1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền La Phù Sơn - Ai có thắc mắc gì về HG LPS xin vào đây

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi unrepeat, 13/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tiến trình chi tiết đơn nội công số 1 ( Phần 1 ) -
    Căn cứ theo hình ảnh trên link sau đây :
    http://www.putfile.com/tvtt
    - Chuẩn bị : tư thế đứng nghiêm .
    - Trụ tấn : rùn 2 gối , 2 chân vẫn khép .
    - Khóa quyền : 2 bàn tay nắm quyền LPS , để ngửa ở tầm ngực , trầm vai , 2 chõ hơi đưa khuỳnh ra ( chúng tôi gọi là đổ chõ ) .
    - Khai tấn 1 : mở 2 mũi bàn chân 1 góc khoảng 30 độ .
    - Khai tấn 2 : mở 2 gót chân 1 góc khoảng 45 độ .
    - Khai tấn 3 : mở tiếp 2 mũi bàn chân 1 lần nữa .
    - Khai tấn 4 : mở 2 gót chân 1 lần nữa ( chúng tôi gọi là đổ gót hoặc khóa gót ) . Sau đó mở 2 đầu gối ra 2 bên theo sức của mình . Sau khi mở 4 lần là chúng ta đã ổn định phần trung bình tấn . Tầm tấn giữa 2 chân tùy thuộc vào thước tấc cơ thể từng cá nhân , không cứ phải là 1 góc 30 độ rồi đến 1 góc 45 độ , chủ yếu là đổ gót chân và mở gối . Đứng đúng sẽ thấy phần gân cơ đùi trên và gân cơ đùi dưới cùng căng cứng .
    - Xả mông : chúng ta đưa mông ra sau ( nói nôm na là vểnh mông ) .
    - Dấu mông : chúng ta đưa mông hết về trước . Đây là tư thế quan trọng khi tập nội công LPS . Lúc này mông chúng ta chưa săn chắc , đến khi chuyển động tác thì mông sẽ săn chắc khi chúng ta vận lực rút gân cơ toàn thân . Sau khi dấu mông là chúng ta đã hoàn chỉnh phần hạ bàn , và từ bây giờ trở đi , chúng ta tuyệt đối không để phần hạ bàn rời rạc ( ý tôi muốn nói chúng ta không xả mông , không nhả gối , không để 2 chân bị lay động ) . Sau đây chúng ta để ý qua phần trên của cơ thể .
    - Treo chõ : từ tư thế khóa quyền , mang 2 chõ hết về sau , tầm chõ ngang vú , không ở tầm hông .
    - Treo chõ (bis) : nhìn ngang thấy chõ như bị kéo ngược lên , đồng thời 2 cánh tay vẫn ép sát 2 bên hông . Lúc này là lúc hơi thở tự động được nạp vào vì ngực đã mở tối đa .
    - Tiếp 1 : mở từng ngón tay ( ngón trỏ trước , đến các ngón kia theo thứ tự ) , đồng thời khóa cổ tay . Từ đây trở đi thì cổ tay luôn luôn khóa , cho đến khi tròn động tác .
    - Tiếp 2 : nâng 2 cánh tay ( cổ tay vẫn khóa ) lên sau ót .
    - Tiếp 3 : tiếp tục nâng 2 cánh tay qua khỏi ót ( cổ tay vẫn khóa ) .
    - Đúng : khi 2 tay nâng qua ót , chúng ta vẫn giữ cổ thẳng .
    - Sai : đa số anh em mới tập khi nâng 2 tay qua ót đều có khuynh hướng đưa đầu ra trước ( như trong hình ) để dễ nâng . Các bạn nên chú ý điểm này .
    - Tiếp 4 : nâng 2 tay qua khỏi đầu , 2 cánh ta cong chứ không thẳng ( cổ tay vẫn khóa ) .
    - Tiếp 5 : chúng ta hạ 2 cánh tay xuống trước ngực ( cổ tay vẫn khóa ) , trầm 2 vai .
    - Tiếp 6 : nắm bàn tay lại bằng cách cuốn từng đốt ngón tay ( cổ tay vẫn khoá ) , kéo 2 cánh tay ngoài vào , vẫn giữ 2 chõ lại .
    - Tiếp 7 : bật ngửa 2 cánh tay ra ( cổ tay vẫn khóa ) , 2 chõ tự động khép lại song song nhau .
