1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền La Phù Sơn - Ai có thắc mắc gì về HG LPS xin vào đây

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi unrepeat, 13/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Cái luyện gân xương da của bác có phải đả tam tinh không, hình như dân ta gọi là đấu coong hả bác?
    Có hỏi mấy cao thủ ảo trên mạng thì họ nói nếu Hồng gia có La hán có thể là dòng trước Hoàng Phi Hồng.
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 27/11/2005
  2. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    -Đi hai hàng
    -Đi chử bát
    -Bị "bức xúc" tính dục
    -Không ham muốn tính dục, bị sa .... , bị di tinh, mộng tinh, ....
    -Đau lưng, đau cổ
    -Mất ngủ
    -Phong thấp
    -Còng lưng
    -Bại liệt
    -Áp huyết cao, đầu nóng, dễ nổi giận, cau có, ...
    Tóm lại, tập thì phải có thày sửa cho đúng . Thà không biết, không tập hay hơn là tập sai .
    Quyền Âm Dương nếu tập không đúng cũng có thể bị rách gân chỏ .
    tvtt dư sức biết tất cả các điều này .
    [/quote]
    Tưởng gì, mấy cái này đâu có gì ghê gớm.
  3. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Trước thời thiêu lâm , chiên tranh họ đánh võ gi?
    bạn thổ phòng quả đi thôi , vào trang web thieulam thaicuc thấy mầy thầy chùa đi quyên và binh khi , cũng chẳn có gì ghê gơm cả, xoàng thôi . Nhưng theo lời bạn viết thì hơn cả sự tượng của con người .
    cho tôi hỏi thật lòng bạn có phải môn đồ của kim dung phải không?. nếu thế những người tập võ chân chính không đủ khả năng tiếp chuyện võ thuật với bác đuớc .
  4. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    @Fade_away : bạn nói cũng hợp lý , cho nên tôi nghe nói sau này trên sân tập HG LPS bắt đầu có đấu luyện qui ước để anh em hứng thú trong tập luyện và đồng thời có khái niệm về giao thủ cũng như để biết cách xử dụng gân lực vào thân thủ bộ .

    @Vienanh : tôi chờ sự phúc đáp của bạn . Chúc bạn có tiến triển khả quan trong vấn đề sức khỏe !
    @Agui : khi chúng ta tập động tác nội công này thì chúng ta đồng thời vừa bện mà cũng vừa xả bạn à . Bạn tập thử vài ngày sẽ thấy rõ . Bạn đã đọc thư tôi gửi cho bạn chưa ?
    @MSGvovit : Đi 2 hàng , đi chữ bát , tôi không nghĩ 1 người sau khi tập võ thuật nói chung hoặc LPS nói riêng lại sinh ra tật này .
    Bức xúc tính dục hoặc không ham muốn tính dục : đây là 1 vấn đề thực sự xảy ra vì tôi có được 1 số anh em tâm sự khi giao tiếp . Do đó khi hướng dẫn động tác nội công , tôi đã căn cứ trên quá trình luyện tập của chính bản thân , hơn nữa hoàn toàn không gượng ép một tí gì về vấn đề dồn nén hơi thở cả .
    Bị sa ruột hoặc sa con trê ( còn gọi là trĩ ) cũng không sợ xảy ra vì chúng ta không dồn nén hơi thở xuống đan điền , mà còn nhíu hậu môn để giữ vững không cho khí thoát xuống hạ tiêu .
    Mộng tinh : là 1 hiện tượng bình thường khi cơ thể sung mãn đầy ắp , khi đó bản năng sẽ tự xả , thông qua sự thả lỏng của tâm trí không còn bị kiểm soát trong các giấc mơ .
    Di tinh : là triệu chứng bệnh lý , thỉnh thoảng tinh ra cùng với nước tiểu và Hoạt tinh : là bệnh nặng , lúc nào tinh cũng ra . Tuy nhiên 2 triệu chứng này tôi nghĩ không liên quan đến vấn đề tập luyện võ thuật một cách điều độ nói chung , mà do thân thể và tinh thần suy nhược tùy theo mức độ nặng nhẹ mà thành di tinh hay hoạt tinh .
    Đau lưng , đau cổ , còng lưng : là do tập sai tư thế , vì vậy như tôi đã nói khi tập những động tác LPS là chúng ta đang luyện cách điều thân , khi các động tác của thân thể dễ dàng do mình điều khiển thì khó có bị sai lệch .
    Mất ngủ , áp huyết cao , đầu nóng , dễ giận cau có : là triệu chứng âm không liễm dương nên dương thoát . Luyện động tác nội công LPS là chúng ta luyện Bát mạch là hệ thống gốc của Tạng Phủ , do đó luôn có khuynh hướng mang âm dương trong cơ thể về trạng thái quân bình .
