1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồn Việt sau khi gia nhập WTO

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi dnet, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Hồn Việt sau khi gia nhập WTO

    Dịp mùng 2/9 vừa qua, tôi đang xem chương trình VTV1"Dấu ấn Việt Nam", đó là cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở về thế và đất nước Việt nam trước và sau khi ra nhập WTO, giữa các nhà nghiên cứu chính trị, doanh nhân, tri thức,nhà lãnh đạo...
    Cuộc đối thoại ấy đã cho tôi nhiều "dấu ấn sâu sắc",lúc đó có một cảm xúc dâng trào lên trong người tôi, tôi nhớ về Việt Nam, nơi tôi được sinh ra và lớn lên.Tôi qua ANH đến nay là hơn hai năm, ngày đầu tôi sang đây mọi người gặp tôi thường gọi tôi là người chinese , nói đến Việt Nam họ đều rất mơ hồ, và có người cho rằng vietnamese và chinese không khác gì nhau, tôi phải mất thời gian để giải thích sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và Trung Quốc, mỗi quốc gia có một nền văn hoá riêng biệt mang đậm "cá tính " riêng.
    Khi đọc bài trong diễn đàn này,tôi thấy như được trở về tuổi thơ tôi, một vùng quê ở miền bắc, tôi thấy các bạn đều có cảm xúc rất thực về quê hương đất nước, hy vọng rằng các bạn hãy giữ cho mình một tâm hồn Việt, để tạo nên bản sắc dân tộc mình không lẫn vào đâu được, khi mà sắp tới Việt Nam gia nhập WTO.
  2. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Mong các bạn hãy đóng góp thảo luận để thế nào giữ và phát huy văn hoá Việt Nam sau khi ra nhập WTO
    Thank!
  3. hangivy

    hangivy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc là mình không được xem cái chương trình gặp gỡ giao lưu giữa các nhà văn hoá,...doanh nhân về gia nhập WTO nhưng cho mình xin lỗi cái chủ đề này của bạn lập nghe có vẻ rất hợp lý nhưng...
    Thế này nhé,
    Thứ nhất: cái việc gia nhập WTO là một tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào muốn tham gia vào thị trường toàn cầu và không muốn bị tụt hậu.
    Thứ 2: Văn hoá là gì? Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm Vưn hóa được dùng theo nhiều nghĩa và theo nghĩa rộng "văn hoá bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra". túm lại thì văn hoá là sản phẩm của con người.
    Bởi vậy mà việc gia nhập WTO chỉ là một thay đổi tất yếu và việc thay đổi này sẽ kèm theo nó những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và nó sẽ là văn hoá Việt Nam.
    Tuy nhiên cũng có thể hiểu cái văn hoá mà bạn muốn đề cập đến trong bài này là " nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật, văn hoá phương đông, văn hoá làng xã" right?
    Không biết các bạn thế nào, nhưng mình đọc cuốn chiếc Lexus và cây Oliu của Thomas L. Friedman thấy bàn luận về những giá trị còn lại của mỗi quốc gia trong công cuộc toàn cầu hoá rất hay. Mỗi một quốc gia đều có một cây oliu biểu trưng cho những giá trị trường tồn của dân tộc, nhưng họ không thể núp mãi dưới bóng cây oliu được. Họ cần phải có những con đường lớn cho chiếc xe lexus. Việt nam cũng vậy trên con đường gia nhập WTO vào ngôi nhà chung của thế giới chắc chắn sẽ phải cắt bỏ bớt những phần rườm rà và thêm vào đó những chi tiết sắc nhọn và phù hợp hơn.
    Xin lỗi là mình nói hơi lan man nhưng việc phải bỏ qua một phần văn hoá truyền thống không còn phù hợp có thể cũng là một tất yếu khi mà bạn và cuộc sống không ngừng biến đổi.
    Lấy một ví dụ "văn hoá 8X" thế hệ 8X là một trong những thế hệ đầu tiên lớn lên trong cái nền kinh tế thị trường, mọi người thấy rõ đúng không, những tuýp người năng động tự tin, chủ động... cũng là văn hoá đấy. nhìn lại thế hệ 6 và 7x bạn sẽ thấy họ luôn lắc đầu lè lưỡi trước sự năng động của 8X lối chơi hết mình của 8x...
    vậy ở đây bạn muốn giữ cái gì? suy nghĩ của 7x hay thay nó bằng 8x?