    - Trọn động tác : rút 2 chõ về lại ngang hông , tầm vú , khi này thì 2 cổ tay tự động nhả thẳng ra , không khóa nữa . Đến đạy là trọn động tác số 1 . Chúng ta lại mở từng ngón tay , khóa cổ tay và đi lại từ đầu . Mỗi lần tập nên cố gắng đi tối thiểu là 36 lần .
    - Hồi quyền : sau khi đi tập xong theo sức mình , chúng ta mang 2 tay trở về tư thế khóa quyền , chúng tôi gọi là hồi quyền .
    - Xả tấn 1 : chống 2 tay xuống 2 gối , thẳng khớp gối , thân khom xuống nhưng mắt nhìn lên , nhún khớp gối vài lần .
    - Xả tấn 2 : nhìn ngang để thấy 2 khớp gối được duỗi thẳng .
    - Xả tấn 3 : tiếp tục mở 2 mũi bàn chân ( chúng tôi gọi là xả gót ) , tiếp tục nhún trên khớp gối cho đến khi 2 chân chắc chắn trở về trạng thái bình thường . Sau đó hồi tấn ( khai tấn như thế nào thì hồi tấn ngược lại ) trở về tư thế chuẩn bị ban đầu . Xả 3 lần , nghĩa là nhón gót trong khi 2 tay nắm lại mang lên theo 2 bên hông , hít vào - hạ gót chân xuống trong khi thả 2 nắm tay ra và để 2 tay rơi xuống lại 2 bên hông theo nhịp thở ra .
    Cùng Vienanh và các bạn ,
    Tôi đã tạm diễn đạt từng chi tiết theo suy nghĩ của tôi để các bạn tập thử . Các bạn đọc phần này để nắm bắt các chi tiết cơ bản , xong các bạn xem phần video để thấy trọn chuyển động . Tuy diễn giải dài dòng , nhưng động tác khi tập quen vài lần cũng đơn giản thôi .Nếu các bạn có gì thắc mắc xin cứ tự nhiên nêu ra , hoặc tôi nói có gì không hợp lý xin các bạn cũng cho biết trên diễn đàn để chúng ta rút kinh nghiệm chung .
    Trên đay là cơ bản phần hình , tôi sẽ tiếp tục viết phần 2 về chiều sâu của động tác này trong nay mai .
    Cám ơn các bạn đã theo dõi !
  2. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Tôi không mở được video clip. Có bạn nào coi được không?
  3. tacadt

    tacadt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Link đến file noicong154
    http://x402.putfile.com/videos/a6-32407355054.mov
    Link đến file DanDien
    http://x502.putfile.com/videos/32316571815.mov
    Còn ảnh thì anh ttvt đã nói, ta click phải rồi Save as
    Đây là file dạng QuickTime Movie. Nếu mọi người muốn xem thì download QuickTime về xem hoặc download QuickTIme codec ở đây (sau đó xem bằng Windows Media Player bình thường)
    http://www13.enfull.com/quicktimealt.exe
    Thân
    Được tacadt sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 23/11/2005
  4. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Thưa anh tvtt:

    => trong cái clip minh hoạ: người tập cuốn các ngón tay hình như hơi mau ?
    -kính
  5. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Cùng Be_te ,
    Người làm động tác minh họa là 1 bạn trẻ đang tập chung với tôi , anh Nguyễn Đa Minh , quả thật anh Minh làm động tác cuốn từng đốt ngón tay hơi mau , nhưng nhìn kỹ vẫn thấy cuốn từng đốt ngón tay chứ không phải nắm tay lại 1 lúc , phải vậy không ? Tôi già rồi nên để cho các bạn trẻ làm việc , đương nhiên có phần chưa vừa ý , nhất là người nào đã tập qua động tác nội công này đều có thể dễ dàng nhìn ra mức độ công phu của người thực hành động tác .
  6. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tiến trình chi tiết đơn nội công số 1 ( Phần 2 ) -
    1- Nói về số lần thực hiện động tác thì chúng ta lấy số 36 làm chuẩn cho công phu , nghĩa là chúng ta thực tập cho đến khi nào nhuần nhuyễn và thực hiện được 36 lần liên tục thì mới bắt đầu đi vào công phu chính thức . Nơi đây tôi xin nói với VienAnh va các bạn chưa từng tập , khi nào các bạn bắt đầu thực hành được 36 lần trong 1 lần tập , thì sau 1 tháng liên tục các bạn sẽ thấy sự thay đổi trong con người mình .
    2- Tốc độ của 1 động tác hoàn chỉnh tương tự như của người trong video là được , không cần phải đi chậm quá .
