1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền La Phù Sơn - Ai có thắc mắc gì về HG LPS xin vào đây

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi unrepeat, 13/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Cùng Tuyhiep ,
    - Khi đang cảm nếu thân thể không đuối sức lắm thì vẫn kéo nội công để bật mồ hôi ra sẽ giải cảm , nhưng phải tránh gió . Kinh nghiệm này thông qua con trai anh , mỗi lần ớn lạnh hay khó chịu là cậu ta kéo nội công bật mồ hôi ra , xong lau người đi nằm nghỉ là ngày hôm sau khỏe lại ngay . Và anh cũng có 1 lần khi anh bị cảm , anh kéo nội công mà nửa người của anh có mồ hôi rịn rịn , còn nửa người bên kia khô queo , cũng lạ .
    - Kéo nội công không anh nghĩ cũng đủ để thân thể nở nang và gân guốc , như bức hình anh Huỳnh tấn Đức ngay trang đầu tiên của website www.hong-gia.org . ***g ngực của anh nhìn khá dày , nhiều người chạm thử đều ngạc nhiên vì không phải thịt như tập tạ mà là khung xương ngực nở ra , mặc dù anh không hề cố tình thở hít khi kéo nội công .
    - Ngoài kéo nội công ra không cần tập thêm gì khác để phát huy lực bật của gân .
    Cùng các bạn ,
    - Thời gian cuối năm nên tôi cũng rất bận , do đó chưa làm được việc post lại động tác số 1 theo như lời hứa . Mong các bạn thông cảm .
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    -------------------------------
    OK, tôi hiểu ý bạn định nói rồi, nhưng đấy là nói tới những vận động viên thể hình chuyên nghiệp thôi như: Lý Đức, Phạm Văn Mách, Chu Bằng Vũ,..... thì có ảnh hưởng còn đa phần chỉ tập phong trào, và với võ thuật nói chung cũng vậy mọi người đa phần chỉ tập phong trào, võ thuật đỉnh cao giờ còn được mấy ai ? nếu còn thì cũng đã luống tuổi hoặc đã già rồi.
    Nói về võ thuật thì rất dài, nhiều phương pháp tập của người xưa truyền lại - không biết có phải các tiền bối truyền lại hay các huấn luyện viên đó tự nghĩ ra nữa, nhưng rất nhiều nơi tập võ lại truyền dạy nhiều phương pháp còn không đúng với lý thuyết và phương pháp huấn luyện võ thuật thật sự nữa kia, với những phương pháp đó người tập chỉ nhìn thấy mỗi cái hình, hoặc gọi là tập thể dục chứ chẳng phải là tập võ (võ thể dục)......
    Vậy đấy bạn ạ, thời nay người ta cũng chẳng mấy quan tâm đến võ thuật thật sự nữa, nếu còn thì cũng thu nhận rất ít học trò hoặc cũng rất ít người theo học.
    Nên nếu là võ thể dục thì tập tạ lại có ích với họ hơn, vì chí ít họ còn nhìn thấy được sự tiến bộ của bản thân mình.
