1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền La Phù Sơn - Ai có thắc mắc gì về HG LPS xin vào đây

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi unrepeat, 13/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cha_ga_con

    cha_ga_con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    [Tôi tiếc là những gì tôi hiểu biết thì phải thân thụ mớI cảm nhận ra được chứ không cách gì nói hay diễn giải bằng lời ra để người khác hiểu được !
    [/quote]
    ý bác tvtt noi la phải nhu vầy à
    [​IMG]
    thế này coi cũng hãi lám đấy bác tvtt à

  2. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    đề nghị anh cha_ga_con không làm loãng chủ đề mà tập trung vào phần kỹ thuật..
  3. Minhvodang

    Minhvodang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì post nhầm !
    Được minhvodang sửa chữa / chuyển vào 21:22 ngày 21/03/2007
  4. Minhvodang

    Minhvodang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
  5. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin mạn phép đưa lên đây 1 số những trao đổi giữa tôi và các anh em khác để các bạn thấy tôi rất nhất quán trong những gì tôi đã thân chứng và thân thụ , và cũng để các bạn tham khảo vì mỗi người có những thắc mắc , những câu hỏi khác nhau , nhưng câu trả lời của tôi thì chỉ có một .
    Có thể tôi chủ quan , có thể tôi cực đoan , nhưng các bạn cứ suy nghĩ thật kỹ những gì tôi nói và ngẫm nghĩ thật kỹ về phương pháp tôi tập .
    ----------------------------------------
    Chanthot : Gửi anh tvtt và các anh khác.
    Cho em hỏi chút về "gân":
    Em vẫn quen với hình ảnh vắt quần áo bằng tay sau khi giặt, hay là hiểu đơn giản gân cơ cần dãn dài trong tập TCQ. Anh tvtt có thể viết vài dòng về tập gân trong HGLPS và khi dùng thì nó sẽ vận động như thế nào?
    Các anh tập TCQ lâu năm cho em hỏi:
    Em không thấy viết nhiều về gân trong quyền lý TCQ(Có khi là do đọc ít). Trong topic của anh Quan về bằng kình có mấy hình ảnh so sánh rất hay, không biết gân dãn dài ra có liên quan đến bằng kình hay kình đàn hồi không?Nó có tác dụng gì không hay là không cần để ý...
    Rất mong các anh trả lời để có sự so sánh.

    TVTT : Cái hình ảnh vắt quần áo thì đúng là cái hình ảnh HGLPS tập đó , xoắn vặn để bện gân cơ ... nói bện cũng chỉ là 1 cách nói chứ tôi thật sự cũng không biết gân cơ mình nó có bện lại với nhau như dây thừng mình dùng nhiều sợi dây nhỏ mà bện lại thành 1 sợi dây lớn hay không . Nhưng tập cái kiểu xoắn vặn như vậy thì quả thật khi phát lực cũng rất mạnh và không cần nhiều khoảng cách , thậm chí như tôi thì không cần khoảng cách nữa . Tuy nhiên các bạn phải chú ý đến chuyện tập sao cho gân cơ thì bện lại mà các khớp thì phải được nới lỏng ra thì công dụng mới tối đa . Ngay như từ khi tôi đạt được 1 số thành quả từ trang công vẫn không thể bỏ qua chuyện lỏng khớp được .
    Còn nói về kình thì lại tùy theo quan niệm của từng người , từng môn phái . Theo sự thân chứng của tôi thì kình chính là cái lực nối kết toàn thân liền lạc với nhau miên mật không đứt quãng . Bởi vì nó nối kết miên mật không đứt quãng nên nhất cử nhất động là toàn thân động , mà cũng theo tôi thì nhất cử nhất động toàn thân động không có nghĩa là toàn bộ thân thủ bộ của mình chuyển động cùng lúc hay đồng thời , mà là lực toàn thân của mình dồn vào được 1 mục tiêu duy nhất .
    -------------------------
    Chanthot : Cám ơn anh tvtt đã trả lời.
    Em không thấy anh nào tập TCQ trả lời giúp em, anh tvtt viết rất cụ thể và rõ ràng. Em thấy như thế thì lực phát ra rất ghê gớm...Điều này nếu xét trên góc độ vật lý thì thấy ngay.
