1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng lâu mộng - Tào Tuyết Cần

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 01/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Phượng Thư vừa rủa, vừa đi, rồi chọn một a hoàn đưa sang bên Giả mẫu. Vương phu nhân ăn dưa xong, nói chuyện một lúc rồi đi về Đến vườn, Bảo Thoa rủ Đại Ngọc vào Ngẫu Hương tạ chơi. Đại Ngọc nói: ?ophải về tắm rửa?, rồi đi ngay. Bảo Thoa đi một mình, tiện đường tạt vào viện Di Hồng, muốn gặp Bảo Ngọc nói chuyện để khuây khỏa buổi trưa. Khi vào đến sân, thấy lặng lẽ không một tiếng động. Đôi hạc đậu ở khóm chuối cũng đều thiu thiu giấc ngủ. Bảo Thoa rẽ sang bên cạnh, vào ngay trong buồng, thấy ở gian ngoài, bọn a hoàn đương ngủ ngổn ngang cả trên giường. Bảo Thoa đi qua cửa sổ có treo màn gấm các màu, vào tận buồng Bảo Ngọc, thấy Bảo Ngọc cũng ngủ, chỉ có Tập Nhân ngồi thêu bên cạnh, để một cái phất trần cán bằng sừng trắng.
    Bảo Thoa đến gần khẽ cười nói:
    - Chị cẩn thận quá, trong nhà này còn có ruồi muỗi à? Để cái này làm gì đấy?
    Tập Nhân bất thình lình ngẩng đầu lên, trông thấy Bảo Thoa, vội bỏ kim chỉ đứng dậy, khẽ cười nói:
    - Cô đến đấy à? Tồi sợ giật nảy mình lên. Cô chưa biết, ở đây tuy không ruồi muỗi, nhưng có một thứ sâu nhỏ ở ngoài màn chui vào, chẳng ai trông thấy. Trong khi ngủ, lỡ nó cắn vào người, thì đau như kiến đốt.
    Bảo Thoa nói:
    - Chả trách được, đằng sau thì gần nước, lại trồng các thứ hoa, làm thơm lừng cả nhà lên, giống sâu này quen ăn nhị hoa, hễ ngửi thấy mùi thơm là thế nào nó cũng chui vào.
    Bảo Thoa nhìn cái bức thêu ở tay Tập Nhân. Đó là cái yếm bằng lụa trắng, giữa có màu đỏ, trên mặt thêu kiểu ?oUyên ương vờn hoa sen? có hoa đỏ lá xanh, có chim uyên ương năm màu.
    Bảo Thoa nói:
    - Ái chà? Tươi đẹp quá! Cái này của ai mà làm phí bao nhiêu là công?
    Tập Nhân ngoảnh vào giường bĩu môi. Bảo Thoa cười nói:
    - Người đã lớn thế mà còn đeo cái này à? .
    Tập Nhân cười nói:
    - Xưa nay cậu ấy vẫn không chịu đeo, nên phải làm thật đẹp, để cậu ấy trông thấy tự khắc phải đeo! Bây giờ trời nóng, nhân lúc cậu ấy ngủ không để ý, tôi lựa cách đeo vào cho, lỡ đêm không đắp chăn cẩn thận cũng không sao. Cô nói làm cái này tốn công, có lẽ cô chưa thấy cái cậu ấy đang đeo trong người sao!
    - Chị chịu khó quá!
    - Hôm nay làm việc nhiều, cổ cúi xuống đau nhừ cả người.
    Lại cười nói:
    - Cô hãy ngồi chơi, tôi ra ngoài một tý rồi vào ngay.
    Nói xong đi ra.
    Bảo Thoa chỉ chăm chú nhìn cái bức thêu nên không để ý, ngồi luôn xuống đó. Vì cũng thích bức thêu, Bảo Thoa liền lấy ngay kim thêu tiếp.
    Không ngờ Đại Ngọc hẹn Tương Vân đến mừng Tập Nhân. Hai người vào sân, thấy vắng ngắt cả. Tương Vân quay ra ngoài hiên đi tìm Tập Nhân, Đại Ngọc tìm đến chỗ cửa sổ, đứng ngoài màn the nhìn vào, thấy Bảo Ngọc mặc cái áo sa màu hồng, nằm ngủ ở trên giường, Bảo Thoa ngồi thêu bên cạnh, có cái đập ruồi để gần đấy.
