1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồn Việt sau khi gia nhập WTO

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi dnet, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    He he, nay mình mới có thời gian ngồi đọc lại các bài đã viết trong topic này và mình thấy một điều.
    1. Mình đồng ý với ý kiến của skylines là bạn hangivy nói không sai nhưng đấy là nói về ?oNhững thói hư tật xấu của người Việt? đúng hơn cái gọi là ?oHồn Việt? như dnet muốn nói.
    2. Tớ chưa đọc cuốn Lexus và cây Oliu nhưng nghe bạn giới thiệu qua tớ nghĩ mình biết nội dung sơ sơ của nó là thế nào. Tối qua tớ cũng ngồi đọc một loạt bài viết về những cái gọi là văn hóa, đạo đức, thói xấu,?etc. Cũng tương đối nhiều và biết ông Vương Trí Nhàn đang hứa hẹn cho ra cuốn sách ?oThói xấu của người Việt? mà được ông ý sưu tập, trích dẫn phân tích chủ yếu từ các cổ nhân chứ không phải do ông ý viết. Ông ý mới có ý định viết thôi mà nghe nói nó có vẻ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người và rất nhiều nhà xuất bản. Anyways! Vấn đề đó không bàn và tớ đang muốn nói cái ?oHồn Việt? hay ?oVăn hóa Việt? mà bạn dnet nói ở một khía cạnh nhỏ (Tớ mở ngoặc đơn nhấn mạnh là một khía cạnh nhỏ mà tớ hiểu thui nghen).Hội nhập. OK. Một vấn đề nóng bỏng và quá tốt dẫn đến nó là điều tất yếu của mỗi quốc gia nếu muốn đi lên cùng thế giới. Bỏ qua cái vấn đề đó nghen. Cái tớ muốn nói ở đây là sau khi hội nhập.
    Vì tớ không đủ trình độ cũng như chữ nghĩa để phân tích một cách sâu sắc nhưng vẫn khái quát cả vấn đề nên tớ lấy những ví dụ đơn giản quanh mình thôi.
    Hôm qua tớ đọc một câu của ông nhà văn nào nào đó quên mất tên rồi, ổng nói đại loại là :Người Việt Nam toàn biến những thứ tốt đẹp của thế giới thành những thứ xấu xa của mình mà rất nhiều người nằm trong giới trí thức.
    Ví dụ 1: Hội nhập và chúng ta biết đến văn hóa hát karaoke. Cái văn hóa này nó có gốc gác từ Nhật và được hội nhập vào nước ta. Nhưng thử xem những người Việt đã biến cái văn hóa này thành cái văn hóa gì?! Karaoke ôm, karaoke đèn mờ, karaoke chiều tím (Tìm chiếu). Rõ ràng một nền văn hóa nhỏ bị biến dạng sau khi hội nhập bởi ý thức và văn hóa của người Việt chưa cao. Một phần không hiểu biết sẽ đổ tội cho việc ?ohội nhập thế giới? nên nó mới thế! Từ việc karaoke bạn sẽ hiểu tới những vấn đề khác như việc đi ?ovũ trường? và etc
    Ví dụ 2: Hội nhập đồng nghĩa với việc văn hóa được hội nhập, nâng cao và khi văn hóa hội nhập thì mình nên học những cái hay, cái đẹp, và giữ những cái gì của mình để ai cũng biết mình có ?otài sản riêng?. Nhưng không! Hội nhập đồng nghĩa với việc ăn chơi phải thật máu, càng choáng, càng sốc mới được thiên hạ gọi là ?omở mang tầm nhìn? với việc tóc xanh tóc đỏ 7,8,9 màu trên đầu theo kiểu các ngôi sao của Korea, US, UK, stylist với các minh tinh của ?oHô lê út?, dùng xe bạc tỉ và uống những chai rượu bạc triệu mà quên đi rằng Việt Nam còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Với bọn ?otây ba lô? thì liếc mắt cúi nhìn ngưỡng mộ còn với người Việt thì dửng dừng dưng bước qua mặt. Cái đó có phải gọi ?olà văn hóa sống? theo thời hội nhập không?! Và số đó đang chiếm ngày càng đông trong giới trẻ.
