1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Kông thuở ấy - James Clavell (tác giả của Shogun tướng quân)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Junimond, 09/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Junimond

    Junimond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2005
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Có được tự do thương mại, Xtriuân và Brốc trở thành những ông chúa đám thương nhân. Các đội thuyền có vũ trang của họ ngày càng phát triển. Và sự đối địch giữa hai bên càng làm sâu sắc thêm mối thù hận.
    Để lấp chỗ trống chính trị ở châu Á khi sự kiểm soát của Công ty Đông ấn bị bãi bỏ và thương mại đã được tự do, Chính phủ Anh đã bổ nhiệm một nhà ngoại giao là ngài Uyliơm Longxtap làm Tổng giám đốc thương mại để bảo vệ quyền lợi của Anh. Quyền lợi của Hoàng gia là họat động thương mại ngày càng tăng ?" để thu thêm nhiều thuế - và tiếp tục loại trừ tất cả các cường quốc châu Âu khác. Longxtap chịu trách nhiệm về sự an toàn của công việc thương mại và của các kiều dân Anh, nhưng quyền hạn ủy nhiệm cho ông ta không rõ ràng và ông ta không được trao quyền lực thật sự để thi hành một chính sách nào đó.
    Tội nghiệp cho nhà ông Uyliơn bé nhỏ. Xtriuân thầm nghĩ, thật lòng không ác ý. Ta đã kiên nhẫn giảng giải cho ông ta hiểu suốt tám năm qua, vậy mà Đại nhân của chúng ta, ngài Tổng giám đốc thương mại, vẫn không nhìn thấy được bàn tay giơ ra trước mặt mình. Xtriuân nhìn lên bở vửa lúc mặt trời đã nhô lên trên đỉnh núi và bất ngờ tỏa sán xuống những con người tụ tập ở đấy: bạn và thù, tất cả là địch thủ của nhau. Hắn quay về phía Rốp: ?oChú thấy liệu có một ban đón tiếp không?? Bao năm trời xa Xcốtlen vẫn không làm hắn mất đi cái giọng nói riêng của quê hương hắn.
    Rốp cười khúc khích và hất cái mũ dạ cho lệnh đi: ?oCó thể đoán được là tất cả bọn họ chỉ mong cho chúng ta chết đuối thôi, Đớc ạ? Rốp ba mươi ba tuổi, tóc đen, mắt sâu, mũi thanh mảnh, và để râu quai nón rậm, áo quần một màu đen trừ chiếc áo choàng bằng nhung xanh lục và sơ mi trắng xếp nếp, cà vạt trắng. Khuy áo và khuy tay sơ mi là những viên hồng ngọc. ?oTrời ơi, có phải đại úy Gletxinh kia không?? Ông ta hỏi, mắt nhìn lên bờ.
    ?oĐÚng rồi?, Xtriuân nói. ?oAnh cho rằng rất có thể ông ta sẽ là người đọc bản tuyên bố đấy?.
    ?oLongxtap đã nói gì khi anh gợi ý đó??
    ?oÔng ta đã nói thế này ?oXin lấy danh dự mà thề, được thôi, Đớc, nếu ông thấy thế là nên?. Xtriuân cười. ?oLạy chúa, từ khi bắt đầu, chúng ta đã tiến được khá xa rồi đấy chứ?.
    ?oAnh thôi, Đớc. Mọi sự đã xong khi em sang đây?.
    ?oNhưng Rốp ạ, chú là bộ óc. Anh chỉ là cơ bắp?.
    ?oVâng, thưa Tai-Pan. Chỉ là cơ bắp?. Rốp biết rõ anh mình là Tai-Pan của ?oXtriuân và Công tỵ? và ở châu Á, à Tai-Pan của các tai-pan. ?oHôm nay làm lễ kéo cờ được ngày đẹp trời đấy nhỉ??
    ?oĐúng?.
    Rốp ngắm người anh cùng cha khác mẹ khi hắn quay đi nhìn lên bờ. Trông Đớc đứng lù lù ở mũi xuồng, to hơn các quả núi và cũng cứng rắn không kém. Ước gì ta có thể được như anh ta, Rốp thầm nghĩ.