    Phong thấp : cũng là 1 triệu chứng mất quân bình của cơ thể mà phong hàn mới nhập vào cốt tiết được , nay nếu chúng ta luôn luôn cố gắng duy trì cơ thể ở trạng thái quân bình thì đỡ bị bệnh nặng hơn .
    Bại liệt : triệu chứng cân cơ không còn tính đàn hồi nói chung . Có nhiều lý do : 1 , quá tải nên bớt tính đàn hồi , điều này các anh em tập động tác nội công LPS phải chú ý , chớ bao giờ quá mê thích mà tập quá sức sẽ gây tác dụng ngược , do đó cũng tuyệt đối không bao giờ dùng trợ cụ như tạ tay hoặc vòng thiết tuyến để tăng lực . 2 , luôn luôn phải xả tấn cho thật kỹ lưỡng như tôi đã dặn dò ngay từ bài viết đầu tiên . 3 , bện gân cơ và lỏng khớp phải theo sự tuần tự nhi tiến , nghĩa là theo thời gian mà đạt kết quả , chứ không nên ráng quá sức để xé các nẹp gân cơ và vặn các khớp quá mức .
    Trên đây tôi chỉ trình bày sơ lược một vài chi tiết tổng quát theo sự hiểu biết của cá nhân tôi về những triệu chứng bạn nêu ra . Có gì khiếm khuyết xin bạn bổ túc cho .
  5. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Cùng các bạn , tôi vừa nhận được những thắc mắc của chính 1 học viên LPS . Tôi xin được mang lên diễn đàn để cùng thảo luận với các bạn . Nội dung câu hỏi như sau :
    Anh Tho oi, cho em hoi ti:
    1. Em thay anh huong dan don so 1: mo ngon tay bat dau tu ngon tay tro. Nhu em duoc huong dan khi tap o Viet nam thi mo tung ngon tay, bat dau tu ngon tay cai, sau do lan luot cac ngon khac, sau khi mo thi cang het cac ngon tay va cuoi cung ep go trai chanh lai. Vi Hong Gia ep go trai chanh lai chu khong phai la cong ngon tay cai lai nhu cac mon phai khac (va em thay trong video clip cung cong ngon cai lai).
    2. Luc em tap don so 1 thi thay em huong dan sau khi hai canh tay ha xuong, cuon tung ngon tay lai, CAU TAY THO vao, sau do BAT TAY KIM, ep tro lai roi dua ra ngoai. Tuy nhien thay Dung (bay gio thay quyen thay Khanh phu trach mon phai o Viet Nam) thi lai huong dan sau khi cuon tung ngon tay lai, thi cau tay tho vao trong sau do dua ra ngoai luon, toi ngoai roi thi moi bat tay kim roi hoi quyen. Con em lai thay anh huong dan la luc cuon tung ngon tay lai thi van khoa co tay (tuc la giu nguyen tay kim) dua tay quyen vao va bat ra (van khoa co tay - tay kim) va thau quyen lai.
    Nhu vay o dong tac nay em thay co 3 su huong dan khac nhau, lam em rat boi roi khong biet cai nao la chuan nhu goc cu Nguyen Manh Duc huong dan. Em co hoi thay em thi thay noi tuy thay em (HLV Nguyen Trung Nghia - hong dai 3 gach) va thay Dung deu la hoc tro thay Khanh nhung do moi nguoi ngo khac nhau nen co su khac nhau nhu vay. Bay gio em lai thay anh huong dan them mot kieu nua lam em hoang mang qua.
    Anh cho em biet y kien ve mot so khac biet do nha. Cam on anh nhieu.
    Thứ 1 , mở từng ngón tay bắt đầu từ ngón trỏ vì ngón cái đã nằm ở đúng vị trí của nó rồi , nên chúng ta không cần chú ý đến ngón cái nữa . Nếu như em nói , mở ngón cái rồi sau đó lại tìm cách đóng ngón cái lại để ép trái chanh thì hình như động tác không được trơn tru cho lắm , phải vậy không ? Và vấn đề cong ngón cái thì quả thật anh Minh trong video clip đã đi không hoàn chỉnh chi tiết này , đúng ra thì ngón cái vẫn mở thẳng , vì 4 ngón kia mở thẳng thì tại sao ngón cái lại khóa cong lại chứ ? Có lẽ 1 hôm nào đó anh đích thân đi động tác để anh em quay và post lại lên vậy .
    Thứ 2 , chúng ta nên chú ý đến cái gốc của động tác , nghĩa là chú ý đến nẹp ngực và cầu vai . Còn phần ngọn của nắm quyền biến hóa theo hình ngũ hành thì tùy theo ý chiến đấu thôi , không quan trọng mà cũng không phải là đúng sai . Anh thí dụ như động tác số 3 , cũng vận chuyển bằng gốc như nhau , nhưng bàn tay biến thành hình long , xà , hổ , báo , hạc thì chỉ là biến cái ngọn thôi , nhưng lực gốc vẫn là lực của nẹp ngực và của cầu vai .
