1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Gia Quyền - La Phù Sơn (Hồi ký Thần Võ Chu Du - trang 83)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 10/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. codon1minh

    codon1minh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    PHP:
    "Bạn có chắc là thầy bạn không chế biến hay xào nấu không?" 
    Câu hỏi này thật khó phân giải.
    Thí dụ như có 10 môn sinh, sau khi sư tổ tịch, hết 8 sư huynh chế biến thì đuợc hoan nghênh như là thành phần tiến bộ không ù lỳ.
    Nếu chỉ có 2 sư huynh chế biến thì bị khép vào thành phần dị giáo.

    Lẻ phải thuộc về ai có nhiều miệng la to hơn.

    Nhưng chân lý luôn chỉ có một.

    Phúc cho những ai không thấy mà tin.
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Thiển nghĩ nếu được thì lần sau đối với những câu trích dẫn bạn Codon nên thực hiện như bài viết của tác giả sau nhằm thể hiện sự tôn trọng về nhiều phương diện:

    Ánh sáng chân lý là điều hiện lộ không phải với những người chỉ biết suy tư bằng cái đầu, nhưng còn biết yêu mến bằng con tim, biết chiêm ngưỡng bằng đôi mắt và biết quy phục bằng đầu gối của mình. Để sống và đảm nhận cuộc sống phong phú này, tôi phải chiêm ngưỡng và sống bằng trọn vẹn con người, chứ không thể chỉ bằng việc phân tích thuần lý. Thế nên thật chí lý khi Đức Giêsu Phục Sinh nói với Tôma, cũng là nói với chính tôi: "Phúc cho những ai không thấy mà tin" (Ga 20, 29).

    Nguồn từ http://svconggiao.net/showthread.php?t=4922&page=1
  3. taijiman11

    taijiman11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Thực tế các câu chuyện về các danh gia võ thuật thì trong quá trình phát triển của mình ai cũng đều xào nấu và chế biến lại các hình thức võ thuật theo những hiểu biết và cảm nhận của mình. Có những người học thêm các kỹ thuật, ý tưởng từ các môn phái khác để bổ sung cho sở học của mình, còn có những người nghiền ngẫm khổ luyện một môn nhưng hình thức tập luyện ngày càng biến đổi theo tâm tính, sự phát triển về nhận thức của người đó...Tất cả những việc "xào nấu, chế biến" này đều là tích cực, thuận theo tự nhiên trên bước đường phát triển.
    Còn có một loại "xào nấu, chế biến" mang tính tiêu cực là "xào nấu, chế biến" cho người khác "ăn". Nếu như ở trên việc "xào nấu chế biến" trước tiên là để cải thiện bản thân mình, sau khi hiểu rõ và thấy được tính hiệu quả mới truyền dạy cho người khác kế thừa để tiếp tục phát triển. Còn loại "xào nấu chế biến" sau chỉ nhằm mục đích vụ lợi, phục vụ cái tôi của bản thân, gây ra nhiều tai hại cho người đi sau : tạo ảo tưởng "duy ngã độc tôn", tự hài lòng bản thân, xem thường người khác....
    Như vậy thì thật thiếu công bằng nếu người thầy "xào nấu" mà cứ bắt buộc học trò phải giữ nguyên những gì mình truyền dạy, như vậy là kiềm chế sự phát triển của bản thân người học trò. Đôi khi hai chữ "chân truyền" chính là chiêu bài khéo léo để che đậy sự ích kỷ, bảo thủ và kém khả năng của người dạy.
    Nếu là một người thầy tốt thì khi người học trò phát triển đến mức có thể "xào nấu" theo ý mình thì người thầy sẽ lắng nghe, góp ý, cung cấp ý tưởng, điều chỉnh những cái chưa hợp lý và thậm chí có thể học hỏi những ý tưởng mới từ người học trò. Như vậy thì từng cá nhân trong môn phái sẽ phát triển và từ đó môn phái sẽ ngày càng vững mạnh.
  4. codon1minh

    codon1minh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    HTML:
    Thiển nghĩ nếu được thì lần  sau đối với những câu trích dẫn bạn Codon nên thực hiện như bài viết của  tác giả sau nhằm thể hiện sự tôn trọng về nhiều phương diện
    Anh Lyhl:
    Chắc Trư đệ viết tắt quá nên không rỏ hết ý, cho đệ tám thêm một ít:

    Chân lý,theo đệ, không phải là lý thuyết suông mà là điều không ai chối cải được, chẳng hạn: Mặt trời sáng mọc, trưa đúng bóng, chiều lặng là chân lý. Còn những đặc tính của nó như: nóng, sáng v.v... thuộc về lý lẻ của từng người, có người thấy trời nóng, người không, có người thấy sáng nhưng bẻ qua bẻ lại thì cho rằng cón tối... thuộc về lý luận và những lý luận đại khái như vậy do nhóm đông người hơn tranh lấy. Nhưng có luận thế nào thì luận, chế kiểu nào thì kiểu, không ai chối cải được cái hiển nhiên của chân lý. Chỉ có người có phúc có duyên mới nhận ra được đâu là chân lý đâu là luận lý. Thới buổi bây giờ thiên hạ luận nhiều quá, càng luận càng xa vời nên đệ mới thấy rằng thật may mắn cho ai vững niềm tin tuyệt đối, không bị lung lay với nhiều ngoại khoa.
  5. taijiman11

    taijiman11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Gửi Bác codon1minh : Đôi khi có những cái ta tưởng là chân lý nhưng nó chỉ là cái đúng tương đối trong trường hợp của mình, hoàn cảnh của mình....Ví dụ như ở trên Bác nói đến chân lý : "Mặt trời sáng mọc, trưa đúng bóng, chiều lặng" đây là cái đúng ở hoàn cảnh hiện tại của Bác và mọi người ở đây, nhưng ở một số vùng 8,9 giờ tối mặt trời vẫn chiếu sáng hoặc mùa đông ở Nam cực trong vòng 6 tháng không có ánh mặt trời....Nói như vậy không phải để bắt bẻ Bác nhưng trên con đường tập luyện của mỗi cá nhân có những cái hôm nay ta cho là chân lý thì ngày mai nó đã là quá khứ. Do đó đừng vội cho một cái gì đó là chân lý tuyệt đối, hãy trải nghiệm nó, thu thập những lợi ích từ nó biết đâu sau một thời gian nó lại trở thành bậc thang, là phương tiện cho một điều "đúng" khác. Nếu ngay từ ban đầu ta chấp vào một chân lý nào đó thì ta đã tự hạn chế bản thân, đóng hết mọi cánh cửa thu nhận thông tin. Phật tổ còn dạy : "Đừng vội tin những lời ta nói, hãy thực hành và cảm nhận chúng" (đại ý lời Phật nói như vậy, xin lỗi nếu trích dẫn không chính xác)
  6. hacquyen

    hacquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0


    Thì ra vậy, nếu vậy thì chẳng trách bạn được, chỉ biết cảm ơn bạn đã quan tâm. Thực ra bạn nói tui tự mãn thì hơi quá vì tui đây chỉ được cái mỏ dài thôi, nói xạo thì hay chứ nghề nghỗng chẳng ra gì. Trong họ nhà Cò của tui, thì tui cũng chỉ là con cò què thôi.

    Về khoản chế biến như bạn đã chia sẻ thì đúng là như vậy. 1 ông thầy dạy 10 đệ tử thì 10 người đó có cách dạy khác nhau (dù hình thức có giống nhau), đơn giản là do trình độ tiếp thu của mỗi người khác nhau và có thể mỗi người “ngộ” ở những khía cạnh khác nhau. Không phải hầu hết môn phái lớn đều do các vị ***** môn phái đó chế biến ra sao ?