  3. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Xin chào Vxq_01, ngay cả là võ Thiếu lâm thì tôi chưa nói đến dòng Nhuyễn công nhé , thì dòng Nghạnh công ( nói chung là cả Cương và Nhu ) thì cũng không bao giờ được tập tạ , tập xà cả . Còn về Lý tiểu Long , mặc dù đấy là thần tượng của tôi nhưng tôi cũng phải công nhận là Lý tiểu Long chưa bao giờ có thể thể hiện được hết những kỹ thuật khéo léo tinh xảo mà võ Thiếu lâm Tự có được , bởi vì Lý tiểu Long chưa từng học võ Thiếu lâm , bạn hãy xem lại những đoạn phim của Lý tiểu Long mà xem ( mặc dù Lý tiểu Long rất giỏi về võ thuật ) Xin chào Thieulam_vietnam , bây giờ mình cùng lật lại vấn đề nhé : Trong nghệ thuật xiếc thì bên nhào dẻo và tung hứng khác hẳn với bên chân đế và hình tượng , mà nhào dẻo và tung hứng thì cần phải có tiểu xảo , khéo léo đến không thể tưởng tượng nổi . Còn trong thể thao đơn thuần thì môn xà đơn , xà kép và đẩy tạ khác hẳn với thể dục dụng cụ và thể dục nghệ thuật , ai dám bảo là xà đơn , xà kép và đẩy tạ không có bài tập tốc độ , nhưng thể dục dụng cụ và thể dục nghệ thuật ngoài sự nhanh lẹ về tốc độ ra thì còn có sự khéo léo , tiểu xảo mà ít môn thể thao nào có được ( tiểu xảo khác với tinh xảo nhé , vì tinh xảo thì môn nào cũng phải đạt được nếu muốn vươn tới đỉnh cao ) Mình quay lại nhé : Võ Thiếu lâm nói riêng và võ Trung Hoa nói chung ngoài sự nhanh lẹ cần phải có về tốc độ như những môn võ khác thì lại cần phải có sự khéo léo trong đòn thế , chiêu thức ( đừng nên so sánh quả đấm của Quyền anh với cái vung tay của võ thuật Trung Hoa nhé ) Mà nếu khi đã tập tạ , tập xà rồi thì sự khéo léo và nhanh lẹ đó sẽ không bao giờ bằng người không tập tạ , tập xà cả . Không cần nhiều , bạn hãy đấm thử vài quả xem nó nhanh đến mức nào , rồi hôm sau bạn hãy nâng tạ ( 30kg thôi ) khoảng 20 lần , sau đó lại đấm thử vài quả và so sánh xem có khác hẳn với mấy quả đấm hôm qua không . Công nhận là khỏe thì có khỏe , nhưng ..... Ngoài ra sự khéo léo và nhanh lẹ của võ Trung Hoa còn ở Bộ pháp , Thân pháp , Thủ pháp , Cước pháp và Nhãn pháp ( chỉ nói riêng nếu tập xà , tập tạ thì Nhãn pháp của bạn sẽ mất linh . Mà bạn phải nên hiểu là Nhãn pháp luyện khó lắm , trong 6 pháp thì Nhãn pháp luyện khó chỉ sau có Tâm pháp thôi . Có người tập võ cả đời còn chưa luyện được Nhãn pháp đấy bạn ạ ) Còn nữa : Ai dám bảo là chỉ luyện võ không thôi mà hình thể lại không đẹp , có nhiều người chỉ luyện võ không thôi mà tôi nhìn đã muốn mê rồi , chưa nói đến cái lũ đàn bà con gái đâu nhé . Bạn nhìn vận động viên thể dục nghệ thuật và điền kinh chưa , quá đẹp đấy . Mỗi một môn thể thao mang lại một vẻ đẹp riêng bạn ạ . Xin chào các bạn nhé .
  4. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Em tưởng có 8 pháp???
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, lục hợp bát pháp em biết là bác thuộc như cháo chan rồi, nhưng mà cái này biết đâu ở phái khác là bí truyền thì sao, nhỡ không dưng có một ông đến thách đấu vì tội lộ bí mật bản môn(của ông ấy) thì thật là ách giữa đàng lại quàng vào cổ.
    Còn về mặt cơ thể học mà nói thì y học phương Tây có tìm ra rằng ở người có 2 loại cơ: cơ chậm và cơ nhanh, cơ nhanh thì khối lượng bắp cơ nhỏ,tạo được gia tốc lớn, nhưng có nhược điểm là chóng mỏi, kém bền. Cơ chậm thì khối lượng bắp cơ lớn, tạo gia tốc nhỏ(không phải tốc độ đâu nhớ) nhưng sinh ra lực mạnh, lâu mỏi.
    Từ đây có thể thấy tuỳ theo yêu cầu của phái võ mà có chế độ tập luyện thích hợp, có tạ hay không có tạ. Có một trang web của 1 võ sư Wushu Trung quốc thì giới thiệu cả 1 số động tác tập tạ đơn, tập cơ cẳng tay bằng 1 đĩa tạ tiếc là đã vứt đường link đi đâu rồi. Trong sổ tay võ thuật ,một lần xem ké ở hàng báo có ảnh một võ sinh TLT đời nay chân đứng mai hoa thung, hai tay đỡ 1 khúc gỗ to, tôi cứ tạm coi là tập tạ.
