1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội yêu mèo - điện thoại bác sĩ mèo (trang 12)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi pittypat, 01/10/2001.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    hi` hi` hi` Fi Fi đang trốn đi mua kem Hagens Daaz ăn một mình !!! chụp hình thấy hay dấu chân vì không còn móng để cào đó mà !!!
    All you need is Love . . .
  2. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    mắt xanh giống Alien từ Mars xuống tham quan địa cầu
    All you need is Love . . .
  3. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Tớ tưởng mèo chụp ảnh thì mắt màu xanh, còn chó thì màu đỏ, vậy là mèo Fifi nhà ali màu mắt thế là bình thường đấy chứ.
    Chuyện cô nàng Nokia.
  4. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Không phải đâu, tuỳ con đấy, mèo có con mắt đỏ, có con mắt xanh, mắt vàng, bình thường không nhìn rõ nhưng chụp ảnh thì thấy ngay.
    Nhìn cái này tưởng Lì ăn rau muống, nhưng thực ra là ăn ....túi ni lông đấy bà con ạ. Lì khoái nhất là cắn đứt hết quai túi , nhai rau ráu như là ngon lắm, nuốt ngon lành rồi 15 phút sau thì ....nôn ra ! Cái tật từ bé không sửa được ! Còn rủ cả 2 đứa con nó ăn cùng này:
    Khủng bố bà bà Ôm con mèo già Cười khà khà...
    <FONT color=#b22222 face="Courier New
  5. abc

    abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Ngậm ngùi mảnh kiếp "tiểu hổ"
    Từ bếp của quán nhậu bên đường 21B (Ứng Hoà - Hà Tây) vọng ra tiếng mèo gào như tiếng trẻ khóc khan trong cơn bạo bệnh đêm vắng. Nhoằng cái, "con mèo, nó rất ngoan, nó thường hay vào trong xó bếp" mà các bé vẫn hát, đã thành những đĩa thịt ê hề trước mặt mấy vị bụng phệ đang râm ran bàn cách diệt chuột cứu lúa. Thịt mèo là đặc sản, nhưng cũng là nỗi ngậm ngùi của những người còn tình với con vật gần gũi này.
    Cái mốt "tiểu hổ" ở Hoà Nam (Ứng Hoà) bùng lên từ những người làm thuê cho các quán đặc sản tại Hà Nội. Tiếng đồn chẳng ngoa, hiện đây là nơi của những tay chế biến thịt mèo với đủ món mà bất cứ đâu cũng phải nghiêng mình. Nào chả mèo. Nào mèo nấu rựa mận. Nào xáo mèo với rau má. Nào mèo hấp... Nghe thì đơn giản nhưng trong đó gói cả tá kỹ xảo. Thịt mèo tính ấm, vị chua, bổ tì, bài độc; phải đi với rượu máu khỉ nặng độ mới đáng mặt "con nhậu".
    Tôi ghé vào đây trong chuyến công tác để "day tận miệng" món đặc sản này. Bởi tôi cũng giống không ít người khác: nói bằng cái mồm vẹt của gã đài phường rằng đừng giết mèo, mà đầu nặng hồn ăn uống. Nhưng khi sục vào thôn xóm, tận mắt nhìn những mảnh ruộng lốm đốm vết chuột cắn, tôi bỗng thần người.
    Mèo về đâu ?
    "Cần bao nhiêu cũng có. Ba chục một cân. Chúng tôi chở đến tận nhà" - Chị Thư ở Hoà Nam, một "mẹ mèo" có tiếng, hể hả tuyên bố với tôi, kẻ nhập vai "chủ quán đặc sản trên Hà Nội cần nguồn hàng". Trong gian bếp la liệt mấy ***g mèo đùng đoàng bốc mùi khăm khẳm. Hàng chục con ngồi chồm hỗm, chong hai mắt xám đục ngỡ đang chất vấn trời cao.
    "Đấy, thấy không, toàn mèo nạc, nướng chả thì phải biết. Để giữ uy tín, tôi tự tay gom mèo trong vùng. Anh xem, bao nhiêu người mua chứ đâu phải mình anh" - Chị chỉ mấy "con nhậu" đang nhấp nhổm chờ lượt. "Nhưng làm sao được nhiều vậy, trong khi ít người chịu bán?". "Thế mới siêu chứ. Có nguồn" - Cười.
    Ông Kính (Hoà Nam) nghĩ kế lạ: móc nối nguồn mèo Lâm Đồng. "Trong vòng mười ngày, cậu phải tiêu thụ 40-50 con tôi mới đi. Tôi chỉ việc mang về, kệ bọn đàn em xoay xở. Dân Lâm Đồng không thích ăn mà lại nuôi nhiều nên mèo nhan nhản. Cậu thấy được thì ký giao kèo, đặt trước cho mấy trăm". "Nghe nói cánh lái xe kiêng chở mèo cơ mà?". "Chỉ bịa, tiền vào xong hết!".
