1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội Yêu Chó (Phần 4-Nhà mới khang trang)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ckone85, 09/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện ly kỳ của người nuôi chó số 1 Sài Gòn
    23:45:01, 23/08/2004
    Con người này đã đạt đến "cảnh giới thượng thừa" ít nhất trên 3 lĩnh vực: số 1 về chó, số 1 về cá cảnh và số 1, nói chính xác hơn, là ***** của... ngành chế biến hạt điều. Hai cái số 1 sau suy cho cùng cũng từ số 1 về chó mà ra cả. Tên ông là Nguyễn Văn Lãng.
    Trong thiên ký sự về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, tôi có viết một chương Triết lý về con chó. Rất tiếc lúc đó tôi chưa biết ông. Đó là một khiếm khuyết lớn. Mãi sau này tôi mới gặp ông, và khi nghe ông nói ông đã từng giao du với ông Ẩn và biết rất rõ những con chó của ông Ẩn, tôi lập tức bị ông cuốn hút. Xin thú thật, khi "sưu tập" được ông già này, mục đích ban đầu của tôi là khai thác những chuyện liên quan đến những con chó của Phạm Xuân Ẩn thôi, nhưng càng tiếp xúc với ông tôi càng bị những niềm say mê và sự ngông cuồng của ông chinh phục, đến mức không thể không viết một thiên ký sự riêng về ông.
    Lần đầu tiên gặp ông, ông "khoe" với tôi là ông quen với ông Ẩn từ đầu những năm 60. "Sự quen biết bắt đầu từ một con chó ?", tôi hỏi và đoán chắc là như vậy. Ông kể, người lái máy bay cho ông Ngô Đình Diệm, tên là Phillip, có mang về Sài Gòn 4 con chó - 2 con vện, 2 con vàng. Đó là những con chó boxer đầu tiên ở Việt Nam. Trong 4 con chó đó, có một con chó đực rằn ri là đặc sắc nhất, Phillip bán cho ông Chín "họa đồ" ở tòa đô chính. Còn 3 con - 1 đực, 2 cái - bán cho ông chủ lò bánh mì Văn Lang. Khi chó của ông Văn Lang đẻ ra lứa đầu tiên, Phạm Xuân Ẩn mua 1 con, giá 10 ngàn đồng (tiền Sài Gòn lúc đó, tương đương với khoảng 5 lượng vàng). Ông Ẩn đặt tên cho con chó là CỌP. "Khi con CỌP được 10 tháng tuổi, ông Ẩn bán lại cho tôi, đúng giá gốc 10 ngàn", ông kể tiếp. "Vì sao ông Ẩn bán con chó đó cho ông, lại bán với giá gốc ?". "Sau này tôi mới biết, ông Ẩn chê con chó bị default, răng nó bị hô. Cái ông Ẩn đó sành chó lắm. Biết được việc đó, tôi ức lắm. Tôi mà chơi thứ default đó sao được ! Tôi mang con CỌP cho không thiếu tá Hòa (Hòa chột) ở tiểu khu Gia Định, anh ta cũng là người mê chó. Hồi đó mà biếu một con chó quý là quan trọng lắm, anh cho người ta một con chó là anh muốn gì cũng được".
    Tức vì mua con chó bị default của Phạm Xuân Ẩn, ông Lãng quyết mua cho bằng được con chó đực đặc sắc mà Phillip đã bán cho ông Chín "họa đồ". Ông đến gặp ông Chín, lúc đó ở 84 Bà Huyện Thanh Quan, cư xá Tây. Ông Chín nhìn ông bằng nửa con mắt: "Cậu muốn lấy con chó đó à? Nếu muốn thì đổi cho tôi một chiếc dauphine đi". Ông lạnh người, dauphine, chính là xe hơi Renault 4 CV đời mới nhất, giá 360 ngàn đồng, là cả một gia tài lúc đó. Nhưng ông không ngần ngại, chung luôn 360 ngàn để sở hữu con boxer danh tiếng nhất. Tôi thắc mắc: "Giá gốc con chó đó ông Phillip bán cho ông Chín "họa đồ" là bao nhiêu ông biết không ?". Ông cười: "Không biết được, ông ta hô một chiếc dauphine thì nó là một chiếc dauphine, những chuyện khác miễn hỏi".
    Con boxer của ông lừng lẫy đến mức những con chó cái của các "đại gia" ở Sài Gòn phải đến nhà ông "xếp hàng" để lấy giống. Nó "nhảy" một lần, ông lấy 7 lượng vàng, sau này "đông khách" quá, ông giảm xuống còn 5 lượng. Con boxer lừng lẫy chưa hẳn vì giá trị thật của nó, nó lừng lẫy là do sự ngông cuồng của người chơi. Ông bảo: "Hồi ấy chơi là như vậy đó. Chỉ cần lấy được cái tiếng. Có tiếng là có tất cả".
    Sài Gòn hồi đó hễ có nhà lầu, có xe hơi thì nhất thiết phải có berger. Berger không phải để giữ nhà mà chủ yếu là để... khoe sang. Cho nên chó càng đắt tiền, càng thời thượng. Ông không kinh doanh chó, nhưng phần nhiều những người muốn có chó sang phải đến gặp ông, ông "hô" bao nhiêu nghĩa là giá của nó bấy nhiêu.
    Một lần, viên Chánh sở Kiểm nã quan thuế toàn quốc (của chính quyền Sài Gòn cũ) thích chơi chó lạ từ bên Tây, ông ta đến gặp ông để nhờ mua một con. Ông Lãng mở tạp chí Dog World (là tạp chí chuyên về chó mà ông đặt mua thường xuyên) chỉ cho ông ta con Miracle, trong tạp chí ghi giá 2.000 USD. Ông ta đồng ý mua với giá 4.000 USD và móc tiền đưa ngay cho ông Lãng. Ông Lãng gọi điện cho người anh ruột ở Mỹ đặt mua con chó đó, hơn 1 ngày sau con chó được đưa về Sài Gòn với chi phí vận chuyển khoảng 300 USD. Viên chánh sở biết rõ giá cả nhưng không hề tiếc tiền.