    Nghe câu hỏi thấy phức tạp lắm , nhưng nếu chúng ta biết nhìn vào cái gốc của động tác thì chúng ta sẽ thấy được sự đơn giản của chính nó . Cũng như khi giao thủ , cái chính là lực của đối thủ tác động vào ta như thế nào chứ có phải là địch thủ đang dùng hình gì để tấn công ta đâu ?
  6. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Vâng, hiện nay chương trình tập của HGLPS ở VN có đấu luyện qui ước, mấy bài đấu luyện xem cũng đã mắt lắm.
    À, cái vụ di hai hàng hay chữ bát thì em cũng có thấy nhiều người trong giới võ thuật đi, nhưng mà không biết trước khi tập họ có đi như vậy không nên không biết là do tập sai hay do bẩm sinh.
    Cái này thì một số người sau khi tập thì nói là khả năng đó tăng lên, một số người lại nói rằng không những không lên mà lại giảm sút. Không biết sao nữa. he..he..
    Một trong những lý do mà môn sinh HGLPS khi tập thường ở trần, là để dễ dàng phát hiện và uốn nắn những sai lệch tư thế trong khi kéo đơn bộ nối công.
  7. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Có phải unrepeat là cô M. ? Nếu đúng thì ngày xưa ta từng tập chung với nhau, hehehe.
  8. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Cùng Agui và các bạn ,
    Trong võ thuật có danh từ " thả lỏng " . Hôm nay tôi xin được nêu ra cùng với sự suy nghĩ của cá nhân tôi , và mong cùng các bạn đóng góp ý kiến cũng như kinh nghiệm bản thân .
    Người ta hay nói Thân Tâm , vậy buông lỏng Thân ( gồm cơ + khớp ) = Thuật , buông lỏng tâm ( ý ) = Đạo . Từ Thuật lên Đạo như con nhộng thoát khỏi kén để thành **** vậy , nghĩa là cần có 1 sự tác động mạnh mẽ để mình " bừng ra " . Nói về khía cạnh Thuật , tôi nghĩ tập luyện các pháp của LPS sẽ đưa chúng ta đến được mục đích buông lỏng Thân . Nói về khía cạnh Đạo , khi con nhộng thoát khỏi kén phải chăng là hình thái mình thoát khỏi cái Ta của chính mình ? Vì cái Ta phải chăng là cái vỏ bọc bao gồm tất cả những gì mình huân tập được và che chở cho mình như cái kén của con nhộng ? Trong danh từ " Xả kỷ tùng nhân " của Võ Đang , phải chăng ở mức độ bình thường ta dùng thuật để bỏ đòn theo lực của đối thủ , nhưng khi lên cao là ta phải Xả bỏ cái Ta hoàn toàn mới có thể theo người hoàn toàn theo đúng yếu lý Xả kỷ tùng nhân , vì phải chăng hễ còn ý niệm về cái Ta thì luôn luôn còn có sự đối kháng ? Hình như trong thời đại này , 1 người đã thân chứng sự buông lỏng của Ý là ***** Usheiba của môn phái Aikido . Có lẽ Ngài đã thoát khỏi cái kén , cái Ta , của chính mình nên Ngài mới phát biểu " Ta và vũ trụ là 1 " . Lần về trang sử cũ , phải chăng cách đây hơn 2500 năm , Cồ Đàm ( tục danh của Đức Phật Thích Ca ) cũng đã là người thân chứng sự buông lỏng của Ý này , khi cái ý chỉ về Vô-Ngã là cái độc đáo và duy nhất trong giáo lý của Ngài đã khác với hoàn toàn tất cả các tôn giáo khác ? Phải chăng khi thân chứng Vô-ngã = không có Ngã tướng = Không còn cái Ta riêng biệt , khi đó tự nhiên "mình" sẽ hòa với vũ trụ là 1 ?
    Một số bạn có lẽ đang cho tôi là mang tôn giáo vào võ thuật , nên tôi xin tạm dừng nơi đây để chờ ý kiến của các bạn .
  9. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Anh TVTT ạ, vấn đề anh đưa ra rất hay. Nhưng tôi e nó sẽ làm loãng chủ đề chính mà có lẽ rất nhiều người đang tập trung theo dõi. Vậy đề nghị anh cứ tiếp tục trình bày về Nội công LPS, chủ đề này tạm để sau, được không ạ?
  10. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với sự nhắc nhở của Agui . Trong vài ngày nữa tôi sẽ chuẩn bị và đưa lên 1 số hình ảnh nói về 1 số cách tập bện gân cơ của chân đồng thời 1 số động tác tập lỏng khớp chân .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này