    Sở dĩ ông Kính tính nước này vì lượng mèo trong vùng sắp kiệt. Ngày càng nhiều dân Hoà Nam đổ đi làm "mẹ mèo", bởi buôn mèo lãi gấp mấy lần buôn lợn. Khi chính quyền hỏi, các mẹ mèo ra sức lấp liếm rằng chỉ buôn mèo giống, rằng chỉ mua mèo "quá đát" về cải thiện... Thật khó thống kê được lượng "mẹ mèo".
    Trước nạn chuột hoành hành, xã đã phát động phong trào nuôi mèo, nhưng đường đến hiệu quả còn mịt mù, gập ghềnh hơn những đoạn đường 21B đang được tu sửa. Không ít người dân kêu mất mèo. Có người tận mắt chứng kiến một thanh niên dùng bao tải bắt trộm rồi tót lên xe máy biến mất.
    Liệu có thần dược từ "hài cốt" ?
    Các nhà y dược học chào thua, không tìm ra công dụng đặc biệt nào của cao "tiểu hổ", ngoài những công dụng giống các loại cao động vật khác như bổ xương, tăng lưu thông khí huyết. Gần đây, khi cao thú rừng khan hiếm, cao "tiểu hổ" mới được y dược học ghi tên. Cao "tiểu hổ" rất ít, vì bộ xương mèo chỉ bằng cái xương cẳng của những con vật khác. Phải chăng do hiếm nên dễ bị nhầm là quý? Và người ta cầm đèn chạy trước... y dược học, chất lên vai thứ chất dẻo tội nghiệp đó cả loạt nhiệm vụ nặng nề: tráng dương, chữa khớp, chữa đau cơ, chữa hen...; cùng bảng giá chẳng mấy nhẹ nhõm: 400-500 nghìn/1 lạng.
    Ông Hâm (Hoà Phú, xã nằm cạnh Hoà Nam), một tay chế cao "tiểu hổ" kỳ cựu tiết lộ: "Tôi làm nghề này từ hồi còn trai trẻ, đến nay đã 60 năm. Xương mèo tôi nấu nếu gom lại thành đống thì to hơn hai cái nhà này. Cứ mười cân xương bôi được vài cân cao bằng cách pha phụ chế. Đó là bí quyết gia truyền mà có dạy cũng không dễ học. Giờ, sức yếu nên tôi không làm nữa, nhưng vẫn mua xương giúp bọn trẻ. Cứ 50 nghìn/1 cân bất kể loại nào".
    Có điều ông Hâm không để lộ là dân chế cao sẵn lòng bỏ ra 1,2 triệu đồng mua một bộ xương mèo đen 7-8 tuổi còn nguyên, vì cao mèo đen đắt gấp mấy chục lần cao mèo thường. Nhiều người không biết nên bán bừa. Và người mua vớ bẫm. Mèo đen nhưng số lại đỏ, còn nắm xương tàn mà vẫn cao giá.
    Mèo là bạn
    Tôi cho xe chầm chậm trên đường làng, giữa mấy ánh mắt ngờ vực liếm vào chiếc túi phóng viên bên hông. Tôi nhớ lại những ngày hè thơ dại về sống cùng nội. Đêm, mỗi lần con đom đóm lao vụt vào cửa bếp, tôi lại đứng khựng, không dám đuổi tiếp, vì trên gác bếp có cheo cái đầu mèo đã khô đét. Đó là con mèo tam thể làm bạn với nội suốt mười năm. Sức già không kham nổi gió mùa đông bắc nên nó lăn ra chết. Nội tôi giữ lại đầu, thân đem chôn ở chân cổng để hàng ngày được nhìn thấy mặt nó cho đỡ nhớ, và để hồn nó mãi ở lại xua đuổi rủi ro, bởi "sống khôn thì chết thiêng".
    Nội còn kể, có một con mèo hay sang quấn quýt ông hàng xóm, ăn rình cơm và bắt chuột. Đột nhiên ông chủ vật nó ra làm thịt rồi kéo ông hàng xóm nhắm rượu. Ông hàng xóm lấy cớ bị mệt một mực từ chối. Sau, nội gặng hỏi, ông nói: Ông không thể ăn thịt con mèo thân thiết. Ác với nó thì với người cũng thế mà thôi.
    Ở Hoà Nam, một số đám cưới xơi thịt mèo. Nghe đâu hôn lễ ở đây hay treo tranh ''''Đám cưới chuột'''' để lấy vía hạnh phúc. Nếu biết chuyện này, một người hay lo như nội khéo lại rên rẩm: "Không sợ oan hồn mèo làm tan vía lũ chuột ấy à?"
    Tôi cười một mình, (cam đoan không có hơi rượu máu khỉ phừng phừng trong đầu). Tôi từng đọc đâu đó vài bài báo rằng: Đường phố NewYork (Mỹ) có lần bị tắc chỉ vì một mèo mẹ đưa con sang đường. Mấy cảnh sát xuống xe, giúp mẹ con nhà mèo đến nơi ở mới an toàn rồi mới đi tiếp. Hay: Hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng của Nhật Bản là Takara vừa cho ra đời thiết bị dịch tiếng "meo meo" ra tiếng người dựa trên phân tích sắc thái tâm lý trong đó. Người Nhật đổ xô đi mua không chỉ vì họ giàu, mà còn vì muốn đồng cảm với người bạn nhỏ.
