1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền La Phù Sơn - Ai có thắc mắc gì về HG LPS xin vào đây

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi unrepeat, 13/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. linhlee

    linhlee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tuy rằng xuất xứ của các môn Hồng gia trên có nhiều điểm chúng ta chưa rõ, tôi chỉ có ý kiến thế này: các bạn nghĩ gì về môn Hồng gia tại Hà Nội do Cụ Tô Tử Quang truyền lại, hệ thống quyền pháp có gì đặc sắc?
    Xin mời!!!
    Linhlee&F
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Tà mỗ mạo muội paste bài của anh tvtt bên bài viết "Các phái Nam quyền - Kungfu" tập trung một mối (theo mong muốn của anh)... Để anh dễ dàng trao đổi và chia xẻ với mọi người về Hồng Gia La Phù Sơn...
  3. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Cùng tất cả các bạn ,
    Thứ 1 , quả đúng như các bạn đã nói , " Thiếu lâm nội công HG quyền " là danh xưng chính thức khi chúng tôi đăng ký truyền dạy lần đầu tiên tại Quận 3 , TP HCM , VN . Nhưng trên các website HG LPS thì lại phủ nhận nguồn gốc Thiếu Lâm , các bạn đều nhận thấy rằng :
    - Hình Thầy tôi , Cụ Nguyển Mạnh Đức , mặc áo Đạo sĩ chứ không mặc áo Tăng nhân .
    - Từ thế tấn trung bình , cho đến bài quyền LPS , hoàn toàn không giống với HG của Hồng Hy Quan .
    - Cách tập nội công của LPS lần đầu tiên xuất hiện tại VN và mang sắc thái riêng biệt , hầu như không giống với bất cứ cách tập luyện nội công nào từ trước đến nay ( chỉ là sự nhận xét chủ quan của cá nhân tôi ) .
    Bởi vậy , các bạn có thể hiểu được là HG LPS thật khác biệt với HG HHQ và không thuộc hệ thống quyền thuật Thiếu Lâm . Do đó , vấn đề xử dụng 2 chữ Thiếu Lâm trước đây có những uẩn khúc riêng mà tôi chưa nói ra được ( tôi đắn đo mãi mới viết xuống mấy dòng này ) , mong các bạn thông cảm cho vấn đề này .
    Thứ 2 , vấn đề nguyên tắc chiến đấu của HG LPS thì không đặt nặng qua cách phân thế hoặc đối luyện ( các bạn có thể thấy trên tất cả các sân tập HG LPS tại VN chẳng bao giờ có chuyện thực tập giao đấu ) . Các phản ứng tay chân hoặc nói chung là thân-thủ-bộ khi tự vệ của HG LPS có thể được diễn tả như sau :
    - Khi chúng ta nuôi nấng 1 đứa con , chúng ta săn sóc và đầu tư cho nó có 1 vốn hiểu biết căn bản và 1 bản lãnh riêng biệt tùy theo căn cơ của nó . Cho đến năm 18 tuổi , khi nó bước vào đời là nó phải tự vận dụng những sở học và sở luyện đã huân tập được để tự tìm đường sinh tử cho nó mà chúng ta khi đó không còn cần phải lo nghĩ dùm nó nữa .
    - Cũng vậy , khi chúng ta luyện các động tác nội công LPS là chúng ta đang đầu tư vào thân-thủ-bộ của chúng ta , để sau này khi gặp chuyện cần dùng thì tay chân chúng ta tự tìm đường sinh tử cho chính nó mà chúng ta không còn cần phải tính toán hay suy nghĩ phải làm gì nữa .
    Do đó , phương pháp xử dụng thân-thủ-bộ chiến đấu tự vệ của HG LPS không có gì khác biệt từ Thầy tôi truyền xuống , mà lại biến hóa tùy theo căn cơ , tùy theo căn bản của người tập ( có những người tập các môn phái khác trước khi tập HG LPS ) , tùy theo công phu thời gian luyện nội công , tùy theo ý hòa hay sát của từng cá nhân khi xử dụng và tùy từng trường hợp xử dụng .
    Sẵn đây tôi cũng xin trình bày về 1 điểm đặc thù trong cách luyện bài quyền của HG LPS . Sau khi luyện thân-thủ-bộ để bện gân cơ và lỏng các khớp toàn thân , chúng tôi bắt đầu tập qua các bài long , xà , hổ , báo , hạc . Sau khi luyện thuần thục 1 bài quyền , cuối cùng chúng tôi bắt đầu đi bài quyền này trong 1 vòng tròn đường kính bằng 1 tầm đinh tấn rưỡi . Khi chúng ta thu hẹp được bài quyền trong 1 vòng tròn như vậy , là chúng ta đã điều khiển được thân thủ bộ theo ý muốn và khi đó chúng ta sẽ áp dụng bài quyền này vào mục đích thực chiến hữu hiệu hơn rất nhiều .
