1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền La Phù Sơn - Ai có thắc mắc gì về HG LPS xin vào đây

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi unrepeat, 13/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoncon

    nguoncon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại thì có bác nào hiểu hay thấy ra sự liên hệ hay bí mật hay bí kíp giữa Phật giáo và HGLPS thì post lên cho em và các anh em được học hỏi .
  2. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    1. Tên gọi của môn phái HGLPS lúc ra mắt huấn luyện rộng rãi tại TPHCM là Thiếu lâm nội công Hồng Gia quyền. Với tên gọi chính thức như vậy, mọi người hoàn toàn có quyền hiểu rằng HGQLPS là một môn phái có nguồn gốc từ Thiếu Lâm. Và như vậy võ công của HGQLPS có "liên quan đến kinh điển Phật Giáo" là điều có thể.
    2. Tuy nhiên nguồn gốc thực sự của HGQLPS lại không phải là Phật Giáo, mà là từ các đạo sĩ núi La Phù (Lão giáo)- theo như thông tin từ các trang web của Hồng Gia (www.hong-gia.org, www.honggiavn.com, www.hong-gia.com,..). Vậy lý do gì lại có hai chữ Thiếu Lâm gắn vào HGQLPS khi giới thiệu và huấn luyện rộng rãi vào năm 1981? Khi tôi hỏi điều này đã được anh tvtt trả lời "Lý do này có uẩn khúc riêng và chỉ vài người biết. Do đó không tiện nêu ra trên diễn đàn này"
    3. Và như vậy cần đặt dấu hỏi giửa về sự liên quan giữa võ công HGQLPS với "kinh điển Phật Giáo Bắc Tông" ? có thực như vậy hay không? Nếu chỉ căn cứ vào thông tin công khai trên các trang web thì ta có ngay câu trả lời là KHÔNG vì hoàn toàn không có sự liên hệ nào giữa LPS và Phật GiáoTuy nhiên liệu có uẩn khúc nào nữa không?
    4. Lúc trước khi tình cờ đọc được bài này trên mạng, tôi cũng đã hỏi một tiền bối trong môn phái về vấn đề này để giải toả nỗi thắc mắc của mình. Và câu trả lời tôi nhận được cũng là KHÔNG. Vì là thư trả lời riêng nên không tiện nêu chi tiết ở đây. Hy vọng thông tin này giúp anh không mất thời gian về vấn đề giữa võ công LPS và kinh điển Phật Giáo Bắc Tông nữa. Nếu anh chưa thoả mãn anh có thể liên hệ để tìm câu trả lời từ VS. Lý Hồng Thái, VS Lâm Thành Khanh hoặc anh tvtt trên diễn đàn này.
    5. Đối với câu hỏi làm thế nào để có thần thái ung dung khi giao thủ thì không dám lạm bàn nhiều vì trình độ non kém, xin nhường cho các cao thủ trên diễn đàn này phân tích. Chỉ xin có 1 ý nhỏ như thế này: chỉ khi trình độ hai bên chênh lệch nhau rất nhiều thì mới có được cái thần thái này mà thôi, còn nếu không thì cũng khó mà ung dung khi tiếp đòn.
    Vậy đến đây câu hỏi sẽ thành "luyện tập như thế nào để có trình độ đó " cũng xin các cao thủ chỉ cho em luôn.
  3. nguoncon

    nguoncon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Bác unrepeat à , em cũng có dịp giao tay với thầy Thái rồi bác ạ , vì em cũng là 1 hồng đai của HGLPS mà . Em thấy ở thầy Thái chính cái ung dung tự tại mà em muốn tìm đấy , trước đây em có nghe nói thầy Thái vừa ca cải lương vừa giao thủ nhưng em thấy khó tin , nhưng khi giao tay với thầy Thái khoảng 5 phút liên tục em biết ngay điều đó là sự thật . Nhưng em thấy chỉ mỗi một mình thầy Thái làm được như vậy thôi , ngay cả khi có dịp tập tay với thầy Khanh em vẫn thấy thầy Khanh dùng sức mạnh công phu gân lực để lấn lướt chứ không khinh linh được như thầy Thái . Rồi ngay cả một số hồng đai cựu trào như anh Bảo , anh Nhựt , anh Khánh , anh Thanh , anh Thành , anh Đức , em đều có tìm đến xin tìm hiểu thì cũng chỉ dùng gân lực lấn lướt như nhau mà thôi , chưa ai thoát ra được cái khuôn khép kín hạn hẹp đó , mà chưa thoát khỏi cái khuôn đó thì khi em niêm tay tán thủ nạp thân em vào thì cũng đều bị lui ngay 6-7 bước bác ạ . Tiếc là em chưa được gặp anh tvtt , có thể anh này tập cả Thái gia và Bạch hạc chắc có thể đạt được sự khinh linh như của thầy Thái chăng ?
  4. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Nếu vậy thì em nghĩ rằng trình độ của thầy Thái đã vuợt hẳn lên trên những người khác nhiều. Khi em thấy thầy Khanh giao tay với lớp Hồng đai sau này em cũng cảm nhận được cái ung dung tự tại trong lúc xuất chiêu của thầy Khanh. Lúc đó em cũng nghĩ vì trình độ của thầy Khanh đã vượt xa học trò quá rồi.
    Mong ứơc của bác cũng là mong ước của bao người, làm thế nào vượt qua chính mình để nâng lên tầm cao mới.
  5. cha_ga_con

