1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Homeless ở Mỹ = Lười biếng + tâm thần?

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi masktuxedo, 28/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Homeless ở Mỹ = Lười biếng + tâm thần?

    Vừa qua ở box Thảo luận có một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề giàu nghèo, trong đó vô tình người ta nhắc đến chuyện welfare và homeless ở Mỹ. Có một số ý kiến cho rằng ở Mỹ hễ homeless và ăn xin thì đương nhiên là những người lười biếng hoặc tâm thần. Những ý kiến đó như sau:

    "Bất cứ tiểu bang nào tại Mỹ cũng có thể thấy ăn xin nhưng hầu như ít thấy và không thất một người Việt hay một người châu Á nào ra đứng đường cả mà đa phần là Mỹ da màu và những người vừa rời khỏi tù. Cũng có ăn xin là Mỹ trắng vì làm biếng nhưng cũng có những kẻ ham vui sáng ăn xin chiều lái Cadilac. Cái vấn đề là tại sao người Việt hay người Á châu không phải đi ăn xin? Có phải chúng ta giỏi hơn Mỹ, siêng hơn Mỹ hay thừa hưởng gen trội nào? Ngược lại, đa số người Việt không có tiếng anh, già cả....nhưng vẫn không ra ăn xin vì sỉ diện và vì miếng ăn chưa bao giờ là nhu cầu thiếu thốn nơi đất Mỹ. Đối với dân Mỹ, người ăn xin không phải là những người khốn khổ đáng thương mà là những kẻ lười biếng, lợi dụng lòng tốt của XH cũng như phần lớn những kẻ đó đều có vừa ra khỏi tù và không không chịu trở lại cuộc sống lao động mà chỉ thích đứng đường chứ không chịu đi làm. Cần nên biết rằng tại Mỹ vài chục cent là có thể uống bia và 1.08$ là có thể no bụng nhưng 1 giờ có thể tìm ra nơi có vài trăm người qua lại để xin một cách dễ dàng." -- Trích của bác 7604

    "Ở San Francisco, những người vô gia cư hầu hết là bệnh tâm thần, không chịu ở những nhà nuôi dưỡng của thành phố hay từ thiện mà cứ bỏ đi lang thang. Họ vẫn được cấp tiền trợ cấp nhưng rất nhiều người xài hết để mua thuốc phiện, hay rựu chè (vì họ tâm thần nên rất thiếu suy nghĩ). Vậy mà chiều chiều vẫn có các hội từ thiện mang đồ ăn nóng đến và những người vô gia cứ có thể xếp hàng trên công viên để lấy đồ ăn. Đã được chu cấp như vậy mà ai còn khùng đến nỗi thích đi bơi rác kiếm ăn thì cũng không ai có thể cản họ được. Họ không phải bơi rác kiếm ăn vì không còn cách nào khác nhưng vì họ bị tâm thần. Dù một xã hội giàu đến cở nào thì cũng không thể cản một số nhỏ những người tâm thần, hút sách, hành động như vậy được." - trích bá nguyenaiviet.

    "Nếu hông có nhà thì có thể xin housing để chính phủ trả tiền mướn nhà cho bác. ...... Ở Mỹ này chỉ cần chịu khó làm là sẽ có tiền . Giống như gia đình em, khi bướt chân đến Mỹ thì trong tay của ba em cũng chỉ còn vài trăm đô . Và gia đình em lúc đó cũng coi như là homeless. Sau một thời gian xin housing thì lương ba mẹ em được khá lên và không xin housing được nửa nên tự trả tiền mướn nhà . Chỉ cần dành dụm một số tiền là có thể mua nhà trả góp . Bởi vậy nhiều khi em thấy mấy người homeless lang thang ngoài đường em cũng không có cảm thấy một chút gì tội nghiệp cho họ . Một số thì thích sống kiểu homeless như vậy, một số thì làm biến không chịu xin việc làm ." - trích bác medabong

    Tôi không hiểu có phải ở Mỹ hễ đứng ngoài đường như vậy thì là tại lười biếng hay là tại bị tâm thần ko? Có những lý do nào khác nữa? Mong các bác cho ý kiến.