    Rốp mới chỉ đi buôn lậu thuốc phiện có một lần, ít lâu sau khi tới phương ĐÔng. Thuyền của họ đã bị cướp biển Trung hoa tiến công và Rốp đã bị một phen mất vía. Đến giờ ông còn xấu hổ, tuy Xtriuân vẫn bảo: ?oKhông sao, chú ạ. Lần đầu tiên ra trận bao giờ cũng gay go?. Nhưng Rốp biết mình không phải tay thiện chiến, không can đảm. Ông phục vụ anh mình theo những cung cách khác. Mua chè, mua lụa, mua thuốc phiện. Thu xếp vay mượn và trông coi tiền bạc. Tìm hiểu rõ các thủ tục hiện đại ngày càng phức tạp thêm của thương mại và tài chính quốc tế. Bảo vệ người anh và công ty và đội thuyền của họ, giữ cho được an toàn. Bán chè ở Anh. Giữ sổ sách và làm tất cả mọi việc để cho một công ty hiện đại có thể hoạt động được. Đúng, Rốp tự nhủ, nhưng không có Đớc thì mình chẳng là cái gì hết.
  2. Junimond

    Junimond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2005
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Xtriuân đang quan sát những người đứng trên bãi biển. Xuồng còn cách bờ hai trăm yard, nhưng hắn đã có thể nhìn thấy rõ mặt mọi người. Đa số đang nhìn ra phía xuồng. Xtriuân mỉm cười một mình.
    Phải, hắn thầm nghĩ, tất cả chúng ta đều có mặt ở đây vào cái ngày của định mệnh này.
    Viên sĩ quan hải quân, đại úy Gletxinh, đang kiên nhẫn đợi lúc bắt đầu nghi lễ kéo cờ. Hắn hai mươi sáu, chỉ huy một chiến thuyền, con một phó thủy sư đô đốc và hải quân Hoàng Gia là một phần dòng máu chảy trong huyết quản hắn. Bãi biển sáng lên nhanh chóng và xa tít phía Đông, chân trời có những sợi mây vắt ngang.
    Vài ngày nữa sẽ có bão đây, Gletxinh thầm nghĩ và ngửi mùi gió. Hắn rời mắt khỏi Xtriuân và bất giác đưa mắt kiểmt ra tình hinh chiến thuyền của hắn, một thuyền buồm, 22 khẩu pháo. HÔm nay là một ngày vĩ đại trong đời hắn. Không phải mỗi lúc mà được tiếp nhận những đất đai mới, nhân danh Nữ hoàng, và đối với hắn, được vinh dự đặc biệt đọc bản tuyên bố là rất may mắn cho đường công danh. Trong hạm đội, có nhiều sĩ quan thuyền trưởng cao cấp hoặc thâm niên hơn hẳn. Nhưng hắn biết sở dĩ người ta đã chọn hắn là vì hắn đã ở vùng biển này lâu năm nhất và thuyền của hắn, H.M,S. Ngư nữ, đã tham gia nhiều vào tòan bộ chiến dịch này. Cũng chẳng phải là một chiến dịch, hắn thầm nghĩ một cách khinh bỉ. Một sự cố thì đúng hơn. Lẽ ra đã có thể giải quyết được từ cách đây hai năm rồi nếu như cái tay Longxtap ngu xuẩn có gan một chút. Chắc chắn như vậy, nếu như ta được phép đưa chiến thuyền của ta ngược sông tới cổng thành Quảng Châu. Mẹ kiếp, ta sẽ bắn chìm tòan bộ cái hạm đội ******** toàn thuyền mành và con đường thế là dọn quang, rộng mở. Ta có thể đã bắn phá Quảng Châu, tóm lấy cái thằng phó Vương Linh tà đạo, xảo quyệt, treo cổ nó lên trục căng buồm rồi. Gletxinh cáu kỉnh lấy chân đá cát trên bãi biển. Không phải là ta quan tâm gì đến bọn tà giáo cướp thuốc phiện. Chấm dứt việc buôn bán là phải. Đấy là một sự sỉ nhục quốc kỳ. BỌn ma quỉ tà giáo và dám đe dọa tính mạng người Anh, đòi phải chuộc! LẼ ra Longxtap phải để cho ta xông tới, nhưng không. Hắn đã hiền lành rút lui rồi sơ tán tất cả mọi người lên các thương thuyền và trói chân trói tay ta. THề có chúa, mà chính ta lại là người có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ các thương thuyền. Trời đánh thánh vật hắn. Cả Xtriuân nữa, nó xỏ mũi hắn.
