1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Honda Rebel-Steed : Đoàn Kết - Chia Sẻ - Giao Lưu ( Part 10 )

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi toannn76, 20/06/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AKmigo

    AKmigo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    921
    Đã được thích:
    0
    Chào các cụ![:D]
    Mấy chú cún đẹp quá!:-bd
    Lên kế hoạch chạy tua trong ngày đê![r2)]
    Chúc các bác một ngày vui![r2)]
    P/s: Trang này bị lởm hay sao mà thứ tự bài post nhảy tùm lum[r37)]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Lão Trâu chỉnh lại giờ trên máy tính đê![r23)]
  2. AKmigo

    AKmigo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    921
    Đã được thích:
    0
    Sao bài bác post lại là lúc 19:23 !?!?!?[r23)]
  3. khoai.lang

    khoai.lang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    563
    Đã được thích:
    0
    Quái gần 11h rùi mà chưa thấy tin nhắn hay cuộc đt nào nhể ,các ông tám đi đâu hết rùi ta???
  4. toannn76

    toannn76 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    1.304
    Đã được thích:
    50
    Ku chỉnh time zone lại đi, thông thường là GMT +7: Bangkok,Hanoi,Jakata. Xong rồi chỉnh time lại cho đúng.
  5. tuananhRB

    tuananhRB Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2010
    Bài viết:
    1.594
    Đã được thích:
    22
    Chán như con gián:((:((, lúc rảnh rủ hẻm ai đi[r23)][r23)][r23)][r23)], CUỐI TUẦN ĐI ĐÀ LẠT :-":-":-"
  6. thaihoabinh

    thaihoabinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi các cụ!

    Em lặn hơi lâu quá nên vào hỏi thăm các cụ 1 chút ah, em vừa làm chuyến chinh phục Fansipan về, có ghi lại ký sự các cụ xin gửi đây để các cụ ném đá ah:
    http://nguyenhuutrong.com/phuot/fansipan-noc-nha-dong-duong/

    Chúc nhà Bel luôn phát triển thịnh vượng, hẹn gặp lại cả nhà ở Sài Gòn ah :)

    Thân mến,
    Trọng
  7. phatraumagma

    phatraumagma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2008
    Bài viết:
    3.011
    Đã được thích:
    3
    em đặt con cái trắng tuyết nhé.
  8. phatraumagma

    phatraumagma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2008
    Bài viết:
    3.011
    Đã được thích:
    3
    Em tìm chổ để chỉnh mà ko thấy, Riêng giờ trên máy tính của em thì chuẩn mà~X~X~X~X~X
  9. phatraumagma

    phatraumagma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2008
    Bài viết:
    3.011
    Đã được thích:
    3
    Cái máy em thì nó thế này: (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
    Mà ko tìm thấy GMT đâu hết ~X~X~X~X~X
  10. toannn76

    toannn76 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    1.304
    Đã được thích:
    50
    @ku Phát :
    Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật.

    Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số không, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây.

    Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

    Ngày 1 tháng 1, 1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UT1 được dùng, thay GMT, để tuợng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.

    Hiện nay, Việt Nam dùng múi giờ UTC +7.

    Một múi giờ là một vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là giờ địa phương. Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng một thời gian.

    Trên Trái Đất, thời gian biến đổi dần dần từ Đông sang Tây. Tại một thời điểm xác định, có vùng đang là buổi sáng, có vùng khác lại đang là buổi tối. Trong lịch sử, người ta dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau. Khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển, sự biến đổi liên tục về giờ giấc giữa các kinh tuyến gây trở ngại đáng kể. Các múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Các đồng hồ của từng vùng được lấy đồng bộ bằng thời gian tại kinh tuyến trung bình đi qua vùng. Mỗi vùng như vậy là một múi giờ.

    Có thể dùng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch giờ giữa các múi giờ là 1 giờ, một con số thuận tiện. Tuy nhiên, việc phân chia trên chỉ là cơ sở chung; các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước địa phương, có yếu tố quan trọng của việc thống nhất lãnh thổ quốc gia. Do vậy trên bản đồ thế giới, có thể thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ có thể không bằng 1 giờ.

    Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với giờ UTC (xấp xỉ bằng giờ GMT trong lịch sử) là giờ tại kinh tuyến số 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh.

    Một số địa phương có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ như, vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè, chỉnh giờ sớm lên một giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp.

    Giờ phối hợp quốc tế hay UTC, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. "UTC" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh "CUT" (Coordinated Universal Time) và viết tắt tiếng Pháp "TUC" (temps universel coordonné). Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (GMT, tiếng Anh: Greenwich Mean Time) do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ thứ 19, sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: Universal Time). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế.
    Giờ quốc tế có vấn đề là vì nó định nghĩa một ngày là thời gian Trái đất quay quanh trục của chính nó, tuy nhiên, tốc độ này không cố định, độ dài ngày theo UT không phải lúc nào cũng như nhau.
    Để giải quyết vấn đề này, vào giữa những năm 1980 người ta chuyển sang dùng UTC là chuẩn dùng giờ nguyên tử quốc tế (TAI), được Văn phòng quốc tế về khối lượng và độ dài (tiếng Pháp: Bureau International des Poids et Mesures, BIPM) đặt ở (Pavillon de Breteuil thuộc vùng Sèvres ở Pháp) định nghĩa dựa trên hàng trăm đồng hồ nguyên tử xezi trên khắp thế giới.

    Lịch sử giờ GMT

    Tín hiệu đồng hồ được gửi từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich mỗi giờ một lần bắt đầu từ 5 tháng 2, 1924.

    Với sự lớn mạnh của ngành hàng hải Anh, những người so sánh giờ Mặt Trời của họ với giờ GMT để suy ra kinh độ, giờ GMT bắt đầu được truyền bá trong hàng hải thế giới. Các múi giờ của hàng hải cũng được hình thành dựa trên số giờ hay số "nửa giờ" sớm hơn hay muộn hơn GMT.

    Giờ GMT (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần Luân Đôn, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0.

    Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của Mặt Trời, quan sát tại Greenwich, nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Thực tế, chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không thực sự tròn mà theo hình elíp, với tốc độ thay đổi trong năm, dẫn đến chênh lệch giờ Mặt Trời trong một năm lên đến 16 phút (có thể tính được theo phương trình thời gian quỹ đạo). Một cách khắc phục là lấy trung bình quanh năm và giờ GMT là giờ Mặt Trời trung bình của năm.

    Trái Đất tự quay quanh mình cũng không đều, và có xu hướng quay chậm dần vì lực thủy triều của Mặt Trăng. Các đồng hồ nguyên tử cho ta thời gian chính xác hơn sự tự quay của Trái Đất. Ngày 1 tháng 1, 1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UT1 được dùng, thay GMT, để tuợng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.

    Trong ứng dụng dân dụng, ngay cả Tín hiệu Giờ Greenwich phát từ Vương quốc Anh cũng dùng UTC; tuy nhiên nó vẫn hay bị gọi nhầm là GMT.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Có pác Mì, ae làm tour ngắn en nhậu đi. Lịch trình : Bến Tre or Biên Hòa đây???

Chia sẻ trang này