    Phát huy cái văn hoá người Việt nghe là chính, gật đầu là xong, hay phải tranh luận và đưa ra chủ kiến ...
    hê he, viết vậy đã giờ busy roài. hôm nào viết tiếp
  4. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điều bạn nói là rất đúng "Không biết các bạn thế nào, nhưng mình đọc cuốn chiếc Lexus và cây Oliu của Thomas L. Friedman thấy bàn luận về những giá trị còn lại của mỗi quốc gia trong công cuộc toàn cầu hoá rất hay. Mỗi một quốc gia đều có một cây oliu biểu trưng cho những giá trị trường tồn của dân tộc, nhưng họ không thể núp mãi dưới bóng cây oliu được. Họ cần phải có những con đường lớn cho chiếc xe lexus. Việt nam cũng vậy trên con đường gia nhập WTO vào ngôi nhà chung của thế giới chắc chắn sẽ phải cắt bỏ bớt những phần rườm rà và thêm vào đó những chi tiết sắc nhọn và phù hợp hơn.
    Xin lỗi là mình nói hơi lan man nhưng việc phải bỏ qua một phần văn hoá truyền thống không còn phù hợp có thể cũng là một tất yếu khi mà bạn và cuộc sống không ngừng biến đổi"
    Tất nhiên cuộc sồng thay đổi và chúng ta phải thay đổi, ý tôi muốn nói ở diễn đàn này là làm thế nào phát huy tâm hồn Việt trong thời kỳ thương mại hoá, để tiếp thu được văn hoá nhân loại mà vẫn giữ được cốt cách Việt Nam.
    Ngày xưa, cha ông ta đã đổ xương máu cho sự độc lập của dân tộc mà giờ đây chúng ta lại hững hờ trước sự mai một của văn hoá truyền thống Việt.Độc lập dân tộc không có nghĩa là dân tộc đó không bị quân đội nước khác chiếm đóng, mà bây giờ chúng ta phải hiểu ra rằng độc lập dân tộc phải được hiểu thêm là đi liền với tự chủ và có nét văn hoá riêng.Bạn nghĩ thế nào khi thế hệ Y2KX sau này gặp bạn và nói chuyện với bạn bằng một thứ tiếng khác và chúng quên thế nào là tình gia đình ,hàng xóm.
  5. hangivy

    hangivy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    0
    Thật ra, khi đưa ra bất kỳ một vấn đề gì người ta đều phải có chung một cách tiếp cận. Xem cái mình cần giải quyết là gì, đưa ra các dẫn chứng, phân tích, rồi đưa ra giải pháp. right? Nói thật, tôi sợ nhất cái bệnh của các bác Việt Nam nhà mình khen nhau trong các đề án là " Đồng chí đã đưa ra rất nhiều vấn đề mặc dù chưa đưa ra được giải pháp nào cả...." Thế này nhé tôi sẽ chuyển câu đó thành " Các đồng chí không đưa ra được giải pháp nào trong khi đưa ra rất nhiều vấn đề" đồng nghĩa hẳn hoi nhé! hehe...thế là từ một câu rất positive chuyển ngay sang negative.
    Thôi quay lại nội dung chính.
    Truớc hết, cái đề bài của cậu ở đây là "làm thế nào phát huy tâm hồn Việt trong thời kỳ thương mại hoá, để tiếp thu được văn hoá nhân loại mà vẫn giữ được cốt cách Việt Nam."
    Giờ tôi phân tích nhé!!
    Tâm hồn Việt.
    Thế nào là tâm hồn Việt???
    Phải chăng đôi khi trong cuộc sống hối hả, chợt có một lúc nào đó ta dừng lại và chợt thấy luyến tiếc một điều gì đó, chợt nhớ tới con đường đỏ đất bụi ngày xưa tới trường, chợt nhớ tới cái giếng trong vắt đầu làng, hay cái cầu ao của nhà cô hàng xóm...