    Thanks
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Những người nghèo muốn được hưởng trợ cấp của chánh phủ Mỹ như welfare , housing , medicare thì phải có địa chỉ cư ngụ để liên lạc mới gọi là đủ điều kiện ... tôi biết có một số người nghèo đến đổi không tiền thuê phòng ở ... vì thế mà không xin được hưởng những quyền lợi này ...
    Tôi thấy là 98% là bị tâm thần , 2 % còn lại là tàn tật ( tuy là có trợ cấp , nhưng vẫn đi xin ăn ) , việc làm không stable , làm biếng và vài trường hợp khác .
    Cách đây hơn 10 tôi đã đọc được mẫu tin trong Los Angeles Times ( xin lỗi là tôi quên mất là hai tiểu bang nào ở nước Mỹ ... tạm gọi là A và B ) .... bài báo nói về ông Thị trưởng B lên tiếng phản đối ông thị trưởng A đã đổ " ăn xin " về thành phố ông ... số là tiểu bang A có quá nhiều homeless , điều này làm mất đi vẽ đẹp của city , thị trưởng tại đây không tìm được phương pháp hữu hiệu để giải quyết nạn homeless quá nhiều trong thành phố này , một hôm có một người đưa ra ý kiến là mua vé máy bay ( one-way ticket ) cho họ sang tiểu bang khác ... Ý kiến không tệ .... thế rồi 1 hôm đẹp trời ngày nọ ông thị trưởng B mới realize là homeless đâu mà nhiều thế ???? ... hỏi ra mới biết là họ được one way ticket sang tiểu bang B .... ... có thật đấy !
    Have a great day !
  3. Joker298