    cha_ga_con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Hello Anh Hải
    CHUONG VÔ KỴ gỏi lòi tham hỏi tói anh có khoẻ không
    đà lâu không gạp, khi nào về saigòn CHUONG VÔ KỴ
    sẽ tói tham anh, CHUONG VÔ KỴ vẫn nhó anh đó .
    CHUONG VÔ KỴ nói tánh tình anh vẫn nhu xua không thay đổi
    anh nổi tiêng trong CV Tao Đàn một thòi hỏi Hải bánh Mì
    võ lâm anh hùng hào kiệt ai cung biết anh
    nói anh biết để anh đùng mong đọi va thất vọng
    tuyệt kỷ của LÝ HÔNG THÁI ( đuong kim truỏng môn HGQLPS)
    chỉ một mình ông ta biết thôi và tuyệt kỷ này chò ngày trả về cho
    THIÊN ĐỊA
    anh Hải khoẻ mạnh ok




  6. nguoncon

    nguoncon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Bác cha_ga_con à , em không phải anh Hải đâu , bác nói đến anh Hải em mới lại nhớ , anh Hải làm sao đủ trình độ công phu so tay với anh em hồng đai HGLPS , phải vậy không ? Em cũng có dịp thử tay với anh Hải , anh Hải yếu lắm , chỉ có cái cứng ngạnh công chứ độ dẻo dai gân lực thì còn kém nhiều bác ạ . Cái cứng ngạnh công của anh Hải dễ dàng bị gân lực anh em hồng đai HGLPS phá nát , bác đồng ý với em chứ ?
    Bác unrepeat , anh em HGLPS khi giao tay với thầy Khanh vì khớp cái thần của thầy Khanh nên luôn thấy mình kém cỏi , chỉ bị 1 ảnh hưởng tâm lý này đè nặng đã coi như không cách gì nhấc tay lên được rồi , hơn nữa nếu anh em chỉ tập HGLPS không thôi thì anh em không cách gì vượt lên được vì thiếu mất cái pháp chiến đấu , là cái chìa khóa mở cửa cho sự nhất quán của thân thủ bộ bác à ! Em may mắn được tập thêm về VX chính gốc nên phát huy gân lực HGLPS một cách không ngờ ! Vì vậy em mới không nao núng khi giao tay với thầy Khanh trước đây , và lấn lướt được 1 số anh em hồng đai là vậy . Gân lực xử dụng không khéo và không đúng lúc cũng không có tác dụng gì cả , vì khi tay chạm tay là lực mình đã bị giảm đi ít nhất 1 nửa , nếu muốn tiếp tục biến để đến mục tiêu thì phải đổi hướng hoặc chuyển gốc lực từ điểm chạm đầu tiên vào trong ( chứ dùng tay kia thì em không nói đến vì coi như vất đi rồi ) , mà đổi hướng hay chuyển gốc lực thì VX là một trong những môn phái có hệ thống tập luyện về pháp này tuyệt vời nhất bác ạ !
  7. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    .... diễn đàn bắt đầu đúng hướng rồi đây, tiếp tục như thế nhé các bác...
  8. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Thân gửi anh nguoncon,
    => xin phép được thắc mắc 1 chút:: tui có cảm giác là (ít nhứt là cho HGLPS) lực luôn đi từ trong ra ngoài. Giả sử mình đấm đối thủ và họ dùng tay để đỡ => khi cổ tay hai bên chạm nhau thì gốc của lực (của mình) vẫn còn ở vai. Chỉ khi nắm đấm mình (sắp) chạm vào đối thủ thì gốc của lực mới di chuyển (thật nhanh) ra đến nắm đấm. Không biết có đúng hay không ? Theo như anh nói thì có lẽ gốc của lực có thể có thể đi từ trong ra ngoài rồi đi trở ngược lại vào trong và ra tới nắm đấm khi mình đấm trúng đối thủ. Và sau đó gốc của lực có thể đi ngược lại chỏ khi mình biến chiêu và bồi thêm 1 đòn chỏ (vân vân và vân vân) ? => nghe cũng rất lý thú !!!!
    -thân
    Được be_te sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 02/04/2006
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi chẳng thích vào vấn đề chỉ thích đi ngoài lề. Tôi chẳng nói ý ông Định là "liên quan đến kinh điển Phật Giáo" mà ý của ông ta là "PGBT chính là Võ học được nguỵ trang".
    Nguồn gốc của bản môn tôi chẳng dám luận bàn. Nhưng ở đây bác cũng giống như ông Lê Sáng bên Vovinam.
    Cả bác lẫn ông Lê Sáng đều nhầm lẫn giữa Lão giáo và Đạo giáo.
    - Lão Giáo tức là lời dạy của Lão Tử được ghi chép trong Đạo Đức Kinh, là một trong những hệ tư tưởng của Trung Quốc.
    - Đạo giáo, các ông đạo sỹ bùa chú vật vờ luyện đan cho vua Trung Quốc... chết sớm. Là một hệ thống thờ cúng và thuật sỹ của TQ. Họ tôn Lão Tử lên làm Thái Thượng Lão Quân và coi như ông là người sáng chế ra hệ thống âm dương, ngũ hành bát quái của TQ.
    Thực chất Lão Tử chẳng sáng chế ra âm dương ngũ hành cũng chẳng hô hào cho các học thuyết này mà chỉ dùng chúng làm phương tiện để diễn giải ý của mình mà thôi.
    Sẵn đây nói luôn, VS Lê Sáng và rất nhiều người bị lừa rằng Trương Quân Bảo (Tam Phong) là tác giả của Thái Cực Quyền. Người đời hễ cứ thấy thứ gì Thái Cực, Ngũ Hành là cho của Đạo sỹ bày ra. Thế mấy ông Vovinam có phải là đạo sỹ không mà lại bày ra Lưỡng nghi (kiếm) Tứ tượng (côn)
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 14:05 ngày 02/04/2006
  10. nguoncon