    Tớ trích nguyên văn của một teen Singgapo tới Việt Nam và nhận xét về đất nước mình nhá: ?oNước Việt Nam rất nghèo nhưng người Việt Nam rất giầu. (vật chất ). Việc đó được thể hiện qua các loại xe tớ đã thấy ở Hà Nội và TP.HCM. Ở Sing bọn tớ đi lại, di chuyển chủ yếu bằng các loại xe công cộng, tàu điện ngầm chứ ít teen nào đi xe đắt tiền như thế mặc dù có tiền?. Teen tức là độ tuổi dưới 18. Còn mình?! Tớ đảm bảo một việc ví dụ bây giờ có người nói rằng: Bạn thật giống người Nhật hoặc trông bạn thật giống tây hoặc người Hoa hay Hồng Công hay gì gì đó nhiều người chả tớn lên và thầm tự hào, tự kênh kiệu với lòng mình mà không nghĩ đó là một nỗi nhục ngay ấy à. Phủ nhận mình là người Việt Nam thì lấy đâu ra thế giới biết tới Việt Nam. Cái đó có phải là văn hóa thuộc về ý thức và trình độ nhận thức?! Tất cả những việc như thế được phản ánh lên một phần cái gọi là ?ohồn Việt?.
    Từ lúc đất nước chỉ có 25 triệu dân Tản Đà đã viết.
    Dân hai lăm triệu ai người lớn
    Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.
    Nhưng giờ con số đó lên tới tận 80 triệu. Nếu như số lần dân tăng lên bằng số lần văn hóa tụt xuống như thế thì thật đáng tiếc
    Túm lại đến đây tớ hết hứng. Nếu có hứng hồi sau quay lại để tiếp tục làm gà rừng cãi nước sôi. Nếu không hứng thì tớ chỉ im lặng thui.
    Bibi nghen
  2. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Nói về cái xấu của người Việt chúng ta thì chúng ta kể cả ngày không hết, nhưng các bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao có chưa?
    Tôi đồng tình với ý kiến của chị hangivy :"các bạn cố thử nhìn sâu hơn sự việc đi, mình còn nhỏ mà " người nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình". Đừng cố khơi gợi cái mà gọi là tâm hồn việt, Cốt cách việt ra mà đàm luận vì nói thật, cái mà cậu gọi là bản sắc riêng, nó không gợi cho người ta một ý tưởng nào cả. Tôi chẳng biết bản sắc riêng của người việt là gì cả ( làm việc ăn cắp thời gian? hay sai hẹn? hay thay đổi hợp đồng? không nhất quán trong kinh doanh?.... có thể tôi chưa đủ thông minh và học vấn để hiểu chăng?) tôi yêu lắm cái văn hoá làng xã của Việt Nam, nhưng tôi cũng biết nó cần thay đổi, đặc biệt là trong kinh doanh"
    Tôi đã nghĩ về vấn đề xuống cấp về văn hoá VN, tôi nghĩ rằng có phải chúng ta đang chịu trong một thể chính trị không phù hợp , đã làm dẫn đến những thói vô văn hoá bùng phát phát triển không, biết rằng đây là một diễn đàn phi chính trị nên tôi ko muốn nói nhiều đến chuyện đó.
  3. iluvhn

    iluvhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2005
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Chả yên tâm tẹo nào.
    Đồng ý là vẫn Việt vẫn hoàn Việt. Nhưng Bác đã bao giờ thử đặt câu hỏi: nước Việt đã khác trước như thế nào chưa?
    Sau 1000 năm "Tàu cưỡi": cái gì còn lại thuần Việt? cái gì là du nhập từ Tàu?
    Sau 100 năm "Tây cưỡi": cái gì là du nhập từ VN Pháp?