    3- Các bạn chú ý sẽ thấy người trong video không gồng các cơ bắp , do đó có các chi tiết sau đây mong các bạn lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất khi luyện tập :
    - Sau khi treo chõ , lúc đã mở các ngón tay và khóa cổ tay , khi chúng ta bắt đầu nâng tay lên là chúng ta vận dụng phần gân cơ của cánh tay ngoài mà xoay nâng 2 cánh tay lên .
    - Khi đến sau ót chúng ta lại nâng bằng vai cho 2 cánh tay qua khỏi đầu , chứ không chỉ nâng 2 tay . Trong khi ở trên nâng bằng vai như vậy thì đồng thời ở dưới chúng ta nhíu chặt hậu môn ( lúc này là lúc mông chúng ta săn chắc ) , rút toàn bộ gân cơ toàn thân theo động tác này ( điều này hơi khó cho những người mới tập , nhưng 1 thời gian sẽ thấy lực rút gân cơ này ) .
    - Sau đó , khi xập 2 tay xuống trước mặt thì chúng ta vừa trầm vai vừa xả khớp vai ra phía trước ( khi xả 2 vai ra như vậy chúng ta thấy sẽ xé 2 nẹp ngực khi tập trước gương ) , nhưng cột sống vẫn phải giữ thẳng .
    - Sau khi cuốn từng đốt ngón tay thành nắm quyền , chúng ta rút 2 cánh tay ngoài vào bằng chính 2 nẹp ngực này đồng thời với sự vận chuyển của phần gân cơ của cánh tay ngoài , trong khi cột sống vẫn luôn giữ thẳng .
    - Khi chúng ta bật 2 cánh tay ngoài ra thì chúng ta rút vai về ( không còn xả khớp vai nữa ) và trầm vai , khi đó sẽ xuất hiện cầu vai là phần gân cơ u lên trên vai .
    Chính cái mà chúng tôi gọi là nẹp ngực và cầu vai này chính là tấn của tay , vì gốc của tay là vai nên khi gân cơ chung quanh vai bện lại thì tay khó bị gạt , vì khi chúng ta khóa vai thì cánh tay và thân sẽ trở thành 1 khối duy nhất . Nếu tập lâu ngày , chúng ta sẽ dùng vai để thính kình chứ không dùng cánh tay ngoài nữa , vì khi đó các khớp vai được lỏng mà gân lực đã được tôi luyện đủ thời gian .
    - Khi chúng ta treo chõ cho đến khi dùng vai nâng 2 tay qua khỏi đầu chính là lúc hơi thở tự động được nạp vào , và khi chúng ta xập 2 tay xuống trước mặt trầm vai xả khớp thì hơi thở tự xả ra .
    Mong sự góp ý của các bạn .
  7. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    [vienanh viết lúc 12:48 ngày 20/11/2005-]
    thua anh tvtt , chinh vi chung ta la hau boi cho nen moi can phai lam sang to van de mot cach ro rang hon . co rat nhieu yeu to lien quan den van de LA PHU SON khong phai thuoc HONG GIA . ca toi , ca anh va nhieu nguoi khac cung tu biet nhu vay ma . neu da la su that thi nen tra lai su that cho dung goc , chua bao gio toi co y dinh che bai hay ha thap bat ky mot mon vo nao - trong do co ca mon vo cua anh . nhung ban tinh toi hay noi thang va noi that , biet sao thi noi nhu vay thoi . neu mon vo cua toi ma khong phai thuoc THIEU LAM hoac HONG GIA thi chac chan la toi cung chang bao gio dam nhan mon vo minh thuoc THIEU LAM hay HONG GIA ca . toi la nguoi VIET NAM dac set , tu be den gio chi quen an dua , ca va rau muong cham tuong nhung cu tu nhan minh la nguoi HAN QUOC lai NHAT BAN thi lieu co may nguoi cong nhan hay khong . neu khong lam ro tu bay gio thi lieu khi thoi gian troi qua roi thi se co ai cung lam sang to van de nay day . toi rat ton trong anh ve rat nhieu mat , do la su that tu trong coi long cua toi , nhung khong co nghia la khi toi ton trong anh thi toi lai phai nhin nhan mot van de ma toi khong cong nhan . con theo toi nghi thi nguoi ta lap ra dien dan la de cho moi nguoi cung thao luan voi nhau , chu khong nen nham lan voi tu cai nhau dau . vay rat mong anh hieu toi hon qua nhung dong tren nhe . xin chao anh .