    Joker298 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Em phải công nhận là ăn xin của Mĩ đúng là có đầu óc, không bao h ăn xin kiêu cứ bám theo.Và đặc biệt là không xin được thì chửi....hehe....Nhất là mấy chú da đen
    Nhớ lại hồi trước đang ở chỗ Car Park có chú chạy ra đưa mình mảnh giấy " I can''t not speak, Can u give me 20 $ note for me come home? " Thế mà em tí cho
    Bên cạnh đó ngay tại NY, trung tâm của cả thế giới nạn ăn mày vẫn hoành hành ở China Town...
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chuyện người nước ngoài đến Mỹ và nhìn thấy dân homeless là chuyện tất yếu vì họ chỉ đến các thành phố lớn chứ ít khi có thời gian đi nhìn hết nước Mỹ rộng lớn.
    Bởi vì sự thực dân homeless thường tụ tập về các downtown sầm uất chứ không bao giờ ở những vùng quê hẻo lánh. Ở đó, chắc chắn là phải lao động thì mới có ăn vì hiếm khi gặp được ai mà xin tiền cả . Vì vậy họ thường tập trung ở thành phố, nhất là các thành phố lớn như Boston, New York, LA, Sanfran, DC, v...v. Điều này không chỉ đúng ở Mỹ mà đúng ở nhiều quốc gia. Đây là vấn nạn của nhiều quốc gia không chỉ ở Mỹ, để giải quyết vấn đề này không đơn giản chút nào, vấn đề này tồn tại từ lâu rồi, nhưng chưa có giải pháp nào là hoàn hảo cả.
    Chính phủ Mỹ thậm chí đã có giải pháp để clean-up đám người này, làm đẹp bộ mặt nước Mỹ bằng cách xây những trung tâm dành cho người vô gia cư ở tất cả các downtown lớn trên toàn nước Mỹ. Trung tâm này luôn nằm ở ngay downtown, vị trí tốt, thuận tiện và chi phí vận hành cũng rất tốn kém để đẩy những người homeless vào đó. Họ có thể ăn, ngủ, tắm rửa miễn phí. Các nhà thờ và các tổ chức từ thiện ở Hoa Kỳ cũng có tổ chức các điểm phân phát thức ăn, tổ chức ăn trưa, ăn tối miễn phí. Theo cá nhân tôi, nếu chỉ vì miếng ăn, không ai ở Hoa Kỳ phải đi ăn mày cả vì vậy có lẽ đúng khi nhận xét những người đứng ăn xin ở các ga tàu điện ngầm, góc phố downtown là những người bị tâm thần, nghiện ngập và lười biếng. Thậm chí, bệnh viện Boston ( Boston Medical Center) còn có một chỗ dành cho các con nghiện đến cữ có thể đến đó uông thuốc cai nghiện miễn phí (cũng là một loại thuốc có tác dụng như ma tuý) chẳng qua là để các con nghiện này bớt hoành hành và phục vụ cho nghiên cứu cũng như là có tiền $$$ rót vào.
    Sự thực là trên lý thuyết các chương trình welfare, housing, chương trình trợ cấp cho người thất nghiệp, WIC, là rất tốt nhưng bị lạm dụng (abuse). Thỉnh thoảng báo chí vẫn đăng tải tin tức về những người ăn tiền trợ cấp mà vẫn đi làm tiền mặt và rất giầu có. Một lần, đọc báo tôi thấy có vụ bắt giữ một cặp vợ chồng châu Á là chủ một chợ bán thực phẩm châu Á, có nhiều bất động sản và cả tiệm giặt, có vài triệu đô la nhưng vẫn ăn trợ cấp.
    Các chương trình welfare, housing trên thực tế đóng góp rất nhiều cho sự hoà nhập của dân nhập cư ( immigrant), giúp họ trong thời gian đầu bỡ ngỡ đến Hoa Kỳ nhưng cũng nhiều người lười lao động đã sống dựa vào hệ thống này và không chịu đi làm. Có nhiều người còn chuyên apply nhà ở các khu housing (không phải trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền thuế đất, tiền đổ rác, tiền sưởi ấm, và các khoản chi phí bảo dưỡng nhà cửa gì hết. Phí duy nhất chỉ giống như là tiền phí condo khoảng hai ba trăm /tháng tuỳ theo khu vực). Tất nhiên dân nhập cư đến Mỹ cũng có đủ các thành phần. Nhiều người đến Mỹ do bị lạc lõng và khác biệt về văn hoá cho nên dễ sa vào các tệ nạn như nghiện ngập rượu chè, ma tuý, cờ bạc, v...v. Có nhiều người thường thuê nhà như vậy mà lại là trùm ma tuý. Vì vậy, người bình thường sẽ tránh xa các khu housing. Người Mỹ da trắng thường ngầm hiểu các khu housing là các khu tệ nạn. Nếu ở đâu đó có khu đất bị biến thành housing, giá đất ở đó sẽ tụt xuống.
    Singapore cũng học Ho Kỳ về quản lý nhân khẩu bằng số an sinh thay vì hộ khẩu ( Social Security Number) và cũng có chế độ welfare, medicare, v...v nhưng họ quản lý chặt hơn và thậm chí có luật bỏ tù con cái nếu ngược đãi bố mẹ già. Hoa Kỳ phê phán Singapore là chặt quá, nhưng cũng muốn học của Singapore điều này mà không áp dụng được vì sẽ vấp phải những vướng mắc khác như quyền tự do. Hiện tại, vấn đề quỹ An sinh, Welfare và Medicare vẫn là những vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Nếu ai có giải pháp tốt cho các vấn đề này chắc chắn là sẽ được cất nhắc và nổi tiếng khắp Hoa Kỳ
    Nói tóm lại, các quyền cơ bản của con người và các nhu cầu tối thiểu như ăn no, mặc ấm, có mái nhà trú thân được đảm bảo tại Hoa Kỳ. Nếu ai đó chăm chỉ lao động chắc chắn sẽ có thể mua nhà riêng cho dù thu nhập thấp với chương trình hỗ trợ mua nhà cho người nghèo (Fair Housing and Equal Opportunity ), họ chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ, thậm chí không cần phải bỏ ra đồng tiền nào cũng được và trả góp hàng tháng. Những người có tố chất, thông minh, nhanh nhẹn sẽ có nhiều cơ hội và có thể vay vốn để phát triển, thực hiện, biến ý tưởng, giấc mơ của mình thành hiện thực. Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ ( Small Business Association) sẽ hỗ trợ giúp đỡ làm thủ tục với các ngân hàng cho vay vốn tới $1 triệu.
    Tạm thời viết thế đã. Hôm nào rỗi rãi, tôi sẽ đi chụp ảnh làm cái phóng sự ảnh về vấn đề này cho.
    u?c netwalker s?a vo 08:41 ngy 29/09/2004
  5. ich