    Khi Sài Gòn chiếu phim Khuyển tặc của Hồng Kông, một viên đại tá đến gặp ông, nói: "Tau muốn có một con chó trong Khuyển tặc". Chó trong phim là giống Doberman, ở Việt Nam rất hiếm, cả Sài Gòn chỉ có vài con. Ông Lãng có một con, con đó từ quân đội Mỹ thải ra ông mua được. "Lâu lâu họ lại đem bán đấu giá một, hai con, giá rất rẻ, chừng 50 -70 USD thôi. Tuy bị quân đội thải, nhưng những con chó đó vẫn rất tốt. Một con chó sợ tiếng súng hoặc chấp hành không nghiêm mệnh lệnh là đã bị thải khỏi đội quân khuyển rồi, những khiếm khuyết đó hoàn toàn không làm cho con chó bị mất giá trị trong mục đích dân sự". Ông nói với viên đại tá: "Con này rất hiếm, độc nhất vô nhị ở Sài Gòn. Tôi lấy ông 5 ngàn USD". Viên đại tá: "5 ngàn mắc quá, tôi nghe con đó giá cùng lắm là 2 hoặc 3 ngàn". Ông Lãng: "Nếu vậy đại tá đi mua chỗ khác". Hôm sau, viên đại tá mang đến đủ 5 ngàn USD để lấy con chó.
    Ông bảo do ông mua mấy con chó đắt giá nổi tiếng, nên ông đã bán được mấy trăm con cũng đắt giá nổi tiếng. "Giá trị của con chó nằm trong giá tiền của nó. Cũng con chó đó, nếu anh bán 10 lượng vàng thì nó là con chó thường, nhưng nếu anh bán 100 lượng thì nó là con chó danh tiếng. Nhưng mình phải là ai thì mới nói được 100 lượng chứ...", ông đúc kết, dường như đó là một phương châm, nghe rất đúng, rất hấp dẫn, nhưng chắc chắn là không dễ đem ra áp dụng.
    Người ta có thể chửi "Đồ chó mất dạy", nhưng nếu chửi "Đồ chó phản bội" thì thật là oan cho con chó. Bởi con chó không bao giờ phản bội. Trung thành là một phẩm chất vĩ đại của con người, là đức tính không thể thiếu của những người có nhân cách lớn, của các bậc quân tử. Kẻ tiểu nhân không có đức tính đó. Nhưng trung thành là một đức tính cố hữu, bất di bất dịch, là bản tính của con chó, không có ngoại lệ.
    Con chó không bao giờ bỏ chủ. Nếu chủ gặp gian nguy, con chó bao giờ cũng liều mình cứu chủ. Vì chủ, nhiều con chó đã xả thân. Khi chủ chết, nhiều con chó ra mộ nhịn ăn chết theo chủ, đó là chuyện thường xảy ra. Cổ kim đông tây đều có những con chó như vậy. Đó là những tấm gương tiết liệt lay động lòng người. Theo ông Lãng, nếu nuôi "đúng cách", thì con chó nào cũng có thể là một tấm gương tiết liệt. Không cứ gì berger, boxer hay bulldog, một con chó Nhật nuôi làm cảnh cũng sẵn sàng xả thân cứu chủ. Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em bao giờ cũng thân thiện, gần gũi với những con chó. Là bởi tâm hồn các em trong trẻo, "tính bản thiện", có lẽ là như vậy.

  2. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    ?oCon có thể chê cha mẹ khó chứ chó thì không bao giờ chê chủ nghèo"
    Phạm Xuân Ẩn

    Ông Lãng kể, vào đúng ngày Sài Gòn giải phóng (30/4/1975), lúc đó nhà ông ở 89 Nguyễn Đình Chiểu. Ông ngồi trong nhà nhìn ra đường, đang trong cảnh hỗn loạn, ông thấy một "thằng nhỏ" ôm một con chó. Đó là con Boston, mình nhỏ, đầu tròn quay, mặt xệ, rất đẹp. Ngoài đường đang bị kẹt xe, ông chạy xuống gặp cậu bé, trầm trồ: "Em có con chó đẹp quá". Câu bé nhìn ông: "Anh có mua không ?". Ông đã mua con chó đó. Ông bảo nó là một con chó rất đặc biệt. Đứa con trai thứ 2 của ông đã nuôi nó suốt 10 năm, đến năm 1984, con trai ông đi nước ngoài. Trước khi đi, con trai ông đã đem con chó sang bên Tân Thuận cho bạn của mình. Từ nhà ông sang Tân Thuận khoảng 6-7 km, qua 3-4 cây cầu. Con chó được bỏ vào một cái giỏ đệm bịt kín mang sang bên đó. Điều lạ lùng là ngay sáng hôm sau, cả nhà ông vừa thức dậy đã nghe tiếng con chó "ẳng ẳng" trước cửa. Nó đã về, không biết bằng cách nào. Đó là một sự bí ẩn. Và ông đã tiếp tục nuôi nó cho đến năm 1986, khi nó 15-16 tuổi. Một con chó mà 15-16 tuổi thì già bằng con người ở tuổi 80. Con chó chưa chết, nhưng đã bị mù, sống rất khổ sở. Ông Lãng đã đưa nó đến bác sĩ thú y tiêm cho nó một mũi thuốc ngủ cho nó được yên giấc vĩnh viễn. Bây giờ kể về con chó đó, đôi mắt ông Lãng rơm rớm nước.
    Trở lại chuyện nuôi chó "đúng cách". "Như thế nào là đúng cách ?", tôi hỏi ông. Ông hỏi lại: "Một con berger hoặc một con boxer có khi thấy chủ chết mà không cứu, nhưng một con chó cảnh lại có thể xả thân cứu chủ. Anh có biết vì sao không ?". Tôi nói tôi không biết. Ông Lãng nói tiếp: "Là vì người được gọi là chủ đó thực ra không phải là chủ nó. Anh ta là chủ nhưng anh ta không chăm sóc nó mà giao cho người làm, giao cho "đứa ở" chăm sóc nó. Chó nên đối với con chó, cái anh người làm kia mới là chủ của nó. Nuôi kiểu đó là nuôi không đúng cách. Nuôi như vậy khiến cho con chó bị nhầm chủ. Nuôi đúng cách là người chủ phải trực tiếp chăm sóc nó, trực tiếp cho nó ăn, trực tiếp tắm cho nó, vuốt ve nó, nói chuyện với nó, trực tiếp huấn luyện nó làm chuyện này chuyện kia...". Ông bảo, những người sang trọng "nhà lầu xe hơi" ở Sài Gòn hồi đó phần lớn chỉ muốn sở hữu một con chó "dòng dõi" để làm cảnh cho sang, chứ rất ít người biết cách làm người chủ thực sự của con chó. Làm người chủ thực sự của con chó là phải làm chính cái việc của người làm, của "đứa ở", mà việc đó những kẻ "trưởng giả học làm sang" không có khả năng làm được. Bởi vậy những con chó sang trọng mà họ nuôi thực ra chỉ là những con chó kiểng. Chính vì vậy mới có một thực tế "nuôi chó giữ nhà để làm kiểng, nuôi chó kiểng để giữ nhà".