    PHải, hắn lại tự nhủ, dù vậy mình có mặt ở nơi đây cũng vẫn hay. Đây là cuộc chiên tranh duy nhất của chúng ta lúc này. Chí ít thì cũng là cuộc chiến tranh duy nhất trên mặt biển. Các vụ khác chỉ tòan là những chuyện vặt: thu nhận các bang của nước Ấn Độ tà giáo, chuyện quá đơn giản ?" lạy Chúa, chúng thờ bò, thiêu sống các quả phụ và cúi lạy các ngẫu tượng ?" và các cuộc chiến đấu ở Apghanixtan. Một niềm kiêu hãnh trào lên trong lòng hắn, hắn cảm thấy mình là một bộ phận của hạm đội lớn nhất thế giới này. Cảm ơn Chúa lòng thành đã cho hắn sinh ra làm người Anh Cát Lợi!
    Đột nhiên hắn nhận thấy Brốc đang đi tới và thở phào nhẹ nhõm khi có ngừơi chặn Brốc lại. Một người béo, lùn, hầu như không có cổ, tuổi chạc ba mươi, bụng to phè ra cả hai bên thắt lưng; đó là Moli Xkinơ, chủ tờ thời báo Phương ĐÔng, tờ báo quan trọng nhất của người Anh ở phương Đông. Gletxinh đọc báo này rất đều. Bài vở viết hay. Có một tờ báo tốt là điều quan trọng, hắn nghĩ. Ghi rõ lại các chiến dịch vì vinh quang của nước Anh là quan trọng. Nhưng Xkinơ là một thằng cha khả ố. Và tất cả bọn chúng nó cũng thế. Không, không phải tất cả, trừ ông già Arixtôtơn Quănxơ.
    Hắn liếc nhìn con người nhỏ bé, xấu xí đang ngồi một mình trên một mô đất nhìn xuống bãi biển, trên một chiếc ghế đẩu, trước giá vẽ, rõ ràng là đang vẽ mê mải. Gletxinh cười khúc khích một mình, nhớ lại những cuộc vui thú của hắn với ông họa sĩ tại Macao.
    Ngoài Quănxo ra, Gletxinh không ưa một ai khác trên bãi biển này, trừ Horaxio Xincle. Horaxio cùng tuổi với hắn, và Gletxinh thân thiết với anh ta sau hai năm trời sống ở phương Đông. Horaxio là trợ lý, thông ngôn và thư ký của Longxtap và có thể nói là người Anh duy nhất ở phương Đông thạo tiếng Trung Hoa, cho nên họ đã phải làm việc cùng với nhau.
    Gletxinh đưa mắt lướt nhìn bãi biển và ghê tởm nhìn thấy Horaxio đang đứng gần chỗ sóng vỗ bờ, trò chuyện cùng một người áo tên là Vongăng Maox, một người mà Gletxinh khinh ghét. Mục sư Maox là người Châu ÂU thứ hai ở phương Đông biết nói và viết tiếng Trung Hoa. Ông ta to lớn, râu đen xì, một thày tu phá giới, làm thông ngôn và buôn thuốc phiện lậu cho Xtriuân. Thắt lưng cài hai khẩu súng ngắn, và đuôi áo ngòai của ông ta lấm tấm mốc. Mũi đỏ rực to tướng như củ hành và bộ tóc dài hoa râm được tết lại cũng rậm như bộ râu, ông ta chỉ còn lại có mấy chiếc răng nhưng đều sứt mẻ và đã biến thành màu nâu. Đôi mắt lồi ngự trị trên khuôn mặt phì nộn.
    Thật trái ngược với Horaxio, Gletxinh nghĩ. Horaxio tóc vàng, mảnh dẻ và sạch sẽ, gọn gàng như Nen-sơn (1) ?" Gletxinh đã được đặt tên là Nen-sơm để tưởng nhớ tới trận Traphanga và cũng vì hắn có một ông bác chết trận ở đó.
    Cùng tham gia trò chuyện với họ là một người lai Âu á, một người trẻ tuổi mà Gletxinh chỉ biết mặt không quen: Gođơn Trần, con hoang của Xtriuân.