  4. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh tvtt. Anh đã giúp giải đáp rõ một số thắc mắc bấy lâu về HGLPS, đó là tại sao không chú ý hơi thở trong khi kéo đơn, bộ nội công. Tại sao không cần tập đối luyện tự do. Tuy nhiên xin anh giải thích thêm, là trong khi tập đơn bộ nội công, các HLV thường nhắc nhở THỞ BẰNG NGỰC, KHÔNG THỞ BẰNG BỤNG?
    Xin cám ơn anh.
  5. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn anh KCT đã copy lại bài của anh TVTT qua bên này, từ nay mong anh tvtt cứ post bài về Hồng Gia ở trang này cho tập trung.
    Các anh em có thể tìm đọc lại các bài cũ liên quan đốn HGLPS qua các đường link sau:
    Topic Nam quyền:
    http://www.ttvnol.com/vothuat/573608.ttvn
    Topic Hồng gia quyền: http://www.ttvnol.com/vothuat/159437/trang-2.ttvn
  6. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào Unrepeat và các bạn ,
    Theo tôi nghĩ thì khi các huấn luyện viên nhắc nhở anh em " thở bằng ngực chứ không thở bằng bụng " mang ý nghĩa là :
    1- Khi chúng ta treo chõ ( tôi đang cố gắng hoàn thành phần dạy hàm thụ động tác đơn số 1 trong cuối tuần này , vì tôi chỉ có thời gian vào cuối tuần tập cùng với 1 số anh em mà thôi - khi đó các bạn sẽ thấy và hiểu rõ thế nào là treo chõ ) thì ngực chúng ta đang mở ra , khi ngực mở ra thì tự động hơi sẽ được nạp vào , chứ chúng ta không chủ động hít hơi vào .
    2- Không thở bụng mang ý nghĩa không làm động tác phình bụng , nghĩa là không chủ động dồn hay nén hơi xuống bụng .
    Tựu trung thì tuy 1 ý chỉ là hơi thở tự nhiên , nhưng anh em khi huấn luyện mỗi người tùy theo căn cơ mà phát biểu theo ý mình nên có thể sinh ra sự hiểu lầm .
    Bởi vậy tôi luôn luôn nhắc nhở các anh em tập chung với tôi là bất cứ khi nào thấy tôi phát biểu điều gì sai , hoặc mâu thuẫn , hoặc không hợp với qui luật của khoa học tự nhiên , hoặc khó hiểu , thì đòi hỏi ngay sự giải thích tường tận . Theo kinh nghiệm của tôi thì khi chúng ta , ở vào 2 vị trí , mà chúng ta nên lưu ý đến vấn đề tác động của tâm lý :
    - Thứ 1 , vị trí làm người huớng dẫn ( còn được gọi là Thầy chẳng hạn ) : tuy tôi mang tiếng là Thầy nhưng tôi thật sự không biết hết tất cả đâu . Và khi gặp 1 câu hỏi vượt khỏi sự hiểu biết hoặc vượt khỏi kinh nghiệm của chính mình thì đừng sợ bị quê với học viên mà cố gắng trả lời một cách khinh suất , sẽ mang lại những kết quả tai hại khó lường .
    - Thứ 2 , vị trí là học viên ( hay học trò ) : chúng ta đừng cho là hễ là Thầy thì biết tất cả mọi điều , do đó chúng ta chớ bao giờ kỳ vọng hoặc tin tưởng ngay những gì chúng ta được giải thích , mà chúng ta phải nghiền ngẫm và thân chứng nó nữa . Hoặc chúng ta cũng đừng mang tình tự " áy náy " lờ đi khi biết Thầy mình nói chưa chính xác . Chúng ta phải thẳng thắn mới mang lại lợi ích chung cho cả 2 bên .
    Trở lại vấn đề luyện tập nội công LPS , tuy chúng ta không dồn khí xuống đan điền , nhưng :
    - Thứ 1 , tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy khi tập nội công LPS thì khí lực tự động tụ về đan điền ( phần này nằm trong phần hình ảnh tôi đang chuẩn bị ) .
    - Thứ 2 , tôi có vô tình tập thử 1 công phu đặc dị mà chắc chắn phải có khí lực ở đan điền mới tập được , nhưng tôi vẫn thành công mặc dù từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nén khí hoặc dồn khí xuống đan điền cả .