    Riêng ông thầy tui cũng là vua chế biến, nhưng quan trọng là chế biến ra những món ăn ngon cho người đời thưởng thức và đã cho ra sản phẩm chất lượng cao. Chứ không như những ông đầu bếp chế biến món ăn dở, chỉ nhìn thôi đã thấy ngán rồi thì còn ăn uống nỗi gì. Mấy thầy khác thì tui không biết chứ ông thầy tui dạy rằng “ta dạy các ngươi đến trình độ sáng tạo ra các môn phái khác” đơn giản là nếu bạn đã nắm được các nguyên lý của võ thuật, của vũ trụ thì các bạn chế biến môn nào cũng được cả. Tui hỏi các bạn 1 câu là các bạn có biết rằng tất cả các nguyên lý võ thuật của Aikido, Thái cực quyền đều có trong Hồng gia ? các bạn đã được học nguyên lý này của Hồng gia chưa ? Nắm được các nguyên lý này rồi thì mới nói đến chuyện “chế biến” còn lại thì đều là tầm bậy cả.
  7. sgbiz

    sgbiz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";} Gửi bác hacquyen

    Rất cảm ơn bác đã đỡ lời hộ em, bây giờ mọi chuyện khác xưa nhiều nhỉ. Tui với bác đứng trước bàn dân thiên hạ, năm châu bốn bể, dưới hàng nghìn cặp mắt dòm ngó sẵn sàng “đạp” ta xuống hố, ta cứ đường hoàng ta đi vậy mà họ bảo ta là “hỏa khí còn lớn” chắc có lẽ phải rúc vào nách, chui xuống háng thiên hạ thì mới gọi là ung dung tự tại bác à.

    Em rất mê bác món chộp thái cực của bác. Em tập chộp hoài mà toàn chụp trật không à, thấy bác chụp dính rồi em thèm lắm. Còn món thất tinh của bác thì em xin kiếu, ở cao quá em không với tới

    Em ghen tị với bác lắm vì mọi người chỉ thích trò chuyện với người cao sang như bác thôi chứ em là dân buôn đầu đường xó chợ đâu có ai thèm chơi với em

    P/s : Không biết bác có thích chuyện “con vịt cồ” không ? nếu thích thì bác tám với em nhé cho đỡ buồn
  8. hacquyen

    hacquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0


    Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";} Có đấy bác à, bác nhìn góc phải logo bên cạnh có thể thấy Thất tinh (bảy vì sao) nhưng do tui “chôm” nên rụng mất mấy sao. Tui có luyện qua Thất tinh cước và đoản cốt cước rồi, tui thích sử dụng Thất tinh hơn đoản cốt vì xài đoản cốt cước tốn tiền lắm. Tui nghe kể sân tập bên Mỹ có 1 đối thủ tới thách đấu hay anh em luyện với nhau gì đó mà 1 anh Cò nhà tui ra cước, khi đối thủ nhấc giò lên thì thấy giò của mình lủng la lủng lẳng. thế là tốn mớ tiền.
  9. codon1minh

    codon1minh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Taiiman11:
    Xin cho khỏi đăng lại nguyên câu trả lời để tránh mất chổ của anh Lyhl. Anh Tajiman11 lại bắt lảo Trư 88 thêm nữa:
    Những gì anh nói lại thuộc về lý luận rồi, không phải là chân lý. Chân lý thuộc về bất biền không thay đổi. Nếu Nam cực hay Bắc cực 6 tháng ngày, 6 tháng đêm, thỉ nơi đó vỉnh viễn là vậy, không thay đổi. Nếu Âu châu có 4 mùa khiến hè dài đông ngắn thì nơi đó cũng xoay vần rồi trở lại y như vậy, đó là chân lý. Còn đem chân lý của nơi này để áp đặt vào chân lý của nơi khác là chuyện con người luận lý thôi.
    Lảo Trư mới tập mon men được hơn 2 năm, đoạn đường chông gai còn dài, sự phân biệt môn này hay món chế biến nọ không dám luận bàn, vì vậy cứ giử chân lý căn bản Hồng quyền là 36 thế huyền công mà tập thôi cũng đủ ngất ngư con tàu rùi.
  10. Dongcoxanh72

    Dongcoxanh72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Vài ngày không vào mà thấy diễn đàn tranh luận sôi động quá nhỉ, toàn là cao thủ. =D>[r2)]
    Bác Hacquyen: "Ở đây tui chỉ tiếc công mọi người luyện tập thui, luyện nhiều mà chẳng được bao nhiêu".

    Ý của bác là như thế nào? Bác nói rõ cho em hiểu thêm được không? "Chẳng được bao nhiêu" là như thế nào vậy bác???
    Được bao nhiêu là được những gì ???
    Mong nhận được sự chỉ giáo từ bác @};-

Chia sẻ trang này