    Lạy chúa, Gletxinh nghĩ, làm sao người Anh mà lại có thể đem phô bày con lai đẻ hoang công nhiên như thế được? Mà cái thằng này lại ăn mặc y như bọn tà đạo ********: áo dài với một cái đuôi sam lủng lẳng ở sau lưng. Mẹ kiếp! Nếu nó không mắt xanh, da trắng thì không ai bảo nó có máu Anh trong huyết quản! Tại sao cái thằng quỉ ấy không cắt tóc như một người bình thường mới được chứ? Thật tởm!
    Gletxinh quay đi, có thể cái thằng lai đó cũng tốt thôi đâu phải lỗi tại nó. Nhưng cái lão Maox chết tiệt kia không phải là hạng bè bạn tốt. Đối với Horaxio và đối với cả em gái anh ta là cô Mari thân mến. Đấy mới là một tiểu thư đáng làm quen! Lạy Chúa, cô ấy sẽ là một người vợ hòan hảo!
    Hắn ngập ngừng cất bước. Đây là lần đầu tiên hắn thật sự nghĩ đến Mari như một phụ nữ có thể lấy làm vợ được.
    Tại sao lại không nhỉ? Hắn tự hỏi. Ta đã biết cô ấy hai năm nay rồi. Cô ta là người được cả macao ngưỡng mộ. Cô trông nom nhà cửa của gia đình Xincle thật không chê vào đâu được và chăm xóc Horaxio như một ông hoàng. Cô nấu ăn ngon nhất thành phố và chỉ huy đám đầy tớ thật giỏi. Chơi đàng Clavicô tuyệt vời và hát như một thiên thần, thề có Chúa! Rõ ràng là cô ấy thích mình, nếu không tại sao cô ta lại ngỏ lời mời tới ăn tối bất kỳ khi nào mình và Horaxio cùng có mặt ở macao? Vậy thì tại sao lại không lấy làm vợ được nhỉ? Nhưng cô ta chẳng bao giờ có nhà. Suốt đời, suốt ngày giao du với đám tà đạo. Lại không có thu nhập gì. Bố mẹ chết cả rồi. Nhưng cái đó có gì là quan trọng, hả? Ông mục sư Xincle hồi sinh thời, được quí trọng ở khắp châu Á và Mari lại xinh đẹp, vừa đúng hai mươi tuổi. Tương lai của ta rất tốt. Ta được lĩnh năm trăm một năm và sẽ thừa hưởng tòa lâu đài cùng với đất đai. Lạy Chúa, cô ta có thể làm vợ ta được. Ta sẽ làm lễ cưới ở macao tại nhà thờ của người Anh rồi thuê một căn nhà cho đến khi nhiệm kỳ của ta kết thúc, rồi chúng ta sẽ về nước. Khi đã chín muồi, ta sẽ nói với Horaxio: ?oNày anh bạn, tôi có một chuyện muốn nói với anh?.
  3. Junimond

    Junimond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2005
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    ?oTại sao lại chậm thế này, đại úy Gletxinh?? Giọng nói thô lỗ của Brốc làm tan vỡ giấc mơ màng của hắn. ?oTám tiếng chuông là đúng thời điểm kéo cờ, vậy mà đã quá mất một tiếng rồi đó?.
    Gletxinh quay ngoắt lại. Hắn không ưa cái lối nói hùng hổ, sỗ sàng của bất cứ ai, dưới cấp phó đô đốc. ?oThưua ông Brốc, cờ sẽ được kéo lên khi nào có một trong hai điều sau đây: hoặc là ngài Longxtap lên bờ hoặc là có tiếng đại bác của kỳ hạm báo hiệu?.
    ?oThế thì khi nào có??
    ?oTôi nhận thấy là đại diện của các ông chưa đủ mặt?.
    ?oÔng muốn nói là còn thiếu Xtriuân??
    ?oTất nhiên. Ông ta chẳng phải là Tai-Pan của hãng Đại Quý Gia đó sao?? Gletxinh nói một cách có chủ tâm, biết rằng Brốc sẽ tức tối. Rồi hắn nói thêm. ?oTôi đề nghị là ông hãy cố gắng kiên nhẫn một chút. Không ai ra lệnh cho nhà buôn các ông lên bờ kia mà!