    Đại Ngọc thấy thế, đứng né ra một bên, lấy tay bịt mồm, không dám cười ra tiếng, liền vẫy Tương Vân lại. Tương Vân tưởng có gì lạ, vội chạy lại, thấy thế, muốn cười, nhưng nghĩ Bảo Thoa xưa nay đối với mình tử tế, liền nín ngay, biết Đại Ngọc vốn tính đành hanh, hay nói bóng nói gió để chế nhạo người, Tương Vân kéo Đại Ngọc và nói:
    - Đi đi thôi. Tôi nhớ Tập Nhân có nói là đến trưa sẽ ra ao giặt quần áo, chắc chị ta đã ở đấy rồi, chúng ta đi tìm chị ấy thôi.
    Đại Ngọc hiểu ý, cười nhạt một tiếng rồi theo đi.
    Bảo Thoa ở trong nhà mới tết được vài ba cái hoa, thấy Bảo Ngọc nằm mê thét lên: ?oLời nói hòa thượng và đạo sĩ tin thế nào được? Cái gì là nhân duyên vàng ngọc! Tôi chỉ biết duyên cây và đá thôi!?
    Bảo Thoa nghe câu ấy, bất giác sửng sốt, chợt thấy Tập Nhân vào cười hỏi:
    - Cậu ấy chưa dậy à?
    Bảo Thoa lắc đầu. Tập Nhân lại cười nói:
    - Tôi ta gặp cô Lâm và cô Sử, họ có đến đây không?
    - Không thấy.
    Rồi Bảo Thoa lại cười hỏi:
    - Họ có bảo gì chị không?
    Tập Nhân đỏ mặt lên, cười nói:
    - Thì chẳng qua họ cũng nói đùa đấy thôi, có thực thế đâu?
    Bảo Thoa cười nói:
    - Hôm nay không phải họ nói đùa đâu, tôi cũng muốn mách chị việc ấy, nhưng vì chị vội đi ra.
    Nói chưa dứt lời, Phượng Thư lại cho người đến gọi Tập Nhân. Bảo Thoa cười nói:
    - Chắc cũng lại việc ấy thôi.
    Tập Nhân gọi hai a hoàn đến thay mình, rồi cùng Bảo Thoa ra khỏi viện Di Hồng, đến nhà Phượng Thư. Quả nhiên Phượng Thư nói chuyện ấy, và bảo phải đến tạ ơn Vương phu nhân, chứ không cần phải đến Giả mẫu nữa, vì sợ chị ta ngượng. Khi Tập Nhân ở nhà Vương phu nhân về, thì Bảo Ngọc đã dậy và hỏi đi đâu, Tập Nhân cầm trả lời hàm hồ, đến đêm vắng người mới nói thực.
    Bảo Ngọc mừng lắm, cười nói:
    - Tôi xem chị còn đòi về nhà nữa hay không? Lần trước chị về thăm nhà, khi trở lại nói là anh chị muốn chuộc về, ở đây chẳng bấu víu vào đâu, sau này biết làm thế nào. Chị dùng những câu nói không có tình nghĩa để dọa tôi. Từ giờ trở đi, tôi xem còn ai dám đến đây đòi chị về nữa không
    Tập Nhân cười nhạt:
    - Cậu đừng nói những câu ấy nữa. Từ giờ trở đi, tôi là người của bà nhà. Muốn đi đâu tôi chỉ phải trình bà thôi, không cần nói với cậu nữa.
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Nếu tôi là người không ra gì, thì chị cứ trình với bà mà về để người ngoài biết tôi không tốt, nên chị mới phải đi, như thế thì chị còn ra gì nữa?
    Tập Nhân cười nói:
    - Sao lại không ra gì? Không lẽ kẻ cướp tôi cũng theo à? Nếu thế thì chỉ có chết thôi. Người ta dù có sống đến trăm năm, rồi cũng phải chết. Khi tắt hơi rồi, chẳng còn nghe gì, thấy gì, thế là xong chuyện.
    Bảo Ngọc nghe nói, liền bịt mồm Tập Nhân lại, bảo:
    - Thôi! Thôi! Đừng nói những câu ấy nữa.