    "Những con chó của ông được huấn luyện như thế nào ?", tôi thắc mắc. Ông Lãng nói: "Hồi chế độ Sài Gòn cũ chỉ có Trung tâm huấn luyện quân khuyển là huấn luyện chó. Nhưng chó nuôi không ai huấn luyện kiểu quân sự. Mãi đến năm 1972, lần đầu tiên có một trại huấn luyện chó. Trại đó do ông Trương Văn Bê mở. Ông Bê là chuẩn úy, trước đây huấn luyện thú cho Ngô Đình Diệm, chuyên săn sóc thú trong dinh Độc Lập. Khi sắp giải ngũ, tôi cho ông ta mượn mấy bộ đồ để huấn luyện chó, đồ đó gọi là "đồ chó cắn". Ông ta mượn một chỗ để mở trại. Nhiều người đã mang chó đến cho ông ta dạy". "Còn những con chó của ông, ai dạy chúng ?". "Chó của tôi do tôi tự dạy. Từ chuyện nằm, ngồi, đi, đứng, cắn... trở đi đều do tôi dạy. Tùy theo loại chó mà dạy bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp. Có lần tôi mua được con Sun, là con chó Đức. Nó chỉ hiểu được tiếng Đức thôi, nên phải học tiếng Đức để dạy nó, tất nhiên học tiếng Đức đủ để dạy chó thôi. Dù dạy chó theo kiểu gì cũng phải để cho con chó phát triển bản tính tự nhiên của nó. Điều quan trọng là không cho chó của mình làm quen với người lạ. Chó thì chỉ có một chủ thôi". "Thế những con chó được bán đi, làm sao nó nhận được chủ mới ?". "Người chủ mới phải làm lại từ đầu, phải trực tiếp chăm sóc cho đến khi tự nó thừa nhận anh là chủ nó...".
    Ông Lãng là một người yêu mến chó vô bờ bến. Chính vì niềm say mê đó mà ông đã làm quen một nhân vật quan trọng. Đó là luật sư Trịnh Đình Thảo, một đại trí thức danh tiếng, người sau này là Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sự quen biết đó đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời ông...
    ....................
    Trước khi theo dõi tiếp câu chuyện về cá, bạn đọc cần biết qua biệt tài kinh doanh của ông Lãng. Đó là câu chuyện dài sau này, bởi sau giải phóng, ông đã làm rất nhiều việc "đầu tiên": không những là người khai sinh ra ngành chế biến và xuất khẩu hạt điều mà còn là người đầu tiên xuất khẩu phong lan, là người đầu tiên xuất khẩu cá cảnh, là người đầu tiên xuất khẩu thực phẩm đông lạnh của TP Hồ Chí Minh... Và biệt tài kinh doanh đó đã thể hiện từ khi ông làm "nghề" chó.
    Hồi đó chỉ có quân đội Mỹ mới có thức ăn cho chó, quan trọng nhất là thịt ngựa hấp chín đóng hộp. Đó là thức ăn cho chó tốt nhất, dành riêng cho các đội quân khuyển. Ông kể: "Biết mình nuôi chó nên lính Mỹ lấy trong kho ra gạ bán. Tôi mua, nhân đó thầu luôn loại thức ăn này, vì giá rất rẻ, nó lấy cắp trong kho đem ra bán thì phải rẻ chứ, rẻ hơn rất nhiều so với thịt bò mua ngoài chợ. Mỗi hộp thịt ngựa là 1 pound, gần nửa ký, được đóng thùng, mỗi thùng 48 hộp. Những con chó của tôi mỗi ngày ăn hết 25 hộp thôi, nhưng mỗi tuần chúng nó chở giao cho tôi một xe dodge 200 thùng, gần 10.000 hộp. Tôi cung cấp lại cho những người nuôi chó trong thành phố, bán gấp đôi giá mua. Ông Phạm Xuân Ẩn cũng thường xuyên lấy thịt ngựa của tôi đó...". Biết ông tiêu thụ thịt ngựa dành cho chó, quân khuyển Việt Nam (quân đội Sài Gòn) cũng lấy hàng ra bán cho ông. Ông Lãng bảo cái thứ thịt ngựa cho chó ăn đó "thơm ngon hơn thịt bò", bởi vậy mà có hai vợ chồng người nọ hay đến mua chỗ ông, phát hiện vợ chồng người này không nuôi chó, một bữa ông đi theo họ về tận nhà, mới biết đó là một tiệm bánh cuốn, người ta đã mua thịt ngựa đó về làm nhân bánh, khách ăn thấy rất ngon, nhưng không ai biết đó là thịt ngựa. Và không chỉ có thức ăn, bọn quân khuyển Mỹ-Việt còn cung cấp cho ông thuốc tắm chó, thuốc xổ lãi..., cho nên ông gần như "độc quyền" về thức ăn và thuốc men cho chó. Tiền lời kiếm được từ "dịch vụ" này là rất lớn. Chưa hết, do thỉnh thoảng vào trại quân khuyển, ông Lãng đã "vô một mánh không tưởng tượng nổi", đó là khi ông phát hiện được một... bãi đốt phim. Ông biết trong phim có tráng bạc, nên ông mua hết tro than của cái bãi đó để lọc ra lấy bạc. "Tôi bảo họ xúc hết chở đến cho tôi, mỗi xe tôi cho họ một ít tiền. Riêng vụ đó tôi kiếm được mấy triệu, mà 1 triệu hồi đó là cả một gia tài...".