    Brốc đỏ mặt. ?oTốt hơn hết là ông nên học cách phân biệt giữa lái buôn và thương gia?. Hắn chuyển miếng thuốc lá đang nhai trong miệng rồi nhổ toẹt xuống đất sỏi ngay bên cạnh chân Gletxinh, vài giọt bắn lên vấy bẩn đôi giày bóng lộn có khóa bằng bạc của Gletxinh. ?oXin lỗi?, Brốc nói, giả vờ làm ra vẻ nhún nhường rồi bỏ đi.
    Gletxinh tái mặt, không có cái câu ?oXin lỗi? thì hắn đã thách Brốc quyết đấu rồi. Đồ hạ lưu khốn nạn thối tha, hắn nghĩ, lòng đầy khinh bỉ.
    ?oXin lỗi ngài, thưa ngài?, viên sĩ quan trực nhật nói và giơ tay chào. ?oCó tín hiệu của kỳ hạm?.
    Gletxinh liếc nhìn, mắt nheo nheo trước làn gió buốt. Các cờ hiệu thông báo: ?oTất cả các thuyền trưởng lên kỳ hạm báo cáo lúc có bốn tiếng chuông?. Tối qua Gletxinh đã có mặt tại một cuộc họp riêng giữa Longxtap và đô đốc. Đô đốc đã nói rằng việc buôn thuốc phiện lậu là nguyên nhân gây ra tất cả mọi sự rối ren ở châu Á. ?oTrời đất ơi, thưa ngài, chúng không còn một chút ý thức đạo lý nào nữa?, ông ta đã nổi giận đùng đùng. ?oChúng chỉ nghĩ đến tiền thôi. Hãy hủy bỏ thuốc phiện đi, chúng ta sẽ không còn gặp chuyện rắc rối chết tiệt nào nữa với bọn tà đạo chết tiệt hay với bọn lái buôn chết tiệt. Hải quân Hoàng gia sẽ thi hành lệnh của ngài, thề có Chúa?. Và Longxtap đã đồng ý và đồng ý là phải. Có lẽ lệnh sẽ được công bố hôm nay đây, Gletxinh thầm nghĩ, không kiềm chế nổi sự hả hê. Tốt lắm. Và đúng lúc. Không biết Longxtap có nói cho Xtriuân biết là ông ta sẽ ban hành lệnh đó không?
    Hắn nhìn sang chiếc xuồgn lớn đang thong thả tiến vào bờ. Xtriuân gần như làm hắn mê hoặc. Hắn ngưỡng mộ Xtriuân lại vừa khinh tởm lão: Xtriuân tay đi biển bậc thầy đã từng lái nhiều con thuyền trên tất cả các đại dương, đã từng phá hoại nhiều công ty, nhiều con người, nhiều tàu thuyền vì vinh quang của Hãng Đại Quý Gia. Thật khác xa Rốp, Gletxinh nghĩ. Mình mến Rốp.
    Hắn bất giác rùng mình. Có lẽ cũng có một phần sự thật nào đó trong câu chuyện của các thủy thủ trên khắp các biển Trung Hoa vẫn thì thào với nhau, kể rằng Xtriuân bí mật thờ phụng Ma VƯơng và ngược lại Ma Vương đã trao cho Xtriuân quyền lực trên trái đất này. Nếu không phải thế thì làm sao một con người vào tuổi Xtriuân lại trông trẻ như vậy, khỏe như vậy, răng trắng nhởn, tóc vẫn dày nguyên và phản xạ nhanh nhẹn như một thanh niên, ở cái tuổi mà phần lớn những người khác đã hom hem, ốm yếu, tàn tạ, gần đất xa trời? Chắc chắn là bọn Tàu khiếp hãi Xtriuân. Chúng đã đặt cho lão cái biệt hiệu là ?oCon quỷ mắt xanh? và đã treo giải thưởng lấy đầu lão. Tất cả các người châu Âu ở đây ai cũng bị treo giải lấy đầu cả, nhưng cái đầu của lão Tai-Pan này là một trăm ngàn lạng bạc kia. Dù là chết. Vì chẳng ai có thể bắt sống lão được.