    Tập Nhân vẫn biết Bảo Ngọc có tính tình kỳ quặc, hễ nghe thấy người ta nói những câu nịnh hót tán tỉnh, thì cho là không thực, chán không buồn nghe; nhưng thấy người ta nói những câu thực thà thân thiết, thì lại đâm ra thương cảm. Tập Nhân hối hận trót nói quá lời, liền cười xòa nói lảng ra chuyện khác. Rồi chuyển những câu lâu nay Bảo Ngọc thích nghe, như gió xuân trăng thu, son hồng phấn lạt; rồi đến việc người con gái thế nào là tốt. Không ngờ Tập Nhân buột miệng nói đến cái chết của người con gái, liền vội bưng mồm không nói nữa.
    Bảo Ngọc đương thích nghe, bỗng thấy Tập Nhân không nói, liền cười:
    - Ai mà chẳng chết? Nhưng có đáng chết thì mới chết chứ! Những đám râu mày hèn hạ, khi nghe người ta nói ?oQuan văn chết vì can vua, quan võ chết vì đánh giặc?. Hai cái chết ấy mới là danh tiết của bậc đại trượng phu. Nhưng, dù sao không chết vẫn hơn. Vì có vua hôn ngu mới can ngăn, chỉ biết liều chết để mua lấy tiếng khen, thì sau nây sẽ bỏ vua lại cho ai? Khi có giặc giã mới phải đi đánh, nhưng chi biết liều chết để tỏ ra mình có công đánh giặc, thì sau này bỏ nước lại cho ai? Vì vậy đều không phải là cái chết chính đáng.
    Tập Nhân nói:
    - Xưa nay tướng giỏi tôi hiền, đều là bất đắc dĩ mới phải chết đấy thôi.
    Bảo Ngọc nói: .
    - Hạng quan võ ấy chẳng qua chỉ cậy sức hung hăng, chứ mưu trí kém cỏi, chẳng có tài năng, đến nỗi bị chết uổng, chả lẽ cũng là bất đắc dĩ à? Còn hạng quan văn thì lại khác hẳn, họ cứ chôn vào ruột mấy câu đọc thuộc lòng trong sách, hễ nhà vua có lỗi nhỏ gì, thì cứ nói càn ngăn bậy, để được tiếng là người trung trực; máu nóng nổi lên, dù chết cũng liều, như thế có thể gọi là bất đắc dĩ được không? Phải biết rằng trời có cho thì mới được làm vua, nếu không phải là bực thần thánh nhân từ, không khi nào trời lại giao cho muôn việc nặng nề như thế. Vậy thì những cái chết ấy, chẳng qua chỉ để mua chuộc tiếng khen, chứ chẳng hiểu nghĩa lớn vua tôi gì cả. Còn như tôi bây giờ, nếu có phúc ra, gặp được lúc các chị em đủ mặt ở đây, mà chết ngay đi, lại được nước mắt các chị em chảy ra thành một con sông lớn, buông xác tôi xuống đó lềnh bềnh, trôi đến một chỗ rất xa xăm, không có chim ho cò gáy, rồi theo gió mà tan đi, không bao giờ hóa kiếp làm người nữa, như thế là tôi chết đúng lúc đấy!
    Tập Nhân nghe những câu rồ dại ấy, liền kêu mệt, không trả lời, Bảo Ngọc mới nhắm mắt ngủ. Hôm sau quên hẳn chuyện ấy.
    Đi chơi các nơi mãi đâm chán, một hôm Bảo Ngọc nghĩ ngay đến khúc hát ?oMẫu đơn đình?. Vì đã được nghe hai lần, nhưng vẫn chưa thỏa. Nhân nghe nói trong đám mười hai đứa con hát ở viện Lê Hương có một Linh Quan, đóng vai nữ, hát rất hay. Bảo Ngọc đi ra cửa nách để tìm, gặp Bảo Quan và Ngọc Quan đang chơi ở sân. Thấy Bảo Ngọc đến, họ cười đón mời ngồi.
    Bảo Ngọc hỏi:
    - Linh Quan ở đâu?
    - Chị ấy đương ở trong nhà.
    Bảo Ngọc vội chạy vào, thấy Linh Quan một mình nằm dựa ở trên gối. Thấy Bảo Ngọc đến, Linh Quan vẫn cứ nằm yên không nhúc nhích. Bảo Ngọc ngồi ngay bên cạnh, vì xưa nay vẫn hay chơi đùa với những bọn con gái quen, nên cho Linh Quan cũng như các người khác, liễn ghê lại gần, cười nói, nằn nì Linh Quan hát cho nghe một bài Niểu tình ty(2).