    Chỉ so sánh đơn giản: từ sau thời "mở cửa" .. 15 năm .. bạn thử xem 1 7X tiêu biểu và 1 9X tiêu biểu xem có khác kô?
    Mà chủ yếu là du nhập chứ "tinh hoa hồn Việt" ở đâu, chỉ cho mình cái.
    @dnet: bạn giải thích về "hiện tượng Mexico" cho mọi người cùng hiểu được kô???
  4. hangivy

    hangivy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    0
    Chả yên tâm tẹo nào.
    Đồng ý là vẫn Việt vẫn hoàn Việt. Nhưng Bác đã bao giờ thử đặt câu hỏi: nước Việt đã khác trước như thế nào chưa?
    Sau 1000 năm "Tàu cưỡi": cái gì còn lại thuần Việt? cái gì là du nhập từ Tàu?
    Sau 100 năm "Tây cưỡi": cái gì là du nhập từ VN Pháp?
    Chỉ so sánh đơn giản: từ sau thời "mở cửa" .. 15 năm .. bạn thử xem 1 7X tiêu biểu và 1 9X tiêu biểu xem có khác kô?
    Mà chủ yếu là du nhập chứ "tinh hoa hồn Việt" ở đâu, chỉ cho mình cái.
    @dnet: bạn giải thích về "hiện tượng Mexico" cho mọi người cùng hiểu được kô???
    [/quote]

    Bài trước tôi đã dùng giáo trình của giáo sư TSKH Trần Ngọc Thêm để dẫn về văn hoá Việt Nam.
    Để tăng tính khoa học cho chủ đề này, hôm nay tôi xin trình bày một số thông tin mà tôi có được giải thích những lợi ích khi gia nhập WTO đồng thời bạn dnet có YM nhờ tôi giải thích hiện tượng Mexico nên tôi sẽ cố gắng gộp lại và viết với chừng mực mà tôi có thể hi vọng là có thể giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về WTO.
    Trên thực tế hiện tượng Mexico mà bạn dnet nêu trên ở một khía cạnh nào đó thì không liên quan nhiều đến chủ đề của bài viết, tuy nhiên sự khủng hoảng kinh tế và những bất cập mà Mexico phải chịu đựng khi gia nhập vào WTO trong thời điểm chưa chín muồi cũng là một bài học đắt giá cho Việt Nam khi định gia nhập sân chơi này.
    Mexico gia nhập WTO ngày 1/1/1995 trong khi các tiềm năng kinh tế còn hạn chế và nền kinh tế đang khủng hoảng nghiêm trọng với sự mất giá của đồng peso, GDP giảm xuống còn 7% lạm phát tăng hơn 50%, thất nghiệp tăng cao tạo thành một làn sóng di cư sang Mỹ.
    Tại thời điểm này khi gia nhập WTO Mexico gần như mất đi quyền kiểm soát đầu tư. một số công ty của Mỹ đã lợi dụng được điểm yếu này và đã từng có một vụ kiện làm Mexico điêu đứng. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, một lượng lớn công ăn việc làm được tạo ra nhưng trên thực tế kết quả của GDP không hề như mong đợi.
    Tóm lại, Việt Nam chúng ta thường có câu "hội nhập nhưng không hoà tan" thì đây chính là lúc chúng ta phải suy nghĩ sâu hơn về câu nó đó để nó không chỉ là một câu nói mà phải là hành động, Giữ lại cái mà chúng ta cần phải giữ. Cần phải có những key của nền kinh tế để không là một Mexico thứ 2.
    Về WTO:
    WTO là từ viết tắt của "World Trade Ognization" - tổ chức thương mại thế giới. Khi bạn gia nhập WTO nghĩa là bạn phải sống trong một môi trường quốc tế, chịu sự điều chỉnh của luật chơi quốc tế...Nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho những con hổ lớn, nhưng cũng sẽ không nề hà bóp chết những con thú nhỏ.
    WTO có thể ví như một cánh rừng nguyên sinh, trong đó các con vật tự tìm ra phương thức sống một cách hoà bình, nhưng cần thiết phải khôn ngoan để không bị các con thú lớn ăn thịt.