    ich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bác netwalkman nói thế hoá ra đúng là có american dream, trong trường hợp bị bệnh hiểm nghèo chi phí chữa chạy rất lớn mà họ lai nghèo thì XH mĩ giải quyết thía nào? em nghĩ những TH thế này chắc chắn ko phải là ít.
    Theo em XH mĩ cũng có nhiều cái làm con ng` ta đau khổ, các bác làm ơn đề cập mặt tốt xong cũng nên có đôi dòng về các điều sh*t để cho XH việt đỡ tủi.
  6. bovien

    bovien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn
    các bạn vào vài sites sau xem những facts về việc homeless ở Mỹ
    http://www.nationalhomeless.org/causes.html
    http://www.goodwillinn.org/facts.htm
    http://www.nypirg.org/homeless/facts.html
  7. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Bluemiracle post một tấm ảnh góp vui cùng diễn đàn. Trên quan điểm cá nhân của BM, BM không bao giờ cho tiền (dù chỉ là vài đồng quarter lẻ) cho những homeless đứng góc đường. Những người quen của BM thì lại khác, người ta vẫn cho tiền vì dựa trên quan điểm " Ai cũng có hoàn cảnh và lý do riêng để phải lâm vào cảnh khốn cùng như vậy, nếu mình giúp được người khác chút nào thì hay chút đó". Thế nên, dù xã hôi Mỹ vẫn còn hàm chứa ít nhiều kỳ thị, thì hình ảnh một người Việt da vàng cho tiền một homeless Mỹ trắng không phải là điều hiếm thấy....Bluemiracle thì chọn một cái nhìn khác. Vì Bluemiracle đã chứng kiến những người Mễ đi bán hoa hay bán dâu dao dưới cái nóng khắc nghiệt của buổi trưa Cali, hay lao động quần quật với đủ loại công việc năng nhọc và " dơ bẩn" trong các doanh nghiệp nhỏ người Việt chỉ để nhận 40 USD cho 12 tiếng đồng hồ....Bluemiracle cũng từng tận mắt chứng kiến một anh chàng Mễ chấp nhận làm đủ công việc, trong đó có cả quét dọn Rest Room nữ để nhận đồng lương chưa tới 4 USD một giờ đó. Vâng, khi những giọt mồ hôi của những người lao động còn đổ trên đất Mỹ, khi những em bé mồ côi ở VN còn thiếu những bữa ăn đủ chất & cơ hội đến trường...thì việc cho tiền homeless đối với Bluemiracle vẫn là " No way"!!
    Trở lại vấn đề y tế bạn nào đó thắc mắc. Bluemiracle ở Mỹ chưa lâu nên cũng chưa biết nhiều. Nhưng Bluemiracle cũng biết một trường hợp của anh chàng người Việt jobless và cũng health insurance-less luôn ở đây. Nói là jobless vì anh ấy không involve vào hệ thống việc làm trả lương bằng paycheck. Nhưng anh ấy vẫn có những nguồn thu nhập tiền mặt từ việc làm trong cái cộng đồng người Việt Cali. Một hôm xấu trời nọ, anh ấy bi xe đụng, phải nằm viện cả nửa tháng. Người ta vẫn chữa tri cho anh í, và ghi cái nợ gần 80 K tiền viện phí khi anh ra viện. Vì trên lý thuyết là anh không có việc làm và thu nhập, nên cái nợ vẫn treo ở đó. Nếu từ đây đến cuối đời, anh vẫn tiếp tục với công việc với nguồn thu nhập ngầm, thì xem như số nợ đó sẽ bi xù khi anh chết.
    Nói vậy để bạn thấy, nước Mỹ không đến nổi để người khác chết vì thiếu tiền chữa trị. Người ta vẫn chữa nhưng sẽ treo nợ ở đó mà thôi.
    Bluemiracle đến Mỹ chưa lâu, nên kiến thức còn hạn hẹp. Có gì thiếu sót, mong các "huynh trưởng" chỉ giáo nha!