    ***************
    (2) Sợi tơ bay dưới ánh sáng
    ***************
    Linh Quan thấy Bảo Ngọc ngồi xuống, vội đứng dậy tránh đi chỗ khác, nghiêm nét mặt nói:
    - Tôi khản cổ lắm. Hôm nọ bà đòi chúng tôi vào hát, tôi cũng không hát được.
    Bảo Ngọc thấy nó ngồi lên, để ý ngắm một lúc, thì chính là người con gái ngồi viết chữ ?oTường? ở dưới hoa tường vi hôm nọ. Nghĩ bụng, xưa nay mình chưa bị người ta chán ghét bao giờ nên rất khó chịu, mặt đỏ lên rồi đi ra. Bọn Bảo Quan không biết vì cớ gì, liền hỏi, Bảo Ngọc nói cho họ biết. Bảo Quan cười nói:
    - Cậu hãy chờ một lát. Cậu Tường về bảo nó hát, nhất định nó sẽ hát ngay.
    Bảo Ngọc nghe nói, có ý buồn, liền hỏi:
    - Anh Tường đi đâu? .
    - Cậu ấy vừa mới đi. Chắc là Linh Quan cần cái gì, cậu ấy đi tìm cho nó đấy.
    Bảo Ngọc lấy làm lạ, đứng chờ một lúc, thấy Giả Tường ở ngoài chạy về, tay cầm cái ***g chim, trong ***g có con chim sẻ và một cái cầu nhỏ để làm trò. Hắn hăm hở đến tìm Linh Quan, chợt trông thấy Bảo Ngọc, đành phải đứng lại.
    Bảo Ngọc hỏi:
    - Giống chim sẻ gì thế mà biết ngậm cờ múa trên cầu làm trò?
    - Đây là giống chim sẻ cổ trắng.
    - Mua hết bao nhiêu tiền?
    - Một lạng tám đồng bạc.
    Hắn vừa nói vừa mời Bảo Ngọc ngồi, rồi chạy vào nhà Linh Quan. Bảo Ngọc không nghĩ đến chuyện hát nữa, chỉ muốn xem Giả Tường với Linh Quan ra thế nào. Giả Tường chạy đến phòng Linh Quan cười bảo:
    - Em lại mà xem, cái này thích lắm. .
    Linh Quan đứng dậy hỏi:
    - Cái gì?
    - Anh mua con chim sẻ để em chơi đỡ buồn. Anh bắt nó làm trò cho em xem nhé!
    Nói xong, hắn lấy nắm thóc nhử con chim sẻ, quả nhiên nó nhảy ngay lên cái cầu làm trò. Nó ngậm ngay cái mặt nạ và cái cờ múa tít. Bọn con hát đều cười ?oThú quá?, chỉ có Linh Quan cười nhạt một tiếng, tỏ vẻ bực mình, nằm xuống ngủ.
    Giả Tường cười hỏi:
    - Có hay không?
    - Nhà các anh đã bắt bao nhiêu con nhà tử tế, đem nhốt ở trong chuồng này vẫn còn chưa đủ hay sao, lại bắt cả chim sẻ vào đây để làm trò nữa. Rõ ràng anh đem con chim sẻ ra hình dung chúng tôi để làm trò cười, lại còn hỏi có hay không!
    Giả Tường nghe nói, đứng ngay dậy, vội vàng thề và nói:
    - Hôm nay sao mà tôi u mê thế? Bỏ ra vài lạng bạc mua con chim sẻ về, tưởng để em chơi cho đỡ buồn, ngờ đâu lại đến nông nỗi này. Thế thì anh đem thả nó ra cũng là một cách để em tai qua nạn khỏi đấy
    Nói xong, hắn thả con chim ra và bẻ gãy cả ***g.
    Linh Quan lại nói:
    - Con chim không như người, nhưng nó cũng có mẹ ở trong tổ, thế mà anh bắt nó về làm trò chơi, liệu có nó bằng lòng hay không? Hôm nay tôi bị thổ huyết, bà cho người gọi anh đi mời thầy thuốc đến xem bệnh cho tôi, thế mà anh lại đem cái của ấy về để làm trò cười. Hạng người như tôi hay đau yếu luôn, lại chả được ai nhìn ngó, đoái hoài đến!