    Còn bác nào tập Nam quyền chắc có nghe đến thạch toả(khoá đá), còn luyện hổ trảo thì hình như còn tập cả tạ ngón.
    Nói tóm lại, thông tin tham khảo thì nhiều nhưng cơ bản là cứ phải theo thầy, đúng giáo trình, đúng khối lượng tập mà giọt
  6. Minhvodang

    Minhvodang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Muốn hỏi anh TVTT là khi tập Nội Công HGLPS có cần tập bổ trợ thêm gì nữa không? Vì theo đệ biết thì các môn sinh luyện tập HGLPS có những bài tập khởi động và làm lỏng rất tốt cho việc luyện cơ. Những phương pháp bổ trợ này sẽ làm tăng khả năng bật gân và phát kình rất tốt về sau. Xin ý kiến của anh nhé.!
    Được minhvodang sửa chữa / chuyển vào 03:25 ngày 10/12/2005
  7. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Đúng như Minhvodang nói , nhưng trên diễn đàn này tôi chỉ muốn các bạn tập thử động tác số 1 trong 1 thời gian 30 ngày , sau đó các bạn thấy có kết quả cho sức khoẻ hoặc các bạn thấy thích thì xin đến lớp tập tại các câu lạc bộ sẽ được hướng dẫn đầy đủ hơn . Vì thật ra các động tác nóng người của LPS đã phần nào được ***g vào thân pháp của Thái Gia và bộ pháp của Lý Gia rồi .
  8. tuyhiep

    tuyhiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    133
    Thưa anh Thọ! Không biết ở bên anh môn phái HGLPS có đông người tập không , chứ ở VN em thấy có khá ít người tập, một sân tập cao lắm là khoảng 15 người học , mà cũng chỉ có 1 số quận có thôi,nhiều lúc nhìn sang sân tập của các phái khác như Karate, Teakwondo ...rất đông người học cũng cảm thấy chạnh lòng. Trong khi tập em luôn cố gắng tập hết mình và động viên các anh em mới học là hãy nhẫn nại,cố gắng tập từ từ sẽ có kết quả theo thời gian, nhưng nhiều người tập chỉ mấy tháng rồi nghỉ, hỏi thì họ nói đứng 1 chỗ kéo đơn hoài chán quá, tập môn khác có đấm đá , nhảy nhót, song đấu thích hơn.

    Em có bàn vấn đề này với thầy ( Hồng đai 2 đẳng) thì thầy nói chính vì vậy mà chương chình tập luyện HGLPS bây giờ giảm tải khá nhiều so với trước đây để người tập theo được dễ dàng hơn, không ngán mà bỏ . Nhưng theo em thì vẫn cần nên giữ nguyên chuơng trình và cường độ tập luyện như xưa, để môn sinh có được công phu thật sự, những ai nản chí bỏ ngang thì không xứng đáng là môn sinh HGLPS.
    Thầy em nói , môn phái mình ai biết thì tự tìm đến học,không cần phải quảng cáo, phổ biến làm gì . Em rất phân vân chuyện này. Võ đường có đông người tập sẽ hào hứng hơn, có không khí hơn . Môn phái muốn tồn tại và phát triển cần phải được giới thiệu phổ biến cho nhiều người biết, nếu không đến một lúc nào đó sẽ mai một,thất truyền (bên TQ đã thất truyền).
    Karate là 1 minh chứng.Nếu năm xưa các võ sư Karate ở 1 hòn đảo nhỏ bé giữ tư tưởng bảo thủ, an phận không thân chinh qua Nhật biểu diễn, giới thiệu, quảng bá môn phái thì làm sao chúng ta có thể biết được 1 môn phái lừng lẫy khắp thế giới như hiện giờ.
    Vài điều luận bàn , mong anh Thọ và các anh em yêu thích HGLPS góp ý !
  9. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    tacadt ơi, link 1 và link 3 không load đựơc, nó thông báo file does not exist. Có cách nào tải về đựoc không chỉ mình với.
    Thanks
  10. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Sáu pháp là : Bộ pháp , Thủ pháp , Cước pháp , Thân pháp , Nhãn pháp và Tâm pháp .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này