    Trở lại câu chuyện về cá. Sau khi "ôm" 6 con dách chưởng hồng, ông tưởng sẽ "hốt bạc". Nhưng không ngờ đem về nuôi được 2 tuần, màu đỏ của con cá mất dần, cuối cùng chúng chỉ là những con cá thường thôi. Cho cá ăn hormon để nó "lên màu" bây giờ chỉ là chuyện tầm thường, nhưng hồi đó lạ lắm. Vụ đó coi như bị thua. Nhưng đó là một cái thua rất nhỏ. Ông vẫn tiếp tục chơi cá, quyết liệt hơn, bài bản hơn, đồng thời với việc trở lại "nghề" chó. Vì sau khi nghe ngóng chuyện liên quan đến luật sư Trịnh Đình Thảo, thấy không có gì nguy hiểm, ông trở lại xa lộ tiếp tục nuôi chó. Mãi đến năm 1973, khi Mỹ bắt đầu rút quân, giới thượng lưu ở Sài Gòn không còn "máu" nuôi chó nữa, vả lại nguồn cung cấp thịt ngựa cũng không còn, ông mới tập trung hết niềm say mê cho cá.
    Thời đó ông Ba Hóa ở quận 8, người "một chữ bẻ đôi cũng không biết", là đại gia số 1 về cá của Sài Gòn. Ông bảo, thị trường Sài Gòn và các tỉnh lân cận 60% là cá của ông Ba Hóa cung cấp, 20% thuộc ba anh em ông Hai Nhân, Ba Đức và Tư Hạnh, số còn lại là những người khác. Hồi đó nuôi cá đẻ rất gian truân, phần lớn là không đẻ được, người nuôi đẻ được cũng trầy trật không ra gì, cả Sài Gòn chỉ có vài nơi nuôi cá đẻ được thôi. Cá càng quý càng không đẻ được. Bởi vì người ta cho thuốc vào thức ăn để nó không đẻ, bởi vì nếu nó dễ đẻ thì nó không còn là cá quý nữa.
    Ông Lãng ráo riết tìm tòi trong sách báo và học kinh nghiệm, vừa nuôi cá thường, vừa tìm mua cá quý. Ông mua cá tận bên Thái Lan, Hồng Kông, Singapore; cá bảy màu, cá ông tiên, cá tai tượng Phi châu... ông đều nuôi. Nhiều loại cá ông nuôi đẻ được, đặc biệt là cá tai tượng Phi châu lần đầu tiên ông cho đẻ nhân tạo bằng "kỹ thuật" ấp trứng. Cá con ông cung cấp cho trại cá của ông Ba Hóa, ngày một ào ạt, chở bằng taxi, mỗi bịch cả chục ngàn con. Nhưng ông vẫn bức xúc, vì cá của Thái, Hồng Kông, Singapore nhập sang Việt Nam đều không đẻ.
    Ông Lãng quyết không chịu thua. Đọc trên tạp chí chuyên về cá cảnh của Mỹ, tạp chí Tropical fish hobbyist, phát hiện một loại cá quý mà ông rất mê, đó là cá dĩa Cobalt Blue. Ông gọi điện thoại cho chủ cá là ông Bing H.Seto, ở California, hỏi cá đó có đẻ được không, người đó bảo đảm là đẻ được, nếu không đẻ sẽ hoàn lại tiền. Giá của con cá đó rất đắt, 1 con bằng 10 cây vàng... Ông dồn tất cả tiền bạc đặt mua 40 con, mất 480 cây vàng, kể cả tiền vận chuyển. Một thời gian ngắn, người ta đưa cá về cho ông. Đó là ngày 10/4/1974. Ông Đặng Văn Bé, chủ báo Thách Đố, cũng là một người "ghiền" cá. Ông Bé chơi thân với ông Lãng. Thấy ông Lãng có một đàn cá quý, ông Bé mê quá, tuyên bố: "Cá này mày không được bán cho ai, nếu bán một con thôi thì tau nghỉ chơi luôn với mày". Ông Lãng nói ông cũng không muốn bán, nhưng vì bao nhiêu tiền đã dồn hết cho đàn cá, nếu không bán thì rất khó khăn. Ông Bé không cần suy nghĩ, bảo ông Lãng chia đôi đàn cá, ông ta lấy 20 con, trả luôn cho ông Lãng 500 cây vàng.

  3. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Hôm sau, có lẽ ngắm đàn cá của mình... chưa đã, ông Bé đến ngắm tiếp đàn cá của ông Lãng. Ông Bé bỗng tái mặt, ông ta lại sát bể và đếm cá. Thì ra đàn cá của ông Lãng không phải 20 con mà có tới... 23 con. Ông Bé nổi khùng lên: "Không được. Cá của mày phải bằng cá của tau, mày không thể nhiều hơn tau được"...
    ...............................
    Ông Mười Phi sang Ấn Độ, ông Lãng nhờ chụp mấy tấm ảnh về chế biến hạt điều. Nhưng sang đó người ta không cho chụp ảnh, ông Mười Phi về chỉ kể lại: "Đầu tiên tau nhìn thấy người ta quay cho văng hột ra, rồi đốt lửa, rồi đập, thấy một đứa đứng một đứa ngồi?". Tất cả những gì mà ông Lãng biết về công nghệ chế biến hạt điều của Ấn Độ chỉ có bấy nhiêu thôi?
    Theo Tổng cục Thống kê, sau khi xuất khẩu được 83 ngàn tấn với kim ngạch 280 triệu USD năm 2003, 8 tháng đầu năm 2004 cả nước đã xuất được 63 ngàn tấn hạt điều nhân, đạt kim ngạch 239 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều đứng thứ 11 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đứng trên cả kim ngạch xuất khẩu than, cao su, hạt tiêu, rau quả. Hạt điều của Việt Nam đã được bán sang 35 nước và vùng lãnh thổ, những nước tiêu thụ lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc, Úc, Hà Lan, Hồng Kông, Anh, Nhật, Canada, vùng lãnh thổ Đài Loan...
    Cần biết, từ năm 1984 trở về trước Việt Nam chưa chế biến được hạt điều, hạt điều của nông dân làm ra được xuất khẩu thô sang Ấn Độ với số lượng rất ít ỏi. Vậy ai đã khởi xướng việc chế biến hạt điều ?