    Giả Tường vội nói:
    - Chiều hôm qua tôi đi mời thầy thuốc, nhưng ông ấy bảo không việc gì, cứ cho uống hai thang, hôm sau sẽ đến xem lại. Ngờ đâu hôm nay em lại thổ huyết nữa. Tôi phải đi mời thầy thuốc đến ngay.
    Hắn nói xong định ra đi. Linh Quan lại nói:
    - Hãy hượm đã, trời nắng chang chang thế này mà anh tức khí đi ngay thì tôi cũng không xem đâu!
    Giả Tường nghe nói, đành phải dừng lại.
    Bảo Ngọc thấy quang cảnh vậy, đứng ngẩn người ra, mới hiểu cái thâm tâm của Linh Quan viết chữ ?oTường? hôm trước. Không thể đứng yên được, Bảo Ngọc quay đi ngay. Giả Tường bấy giờ bụng chỉ để vào Linh Quan, nên không nghĩ gì đến ai. Khi Bảo Ngọc về, cũng chỉ có bọn con hát ra tiễn thôi.
  2. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Bảo Ngọc trong bụng vẩn vơ nghĩ ngợi, ngơ ngẩn ra về; đến viện Di Hồng, thấy Đại Ngọc và Tập Nhân đương ngồi nói chuyện. Bảo Ngọc bước vào thở dài nói với Tập Nhân:
    - Câu chuyện tôi nói với chị chiều hôm qua, thực là không đúng tý nào. Chẳng trách ông thường bảo tôi ?oLấy ống dòm trời, lấy bầu đong biển?. Hôm qua tôi bảo bao nhiêu nước mắt của các chị chỉ để chôn cho một mình tôi, thật là nhầm to, nay suy ra, thì nước mắt của các chị có phải để dành cho một mình tôi cả đâu. Từ giờ về sau, mỗi một người chỉ được hưởng một số nước mắt về phần mình thôi.
    Tập Nhân cho là đêm qua chẳng qua câu chuyện nói đùa, đã quên đi rồi, không ngờ Bảo Ngọc lại gọi ra, liền cười nói:
    - Cậu thực là điên!
    Bảo Ngọc lẳng lặng không trả lời. Từ đó mới nhận rõ là tình duyên của người ta, trời đã định trước, nên chỉ ngấm ngầm đau xót: ?oKhông biết sau này ta chết, ai là người rỏ nước mắt??
    Đại Ngọc thấy bộ dạng Bảo Ngọc như thế, biết ngay là lại bị ám ảnh gì rồi, không tiện hỏi nhiều, liền nói:
    - Tôi vừa mới ở bên mợ, nghe thấy nói ngày mai là ngày sinh nhật dì Tiết, bảo tôi tiện đường đến hỏi anh có đi hay không, thì cho người đến đằng nhà nói một tiếng.
    Bảo Ngọc nói:
    - Ngày sinh nhật ông Cả, tôi cũng không đến nữa là. Bây giờ đến đó, lỡ ra người ta trông thấy, còn ra làm sao nữa? Tôi chẳng đi đâu cả. Trời nóng thế này, mà phải đóng bộ quần áo vào thì phiền quá, tôi không đi chắc dì cũng chả giận đâu.
    Tập Nhân vội nói:
    - Sao cậu lại nói thế? Không thể ví bà dì với ông Cả được, vì nhà ở gần hơn, lại trong thân thích với nhau. Nếu cậu không đi thì chẳng làm cho bà ấy lại sinh nghĩ ngợi hay sao? Cậu sợ nóng, thì sáng sớm đến mừng tuổi ngay, uống chén nước trà rồi về, thế chả tốt hơn ư?
    Bảo Ngọc chưa kịp nói thì Đại Ngọc cười nói ngay:
    - Nghĩ lúc người ta ngồi đuổi muỗi cho mình, thì anh cũng nên đến là phải.
    Bảo Ngọc không hiểu thế nào, vội hỏi:
    - Ngồi đuổi muỗi là thế nào?
    Tập Nhân kể lại cho Bảo Ngọc nghe câu chuyện hôm qua, khi Bảo Ngọc ngủ, không có ai ngồi cùng, cô Bảo phải ngồi lại một lúc. Bảo Ngọc vội nói:
    - Quá đáng! Tôi ngủ không biết, sao lại dám khinh thường cô ấy như thế? Thế nào ngày mai tôi cũng phải đi.