  7. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc chờ anh tvtt trả lời cụ thể hơn những thắc mắc của unrepeat ... Tà mỗ mạo muội chen ngang "tám" đôi lời:
    Unrepeat có thể hiểu nôm na như thế này:
    Thở bằng ngực - Là luyện khí Tiên Thiên - Là Phục nguyên lại bản năng hô hấp đã được hình thành do hàng tỷ tỷ năm tiến hoá mà con người mới có được ... Do đó, nó hoàn toàn không câu nệ các thì của chu kỳ thở. Không câu nệ tư chất, cơ địa của người này người kia - hơi thở êm ái cũng được, hơi thở có tiếng động cũng được ( thậm chí, thở có tiếng động lại cực kỳ tốt cho một loại "thể & dụng" nào đó của người đang luyện ..)
    Có rất nhiều người luyện công theo "con đường" Hậu Thiên (thở bằng Đan điền), nhiều người trong số họ chê bai, đả kích khi thấy người khác có hơi thở phát ra tiếng động khá rõ khi luyện công.. vv..vv... !(?)!...
    Hãy quan sát những đứa trẻ chơi đánh trận giả chẳng hạn. Chúng nhảy nhót, đánh đấm, nhào lộn, hò hét ...suốt cả nửa buổi với nhau mà không hề đuối sức ( nếu không muốn nói là càng chơi càng hăng ) ... Ấy thế mà mà chúng ta - dù là thanh niên lực lưỡng nhất, nếu thử chơi như đám trẻ đó thì chỉ độ chừng 10 phút là đã thở không ra hơi ..vv..vv... Đám trẻ con ấy - chính là bậc thầy của chúng ta về " Thở Tiên Thiên - Thở ngực " đấy unrepeat ah ! !
    Chậc ! ... Tất cả những gì tà mỗ vừa nói chỉ là sự "gợi mở" để unrepeat hiểu nôm na hơn nữa, so với ngữ nghĩa có giới hạn ở đây... Nó chẳng là định nghĩa hay thuyết này nọ gì cả ......
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 11:37 ngày 19/11/2005
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 19/11/2005
  8. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Mr. 1Đ có khi nào thử hít thở thật nhanh, hết mức, khi hít kéo cả vai lên, làm một phùa vài trăm lần không ?
  9. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    1. Cám ơn anh tvtt đã giải thích về thở ngực. Và một thắc mắc nữa về kéo dơn của Hồng Gia (mặc dù anh chưa post lên nhưng cũng xin hỏi trước). Có phải là do các đơn của Hồng gia khi kéo yêu cầu phải hóp bụng lại nên các HLV yêu cầu không thở bụng không, vì sợ môn sinh khi thở bụng sẽ làm bụng cử động như vậy sẽ không đúng yếu quyết.
    2. Đang chờ bài anh tvtt giải thích rõ hơn tại sao hóp bụng, không nén khí vẫn tạo hiệu ứng khí trầm đan điền.
    3. Cám ơn anh KCT đã cho ý kiến. Nhưng trrước giờ tôi lại nghĩ thở bụng mới là thở "tiên thiên" chứ. Vì khi lớn mình toàn thở ngực, còn những đứa bé đều thở bụng không à. Bởi vậy lại nghĩ rằng sau này người ta mới phải luyện lại lối thở của trẻ thơ là thở bụng chứ. Chà..chà..lung tung rồi. Có ai hiệu đính giùm tôi không!!!! Nhưng phải thừa nhận rằng khi chúng ta mệt, hợac quá sức, cách tốt nhất để nạp oxy là thở ngực. các bác nào chơi thể thao, chạy nhiều, thì thấy rõ.
    4. Bác Vove khi xưa có tập HG LPS, không biết còn nhớ bài Tiểu niệm đầu không. Nếu còn nhớ mong bác cho ý kiến xem Tiểu niệm đầu của HGLPS và Tiểu niệm đầu của Vịnh xuân khác nhau như thế nào. Em chỉ thấy cái hình bên ngoài không biết được bên trong hai bài này ra sao.
  10. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Thưa anh tvtt,
    => không biết chỗ anh có nhận người mới hay không. Nếu có thì anh xin cho biết thêm chi tiết (thời gian, địa điểm, học phí, ....) (em có thể đưa email của em nếu anh thấy vậy thì tiện hơn). Em nghĩ nếu được thì em tham gia 1 ngày cuối tuần cũng là quá tốt (mấy khác ngày thì ráng siêng tự tập ở nhà)
    -kính
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này