    Báo cáo của Hiệp hội Cây điều Việt Nam năm 1996 nêu rõ: "Lịch sử phát triển công nghiệp chế biến điều Việt Nam do nhóm kỹ sư thuộc Công ty Nông sản xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng vào năm 1984. Ý tưởng chế biến hạt điều xuất khẩu bắt nguồn từ sự chỉ đạo của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và một số nhà lãnh đạo của thành phố trước đó 1, 2 năm, sau đó năm 1984 nhóm kỹ sư trên gồm 1. ông Nguyễn Văn Lãng, 2. ông Lê Ngọc Mến, 3. ông Lê Công Thành, 4. ông Nguyễn Minh Sơn, đã bắt tay vào công việc sưu tập tài liệu, nghiên cứu thị trường, lên quy trình sản xuất và đã tiến hành sản xuất thử thành công...".
    Báo Nhân Dân số ra ngày 23/4/1988 đưa tin: "Trạm chế biến sản xuất thử thuộc Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu ba nhóm mặt hàng chính: sản phẩm đông lạnh bao gồm hải sản và thực phẩm chế biến được cấp đông bằng ni-tơ lỏng; sản phẩm chế biến từ hạt điều; sản phẩm khô. Tất cả đều được đóng gói bằng bao bì hấp dẫn... Quy trình sản xuất nhân hạt điều xuất khẩu của trạm là quy trình công nghiệp duy nhất của thành phố và cả nước...". Cái trạm đó là cái trạm kỳ lạ do ông Lãng làm trạm trưởng.
    Ông Phạm Hùng là người rất quan tâm đến cây điều, vì trong kháng chiến ông đã lăn lộn khắp các vùng nông thôn, miền núi, ông biết rõ cây điều rất dễ trồng và hạt của nó thì ăn rất ngon. Tại hội nghị đầu tiên về cây điều do Bộ Ngoại thương tổ chức tại Sông Bé vào năm 1982, ông Phạm Hùng, lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đến dự. Ông Mười Phi đã kêu ông Lãng cùng đi với ông đến dự hội nghị này. Và ý tưởng chế biến hạt điều bắt nguồn từ sự chỉ đạo của ông Phạm Hùng trong hội nghị đó. Lúc này ở Việt Nam hoàn toàn không có tài liệu gì liên quan đến việc chế biến hạt điều.
    Ông Lãng lại bước vào một niềm say mê mới. Trước tiên ông tập hợp một số kỹ sư, đó là 3 người có tên nêu trên. Ông Lãng kể, ông Mến vừa là kỹ sư điện vừa là tiến sĩ kinh tế tốt nghiệp ở Mỹ, trước giải phóng là Chánh văn phòng Bộ trưởng Kinh tế chính quyền Sài Gòn cũ. Sau giải phóng ông đi học tập cải tạo. Mấy năm sau giải phóng, ông Mười Phi chủ trương tìm người tài, nên cử cán bộ vào trại cải tạo tìm người giỏi rồi bảo lãnh về làm việc. Ông Mến là một trong những người được bảo lãnh, nhưng khi vào trại nhận người thì ở đó người ta phát hiện ông Mến "man khai lý lịch", vì ông là tiến sĩ nhưng khi đi cải tạo ông không khai. Do cái tội "man khai" đó mà ông Mến phải học tập thêm 6 tháng nữa. Khi về Sở Ngoại thương, ban đầu ông Mến được phân công vào làm việc ở tổ điện của cơ quan. Ông Lãng bảo ông "hớt tay trên" ông Mười Phi, rủ ông Mến về trạm. "Lúc đó khó khăn lắm, anh Mến đi làm bằng chiếc xe đạp cọc cạch, tôi phải giúp tiền cho anh ấy mua một chiếc Suzuki", ông Lãng nhớ lại. "Sau hội nghị Điều, tôi kêu anh Mến: Mến ơi, mình kiếm thêm mấy người nữa để làm cái này. Rồi mời Nguyễn Minh Sơn, kỹ sư chế tạo máy tốt nghiệp ở Mỹ. Anh Sơn rủ thêm anh rể mình là anh Lê Công Thành, kỹ sư hóa". Ông Lãng bắt đầu chỉ huy nhóm kỹ sư vừa trực tiếp thực hiện những ý tưởng của ông. Đầu tiên là phân công những người này vào thư viện tìm tất cả những tài liệu về cây điều, nhưng tài liệu về chế biến thì hầu như không có. Ông Lãng nhờ anh của mình bên Pháp tìm giúp tài liệu, như công nghệ Sturtevant của Anh, Casuca của Nhật, Oltremare của Ý... nhưng những tài liệu đó cũng rất sơ sài, vả lại các công nghệ này khi viện trợ cho châu Phi chế biến hạt điều cũng đã thất bại. "Lúc đó anh trai tôi đề nghị mua cái máy cắt hạt điều của Ý, tôi biết không chắc là có hiệu quả, nhưng cũng đành chấp nhận. Anh tôi mua giúp 2 cái, mỗi cái giá 25 ngàn USD. Mang máy về đúng là không xài được, bởi vì hạt điều thì kích thước to nhỏ rất khác nhau, còn cái máy thì chỉ cắt được một cỡ, đó là chưa kể cắt hạt điều chỉ là 1 trong 13 công đoạn chế biến".
    Ông Lãng kể tiếp: "Nhân ông Năm Xuân (đại tướng Mai Chí Thọ, lúc đó là Chủ tịch UBND TP.HCM) và ông Mười Phi đi Ấn Độ, tôi nhờ ông Mười Phi tìm cách chụp cho tôi mấy tấm hình để coi công nghệ của người ta như thế nào, nhưng ông Mười Phi về bảo rằng người ta không cho chụp. Ông chỉ kể lại như thế này: Đầu tiên tau nhìn thấy người ta quay cho văng hột ra, rồi đốt lửa, rồi đập, thấy một đứa ngồi một đứa đứng... Cần biết Ấn Độ là nước xuất khẩu hạt điều số 1 thế giới, nhưng tôi biết công nghệ của Ấn Độ chỉ có bấy nhiêu qua lời kể của ông Mười Phi thôi".