    Người Việt không có nhiều tiền để đưa mèo đến các dịch vụ chăm sóc như ở các nước giàu, nhưng với họ, loài mèo thật thân thương. Mỗi người Việt dù sống ở đâu, làm nghề gì, trong tâm thức luôn chồm chỗm một ông nông dân, nói như môn Văn hoá học. Mèo bắt chuột, giữ thóc; mà với người nông dân, còn gì quý hơn hạt thóc. Các quán đặc sản mọc như nấm và những cái đầu nặng hồn ăn uống không chỉ tiếp tay cho lũ chuột phá lúa, mà còn gặm nhấm nét xưa ấy. Hoà Nam chỉ là một trong nhiều địa phương không cấm nổi việc buôn mèo làm thịt, mới dừng lại ở "nhắc nhở, răn đe", phần lớn bởi họ "chưa nhận được quyết định nào từ trên".
    Phạm Cường (theo vnn)
  6. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Bác abc ạ, hình như vấn đề thảo luận nó ăn sâu vào máu bác rồi hay sao ý, , cái gì cũng làm bác suy ngẫm và trăn trở nhiều quá, kể cả chuyện yêu mèo. Chứ tôi thấy, cứ như anh chị em trong cái hội yêu mèo này thì đơn giản lắm. Túm gọn lại chỉ có một câu là yêu mèo, yêu mèo và phản đối mọi hình thức có hại cho họ nhà mèo.
    Tôi hỏi khí không phải nhà bác có nuôi ẻm nào không đấy ạ.
    Chuyện cô nàng Nokia
  7. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Mèo có thể làm thay đổi tính nết con người
    Một loài ký sinh trùng sống trên mèo có thể biến phụ nữ thành những cô nàng lẳng lơ và đàn ông thành những kẻ hiếu chiến. Một nghiên cứu do các chuyên gia Anh, Mỹ và Cộng hòa Czech tìm thấy ký sinh trùng toxoplasma có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cả tính cách con người.
    [​IMG]
    Nghiên cứu cho thấy, chỉ riêng ở Anh, khoảng nửa dân số có loài ký sinh trùng này trong não. Những người bị nhiễm sẽ từ từ trải qua một quá trình thay đổi tính nết sâu sắc. Đàn ông trở nên hung hăng, cẩu thả, hay chống đối và diện mạo cũng kém đi. Những kẻ cô độc này còn hay ghen tuông và nghi ngờ. Ngược lại, đàn bà lại quyến rũ hơn, thích chòng ghẹo, khêu gợi và có xu hướng trăng hoa.
    Những thí nghiệm trước cũng cho thấy, con người mang ký sinh trùng toxoplasma sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm điên cuồng.
    Giáo sư Jaroslav Flegr tại Đại học Charles ở Prague, Cộng hoà Czech, đã thực hiện nghiên cứu trên 300 người. Ông nhận thấy, người bị nhiễm toxoplasma phản ứng chậm chạp hơn và dễ bị mắc vào các vụ tai nạn giao thông. Toxoplasma lây lan trong những vòng đời tự nhiên giữa mèo và chuột cống. Mọi người nhiễm ký sinh trùng này khi tiếp xúc với mèo.
    Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Anh, thực hiện thì cho thấy toxoplasma xâm nhập vào não chuột và khiến con chuột bớt sợ mèo đi. Như vậy là loài ký sinh trùng này cũng có thể phá huỷ những giới hạn tự nhiên của con người.
    các bác nghĩ thế nào
    .
  8. mk3

    mk3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Chào LeRomeo
    Người nào phỏng dịch đọan trên đã cho thêm mắm muối và ý kiến cá nhân hơi nhiều ...đọc đoạn original duới đây xem nhé
    MK3
    Parasitologist Jaroslav Flegr of Charles University in Prague administered psychological questionnaires to people infected with Toxoplasma and controls. Those infected, he found, show a small, but statistically significant, tendency to be more self-reproaching and insecure. Paradoxically, infected women, on average, tend to be more outgoing and warmhearted than controls, while infected men tend to be more jealous and suspicious. In the current issue of Biological Psychology, Flegr reports that these personality differences appear to become greater as people are infected for longer periods. Others are not yet convinced. Robert Simon, a psychologist at the University of Delaware in Newark, calls Flegr''s work "courageous" but hardly conclusive. "I don''t know for sure what to make of it; we need more people looking at [these correlations]."
    Life is beautiful
  9. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Ui, mấy hôm nay hai em mèo nhà em đều ốm. Em xám nhọ thì bỏ ăn, em vàng đẹp trai thì mất ngủ. Khổ thân hai em bé.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  10. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Chắc ngăn sông cấm chợ à? Bọn nó tương tư nhau rồi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này