thì ham chơi

    Trí khôn tạo nên người

    Đức nhân tìm ra bạn

    Thành đạt nhờ trí sáng

    Danh vọng nhờ đức đầy"


    Chưa đọc hết bài thơ Khổng tử chủ top post vì thấy không hấp dẫn lắm. Nhưng mới đọc một đoạn thì thấy mấy cái đỏ đỏ trên này không phải thứ mình lấy làm mục tiêu cuộc đời. Mà ông Khổng tử này đặt mấy cái đỏ đỏ này lên làm mục tiêu cuộc đời thì thấy trái với đạo Phật. Thôi, cắp đít đi học các loại tôn giáo khác, học ông Khổng tử này chán.

Chia sẻ trang này