    "Nhớ lại người dân mình ăn hạt điều cũng phải đập nó ra mà lấy nhân, tôi bảo với anh em là mình phải bắt đầu bằng cái đơn giản nhất là: đập. Mấy ông kỹ sư đó nói: Làm như vậy không được. Tôi bảo cứ đập, rồi giao cho 10 công nhân đập liên tục trong 1 tháng, hằng ngày tôi bắt mấy ông kỹ sư ngồi coi. Đập suốt 1 tháng mới phát hiện ra hai chuyện quan trọng. Thứ nhất là muốn đập cho dễ thì phải nướng hoặc rang lên. Ngày nay chúng ta gọi việc ấy là chao dầu. Thứ hai, khi đập, vỏ hạt điều văng dầu ra, trong đó có chứa acid anacardic, mạnh tương đương với acid sulfuric, có thể làm cháy tay hoặc đui mắt, bởi vậy nhất thiết phải có dụng cụ bảo hộ lao động. Lúc này mấy ông đó phải chịu phương pháp của tôi".
    Nhưng ngay trong việc thí nghiệm bước đầu đó cũng đã gặp trở ngại về... cơ chế. Ông Lãng kể: "Tôi làm tờ trình xin cấp 200 kg hạt điều thô, công ty phê đồng ý cấp nhưng kèm một câu: Phòng Kế hoạch xem xét thu hồi. Thí nghiệm thì làm sao thu hồi được. Bởi vậy coi như là không cấp. Tôi lại phải xoay xở. Ban đầu thì bỏ tiền túi ra mua hạt điều, nhưng tiền túi thì cũng có giới hạn. Tôi lại phải lách. Hồi đó trạm tôi xuất khẩu cua lãi lớn lắm, hằng ngày mua cua rất nhiều, tôi mua hạt điều kèm với cua. Cứ 5 tấn cua tôi mua kèm theo 1 tấn hạt điều, khi làm hóa đơn thanh toán thì thanh toán 6 tấn cua".
    Việc thai nghén một ngành công nghiệp được bắt đầu bằng những việc kỳ dị như vậy đó. Ông Lãng bảo lúc đó ông "ăn cũng thấy hạt điều, nằm mơ cũng thấy hạt điều"...

  4. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Khi Hiệp hội Cây điều Việt Nam được thành lập, ông Lãng giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội, cho đến năm 1997, người "khai sinh ngành công nghiệp chế biến hạt điều" này nghỉ làm ở Công ty Lương thực và xin "về một cục", nhận một khoản trợ cấp khoảng 5 triệu đồng (nghỉ trước tuổi hưu, được trợ cấp một lần), nhưng vì còn nặng nợ với hạt điều nên ông vẫn còn giữ chức Chánh văn phòng Hiệp hội Cây điều.
    Lúc này, ngành điều Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng, một năm các nhà máy chỉ đủ nguyên liệu chế biến trong 8 tháng. Được các doanh nghiệp ủy thác, ông Lãng một mình sang châu Phi tìm mua hạt điều thô. Trước khi đi châu Phi, ông sang Pháp để nghiên cứu sơ bộ thị trường của lục địa này. Tại đây, anh em và bạn bè đề nghị ông không nên bỏ việc kinh doanh những mặt hàng mà ông từng xuất sang Pháp và các nước. Bởi vậy, ra khỏi quốc doanh, ông lập một công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là Công ty Dịch vụ -Thương mại LST. Ông đã 17 lần sang châu Phi, Đông Phi, ông đã đặt chân đến các nước Mozambique, Tanzania, Kenya và đảo Madagascar; Tây Phi, ông đã đến Senegal, Mali, Bờ Biển Ngà, Ghana, Togo, Bénia, Niger, Burkina Fasso và Nigeria, vừa để mua hạt điều cho các doanh nghiệp, vừa để bán hàng. Lăn lộn mãi ở châu Phi, ông đã bị bệnh tiểu ra máu, đó là do ông bị lây nhiễm căn bệnh lao thận qua một mũi kim tiêm trong một lần chích ngừa bệnh tả và sốt vàng da ở Benin. Cũng may là bệnh đó đã được chữa khỏi. Từ năm 2000 ông không sang châu Phi nữa.
    Báo Lao Động số ra ngày 7/1/2001 gọi ông là "Người bán chạp phô ra thế giới". Tác giả bài báo viết: "Không ít lần đến nhà anh, tôi bắt gặp trên bàn làm việc của anh nhiều đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng bên Pháp, Mỹ... Những đơn hàng, theo tôi, với các doanh nghiệp lớn, chẳng ai để ý làm gì. Thí dụ: 500 bánh tráng, 10 thùng nui ống, 20 kg bánh phồng tôm, 50 kg gạo Chợ Đào, 10 kg dưa chua, 100 hũ cà pháo... Có bận, tôi còn thấy anh xuất khẩu cả... sách. Vâng, sách in tại VN đàng hoàng. Từ sách khoa học, cho đến sách học làm người, rồi tiểu thuyết, thơ, ký...".
    Khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, ông lại nhắm vào thị trường Mỹ. Sau vài lần sang Mỹ, ông thấy việc đi lại làm việc khá vất vả, mỗi ngày phải tốn ít nhất là 100-150 USD tiền taxi, nếu không tự lái xe thì không thể chịu nổi, nhưng lái xe ở Mỹ thì phải có bằng do Mỹ cấp. Lúc đến Texas, ông hỏi người thân ông có thể thi lấy bằng lái xe ở đây được không, ai cũng trố mắt bảo rằng không thể được, bởi chỉ riêng ông không có số an sinh xã hội (Social Number) mà người nào ở Mỹ cũng phải có đã là lý do không thi được bằng lái xe. Không tin là không được, ông đến thẳng Texas Department of Puplic Safery, là nơi cấp biểu mẫu để đăng ký thi bằng lái xe để hỏi. Sau khi trình bày lý do, họ đã đánh tên, tuổi của ông lên máy tính để xem "lý lịch" (quan trọng nhất là địa chỉ mà ông đến ở tại Mỹ) và thật bất ngờ, họ đã cấp ngay cho ông số an sinh xã hội, lúc này ông mới phát hiện ra rằng số an sinh xã hội dùng để cấp bằng lái xe chẳng qua là để biết nơi liên lạc với người xin cấp, còn đối với người Mỹ thì số an sinh xã hội lại liên quan đến rất nhiều việc khác. Kết quả là ông đã thi lấy được bằng lái xe ở Mỹ sau khi đọc kỹ cuốn sổ tay về luật lệ giao thông ở Texas. Ông kể chuyện này và rút ví đưa tôi xem cái bằng lái xe, đúng là bằng của Mỹ. Ông đã làm được cái việc mà ngay ở Mỹ người ta cũng không tin nổi.