    Đang nói chuyện thì Tương Vân ăn mặc chỉnh tề đến cáo từ và nói ở nhà cho người sang đón về. Bảo Ngọc, Đại Ngọc đứng dậy mời ngồi, nhưng Tương Vân không chịu ngồi, hai người đành phải đứng dậy đi tiễn. Bây giờ Tương Vân nước mắt ràn rụa, vì có người nhà đứng đấy, nên không dám tỏ vẻ buồn rầu. Một lúc Bảo Thoa chạy đến, lại càng thêm quyến luyến, không nỡ rời tay. Bảo Thoa nghĩ bụng: ?oNếu cứ quyến luyến mãi để người nhà cô ta về mách với bà dì, thì khi cô ta về, sẽ bị dằn vặt khó chịu?. Vì thế phải giục Tương Vân đi. Mọi người tiễn ra đến cửa ngoài. Bảo Ngọc còn muốn tiễn xa nữa, nhưng Tương Vân ngăn lại. Một chốc quay lại gọi Bảo Ngọc đến gần, khẽ dặn:
    - Nếu cụ không nhớ đến tôi, thì anh nên nhắc nhở, để cho người đi đón tôi sang.
    Bảo Ngọc vội nhận lời. Tương Vân lên xe đi rồi, mọi người mới về.
    (Hết hồi thứ ba mươi sáu)
  3. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Hồi thứ ba mươi bảy
    Thu Sảng trai, định mở Xã hải đường
    Hành Vu uyển, đêm nghĩ bài hoa cúc ​
    Giả Chính được bổ chức học quan, liền chọn ngày hai mươi tháng tám lên đường. Hôm ấy, ông ta vào làm lễ cáo từ miếu tổ, cáo từ Giả mẫu, ra đi. Bọn Bảo Ngọc và mọi người gạt nước mắt tiễn theo.
    Giả Chính đi rồi, Bảo Ngọc ở trong vườn tha hồ lêu lổng chơi bời. Ngày đi tháng lại, thì giờ trôi qua. Một hôm buồn quá Bảo Ngọc đi lượn quanh chỗ Giả mẫu, Vương phu nhân một lúc rồi lại về vườn. Vừa thay quần áo, thấy Thúy Mặc cầm mảnh giấy hoa tiên đưa đến. Bảo Ngọc nói:
    - Ta định đến thăm cô Ba, lại quên mất, giờ chị đến may quá cô ấy đã đỡ chưa?
    - Cô tôi đỡ rồi, chẳng qua cảm lạnh một tí thôi. Hôm nay không uống thuốc nữa.
    Bảo Ngọc mở hoa tiên ra xem, thấy viết:
    Em Thám kính thưa anh Hai,
    Đêm trước, vừa tạnh mưa, mặt trăng trong suốt, tiếc cảnh dẹp không mấy khi được gặp, nên em chưa đi ngủ ngay. Đêm đã canh ba, em vẫn còn quanh quẩn ở dưới giàn ngô đồng, gặp phải gió sương trêu cợt, hơi bị cảm nhẹ. Trước anh đã thân hành đến yên ủi dặn dò. lại sai thị nhi sang thăm, và đưa biếu quả vải tươi với bút thiếp của Nhan Chân Khanh(1). Sao anh yêu mến chân thiết em quá thế? Giờ đương lúc nằm trên giường yên tĩnh, chợt nghĩ đến người xa dù ở trong trường danh lợi, cũng còn tìm nơi sông núi, mời mọc xa gần để qua lại vui chơi, tìm hỏi bầu bạn, kết thân với vài ba người cùng chung chí hướng; hoặc dựng văn đàn, hoặc mở thi xã tuy hứng thú nhất thời, nhưng cũng nghìn năm để tiếng. Em không có tài, nhưng được gần nơi suối khe vòm đá, lại thêm mến cô Tiết, cô Lâm là những người phong nhã. Thềm trăng sân gió, tiếc chưa được sum họp thi nhân; rèm hạnh khe đào, may có thể say sưa ngâm vịnh. Ai bảo đua tài nơi Liên xã(2), chỉ dành cho đám râu mày; mà họp mặt núi Đông Sơn(3), lại không nhường cho bọn son phấn? Nếu được anh đội tuyết đến chơi, em xin quét hoa để đợi.