    Gletxinh cáu kỉnh cố ngọ nguậy ngón chân trong giầy cho dễ chịu. Chân hắn đau và hắn cảm thấy không thỏai mái trong bộ binh phục viền vàng. Sao lại chậm thế này! Thật là đáng nguyền rủa! Cả cái hòn đảo này nữa, cả cái cảng này, cả sự lãng phí của những chiếc thuyền tốt như thế, những con người giỏi giang như thế, thật đáng nguyền rủa tất. Hắn nhớ lại câu nói của thân phụ hắn: ?oBọn dân sự trời đánh! Chúgn chẳng nghĩ được cái gì khác ngòai tiền bạc hoặc quyền bính. Chúng không có ý thức về danh dự, hòan tòan không. Con phải chú ý đề phòng phía sau lưng đấy con ạ, mỗi khi có một tên dân sự nắm quyền chỉ huy. Và chớ có quên rằng ngay cả Nenxơn cũng phải đưa ống kính viễn vọng lên con mắt mù của ngài khi một thằng ngu xuẩn giữ quyền chỉ huy?. Làm sao một con người như Longxtap lại có thể ngu ngốc thế được? Lão ta là con nhà gia thế có giáo dục, thân phụ lão là một nhà ngoại giao tại triều đình Tây Ban Nha. Hay là Bồ Đào Nha nhỉ?
    Và tại sao Xtriuân lại thúc đẩy Longxtap dừng chiến tranh lại? Quả thật là chúng ta có được một cái cảng lớn, tất cả các hạm đội trên thế giới đến đây bỏ neo cũng vẫn vừa. Nhưng ngòai ra còn gì nữa?
    Gletxinh ngắm nhìn các tàu thuyền trong cảng. Chiếc China Cloud 22 súng của Xtriuân. Chiếc Phù THủy trắng 22 súng, niềm kiêu hãnh của hạm đội của Brốc. Rồi chiếc thuyền Mỹ hai buồm, 20 súng của Cupơ-Tinman, chiếc Nữ chúa Alabama. Tất cả đều rất đẹp. Những chiếc thuyền bõ công ta nghênh chiến, hắn thầm nghĩ. Ta biết ta có thể đánh chìm được chiếc thuyền Mỹ. Còn Brốc? Khó đấy, nhưng ta dứt khoát hơn Brốc. Còn Xtriuân?
    Gletxinh nghĩ về một trận thủy chiến với Xtriuân rồi hiểu ra là hắn sợ Xtriuân. Và chính vì sợ, hắn nổi giận, bực tức về việc người ta vờ vĩnh coi như Xtriuân, Brốc, Cupơ và tất cả đám thương nhân ở Trung Hoa không phải là cướp biển.
    Thề có chúa, hắn lẩm bẩm, lệnh kia trở thành chính thức một cái là ta sẽ dẫn một hạm đội nhỏ bắt tan xác tất cả bọn chúng không còn một tên nào trên mặt biển này nữa.
  4. Junimond

    Junimond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2005
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Arixtotơn Quănxo âu sầu ngồi trước bức tranh đang vẽ dở đặt trên giá. Ông ta là một người nhỏ bé, tóc đã hoa râm. Áo quấn ông đúng mốt mới nhất. Về mặt này thì ông ta cực kỳ kén chọn: quần ống chẽn màu xám, bít tất lụa trắng, giầy đen tết nơ, gi le sa tanh màu ngọc trai, áo dài bằng len đen, cổ cồn cao, cavát và kim cài gắn ngọc trai. Nửa Anh, nửa Ai- len, ở cái tuổi năm mươi tám, ông ta là người châu Âu già nhất ở phương ĐÔng.
    Ông bỏ cặp kính gọng vàng ra, lấy chiếc khăn mùi xoa đăng ten Pháp trắng nõn lau kính. Ta thật buồn thấy cái ngày hôm nay, ông thầm nghĩ. Cái tên Đớc Xtriuân trời đánh! KHông có hắn thì chẳng bao giờ có cái đảo Hồng Kông trời đánh này.