    Báo Thế giới số ra ngày 14/1/2002 đưa tin Tiệm Việt đầu tiên ở Mỹ. Bài báo viết: "Tháng 3/2002, một cửa hàng trưng bày sản phẩm Việt Nam được khai trương tại thành phố Houston - Mỹ. Đây là cửa hàng đầu tiên do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM hợp tác với Công ty LST, một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã từng xuất khẩu hàng qua Mỹ và Công ty John Corporation của một gia đình Việt kiều tại Mỹ... Bước đầu sẽ có 5 nhóm ngành được đưa sang giới thiệu, bao gồm: các loại nông sản, thực phẩm chế biến dạng khô, đông lạnh được đóng bao bì đạt tiêu chuẩn quốc tế; hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre lá, tranh thêu, sơn mài; vật dụng gia đình bằng nhựa, thủy tinh, sứ cao cấp; hàng dệt may, giày dép thời trang...". Tin này cũng được đưa trên nhiều tờ báo khác. Khởi xướng việc này cũng chính là ông Lãng.
    Tôi hỏi ông cái cửa hàng đó bây giờ ra sao rồi, ông bảo nó đã không khai trương được. Vì khi mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đó thì nó đã bị một số người Việt quá khích ở Texas đến ném đá, gây rối. Hai bên thống nhất hoãn thời gian khai trương lại, mãi cho đến bây giờ nó vẫn chưa ra đời. Việc này coi như ông hoàn toàn thất bại.
    Ông Lãng vẫn làm kinh doanh cho đến năm ngoái thì nghỉ hẳn. Tôi hỏi ông vì sao, ông bảo có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là ông không chịu được sự nhũng nhiễu hạch sách. Khi làm cho nhà nước, một đồng hối lộ ông cũng không chi, nếu ai nhũng nhiễu ông sẽ "làm đến cùng", còn làm tư nhân ông cũng nhất định không hối lộ ai, nhưng "làm đến cùng" thì ông không làm được.
    Giờ đây, ông lại quay về vui thú mới mấy con chó và đàn cá cảnh. Hiện tại ông làm Chủ tịch Câu lạc bộ Cá cảnh của thành phố. Hằng ngày ông có thì giờ thăm viếng bạn bè, hướng dẫn người này người kia cách nuôi cá. Ông bảo sau khi nghỉ, ông đã lên được 10 kg.
    Cũng còn nhiều điều nữa cần viết về ông, chẳng hạn ông đã góp sức xây dựng Viện Tim của thành phố, đó là việc ông đã vận động 2 người cháu rể của mình là giáo sư Francois Roux và giáo sư Alain De Loche trong nhóm Bác sĩ không biên giới tác động với ông Carpentier - giáo sư hàng đầu về tim của thế giới giúp huấn luyện và đóng góp tài chính để hình thành Viện Tim. Nhưng câu chuyện về ông Nguyễn Văn Lãng đến đây xin được kết thúc. Viết lại câu chuyện này tôi muốn đề cao hai chuyện: Đó là niềm say mê và lòng ngay thật. Còn những việc khác được hiểu như thế nào thì tùy quan niệm của mỗi người...
    KIM QUI sưu tầm.

  5. bq_minh

    bq_minh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là bản dịch về chó Thai Ridgeback TRB

    Đặc điểm và tính cách:
    Nói theo cách truyền thống thì chỉ có một giống chó Ridgeback khác được biết đến ngoài giống của châu Phi là giống Phu Quốc của Việt nam. Nhưng có một điều chắc chắn là giống Phú Quốc có nguồn gốc từ giống Thai Ridgeback. Điều này được chứng minh trên các bức tranh có trên 1000 năm tuổi trong các hang đá được tìm thấy ở Cam pu chia và Thai lan
    Những con chó Ridgeback Thai lan này trước kia được sử dụng để săn hươu, lơn rừng và chim trong các rừng rậm nhiệt đới, cũng như để coi nhà và kéo xe, một loại phương tiện của dân địa phương Thai lan xưa kia. Nhờ việc khu vực sinh sỗng của chúng bị cách lập mà giống chó Ridgeback Thai lan còn giữ được đầy đủ các đặc tính thuần chủng, cũng như việc sử dụng chúng ở khu vực này. Tuy nhiên ngày nay, khu vực này đã bị những người nơi khác đến sinh sống rất nhiều. Nhiều con đường đã được xây dựng, xe ô tô đã thay thế cho xe chó kéo. Sự tàn phá rừng dữ dội ở đây đã làm mất đi thói quen săn bắn của người địa phương. Thai
    Ridgebacks được nuôi chỉ để coi nhà và làm bạn mà thôi và chúng vẫn được nuôi bởi rất nhiều người yêu chó ở Thailand.

    Thai Ridgebacks là giống chó có kích thước tương đối lớnvới một bộ lông ngắn. Chúng rất thông minh và nhảy rất cao và xa. Những con đực cao từ 22-24 inch tính đến vai và nặng từ 42-60 pound, chó cái thấp hơn từ 21-23 inch và nặng 37-50.
    Bộ lông của Thai Ridgeback có bờm như ngựa và có bốn màu lông: đen, đỏ, xám và nâu vàng. Vệt ridgeback trên lưng có 8 dạng chuẩn.
    Thai Ridgebacks được nuôi bởi những người Thái thương bị nhôt trong chuồng. Ngày nay đã có một số người nuôi theo kiểu Mỹ. Bởi vậy mà rất it chó Thái nhập vào Mỹ có thể phù hợp với cuộc sống cộng đồng của con người. Cũng vì vậy mà chó Thái chỉ được nhập khẩu vào Mỹ khi chúng dưới 4 tháng tuổi.
    _________________________________________________________________
    Lịch sử:
    Những tư liệu dịch ở đây được trích từ tác nghiên cứu của Laurie Corbett: Some material in this section is excerpted from Laurie Corbett: The
    Dingo: in Australia and Asia_, Copyright Laurie Corbett 1995.
    Trong một đoạn sách cổ dưới thời vua Songthan ở Ayuttaya (1611 đến 1628) có miêu tả về giống Thai Ridgeback như sau:
    Giống chó này rất lớn. Chúng dài hơn 2 sawk ( 1 sawk là đơn vị đo chiều dài của người Thái cổ,được tính từ khuỷu tay đến đầu ngón tay)Chúng có nhiều màu và trên lưng thì có một vệt ridgeback.
