1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền - La Phù Sơn (Hồi ký Thần Võ Chu Du - trang 83)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 10/02/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    <FONT class=imageattach face=[/IMG]Người đầu tiên mà tôi muốn đề cập đến là nhà danh y nổi tiếng Cát Hồng, các cống hiến của ông cho nhân loại về văn hóa, y học, triết học … cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Đối với môn đồ Hồng Gia la Phù Sơn, thì cuộc đời của ông Cát Hồng có thể giúp giải mã được rất nhiều điều thú vị.

    Theo tài liệu sử ghi nhận thì Cát Hồng sống vào thời Đông Tấn, sinh năm 283 và mất năm 363 (khoảng 1.700 năm trước đây), tên tự là Trĩ Xuyên, tên hiệu là Bảo Phác Tử, tính ông trầm tĩnh, không giỏi ăn nói, không thích giao du và có ý chí tự lập trong việc học tập. Ông theo học “thuật sĩ” với thầy Trịnh Ẩn, học “phương thuật thần tiên” với Thái Thú Nam Hải là thầy Bảo Huyền. Khi nhà Đông Tấn được lập lên, vì có công nên ông được nhiều lần tiến cử tước Quan Nội Hầu, nhưng ông đều từ chối khéo với lý do rằng mình đã già, chỉ muốn đi khắp nơi tìm đọc sách lạ và luyện thuốc để mong sống lâu.

    Do khi đó đất Giao Chỉ (thuộc vùng đất của người Việt cổ) có nguồn nguyên liệu đơn sa phong phú dùng để luyện đơn, nên ông xin vua đi làm Huyện lệnh Câu Lậu (nay ở phía tây Hà Nội, Việt Nam). Tuy được vua chấp thuận nhưng khi ông đem gia đình đi về phương N và chỉ đến được tới Quảng châu thì bị Thứ sử Quảng Châu câu lưu. Vì thế ông quyết định dừng chân và sau đó là ẩn cư lâu dài tại núi La Phù Sơn. Tại La Phù Sơn danh y Cát Hồng chuyên chú việc luyện đơn, hái thuốc trị bệnh và viết sách cho đến tận cuối đời.

    Căn cứ vào các tác phẩm viết mà ông Cát Hồng để lại, bên cạnh việc hậu thế xem ông là một nhà y thuật trứ danh thì ông còn là một nhà lý luận của Đạo Giáo, ông đã xây dựng một hệ thống lý thuyết về Đạo Giáo tương đối hoàn chỉnh trong đó ông xem Bản thể của Đạo là Huyền.

    Những bộ sách tiêu biểu của ông Cát Hồng như bộ Thần Tiên Truyện, bộ Ngọc Hàm Phương gồm 100 quyển, bộ Trửu Hậu Cứu Tốt Phương như là một cuốn sổ tay được tuyển chọn từ bộ Ngọc Hàm Phương để mang theo mình tiện cho việc sử dụng. Đặc biệt là bộ Bảo Phác Tử gồm có ba quyển là Kim đơn, Tiêu độc và Hoàng bạch, trong đó có ghi về phương pháp luyện đơn và sự biến hóa hoá học. Đây là bộ sách chuyên môn về luyện đơn duy nhất hiện còn của Trung Quốc.
  2. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0

    @ Bác Dichthieny : lâu nay không thấy bác lên đây để luận bàn tiếp vậy bác ? hay là .... ..

    @ Bác LYHL :
    _ Không biết những cuốn sách mà Cát Hồng viết đến cuối đời có cuốn nào nói về chuyện kéo đơn mà các huynh muốn không ta ???

    _ " Bản thể của Đạo là Huyền " .. anh lyhl hiểu chỗ này hok ? có thể giải thích cho Lam và mọi người tường tận ...

    _ Bộ Bảo Phác Tử ... Anh Lyhl biết còn ko ? bây giờ nơi nào có ? anh lyhl có chăng ?


    [rose]
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Chào em Lamtieungao, chúc em luôn vui khoẻ !

    1) Bộ Bảo Phác Tử của ông Cát Hồng thì hiện vẫn còn, nó được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông, y học cổ truyền … làm tài liệu tra khảo (ví dụ như tại đây http://www.quangduc.com/lichsu/04thienuyen10.html ). Mình chưa có bộ sách này nhưng nếu có cũng không đọc được vì không biết tiếng Trung, Lamtieungao có bản dịch thì cho mình mượn photo !

    2) “Bản thể của Đạo là Huyền” thì mình chẳng hiểu là gì cả, chỉ là miệng mấp máy theo ý của tiền nhân.

    3) Trong nội chương của bộ sách Bảo Phát Tử, tuy chưa biết cụ thể các bài tập trong đó có phải là “đơn nội công” hay không nhưng chúng ta cần biết thêm rằng quan điểm về dưỡng sinh, trị bệnh của ông Cát Hồng rất gần với y học hiện đại. Phương pháp này phối hợp giữa vận động hô hấp, vận động chi thể và cùng dùng với thuốc, phương pháp đó được tóm lược như sau:


    Hành khí: theo Cát Hồng thì trời đất vạn vật đều cần tới khí mới có thể tồn tại, con người sống trong khí, khí lại tồn tại trong cơ thể con người, nếu giỏi về hành khí thì đối với bên trong là dưỡng sinh cho cơ thể, bên ngoài là chống ngự tà độc. Hành khí còn gọi là thổ nạp, nó gần như là cách hít thở sâu của khoa vận động hô hấp của thời hiện đại. Người mới tập hành khí, hít khí bằng mũi và giữ khí lại trong cơ thể, trong đầu đếm từ một đến một trăm rồi thở ra nhẹ nhàng đến nỗi không nghe được tiếng hít thở. Những người tập khí điêu luyện thì dù có để lông hồng trước mũi, lúc thở khí ra lông hồng cũng không lay động và hành khí đúng lâu ngày khiến người trẻ lại.