    Mỗi mùa xuân về chợt thấy mất đi một cái gì đó thiêng liêng, sự háo hức của thời trẻ con khi chờ đợi nồi bánh trưng chín, sợ tiếng pháo đến thế mà vẫn bịt tai ra đứng cửa để nhìn cả xóm châm lửa xác pháo bay tung, có bà già móm mém nhai trầu, ngồi bán trầu cau đầu chợ, cô hàng hoa có đôi quang gánh trĩu nặng mùa xuân...ừ tâm hồn người việt, cuộc sống người Việt, những nét dung dị của cuộc sống.
    Rồi...
    Tôi sinh ra trong một toà chung cư cao ngất, mới 3 tuổi mẹ gửi tôi vào một ngôi trường mà mức chi một tháng của tôi gấp 3 lần một người làm công ăn lương, học tiếng anh và hát các bài hát tiếng anh, tôi thuộc "10 indian''s boys" hơn là "con cò bé bé". vào lớp một,tôi phải đi học với cái cặp nặng trĩu đôi vai, rồi cấp II rồi cấp III rồi....rồi.... tuổi thơ của tôi là chiếc ôtô hàng ngày đến đón đưa, là bài tập không làm thì không có tương lai.
    Tôi khó chịu khi vào bữa ăn bố lại kể, ngày xưa ông bà nội nghèo lắm bố nửa ngày đi học nửa ngày phải đi vào rừng lấy củi đi bán. Trời!!! giờ mà bố làm thế là người ta gô cổ bố vào tù vì tội phá rừng đó.
    Ngày tôi đi làm, vì tôi chịu khó học từ bé nên tôi xin ngay vào được một công ty với mức lương mà nhiều người mơ ước. Một công ty đa quốc gia, trong công ty tôi, giao dịch chủ yếu bằng tiếng anh, làm việc ra làm việc, tôi mệt nhoài mỗi khi cuối ngày về nhà. Lại nghe mẹ kể '' ngày xưa hồi bé bà ngoại hay cho mẹ lên công ty chơi ở đó, rồi thỉnh thoảng các cô lại bắt mẹ chạy từ bàn này sang bàn kia mang cho tờ giấy hay cái bút, có hôm mua đồ ăn về bắt mẹ hát bằng cái giọng ngọng líu ngọng lô rồi mới cho ăn bánh. Làm thế thì ở công ty con không có chỗ đâu mẹ ơi.
    Một ngày trên đường đến công ty, tôi gặp một tai nạn. Con phố nhỏ quá, cô hàng hoa với gánh hoa nặng quá, sang đường bị hoa che khuất mắt, cô không nhìn thấy một chiếc otô đang trờ tới, gánh hoá tung toé, chiếc xe cứu thương rú còi nhức nhối. Giá như xã hội không còn những người vất vả như vậy, giá cả gánh hoa chắc chỉ bằng một giờ công của tôi. Ừ một ngày nào đó những cô hàng hoa sẽ là những bà chủ trong các shop hoa tươi trên phố.
    Một ngày, tôi đi chợ và không còn thấy bà già móm mém bán trầu cau đâu nữa. Phải rồi, có ai răng đen để ăn trầu nữa đâu, người ta đến nha sĩ hết rồi bà.
    Cốt cách việt Nam
    Thế nào là cốt cách Việt Nam?
    "Đoàn kết, độc lập tự chủ và ham học hỏi tinh hoa nhân loại là hòn đá tảng của bản sắc, của cốt cách người Việt Nam." -TS Lưu Tiền Hải. Oài, nói thật tôi nghe những câu này cứ như khẩu hiệu. cậu có thấy cái gì đưa vào trong thực tế cuộc sống trong câu này không? không biết bao nhiêu các huy chương vàng huy chương bạc học hỏi tinh hoa ở nước ngoài rồi ở tịt đó luôn??? Đoàn kết hả, tình hàng xóm hả? Chắc nhiều bạn đã từng nghe bài chửi con gà rồi đúng không " Con gà nhà bà nó ở nhà bà nó là con công con phượng, sang đến nhà mày nó là con thần đanh đỏ mỏ, nó móc mắt cả nhà mày ra...." hic!!!
    Thêm nữa, tôi sợ hơn cả là người Việt mình luôn sai hẹn, trời!! cứ đến giờ hẹn là ngồi móc mép để đợi partner đến rồi có khi 30 phút sau tới xin lỗi một câu lãng xẹt " urgent job", bó tay!