    Ông biết rằng ông đang chứng kiến những giờ phút chấm dứt một kỷ nguyên. HỒng Kông sẽ hủy hoại Macao, ông nghĩ. Nó sẽ cướp đi mọi công việc buôn bán. Tất cả các tai-pan Anh và Mỹ sẽ chuyển bản doanh của họ sang đây. Họ sẽ sống ở đây, sẽ xây dựng ở đây. Rồi đám thư lại, viên chức Bồ Đào Nha sẽ kéo cả sang đây. Rồi tát cả bọn Tàu sống nhờ vào người phương Tây và công việc thương mại của phương Tây. Thôi được, ta sẽ không bao giờ sống ở đây, ông thề. Ta sẽ phải thỉnh thoảng tới đây làm việc để kiếm tiền, nhưng Macao sẽ vẫn là tổ ấm của ta mãi mãi.
    Macao là nơi ông trú ngụ đã hơn ba mươi năm nay. Trong tất cả các người châu Âu, chỉ có một mình ông coi phương Đông là nhà mình. Tất cả những người khác đến đây vài năm rồi lại đi. Chỉ có ai chết mới ở lại. Ngay dù vậy đi nữa, nếu có thể được, họ cũng ghi vào chúc thư yêu cầu đưa xác họ trở về ?onhà?.
    Tạ ơn Chúa, ta sẽ được chôn ở Macao, ông tự nhủ. Nơi đây ta đã từng biết bao nhiêu vui thú, tất cả mọi người khác cũng vậy. Nhưng thế này là hết rồi! Trời đánh cái lão Hoàng đế Trung Hoa! PHá hủy cả một cơ cấu đã được khéo léo dựng lên cách đây một thế kỷ, quả là ngu!
    Mọi sự đang tốt đẹp thế, Quănxơ chua chát ngẫm nghĩ, nhưng bây giờ thì không còn gì nữa. Bây giờ chúng ta đã chiếm lấy Hồng Kông, và bây giờ sức mạnh của nước Anh đã dính líu vào phương Đông, đám lái buôn sẽ nếm mùi vị của quyền lực, chúng sẽ không vừa lòng với một Hồng Kông này đâu. ?oThôi được?, ông bất giác gào to lên , ?ohoàng đế gieo gì thì gặt hái được nấy.
    ?oTại sao lại ỉu xìu thế kia, ông Quănxo??
    Quănxo đeo kính lên. Moli Xkinơ đang đứng dưới chân mô đất.
    ?oKhông phải là ỉu xìu, ông bạn trẻ ạh. Mà là buồn thật sự. Nghệ sĩ có quyền, phải, có nhiệm vụ phải buồn?. ÔNg đặt bức tranh vẽ giở sang một bên rồi đặt một tờ giấy sạch lên giá.
    ?oHòan toàn đồng ý, hòan toàn đồng ý?. Xkinơ ì ạch leo lên, cặp mắt màu nâu nhạt của ông ta trong như vệt cặn bia. ?oChỉ muốn hỏi ý kiến ông về cái ngày hệ trọng này thôi. Sẽ ra số đặc biệt không cso vài lời của người công dân cao niên nhất của chúng ta thì số báo này sẽ không hòan chỉnh?.
    ?oHoàn tòan đúng, ông Xkinơ ạ, ông có thể viết?.
    ?oÔng Arixtotơn Quănxow, nghệ sĩ số một của chúng ta, một con người vui vẻ thỏai mái và một người đáng mến, đã từ chối không tuyên bố gì hết vì đang bận rộn sáng tạo một kiệt tác mới.? Ông hít một nhúm thuốc lá bột rồi hắt hơi ầm ĩ, sau đó lấy khăn tay phủi sạch chỗ thuốc hít rơi vãi trên áo và nước mũi hắn lên tờ giấy. ?oKính chào ông?. Rồi ông quay lại tập trung, chăm chú vẽ. ?oÔng đang quấy rầy sự bất tử đấy?.
    ?oTôi biết rất rõ cảm giác của ông lúc này?, Xkinơ gật đầu vui vẻ nói. ?oBiết rất rõ. Tôi cũng có cảm giác y như thế khi viết một cái gì quan trọng?. Rồi ông lạch bạch bỏ đi.
    Quănxo không tin Xkinơ. Mà cũng chẳng ai tin. Chí ít thì những ai có chuyện xấu xa trong quá khứ cần phải giấu, mà ở đây thì ai mà chẳng có chuyện gì đó cần giấu. Xkinơ rất khóai cái việc làm quá khứ sống lại.

Chia sẻ trang này