    Cùng Vienanh ,
    - Thứ 1 , bạn có thể cho tôi biết các yếu tố nói lên LPS không phải thuộc HG ?
    - Thứ 2 , bạn hơi chủ quan khi bạn nói cả bạn , cả tôi và cả nhiều người khác cũng tự biết như vậy . Vì tôi nói rất đơn giản rằng " Tôi chẳng thấy có bất cứ lý do gì để Thầy tôi , đời thứ 5 , cũng như 4 đời trước của LaPhuSơn phải tự nhận hai chữ HG khi các bậc Tiền Nhân đó biết là không phải " . Bạn có nghĩ rằng tự nhiên các bậc tiền nhân đó lại khoác thêm 2 chữ HG vào ngọn núi LPS chăng ?
    - Thứ 3 , như tôi đã nói từ đầu , ngay từ thế tấn trung bình cho đến các bài quyền của 2 dòng phái cũng hoàn toàn khác nhau mà . Hơn nữa nguồn gốc võ thuật bao giờ cũng khó nói cho tường tận , có thể nào có 1 người họ Hồng bên HHQ vì 1 lý do nào đó lên LPS học thêm 1 môn gì đó ( vì trên LPS môn HG chỉ là một mặt về võ , còn các môn học thuật khác của Đông phương cũng đồng thời được truyền dạy ) mà đem HG vào LPS không ? Nhưng như vậy cũng không hợp lý khi HG LPS lại hoàn toàn khác với HG HHQ về mọi mặt ?
    - Thứ 4 , trên văn bằng của tôi do Thầy tôi chứng nhận đã dùng 2 chữ HG như sau : :
    Quảng Đông La Phù Sơn
    Nam Hải Chân Nhân Nguyễn Mạnh Đức , Đệ ngũ thế
    Chứng nhận đệ tử Nguyễn Đắc Thọ
    Đắc tâm truyền HồngGia công phu
    Như vậy chắc chắn không phải tôi dám nói bừa hoặc nhận bừa trên diễn đàn này về nguồn gốc môn võ tôi được truyền dạy , vì năm tôi nhận được văn bằng này cách đây đã hơn 20 năm .
    Bạn thấy đó , bây giờ chúng ta có thể khẳng định 2 môn võ khác nhau từ căn bản tấn pháp cho đến hệ thống quyền thuật này chắc chắn không liên quan đến nhau về lịch sử hình thành . Còn danh từ HồngGia đi kèm theo thì chúng ta tạm gác qua 1 bên để cùng nhau trao đổi tìm hiểu những cái hay của võ thuật nói chung . Bạn đồng ý chứ ?

    Về vấn đề anh Lâm thành Khanh học thêm HG của tiền bối Tô tử Quang là 1 điều tốt , vì võ thuật cũng như mọi mặt khác trong cuộc sống thôi mà , điều gì chúng ta thấy mình cần thì mình phải học thôi , có gì lạ ? Hơn nữa , nếu anh Khanh có thua các bạn thì điều đó nói lên công phu luyện tập của các bạn hơn , chứ làm sao chúng ta nói được là HG TTQ hơn HG LPS dựa trên sự hơn thua của chỉ 1 cá nhân ? Nếu nói HG TTQ hơn HG LPS thì bạn có dám nói HG TTQ là vô địch không ? Bạn hiểu chứ , làm sao bạn có thể nói cá nhân bạn sẽ bất bại khi bạn chưa đụng chạm với tất cả các anh em trong mọi môn phái ?
    Hơn nữa , tôi đã có trình bày về di chí của Thầy tôi , Người đã nói " Không cần phải nói là HG LPS " mà , như vậy chắc bạn hiểu Thầy tôi , và ít nhất là tôi , trên diễn đàn này chỉ mong đóng góp những hiểu biết và những kinh nghiệm thân chứng khi có được kết quả tốt về sức khỏe và mong muốn được chia xẻ cùng mọi người .
    Bạn thấy điều tôi đang làm có mang về cho tôi bất cứ lợi lộc gì không ? Lợi lộc nếu có thì chính là niềm vui khi biết mọi người đang thử tập động tác nội công số 1 mà thôi Vienanh ạ ! Mong bạn bắt đầu thử tập động tác này trong vòng 1 tháng , tôi tin rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của bạn 1 tháng sau .
    Chào đoàn kết !