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có xã hội nào hoàn hảo trên trái đất này. Nhân loại vẫn đang trên con đường tìm kiếm mà thôi. Chúng ta đã đi qua nhiều thể loại chế độ, từ nguyên thuỷ cho đến phong kiến......v....v...và những chế độ hiện đại. Có những xã hội không tưởng nơi mà mọi người đều bình đẳng, tất cả tài sản trong xã hội được phân bổ hợp lý nhưng trên thực tế điều này khó thực hiện. Bởi nếu vậy, chẳng ai muốn đi làm, làm làm gì, phấn đấu làm gì, suy nghĩ làm gì cho mệt óc khi mà mình không làm thì cũng có tài sản ngang với thằng thiên tài, lao động mười mấy tiếng một ngày. Trên thực tế, xã hội mà như vậy sẽ là thụt lùi, vì không tạo ra sự cạnh tranh và phấn đấu, suy ra xã hội không phát triển, con người lười biếng, không có các phát minh sáng chế, khoa học kỹ thuật dậm chân tại chỗ.
    Như tôi đã nói ở trên không có xã hội nào hoàn hảo cả, ngay cả xã hội Mỹ cũng vậy mà thôi, tên thực tế, còn kém một số nước phát triển Bắc Âu về hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội. Đúng ở khía cạnh người dân sẽ thấy hệ thống Y Tế Canada tốt hơn Mỹ nhưng trên thực tế, dân Canada phải đóng thuế cao hơn. Ví dụ, một người Mỹ khỏe mạnh người ta bảo sức khoẻ tôi tốt, tôi chỉ muốn mau loại bảo hiểm y tế rẻ tiền thôi, đủ để đi khám định kỳ hàng năm, còn ông nào ốm yếu thì cứ việc mua mấy loại premium. . Hoa Kỳ là hợp chủng quốc, là liên bang gộp nhiều state nhỏ lại để hình thành vì vậy ngay luật của tiểu bang này đã khác với luật của tiểu bang khác. Ví dụ dân ở New Hampshire, họ không thích đóng thuế, vì vậy hàng hoá ở đây là miễn thuế, đến như mau xe ô tô cũng không phải đóng thuế, không phải trả tiền bảo hiểm, v....v, và slogan của tiểu bang này là " Live Free or Die"
    Trong những trường hợp bệnh hiểm nghèo mà chi phí chữa chạy lớn, bệnh nhân lại nghèo thì thường người ta sẽ gây quỹ, quyên góp tiền và đi xin tiền của các tổ chức từ thiện. Ngoài ra, nếu gai đình của bệnh nhân đồng ý co-sign vay tiền hoặc trả góp với các payment plan mà không phải trả lãi suất. Có nhiều người phải ghép các cơ quan cũng phải đăng ký trong các waiting list và tuỳ theo bộ phận cần cấy ghép gì mà sẽ phải đợi lâu hay chóng. Tất nhiên có những người đã không đợi được đến ngày cấy ghép. Đây là thực tế đáng buồn. Nhưng ít nhất ở Hoa Kỳ, những bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu gấp có thể được đưa vào phòng cấp cứu để cứu chữa kịp thời mà không cần bất kỳ một hình thức bảo hiểm nào cả, cũng như khả năng chi trả của bệnh nhân.
    Vì chủ đề này masktuxedo muốn thảo luận về hệ thống welfare và phúc lợi xã hội cho nên tôi chỉ tập trung viết về nó. Còn như tôi đã nói ở trên là không có xã hội nào hoàn hảo rồi, có điều người dân sống trong xã hội đó cảm thấy thế nào thôi. Những mặt trái của xã hội Hoa Kỳ là nhịp sống công nghiệp nhanh làm cho người ta cảm thấy sức ép, xã hội tiêu thụ cho nên làm cho người ta so bì và nhiều người trở thành con nợ (tiêu trước trả sau, tiêu nhiều hơn khả năng kiếm và thu nhập của mình), dẫn đến nhiều người bị mắc các chứng bệnh về tâm lý, trầm cảm, thậm chí tự tử để kết kiễu cuộc đời mình.
  9. thang_gieng