    Về TCQ, gân cơ sẽ như thế nào khi phát kình.
    Em xin tự suy diễn theo sách vở chút, có điều gì sai các anh góp ý cho, coi như một cơ hội học hỏi trên diễn đàn này.
    Gân cơ dãn dài, buông lỏng trước tiên sẽ giúp cho sự phóng trương thân chi được dễ dàng hơn. Kết hợp với hình ảnh mô tả bằng kình với hình ảnh cái lều với cột và dây căng trong topic về bằng kình của anh Quân có thể cho ta kết quả là:
    Thu phát tự nhiên không đứt đoạn gãy khúc.
    Nhưng để có điều này tất nhiên cần khoảng cách (cự ly). Trình độ càng cao khoảng cách này càng ngắn. Điều này có cùng cơ sở với những điều anh tvtt đã viết. Tuy nhiên với cách luyện tập của TCQ (sách vở), người ta ưa khoét vào điểm yếu chứ không đối đầu, đánh vào phần mềm hay khi đối phương đã mất thăng bằng, mất phương hướng...nên nhìn hình thức người ta thấy TCQ phóng kình rất thoải mái vào khoảng không, có thể phóng kình khá liên tục...
    Ở đây em thấy có 2 điểm khác nhau:
    Phát kình cần có điểm đích (có thực) để nhận biết các đặc điểm của kình (hoặc lực). Qua đó điều chỉnh.
    Phát kình theo kiểu TCQ, cơ thể vẫn rất thăng bằng, không chủ quan, nặng nhẹ đến đâu ngoài yếu tố nội tại (công phu của người tập) còn do lực của khách quan. Nội tại trước hết cân bằng với khách quan thì nhận bao nhiêu sẽ giả lại hết...cơ thể chịu xung lực (hay phản lực) ở mức thấp nhất....nên duy trì sự buông lỏng liên tục tốt hơn...
    Ngoài tác dụng trên của gân cơ dãn lỏng thì em còn thấy nó giúp cơ thể giống như quả bóng, khi nhận lực tác động sẽ truyền đều khắp bề mặt ...phối hợp đồng bộ với sức chống đỡ của xương khớp ...
    Đến đây em thấy khá giống điều anh tvtt đã viết, chủ quan em thấy nguyên lý khá giống nhau, có chăng khác cách thức thực hiện và cái nảy sinh trong đầu khi tập hay sử dụng thôi. Điều này dẫn đến hình thức khác nhau...
    Vài điều suy diễn chủ quan, mong các anh góp ý để dàn em có cơ hội rút kinh nghiệm
    TVTT : Cái vấn đề thu phát tự nhiên không đứt đoạn gãy khúc , theo tôi thì hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cự ly hay khoảng cách chút nào cả . Chúng ta chỉ bị chi phối bởi cự ly hay khoảng cách là do thân mình chưa liền lạc , hay nói cách khác là mình chưa tìm được cái gọi là nội lực , là sức nối toàn thân một cách mật thiết liền lạc không đứt đoạn .
    Và cũng theo tôi , nếu nói TCQ ưa khoét vào điểm yếu chứ không đối đầu , đánh vào phần mềm hay khi đối phương mất thăng bằng , là chỉ mới hiểu và mới dụng được 1 nửa của TCQ ... mà không những riêng TCQ , mà là tất cả các hệ thống chung trong Nội gia quyền , cũng như Ngoại gia quyền , nếu mình không có đủ nội lực thì mình không thể nào ung dung tự tại mà nhận ra được cũng như không có thời gian tận dụng những cơ hội yếu kém để lộ ra nơi đối thủ .
    Và tôi cũng xin nêu sự thân chứng của tôi về cái gọi là kình . Thông qua định nghĩa về kình tôi đã nêu , hay tôi còn gọi là nội lực , là cái lực nó nối toàn thân với nhau hết sức miên mật không đứt đoạn , thì chúng ta thật sự không cần dùng từ ngữ phóng kình hay phát kình nữa , vì kình nó luôn luôn căng đầy và hiện diện đều khắp mọi nơi trong cơ thể . Tôi lấy thí dụ cánh tay mình như 1 ống nuớc đang căng đầy nước vậy , lúc nào nước cũng đầy trong đó nên có sức căng và sức phản hồi khi có lực tác động vào , chứ không phải đợi khi có lực tác động vào thì mới mở đầu nguồn để nước chạy vào mà căng cái ống lên .