  8. linhlee

    linhlee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn Anh thọ đã không vì phân biệt môn hộ mà vui vẻ trao đổi những kiến thức quý giá về công phu núi La Phù. những gì anh trình bày rất rõ ràng và cũng rất khoa học, tôi thấy phương pháp đó rất tuyệt cho người luyện võ, Hồng gia là một danh quyền nhưng không vì thế mà người ta phải mạo nhận. Mỗi môn mỗi phái đều có cái hay cái đẹp riêng, và trải qua nhiều năm tháng sự tồn tại của nó đã nói lên giá trị đích thực. Cụ Tô Tử Quang truyền dạy môn Hồng Gia nhưng hệ thống quyền thuật của cụ khác với những gì mà đệ tử cụ Lâm Thế Vinh đang truyền dạy và cũng khác với Hồng gia La Phù Sơn. Điều đó không thể nói là ai thật ai giả vì môn nào cũng hay, thực chiến và độc đáo, cũng không ai có thể khẳng định tại Trung Quốc chỉ có một người họ Hồng tên là Hồng Hy Quan (chúng ta có thể xem lại lịch sử ra đời của Đường lang quyền hay Vịnh xuân cũng vậy, ngay tại Trấn Phật Sơn nhỏ bé đó rất nhiều dòng Vịnh Xuân được truyền dạy mà không có vị sư phụ nào nói dòng kia không phải là Vịnh Xuân mặc dù ngay bài Tiểu Niệm Đầu đã khác nhau rồi}.
    Một lần nữa cảm ơn anh Thọ về những bài viết rất giá trị và hơn nữa là Tinh Thần Thượng Võ của anh
    Chúc anh vui, mạnh
    Linhlee&F
    (trần gia vịnh xuân)
  9. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Cùng các bạn ,
    - Về hai chữ " công phu " , Thầy tôi có nói " Chỉ cần trong 100 ngày là các con đắc tiểu thành của 1 động tác , nếu các con luyện động tác đó 1 ngày 36 lần và mỗi lần 36 chuyển động " . Sau này khi đọc trong 1 quyển sách về Aikido ( có lẽ là : Hiệp Khí Đạo trong đời sống hàng ngày ) , tôi thấy có đoạn viết là theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học thì cứ mỗi 1 thao tác khi chúng ta làm trên 10.000 lần thì thao tác đó nhập vào hệ thống thần kinh phản xạ . Quả thật người xưa cũng nhận ra điều này nhưng diễn đạt bằng 1 lối nói khác thôi , vì : 36 x 36 = 1296 x 100 = 12.9600 . Điều này tôi cũng vừa đọc được cách đây 2 tuần khi 1 người bạn tập chung nhóm đem đến 1 quyển tạp chí Black Belt , trong này 1 võ sư VinhXuan đã phát biểu " Tôi không e ngại người nào luyện 10.000 thế , tôi chỉ ngại người nào chỉ 1 thế mà luyện 10.000 lần " .
    - Mặc dù đã nhập vào hệ thống thần kinh phản xạ rồi , thế mà người xưa chỉ cho là mới đắc tiểu thành thì các bạn có thể cảm nhận được cái chiều sâu hun hút trong việc luyện thân của ngưòi xưa .
    - Cũng theo ý trên thì đó là lý do tại sao khi các bạn tập các động tác nội công đều đặn , không những mang lại sức khỏe tốt mà bất ngờ gặp chuyện cần phản ứng thì chính do sự chuyên luyện này mà các phản ứng sẽ được phát xuất 1 cách ngoài sự tính toán của đầu óc .
    - Tôi xin kể về huấn luyện viên Đỗ tràng Thanh , hiện đang còn ở VN . Anh Thanh khi ghi tên học bộ môn này , là 1 người bị sa ruột vì vừa từ thanh niên xung phong về . Sau 1 thời gian tập 1 động tác lỏng thì ruột của anh trở lại bình thường , sau đó anh mới bắt đầu kéo nội công . Tuy anh tập sau tôi khoảng 2 năm , nhưng có lúc anh đã bỏ công phu kéo nội công mỗi động tác 1008 lần , cho nên trước khi xuất cảnh tôi đến thăm anh , khi anh em tôi thử gác tay thì tôi bỏ ngay ý định biến chiêu ( chúng tôi hay đùa với nhau xem sự nhạy bén của tay chân ) . Ý tôi muốn nói , vấn đề không phải ai học trước mà là ai tập nhiều hơn thôi .
  10. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã download được rồi. Cám ơn tâcdt nhiều.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này