    Kính thư.

    *********************
    (1) Nhan Chân Khanh: Tên chữ là Thanh Thần, đỗ tiến sĩ đời Đường, học rộng văn hay, viết các lối chữ rất đẹp. Khi làm thái thú quận Bình Nguyên, đem quân đi đánh An Lộc Sơn, được phong Lỗ quận công. Sau bị Lý Hy Liệt làm phản, giết chết.
    (2) Liên xã: Theo ND: pháp sư Huệ Viễn đời nhà Tấn, ở chùa Đông Lâm, tập hợp 123 người hiền, vừa nho vừa sư, kết làm bạn nghiên cứu triết lý và Phật học, lập thành "Bạch Liên xã" năm 402. Sở dĩ lấy tên này vì trước chùa trồng nhiều sen trắng.
    (3) Núi Đông Sơn: ở tỉnh Triết Giang, Tạ An đời nhà Tấn thường ra đây chơi.
    *********************
    Bảo Ngọc xem xong, mừng quá, vỗ tay cười nói:
    - Ai ngờ em Ba lại phong nhã đến thế! Phải sang bàn việc này mới được.
    Nói xong đi ngay. Thúy Mặc chạy theo. Khi đến đình Thấm Phương, thấy một bà già đứng chực ở cửa sau vườn, tay cầm cái thiếp đón trình:
    - Anh Vân đến hầu cậu, đương chờ ở cửa sau, nhờ tôi đem thiếp lại đây.
    Bảo Ngọc giở xem, thấy viết:
    Con là Vân, xin kính thăm thân phụ khoẻ mạnh luôn. Từ khi nhờ ơn trời, cho phép được gần dưới gối, ngày đêm mong mỏi một bề hiếu thuận, nhưng không có dịp để tỏ lòng hiếu thảo. Nhân được giữ việc mua hoa, trên nhờ hồng phúc phụ thân, con quen nhiều thợ trồng hoa và thấy nhiều vườn hoa đẹp. Vừa rồi thấy cây hải đường trắng là giống hiếm có, con đi tìm mãi mới mua được hai chậu. Nếu phụ thân coi con như con đẻ, xin nhận lấy để thưởng chơi. Vì trời đương nóng nực, con vào thẳng trong vườn, sẽ làm trở ngại cho các cô, nên không dám đến hầu tận nơi. Con viết thư này kính dâng và chúc phụ thân mạnh khỏe.
    Con là Vân bái thư.

    Bảo Ngọc xem rồi cười nói:
    - Nó đến một mình hay có người nào nữa?
    Bà già nói:
    - Có một mình đem theo hai chậu hoa.
    - Bà ra bảo nó, tôi biết rồi. Cảm ơn nó nghĩ đến tôi, rồi bà bưng hai chậu hoa vào trong nhà cho tôi.
    Bảo Ngọc cùng Thúy Mặc đến Thu Sảng trai, đã thấy Bảo Thoa, Đại Ngọc, Nghênh Xuân, Tích Xuân đều ở đấy cả.
    Mọi người thấy Bảo Ngọc đến, cười ầm lên nói:
    - Lại thêm một người nữa!
    Thám Xuân cười nói :
    - Tôi cũng không nỗi tục lắm, ngẫu nhiên nghĩ đến việc này, viết mấy cái thiếp mời, không ngờ lại được các vị đến đủ cả.
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Tiếc là hơi muộn, đáng lẽ nên mở thi xã sớm hơn nữa mới phải.
    Đại Ngọc nói:
    - Anh chị em việc mở thi xã, đừng tính tôi vào, tôi không dám dự đâu.
    Nghênh Xuân cười nói:
    - Cô mà không dám, còn ai dám nữa?
    Bảo Ngọc nói:
    - Đây là việc rất đứng đắn và lớn lao. Chúng ta nên hăng hái lên, đừng người nọ nhường cho người kia. Ý định của mỗi người thế nào, cứ việc nói ra, để chúng ta bàn bạc. Chị Bảo và cô Lâm hãy nói ý định của mình ra.
    Bảo Thoa nói:
    - Vội làm gì thế? Người đã đến đủ đâu.