    Trung Quốc là một ví dụ của sự thành công khi gia nhập WTO. thật ra với giới hạn của chủ đề chúng ta tôi không đi sâu vào phân tích kinh tế nhưng trên thực tế ta đều biết " có thực mới vực được đạo" kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến cuộc sống thay đổi và từ đó dần dần hình thành lối sống mới. Người dân Trung Quốc giờ đây cũng đang trải qua một thời kỳ xáo trộn mạnh mẽ giữa hai lối sống của thế hệ 8X "quả dâu tây", và thế hệ cũ với những lề thói cũ.
    Tuy nhiên ta không thể phủ nhận cái lợi rất lớn từ việc gia nhập WTO với 10 lợi ích như sau:
    THE 10 BENEFITS
    1. Peace - hoà bình
    2. Disputes - giải quyết các vấn đề tranh chấp
    3. Rules - Tuân theo luật chung quốc tế
    4. Cost of living - Chi phí cho cuộc sống giảm nhờ các chính sách thuế
    5. Choice - Người dân có nhiều sự lựa chọn hơn
    6. Incomes - Thu nhập bình quân tăng lên
    7. Growth and jobs - cơ hội việc làm và chứng minh năng lực cho người giỏi
    8. Efficiency - nên kinh tế minh bạch và hiệu quả hơn
    9. Lobbying - giảm bớt tham nhũng và các quan liêu
    10. Good government - chính phủ năng động và hiệu quả hơn
    Qua 10 lợi ích này ta thấy người dân sẽ được lợi rất nhiều. Tuy nhiên trên khía cạnh vĩ mô thì chính phủ chúng ta còn phải điều chỉnh rất nhiều.
    Tôi không biết mình thu thập thông tin từ đâu, nhưng nghe nói rằng thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải nai lưng ra trả nợ cho những lãng phí và tham nhũng mà chúng ta đang mắc nợ hiện nay và rằng cứ mỗi sáng mở mắt ra thì con cháu chúng ta đã phải trả nợ tới cả tỉ đô la cho những xây dựng không theo quy hoạch của ngày hôm nay. Vậy thì khi gia nhập WTO những minh bạch về tài chính chắc chắn sẽ làm bớt đi gánh nặng cho thế hệ con cháu chúng ta.
    Tôi xin lỗi đã đi hơi xa cái chủ đề mà dnet đã nêu "cái hồn việt" của chúng ta ở đây chính là cái nét đẹp mà người Việt cần phải giữ lại khi thế lực kinh tế và thương mại đang làm đảo điên nền kinh tế và xã hội.
    Tôi cho rằng cái hồn việt mà chúng ta mang ra thảo luận này chắc chắn sẽ còn nếu như chúng ta biết cách gìn giữ những bản sắc dân tộc thông qua văn hoá cộng đồng cái tinh thần người việt tương thân tương ái.
    Tôi vừa trải qua một hành trình 3 ngày leo đỉnh Fansipan, sống trong rừng già hoang sơ, làm bạn với các porter người dân tộc Mông và tôi cũng thấm, đúng!!! chỉ khi chúng ta cô đơn, và chúng ta gian khổ thì tính cộng đồng mới trỗi dậy trong chúng ta. Liệu có thể không khi chúng ta đang vui vẻ, hạnh phúc chúng ta vẫn có được những tình thương và tinh thần cộng đồng như vậy???
    Bài viết này không hoàn toàn bác lại những gì tôi đã viết ở trang trước mà theo các bạn là tôi viết về người Việt xấu xí bởi vì, trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại song song cái xấu và cái tốt, lúc nào đó cái tốt lấn át cái xấu và chúng ta trở nên đáng yêu hơn. Chỉ có các bạn, nhưng thanh niên ưu tú của thế hệ mới hãy tự trau dồi cho mình bản lĩnh để giữ lại "hồn việt" bằng những buổi giao lưu, sinh hoạt cộng đồng, và bằng tình thương với những người xung quanh.