    thang_gieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đây là chuyện thực từ gia đình tôi. năm đầu tiên gia đình tôi ở Mỹ, cả 2 vợ chồng đều đi học ĐH và làm part-time. Thu nhập như vậy thuộc loại dưới mức ghèo khó. Chúng tôi đi học được Pell grants, grants từ tiểu bang, và work-study jobs để kiếm thêm. Và vay thêm loan. Hai đứa con từ VN được ăn trưa và sáng miễn phí. Bệnh hoạn, đau răng thì tới y tế của county khám chữa miễn phí. Như vậy cũng tương đối trang trải dù không dư dã.
    Cuồi năm thứ hai, vợ tôi có mang. Chúng tôi cũng đến y tế tiểu bang kham lần đầu và họ bắt đầu lập hồ sơ để Medicaid của tiểu bang bắt đầu chi phí cho: khám sản phụ định kỳ ở bệnh viện trường ĐH gần đó, phiếu ăn uống cho sản phụ hàng tháng để bảo đảm đủ chất cho cả mẹ lẫn con. Cũng làm scan, thử đủ thứ như bất cứ trường hợp có mang nào khác. Khi tới ngày sinh nở cũng nằm như các sản phụ khác, cũng được chăm sóc không khác gì những người có tiền hay có bảo hiểm. Sau này họ cũng gởi bill cho biết tổng cộng chi phí cho 2 ngày sinh nở và nằm tại bệnh viên trên 11.000USD và chúng tôi không trả một đồng nào vì Medicaid đã trả tất cả. Những tháng kế tiếp hai mẹ con cũng được đi khám, chích ngừa đều đặn cho tới khi tôi có việc làm chính thức (vâng tôi học rút ngày đêm không hè hay nghĩ Đông gì cả ) và thu nhập gia đình đã qua khỏi mức được hưởng trợ cấp.
    Tôi cũng được biết nhiều trường hợp tương tự như thế.
  10. onelarge

    onelarge Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Em thích nhất câu này của bác, nhưng vì diễn đàn này không cho nói 3 cái chuyện chính trị nên thôi không xoáy sâu vào. Chứ ngày trước có 2 con lợn bệnh hoạn ở Đức nghĩ ra cái "Xã hội hoàn hảo" đó.
    Được onelarge sửa chữa / chuyển vào 05:22 ngày 30/09/2004
    Được onelarge sửa chữa / chuyển vào 05:24 ngày 30/09/2004

Chia sẻ trang này