    Bạn nói ?othấy nó giúp cơ thể giống như quả bóng, khi nhận lực tác động sẽ truyền đều khắp bề mặt ...phối hợp đồng bộ với sức chống đỡ của xương khớp ...? thì chính xác rồi đó . Thành ra quả bóng lúc nào cũng căng tròn chứ quả bóng mà thiếu hơi chỉ 1 chút xíu thôi thì đâu có truyền lực đều khắp bề mặt được nữa , có phải vậy không ?
    Tôi xin bổ sung một ý nữa ... khi bạn nói phóng kình liên tục thì cái tình tự này có lẽ không được gọi là miên mật không đứt quãng , vì phải chăng khi mình nói phóng là bao hàm một cái ý đưa ra , mà hễ có cái ý đưa ra thì phải có lúc cái ý đó chấm dứt , và khi cái ý chấm dứt thì mình lại phải khởi ý tiếp tục để giữ cho cái mình nghĩ là liên tục nhưng thật ra có liên tục gì đâu ? Tôi đã gặp nhiều anh em và chứng minh cho họ thấy là họ cứ phải khởi ý và khởi ý và khởi ý chứ không phải là liên tục !
    --------------------------
    Quan : Anh ạ, TCQ quyền luận viết ngay câu đầu: ''lập thân cần trung chính, an thư; mỗi cử động châu thân phải khinh linh, đặc biệt phải liên quán...''
    Rồi 1 loạt cá câu như: toàn thân nhất khí, nhất thân bị ngũ cung, 2 vai thông liền, ... chung qui lại để toàn thân liền lạc, miên mật như anh đã viết.
    Nội gia đòi hỏi: vừa trầm trọng, vừa khinh linh, biến hóa vạn đoan - vừa nặng, vừa nhẹ có thể biến hóa linh động... khinh linh kình hay ám kình là nó.
    Loại kình nối liền từ đất lên TCQ gọi là bằng kình. Trên cơ sở lọai kình này, sinh ra loại khác bạo tác từ đan điền ra.
    TVTT : Thì tôi cũng đã nói , tất cả những khẩu quyết của Nội gia quyền nói riêng , hay của võ thuật nói chung , từ khi tôi hiểu ra được thế nào là nội lực thì tất cả những khẩu quyết đó có thể nói chỉ là 1 cái gốc mà ra nhiều cành thôi , hay nói cách khác , tìm được cái lực miên mật kết nối toàn thân rồi thì muốn thể hiện bất cứ khẩu quyết gì từ trước đến nay đều làm được cả , và cũng chỉ khi tìm được cái lực này rồi thì mới hiểu rõ những khẩu quyết đó nó nói cái gì thật sự !
    ----------------------------
    Quan : Anh ạ, khẩu quyết là những yêu cầu, yếu lĩnh để đạt được ''cái đó''.
    Anh có ''cái đó'' rồi thì anh hiểu ra khẩu quyết. Nó 2 đầu.
    Kình lúc nào cũng căng đầy thì ko còn là kình.
    TVTT : Bạn nói là theo cái lý thường tình ai cũng NGHĨ là như vậy . Nhưng lý do tôi lên diễn đàn và nói về những gì tôi thân chứng cũng là để gióng lên 1 tiếng chuông để mọi người nhìn lại vấn đề theo 1 cái hướng khác . Vì những gì tôi nói , tôi thấy biết đều là thân chứng chứ không phải dựa trên bất cứ 1 quyển sách nào hay nghe bất cứ 1 khẩu quyết nào mà ra . Hơn nữa , cái điều tôi thân chứng , hay như bạn nói là CÓ CÁI ĐÓ RỒI lại chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 năm thôi mà , và không những riêng cá nhân tôi , nếu chỉ riêng cá nhân tôi thì chúng ta có thể tự nhủ ?o Ồ , chỉ là trường hợp đặc biệt , cá biệt , hay gì gì đó ? ?o , nhưng đây là ai tập cũng ra như vậy , nên tôi mới muốn nhắc nhở mọi người nhìn lại vấn đề để khỏi mất thời gian đi quanh mà rồi vẫn cứ hiểu lầm , vẫn cứ tưởng tượng theo ý mình mà suy diễn , mà đào bới , mà luyện tập kéo dài thời gian vô ích .