    Cảm ơn đã đọc nhé !!!
    Được hangivy sửa chữa / chuyển vào 13:58 ngày 11/10/2006
  5. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Mấy nay mình bận một chút việc, nên không thể trả lời ngay cho bạn iluvhn được, nên mình đã nhờ chị hangivy, một người có kinh nghiệp và am hiểu kinh tế hơn mình giải thích cho bạn dõ.
    Thực ra hiện tượng Mexico sau ra nhập WTO không liên quan gì đến" Hồn Việt sau khi ra nhập WTO" topic mà mình đã lập ra, mình chỉ muốn nói, không muốn nền kinh tế nước mình không bị như thế sau khi ra nhập WTO, vì ít gì vật chất cũng quyết định lên tính" Hồn Việt "
    Cảm ơn mọi người khi đã đưa ra những tật xấu của người Việt, như mình đã nói rồi đấy nếu mà kể ra thì rất lâu, mà bây giờ chúng ta hãy đưa ra những ý kiến làm thế nào giữ được nét văn hoá của đất nước mình, mình không phải là một nhà văn hoá học, mình mới đang là một sinh viên kinh tế, mình đưa ra ý kiến này có gì các bạn đóng góp và thảo luận nhé:
    Theo quan điểm của mình chúng ta bắt tay vào đổi mới giáo dục đi á, để giáo dục cho những thế hệ trẻ thế nào là hiểu quê hương mình. Ngày xưa khi tôi học phổ thông khi học những môn Xã hội, tôi luôn được nhồi nhét vào đầu đại loại như: "đất nước ta giàu đẹp vô cùng, khoáng sản vô cùng phông phú, hay chủ nghĩa cộng sản đào hố chôn vùi chủ nghĩa tư bản" và khi lên đại học tôi phỉa nhồi sức ra học những môn chủ nghĩa Mac - Lên nin. Tôi dám cá với các bạn rằng có khoảng 90% sinh viên Việt Nam không bao giờ thích học những môn đó, tại sao chúng ta không đưa vào môn Việt Nam học để đưa vào các trường đại học, để chúng ta biết nhiều về đất nước mình hơn, hơn là những môn sặc mùi lý luận chính trị như trên, chúng ta nên thực tế minh bạch để chúng ta biết mình đang ở đâu so với nhân loại, Việt Nam giàu ư, lắm khoáng sản ư, chỉ có một mỏ than ở Quảng Ninh, mỏ vàng ở Quảng Nam thì đã bị người Pháp khai thác gần hết, mỏ dầu ngoài khơi nam biển đông liệu còn đủ bao nhiêu năm nữa......
    Chúng ta cứ ca ngợi chúng ta, để rồi những người như chúng tôi đã thất vọng khi ra ngoài đời biết rằng những điều đó chỉ là sáo rỗng, cộng thêm những bộ phận quan chức tiêu cực, tham nhũng đã tạo nên thanh niên hệ Việt bây giờ không có phương hướng, kéo theo đó là những suy thái đạo đức, bây giờ nếu bạn nói chuyện với bất kỳ ai vậy bạn thử xem có ai quan tâm đến tình hình đất nước hay chỉ là quan tâm sau này mình làm được bao nhiêu tiền, và kiếm như thế nào, rồi quên tính cộng đồng tình làng xóm.
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Vâng thưa bạn dnet. Bạn nên sửa lại là "rõ" chứ không phải "dõ" ạ! Chỉ có mình quen nói là "dõ" vì không phát âm được chữ "R" cho chuẩn thôi nhưng viết thì phải viết là "Rõ". Ngôn ngữ tiếng Việt cũng làm lên "hồn Việt".
  7. dnet

    dnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi mọi người, mình viết sai lỗi chính tả, rất cảm ơn góp ý của bạn silver_place .
  8. dream_nice

    dream_nice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ mong vào WTO giống như cái vụ cải cách ruộng đất năm 45, hi vọng người cày có ruộng

Chia sẻ trang này