    nguoncon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Bác be_te ạ , anh em tập HGLPS nếu không để ý thì thường có quan điểm như bác , nghĩa là khoá vai giữ lực gốc để thứ 1 , tay khó bị gạt , thứ 2 , khi chạm tay đối thủ mới nhả lực gốc để lấn tiếp đến mục tiêu bên trong , nhưng khi em tập với thầy Lân thì em được thầy Lân dẫn giải sâu hơn là mình dùng tam tiết + gân lực mới biến hoá linh động hơn , thí dụ như là mình bật gân cánh tay chạm tay đối thủ , lấn được ( lực đối thủ yếu hơn ) thì ém chõ lấn vào , không lấn được ( lực đối thủ mạnh hơn ) thì đổ chõ ( 1 dạng như bàng thủ bên VX ) lái lực đối thủ xong cũng tùy cự ly mà tiếp tục lấn vào bằng vai hoặc bật gân nhả cánh tay ngoài ra . Nói thí dụ điển hình như vậy thôi chứ thật ra khi giao tay với anh em VX thì tay anh em VX nhạy bén lắm và họ giữ vùng trung lộ rất kín , cho nên nếu mình không di chuyển được gốc lực ra vào thì rất dễ bị thính , bị niêm mà không có cơ hội ra đòn đâu . Như khi em giao tay với thầy Khanh thì gân lực thầy Khanh quá mạnh , thầy Khanh chỉ bật gân cánh tay 1 lần là tay thầy Khanh phóng phiếu chỉ ra 3 điểm gần như cùng 1 lúc mà lực mạnh như nhau không hề suy giảm , nếu em không được tập VX đúng đắn thì em không chịu nổi ngay đòn tay đầu tiên của thầy Khanh bác à , may em chịu khó rèn luyện và phải kình cả 2 tay lên em mới đỡ được 3 phiếu chỉ này nhưng cũng ê ẩm 2 tay mất mấy ngày , nhưng thầy Lân thì lại khác , em chạm tay thầy Lân thì em không có cách gì thính hay niêm được vì em không thấy đối lực từ tay thầy Lân , đây là 1 điều rất lạ mà em chưa gặp người thứ hai làm như vậy , phải nói thầy Lân có cái "bỏ" nhạy khủng khiếp bác à !
    Còn vấn đề chuyển gốc lực ra vào thì sau 1 thời gian tập quay tay VX , nếu mình để tâm nghiệm kỹ thì mình sẽ thực hiện được điều này không khó lắm .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này