    Tôi xin nhắc lại , phải chăng những khẩu quyết đó là do người đã thành công rồi , sau đó cố gắng diễn đạt lại cho người đi sau hiểu cái mình đã đạt được , hay đó thật sự là những yêu cầu , những yếu lĩnh mà cứ làm theo thì sẽ đạt được sự thành công đó ? Làm sao chúng ta khẳng định được điều này ? Các bạn cứ mải miết tập luyện trong bao lâu rồi , chìm đắm suy gẫm trong bao lâu rồi , thí nghiệm những suy nghĩ của mình qua hành động trong bao lâu rồi , và ai đã thành công , ai đã thể hiện được , ai đã đạt được cái đó ? Còn tôi thì tôi khẳng định con đường tôi đi vì nó hiển nhiên qua sự thành toàn của chính cá nhân tôi và của cả những anh em cùng tập chung với nhau .
    Bạn nói kình lúc nào cũng căng đầy thì không phải là kình . Thế thì làm sao bạn lại có thể tạo được cái gọi là đường tiếp tuyến khi có lực tác động , vì ai cũng biết là chiều lực tác động sẽ là vuông góc mới tạo nên sức công phá mạnh nhất , hay là bạn muốn nói khi lực va chạm thì mới mang kình ra để tạo đường tiếp tuyến ? Như vậy có thực tế không , và có kịp không ?
    Tôi lại nói về khinh trọng , về âm dương , về nặng nhẹ ? 1 tay bạn nặng 1 tay bạn nhẹ , hay 2 tay bạn lực đều nhau ? Nếu 2 tay bạn lực đều nhau thì rõ ràng kình lúc nào cũng căng đầy . Nếu 1 tay nặng 1 tay nhẹ thì cái tay nặng của bạn sẽ là cái tay bị khóa và cái tay nhẹ sẽ là cái tay bị đánh khi gặp 1 người có kình mang đầy sẵn 2 tay , chưa nói nếu bạn bên nặng bên nhẹ thì khi bạn chuyển động ( dù tới hay lui hay phải trái ) sẽ là lúc từ đó bạn không bao giờ lấy lại thế chủ động được nữa đâu . Bạn có đồng ý là khi toàn thân bạn là nguyên 1 khối , nghĩa là kết hợp liền lạc với nhau không có chỗ nào nặng nhẹ thì khi chuyển động mới không bị bất cứ 1 cái lực nào bẻ gãy ? ? vì khi lực nhẹ hơn thì mình lấn át , lực mạnh hơn thì khi đó mình mới nói cái chuyện tạo đường tiếp tuyến để mà tản cái lực mạnh đó đi , trong khi chắc chắn mình phải luôn luôn là 1 quả bóng căng phồng mới tạo ra được cái gọi là đường tiếp tuyến mà hòng tản lực .
    Tôi nghĩ sở dĩ bạn còn lấn cấn cái chuyện ?o lúc nào cũng căng đầy ?o vì bạn chưa thật sự có được cái nội lực theo cách nói của tôi , hay là cái kình theo cách nói của bạn . Nói lúc nào cũng căng đầy như tôi đã cố gắng lấy hình ảnh 1 ống nước bằng cao su căng đầy nước để diễn đạt , chứ lúc nào cũng căng đầy không phải là gồng cứng cơ bắp toàn thân lên đâu . Cái lực nó toả đều khắp toàn thân mình và nối kết toàn thân mình thành 1 khối đó rất uyển chuyển , rất nhạy bén ? nó không mang cái ý hướng phát ra gì cả , nó chỉ nằm sẵn đó thôi các bạn ạ ! Như cái ống nước căng đầy nước nó có phát cái gì ra ngoài chính nó đâu , chỉ khi mình tác động 1 lực vào nó thì mình mới thấy cái lực phản hồi thôi mà , và cái lực phản hồi này cũng chỉ tới cái mức vừa đúng của nó thôi chứ không đi ra ngoài chính nó mà ! Chỉ khi nào mình tìm cách bẻ gãy cái ống nước thì khi đó những cái khúc gãy nó mới quăng quật lại vào người mình để tìm lại cái độ căng ban đầu của nó thôi , mà theo tôi thì những cái khúc gãy này đích thị là cái kiểu tam tiết mà người ta hay nói trong võ thuật !