    " Ngày xưa, cha ông ta đã đổ xương máu cho sự độc lập của dân tộc mà giờ đây chúng ta lại hững hờ trước sự mai một của văn hoá truyền thống Việt"
    Cậu đã nghe câu " thời thế tạo anh hùng chưa?" Năm mậu thân 68 mà Đại Tướng Văn Tiến Dũng thành công thì lấy đâu ra ghi danh ''danh nhân thế giới" có đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Túm lại, cậu đưa ra một cái đầu bài rất hay, và rất vĩ mô, nhưng tôi kêu gọi các bạn cố thử nhìn sâu hơn sự việc đi, mình còn nhỏ mà " người nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình". Đừng cố khơi gợi cái mà gọi là tâm hồn việt, Cốt cách việt ra mà đàm luận vì nói thật, cái mà cậu gọi là bản sắc riêng, nó không gợi cho người ta một ý tưởng nào cả. Tôi chẳng biết bản sắc riêng của người việt là gì cả ( làm việc ăn cắp thời gian? hay sai hẹn? hay thay đổi hợp đồng? không nhất quán trong kinh doanh?.... có thể tôi chưa đủ thông minh và học vấn để hiểu chăng?) tôi yêu lắm cái văn hoá làng xã của Việt Nam, nhưng tôi cũng biết nó cần thay đổi, đặc biệt là trong kinh doanh, cậu không làm Chí Phèo được đâu, cậu vào sân chơi quốc tế rồi!!!
    Oài!! mình đúng là vô công rồi nghề hihi!!!vài câu luận đàm thế thôi,
    Anyways mình biết cậu chắc chắn là một người Việt Tốt.
    cheer
  6. skylines

    skylines Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    mình rất đồng tình với tinh thần " sẵn sàng" và " hội nhập" của hangivy nhưng mình chỉ thấy bạn không coi trọng đúng mức văn hoá và bản sắc dân tộc Việt mình. Bạn đã đề cập đến vấn đề những nhược điểm trong người việt xấu xí cần được để cho cơn gió toàn cầu hoá thay đổi. Còn dnet đưa ra vấn đề những bản sắc đẹp, những nét văn hoá truyền thống tốt và đáng tự hào cần được gìn giữ thì làm cách nào. Tôi thấy ý kiến của 2 bạn thực ra không trái ngược nhau. hangivy,Cũng như bạn nói " Tôi chẳng biết bản sắc riêng của người việt là gì cả " nên ý kiến của bạn mới có một chiều. Bạn đã hất chậu nước và đổ cả đứa bé rồi chăng?
    túm lại để định nghĩa và thống nhất một cách ngắn gọn và dễ hiểu về bản sắc văn hoá Việt tôi không làm nổi và tôi chắc có rất nhiều người cũng vậy. Nhất là về mặt thống nhất. Văn hoá vốn là thứ khó định hình. Mình không biết nó như thế nào thì làm cách nào giữ được. Giá có bác nào nói cho rỡ ràng ra được thì hay quá. Văn hoá là một bình diện sâu và rộng, hô hào xuông thôi thì người ta đã và vẫn làm, nhưng làm một điều gì cụ thể để tác động đến được sâu rộng thì...
    Tuy không nêu ra được giải pháp nào nhưng dù sao thỉnh thoảng có người gióng lên như thế mình cũng thấy đỡ quên.
  7. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    "Túm lại, cậu đưa ra một cái đầu bài rất hay, và rất vĩ mô, nhưng tôi kêu gọi các bạn cố thử nhìn sâu hơn sự việc đi, mình còn nhỏ mà " người nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình". Đừng cố khơi gợi cái mà gọi là tâm hồn việt, Cốt cách việt ra mà đàm luận vì nói thật, cái mà cậu gọi là bản sắc riêng, nó không gợi cho người ta một ý tưởng nào cả. Tôi chẳng biết bản sắc riêng của người việt là gì cả ( làm việc ăn cắp thời gian? hay sai hẹn? hay thay đổi hợp đồng? không nhất quán trong kinh doanh?.... có thể tôi chưa đủ thông minh và học vấn để hiểu chăng?) tôi yêu lắm cái văn hoá làng xã của Việt Nam, nhưng tôi cũng biết nó cần thay đổi, đặc biệt là trong kinh doanh, cậu không làm Chí Phèo được đâu, cậu vào sân chơi quốc tế rồi!!!"