    Giống chó này rất hung dữ. Nhưng chúng lại rất trung thành với chủ. Chúng có khả năng tự kiếm sống bằng cách đào đầt tìm bọ. Chúng rất thích ở bên cạnh chủ khi đi săn trong rừng. Khi bắt được mồi chúng luôn mang về cho chủ. Chúng luôn nghe lời mọi người trong nhà và theo đuôi họ. Chúng theo chủ đến mọi nơi, kể cả khi chủ mất. Chúng rất khỏe và không biết sợ. Tai chúng thường chĩa thẳng về trước, còn đuôi thì chĩa ra sau như một cây kiếm của người bộ lạc.
    Tuy nhiên, quá trinh thuần hóa ban đầu đã bị thất lạc theo thời gian. Tuy nhiên từ những bằng chứng của các nhà khoa học cho thấy giống chó này chính là giống chó bản địa và chúng được giữ gìn đến tận ngày nay. Chúng cũng có cùng nguồn gốc từ giống sói rừng với giống Dingo của châu Úc.
    Quá trình phát triển của Thai Ridgeback từ sói rừng khó có thể khẳng đinh một cách rõ ràng. Quê hương gốc của nó cũng không chăc chắn được, khi mà nơi sinh sống của chúng không chỉ ở Thai lan mà cả ở Campuchia, Phú Quôc ?" Việt nam và Indonesia. Tuy nhiên, Phú Quốc là nơi đầu tiên người phương Tây biết đến giống chó này và mang chúng về nuôi vào thế kỷ 19, khi hòn đảo này bị xâm chiếm.
    Một nghiên cứu đã được thực hiện do giáo sư S. Wannakrairoj để xác định xem đâu là nơi chó xuất hiên đầu tiên trên trái đất. Họ đã nghiên cứu bằng cách không sử dụng những tư liệu lịch sử mà bằng cách thu thập dữ liệu thực tế về gen từ các con chó. Từ nghiên cứu họ nhận thấy con chó với đường ridge rộng và nhiều xoáy là kết quả từ sự giàu nguồn gien tạo ra ridge.
    Giống Thai ridgeback có đường ridge rộng hơn lưng chúng, ở một số con xuống tới tận sườn, với số lượng xoáy có thể tới 14. Giống cạnh tranh gân nhất là giống Phú Quốc ở Việt nam, chỉ có ridge trên lưng và có tối đa là 10 xoáy. Và như vậy thì giống Thái có thời gian tồn tại lâu nhất.
    Nguồn gien của Thai ridgeback được những người yêu chó ở Thai thu thập từ vại thập kỷ gần đây. Giống chó này lần đầu được biết đến bởi Hiệp hội chó Thai lan, sau đó là Nhât, rôi hiệp hội chó châu Á. Cuối cùng nó được đặt cho số 338 trong danh sách của hiệp hội chó thế giới FCI vào năm 1993.
  6. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa đem con chó Chihuahua đen nầy về để nó chơi với con Bambi ( màu vàng ) - Bambi bị con Samba quật suýt chết , thủng 13 lỗ trên người , ngất xỉu , máu ướt cả nền nhà - vậy mà chỉ 3 ngày sau là khoẻ lại , đúng là " chó liền da , gà liền xương " . Trước khi đi Mỹ , bạn tôi đã chỉ cho cách khống chế Samba khi nó cắn chó khác ( bạn tôi đã cảnh báo : Samba mà xực con nào thì con đó phải die hẵn và gãy hết xương cổ nó mới nhả ) - Múc xô nước , bẻ cổ nó lên và chế vào 2 mũi , đồng thời - 1 người dùng ống nước chặn ngang miệng khi nó sặc nước , con chó khác sẽ rớt ra . quả thực , bài học nầy thật tuyệt diệu , tôi và bà xã đã cứu sống được Bambi trong gang tấc . Hú hồn .
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. caheo_

    caheo_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.747
    Đã được thích:
    0
    Cái đoạn con chó Phú Quốc thế này bác ạ:
    .....to put it into a nutshell we can notice his far parent, belong to lots of author, the "thai ridgeback'' showed at the world exposition in Bruxelle in june 1995. origine of the Phu Quoc Island in the SIAM Gulf, This race possesses a " dorsal ear " but its standard is very different and he raises from the 5th group, seeming to have among his ancestors type Spitz, what would notably explain the drawn up ears and the size much smaller than Rhodesian Ridgeback. are they any different between these two races did the currents of exchanges work in a sense or in the other one? At the moment all the hypotheses are possible and the discussions are opened. The dorsal ear, common between both dogs presents however considerable differences which make it two races totally different, what explains their besides their classification in different groups. ....
  8. ngaydaqua

    ngaydaqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bác KImQuy cho em hỏi về giá cả em chó PQ cái đi. Trông đẹp quá. Nếu bác biết về thủ tục và cước vận chuyển nó ra đây thì cho em biết luôn nhé. Xem có cố gắng được kô.
    Cám ơn bác.

  9. bizman12

    bizman12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Chào bác KQ, nhìn mấy con chó bác chụp đẹp quá. Không biết bao nhiêu? Bác cho em giá nhé con PQ cái nhé, kô biết có chơi nổi không đây.
  10. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    TO Bizman12 & Ngaydaqua :
    Bạn tôi nói để dưỡng 2 tuần và chích ngừa mới bán ra . 2 bạn quả có mắt tinh thật , tôi cũng chấm con chó cái nầy , xoáy lưng nó rất đẹp và đối xứng 2 bên , hơi bị giống TRD , da nó rất mịn . ngày mai tôi sẽ hỏi vấn đề giá cả , vì hồi chiều chó cắn nhau chạy lung tung làm rối tung cả khu phố , lo rượt bắt nên quên mất .
    Vấn đề chuyển chó từ Nam ra Bắc, bạn tôi bên hàng không đáp rằng không có khó khăn đâu , rất nhiều người mua chó rồi chuyển ra rồi, để tôi hỏi kỷ bên Hàng Không lần nữa .
    Anh lái trực thăng đưa khách du lịch ra đão PQ có 1 con chó PQ đen đẹp dã man , để tôi tranh thủ thời gian qua chụp vài tấm .
    Thân chào .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này