    Tôi thật tình cũng chẳng biết nói làm sao hơn ! Nhưng các bạn hãy thử tập lại trang công với ý hướng lỏng thân để nó vận hành theo qui luật của chính nó , và lắng tâm để quan sát sự vận hành này mà không khởi ý gì cả , thì các bạn sẽ hiểu được điều tôi nói , cũng như hiểu được tất cả những cái gọi là khẩu quyết một cách chân xác nhất .
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Anh TTVT (kì nầy hỏi nghiêm chỉnh, chẳng giỡn nữa)
    Như anh biết, em từng tập HGLPS. Em đến giờ vẫn còn kéo cái số 1, mỗi khi em ăn chơi sa đọa và sáng dậy muốn tỉnh táo để đi làm. Theo em, thế nầy là hay nhất của HGLPS
    Như vậy, em muốn biết, nếu tập Trạm Trang mà bỏ qua HGLPS thì có thành đạt không ạ ? Và bao lâu ?
    Còn kết hợp cả 2, thì có khi nào môn nầy là trì hoãn môn kia không ? Vì anh bỏ cả 30 năm HGLPS, mà mất một năm TT đã xong. Em gốc là dân Toán, nên đang tìm tòi lời giải cho bài toán thời gian nầy. Phương pháp tối ưu là bao nhiêu phần HG, bao nhiêu phần TT, và bao lâu? Bỏ qua vụ tĩnh tâm, không hơn thua, vì đã thấy rõ rồi, không cần bàn.
    Bây giờ giỡn nè, anh thấy anh có kình mạnh như các tay quyền Anh hay Muya Thái không ? Em xem vài trận Mike Tyson đánh ngày xưa ($39 / 1 trận pay per view, mắc kinh), thấy nó cứ phan kình kình vào người ta. Thằng cha nầy luyện trạm ...xe điện ngầm lúc trẽ vì nhà nghèo, không có xe hơi ....
  7. cha_ga_con

    cha_ga_con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
  8. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    @Vove
    Tập trạm trang không thì ta đương nhiên cũng đạt được cái lực miên mật kết hợp toàn thân , vì nhân là trạm trang thì cho ra quả là nội lực . Thành ra tập trạm trang để có cái gọi là nội lực đó rồi thì mang cái nội lực đó vào tất cả các môn võ thuật đều tăng thêm phần hiệu dụng . Nội lực như cái vốn mình để dành , còn các môn võ thuật thì như phương tiện hay cái cách để mình xài cái vốn đó . Vì vậy , nếu chỉ tập trạm trang không , theo tôi nghĩ chắc cũng chỉ 1 năm là có thể hiểu được thế nào là nội lực , rồi sau đó mình để dành thêm thì cái vốn của mình nó lại tăng lên thêm . Và cũng vì vậy khi kết hợp trạm trang với HGLPS hay với bất cứ môn nào khác tôi nghĩ không hề có sự trì hoãn vì vốn dĩ nó bổ sung cho nhau chứ không nghịch nhau .
    Cái gọi là kình , theo tôi là nội lực , tức là cái lực liên kết toàn thân rợp ràng , thành ra nếu như theo định nghĩa của tôi thì chưa hẳn các tay quyền Anh hay Muya Thái đã có kình , hay có sự liên kết toàn thân rợp ràng như tôi ( tôi không nói là không mạnh bằng tôi đâu nhé ! ) . Cái mạnh của 1 người nâng tạ 1000kg hay của người chưa có sự rợp ràng nối kết toàn thân thì cái mạnh đó là cái mạnh trong nhất thời , cái mạnh không có gốc , chứ không phải là cái mạnh miên mật không đứt đoạn .
    Thành ra nếu như 1 chàng Muya Thái nào đó mà tập thêm trạm trang để tìm được cái lực nối kết toàn thân này rồi thì khi đó không còn được gọi là Muya Thái nữa đâu Vove ạ , mà thiên hạ sẽ gọi chàng đó là gì Vove có biết không ? ... là Muya Khoa đó ! ... Hhehhehehehehehehehhehe ....