    Rất cám ơn chị đã góp ý cho diễn đàn này, những điều chị nói rất đúng với một số người Việt bây giờ, có lẽ chúng ta ở trong một nền kinh tế tập trung lâu quá, và những ý nghĩa quan liêu đã làm mất đi những điều đẹp về con người mình, mong rằng khi ra nhập WTO mỗi chúng ta có thể khẳng định được chính mình.
    Được dnet sửa chữa / chuyển vào 20:08 ngày 26/09/2006
  8. hangivy

    hangivy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    0
    Ừ Mình cũng đang thấy mình vô trách nhiệm với chính bản thân về những lời nói đó, nhưng thật sự bản sắc riêng của người Việt nhà mình nó mơ hồ đến nỗi mà mình chẳng biết là gì cả. Vì cứ đọc xong các tài liệu lại thấy không phải mình, mình mà tệ thế à, hic!!!
    Thôi thì đằng nào cũng vậy nhân có cái diễn đàn này đã được gióng lên mình chép nguyên định nghĩa từ bài giảng của GS, TSKH, Trần Ngọc Thêm một đại sư phụ của cơ sở văn hoá Việt Nam ra đây để các bạn tham khảo rồi bàn luận thêm.
    Khái niệm văn hoá
    Khái niệm văn hoá được dùng theo nhiều nghĩa, nhưng có thể quy về hai cách hiểu chính: Nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
    Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo không gian, thời gian hoặc chủ thể.
    Giới hạn theo bề sâu, văn hoá được hiểu là những giá trị tinh hoa, mang tính chất tinh thần ( nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật...)
    Giới hạn theo bề rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá ẩm thực, văn hoá kinh doanh...) hoặc kién thức ( trình độ văn hoá, học văn hóa), ứng xử ( nếp sống văn hoá)
    Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng ( văn hoá Nam Bộ, văn hoá Phương Đông..)
    Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị của từng dân tộc, từng nhóm xã hội..( văn hoá Việt Nam, văn hoá đại chúng, văn hoá công ty...)
    Theo Nghĩa Rộng, văn hoá bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Chính với cách hiểu này, văn hoá là đối tượng của Văn Hoá Học.
    Đặc trưng tính cách văn hoá Việt Nam:
    1. Tính tổng hợp (ưu điểm: sức mạnh quân sự; nhược: óc phân tích kém)
    2. Tính cộng đồng ( ưu: đoàn kết; nhược: coi nhẹ cá nhân, bè phái, thiếu tinh thần hợp tác, dựa dẫm, xấu đều hơn tốt lỏi)
    3. Tính linh hoạt (ưu: dễ thích nghi, sáng tạo, giỏi bắt chước; nhược: tuỳ tiện, thiếu nghiêm minh trong pháp luật)
    4. Tính ưa hài hoà (ưu: vui vẻ, ung dung; nhược:đại khái xuề xoà, dĩ hoà vi quý, thái dộ không rõ ràng, không nổi bật, thiếu chí làm giầu, thiếu dứt khoát, rạch ròi, quyết đoán)
    5. Thiên về âm tính (ưu: thân thiện; nhược:chậm chạp, nhẹ lý, thiếu trách nhiệm)
    phù!! hoàn thành nhiệm vụ mệt quá, đi ngủ thôi!!
  9. Soi_vn98

    Soi_vn98 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Yên tâm đê. Bọn Tàu "cưỡi" Việt Nam hơn 1000 năm, bọn Tây "cưỡi" hơn 100 trăm mà Việt vẫn hoàn Việt đấy thôi. WTO đã là kái đinh j
  10. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    "Yên tâm đê. Bọn Tàu "cưỡi" Việt Nam hơn 1000 năm, bọn Tây "cưỡi" hơn 100 trăm mà Việt vẫn hoàn Việt đấy thôi. WTO đã là kái đinh j"
    Tôi cũng hy vọng là thế, nhưng hy vọng đó rất mong manh đối với những con người không hiểu hết WTO là gì, tôi không muốn Việt Nam là Mexico thứ 2.

Chia sẻ trang này