    Đạo dẫn: theo nguyên lý đạo dẫn của Cát Hồng là dùng các bài tập cụ thể tác động đến cơ thể con người để nhằm cường tráng gân cốt, khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào, tăng đề kháng phòng chống bệnh tật, chống lão hóa kéo dài tuổi xuân.


    Vị thuốc: do bản tính tham thích nghiên cứu và chu du qua nhiều địa phương nên sự hiểu biết của Cát Hồng về y lý và tính dược rất là sâu rộng, Trong bộ Trửu Hậu Cứu Tốt Phương, ông đã ghi lại không ít phương thuốc y học cổ truyền rất hiệu quả.
  4. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Góp vui với bạn Lyhl 1 chút nhé!

    Vậy là Cát Hồng sống được 80 tuổi. Trong đó 1/2 cuộc đời( (37 năm) ông ta sống ở thời Tây Tấn . ( 265-317) và một nửa quảng đời còn lại (43 năm) sống ở thời Đông Tấn ( 317 -420 ) . Nói chính xác hơn ông sống ở cả 2 thời Tây và Đông Tấn.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Ngày xưa có vẻ như khái niệm thời gian bằng đồng hồ chưa được áp dụng. Đếm từ một đến 100 thì có vẻ như quá dài nhưng cụ thể là tốc độ đếm thế nào!
    Bạn Lyhl thấy cách tập khí thế này thì đang ở mức độ nào ?
    hít vào 10s - ngưng thở 10s - thở ra 10s. làm như vậy 10 nhịp như nhau .

    Như vậy đã khá chưa?
  5. NGUYENVANXAM

    NGUYENVANXAM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    hít vào 10s - ngưng thở 10s - thở ra 10s. làm như vậy 10 nhịp như nhau .=D>

    Khá khen ! đó là các hiêu thức trong cách luyện khí công mà ^:)^^:)^
    Khi xưa ***** Chí Minh có để lại 1 bài khí công tựa tựa như cách luyện này @-)
  6. Dongcoxanh72

    Dongcoxanh72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Như vậy là đáng khen thôi=D>, chỉ gần khá.:)):))
    Ơ, sao mà có 3 nhịp thôi vậy?
    Hít vào = ngưng thở = thở ra = ngưng thở : Anh Lyhl và các bạn cho biết phép thở này là gì không?có đúng là phép thở HGLPS không? Phép thở của TWWW là gì?
    P/S: Hỏi thật đấy, không hỏi để đánh đố đâu nhé
  7. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    (*.*).......


    Ôi có mỗi chữ "" VÕ "" mà nghe sao mà sâu xa - thâm thuý quá , lại kém nghĩ suy rồi , huynh nào luận giải giúp Lam biết dược không ạh ?
    [rose]
  8. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Như thế mới là gần khá thôi hả bạn! Mình còn một chỉ số nữa để các bạn đánh giá hộ mình, Mình vừa thử xong :

    Hít vào hết cỡ - Ngưng thở đến khi nào không chịu nổi nữa thì thở ra . ( Chỉ làm 1 lần )
    Mình đo được thời gian từ lúc bắt đầu ngưng thở đến lúc thở ra là 80s .

    Như vậy có có được không? Các bạn làm vậy được bao nhiêu giây?

    ....................

    Làm thế nào để biết được một người có luyện khí hay là không? Phải dựa trên tiêu chí gì?
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    [FONT=border=][FONT=border=][FONT=border=]Bạn TheWayWeWere chỉnh rất chuẩn, lần sau mình sẽ lưu ý và ghi lại theo ý bạn là "thời Tây và Đông Tấn" hoặc "Lưỡng Tấn".

    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=border=][FONT=border=][FONT=border=]Mình không rành về các bài tập khí, mình đã thử theo cách của bạn nhưng không thở nổi được 10 nhịp như bạn, nhưng có cảm giác như bài tập này có trong ngành bơi lặn chuyên nghiệp ?
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    Cách thở mà bạn Dongcoxanh hỏi theo mình biết là cách thở bốn thì của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. Cách thở mà Thầy Lâm Thành Khanh dạy cho mình thì không giống với cách thở bốn thì.

    Chữ võ viết theo tiếng Nhật thì như thế nào vậy bạn Lamtieungao ? ý nghĩa triết tự thì sao ?

    Anh Online365 nói rất hay, nhưng theo ý em thì chủ đề này là của mọi người yêu thích võ thuật, mọi người tự do tranh luận trên quan điểm riêng của mình, thoải mái thắc mắc và trao đổi trong phạm vi mà diễn đàn cho phép !
  10. Dongcoxanh72

    Dongcoxanh72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    - 1'25''65 : dùng đồng hồ đếm giây trên máy điện thoại(vừa xong)
    - Thực hiện 10 lần mới là bước dạo đầu thôi và bạn mới có 3 nhịp mà,bạn thử 4 nhịp xem sao?
    - Theo như mình biết thì quan sát cái bụng, nó tròn tròn, khác với bụng bia. Vì vậy mình không tập cái này.:)),còn nhìn bề ngoài thì không biết.
    P/S: Trao đổi với các anh/chị/em mình dựa vào thực tế đã trải qua,không tra cứu trên mạng. Do đó sẽ có thiếu sót.

Chia sẻ trang này