  9. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    1. Vậy thì đưa ra trường hợp cho 1 người tập đều đặn ngày 2 giờ,
    a. Trạm Trang 100%
    b. Trạm Trang 50% và HGLPS 50%
    Trường hợp nào tốt hơn, và tại sao?
    Em nghĩ anh nên làm thí nghiệm nầy cho những người chưa từng tập võ, gọi là experiments mà có control thì mới khoa học. Lúc đó không còn bị định kiến về môn phái nữa. Và sẽ biết cần bao nhiêu thời gian thì cái gọi là nội lực đó mới hữu ích.
    2. Anh từng nói, chưa "thân chứng" thì chưa biết . Anh nên thử với các tay quyền Anh, hay quyền Thái.
    Khi anh nói họ không có rợp ràng nối kết toàn thân, có vẻ quá chủ quan đó
    3. Vậy thử cu Khờ đánh với tay quyền Thái hay quyền Anh, cùng thời gian tập luyện và chuyên cần, cùng size với nhau, anh bỏ tiền bên nào?
    Em bắt bên kia, để có tiền trị bị cho cu Khờ :-)
    Anh tui có bệnh chủ quan của mấy tay vừa tìm được đạo, nên hay chê đường người ta đi. Bọn Thái nó tập môn nầy hàng trăm, ngàn năm nay, biết đâu nó đã thử qua Trạm Trang rồi nó chê? Hehehehe.
  10. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    @ anh Thọ, anh Quân,
    Bàn luận sôi nổi quá. Cả 2 đều đúng vì đang cùng nói về 2 chặng khác nhau của 1 cái . 1 anh nói về cái đó khi 18 tuổi, 1 anh nói khi nó ngoài 42.
    Tuy nhiên có điểm nay ko hoành toàn đồng ý với anh Thọ khi anh viết " Tôi lại nói về khinh trọng , về âm dương , về nặng nhẹ ? 1 tay bạn nặng 1 tay bạn nhẹ , hay 2 tay bạn lực đều nhau ? Nếu 2 tay bạn lực đều nhau thì rõ ràng kình lúc nào cũng căng đầy . Nếu 1 tay nặng 1 tay nhẹ thì cái tay nặng của bạn sẽ là cái tay bị khóa và cái tay nhẹ sẽ là cái tay bị đánh khi gặp 1 người có kình mang đầy sẵn 2 tay , chưa nói nếu bạn bên nặng bên nhẹ thì khi bạn chuyển động ( dù tới hay lui hay phải trái ) sẽ là lúc từ đó bạn không bao giờ lấy lại thế chủ động được nữa đâu . Bạn có đồng ý là khi toàn thân bạn là nguyên 1 khối , nghĩa là kết hợp liền lạc với nhau không có chỗ nào nặng nhẹ thì khi chuyển động mới không bị bất cứ 1 cái lực nào bẻ gãy ? ? vì khi lực nhẹ hơn thì mình lấn át , lực mạnh hơn thì khi đó mình mới nói cái chuyện tạo đường tiếp tuyến để mà tản cái lực mạnh đó đi , trong khi chắc chắn mình phải luôn luôn là 1 quả bóng căng phồng mới tạo ra được cái gọi là đường tiếp tuyến mà hòng tản lực ."
    Anh trẻ trung quá, toàn lấn với át, tiếp với tuyến. Chuyện này làm em nhớ lại, lâu rồi có 1 cậu hỏi VX có vô ảnh cước, vậy nó là gì. Câu trả lời của em vô cùng đơn giản: " Với người mù thì mọi thứ đều vô ảnh!"
    Ở đây cũng vậy, đối tác của mình ra thông tin vào mình nhưng ko có phản hồi, dù bất kỳ 1 gợn nhỏ. Họ trở nên " mù", " cô độc" và bắt đầu dò dẫm, hụt hẫng, ko mạnh bạo bước, cuối cùng dừng hẳn ko dám đi tiếp.
    Haha, ý khí lực nên hiểu theo 2 chiều. Ý đến, Khí đến Lực đến. Nhưng Ý không đến, không có Ý thì sao?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này