    Bỗng Lý Hoàn đến, cười nói:
    - Nhã quá nhỉ! Định mở thi xã à! Tôi xin nhận chức Chưởng đàn. Mùa xuân vừa rồi, tôi vẫn có ý ấy, nhưng nghĩ mình không biết làm thơ, thì bày trò làm gì. Vì thế tôi quên đi, không nhắc đến nữa. Bây giờ cô Ba đã cao hứng, thì tôi cũng xin giúp để góp phần vui chung.
    Đại Ngọc nói:
    - Đã định mở thi xã thì chúng ta sẽ là thi nhân cả, trước hết nên bỏ những tiếng xưng hô ?ochị, em, chú, mợ? đi, mới không tục.
    Lý Hoàn nói:
    - Phải lắm. Đặt những biệt hiệu để gọi nhau mới nhã hơn. Tôi xin tự đặt cho tôi là ?oĐạo Hương lão nông?(4), không ai được giành cái tên ấy.
    *********************
    (4) Lão làm ruộng ở Đạo Hương thôn
    **********************
    Thám Xuân cười nói:
    - Tôi là Thu Sảng cư sĩ.
    Bảo Ngọc nói:
    - Những chữ cư sĩ và chủ nhân không lấy gì làm nhã, mà lại lôi thôi. Ở đây có cây ngô đồng và ba tiêu, lấy nó đặt tên thì hay hơn.
    Thám Xuân cười nói:
    - Có đây, tôi thích nhất là cây ba tiêu, gọi ngay tôi là Tiêu hạ khách(5) cũng được.
    *********************
    (5) Người đứng dưới cây chuối
    *********************
    Mọi người đều nói:
    - Có phong cách đặc biệt! Rất thú vị!
    Đại Ngọc cười nói:
    - Chúng ta kéo nó ra nướng làm nem uống rượn đi!
    Câu nói ấy không ai hiểu cả. Đại Ngọc lại cười nói:
    - Trang Tử có nói: ?oLá chuối che con hươu?, chị ấy tự xưng là Tiêu hạ khách, thì chẳng phải con hươu là gì? mang ngay hươu làm nem đi!
    Mọi người nghe nói cười ầm lên. Thám Xuân cũng cười nói:
    - Cô lại mắng khéo người ta đấy à? Chờ đấy, tôi đã nghĩ hộ cho cô một mỹ hiệu rất xứng đáng.
    Rồi lại nói với mọi người:
    - Ngày trước Nga Hoàng và Nữ Anh khóc nhiều, nước mắt nhỏ vào cây trúc, thành ra vằn khúc, nên người đời sau đặt tên là: ?oTương Phi trúc?; bây giờ cô ấy ở quán Tiêu Tương, tính lại hay khóc, chắc sau này những cây trúc ở đó sẽ biến thành cây trúc có vằn cả. Từ giờ chúng ta gọi cô ấy là Tiêu tương phi tử mới đúng.
    Mọi người nghe nói, đều vỗ tay khen hay. Đại Ngọc ngồi cúi đầu, không nói câu gì. Lý Hoàn cười nói:
    - Tôi đã đặt hộ cô Tiết một biệt hiệu rất hay, chỉ có ba chữ thôi.
    Mọi người vội vã hỏi:
    - Chữ gì?
    Lý Hoàn nói:
    - Tôi phong cho cô ấy là Hành Vu Quân, các người nghĩ thế nào?
    Thám Xuân nói:
    - Tên phong ấy cũng rất hay.
    Bảo Ngọc nói:
    - Còn tôi, nhờ chị em đặt hộ cho một biệt hiệu.
    Bảo Thoa cười nói:
    - Anh đã có hiệu sẵn rồi, ba chữ Vô sự mang(6) đúng lắm.
    **********************
    (6) Không có việc nhưng vẫn bận
    **********************
    Lý Hoàn nói:
    - Thôi cứ gọi hiệu cũ của chú là Giang động hoa chủ(7) là được rồi.
    *********************
    (7) Chủ hoa ở động Giang tiên
    *********************
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Đó là chuyện lúc còn bé, gợi ra làm gì nữa.
    Thám Xuân nói:
    - Anh có nhiều tên hiệu, còn phải đặt làm gì. Từ nay chúng tôi gọi gì, anh cứ thế mà thưa, thế là được rồi.
    Bảo Thoa nói:
    - Để tôi đặt cho anh một tên hiệu, kể ra thì rất tục nhưng lại rất đúng với anh. Ở đời khó nhất là phú quý, mà cũng khó nhất là nhàn rỗi, hai cái ấy không thể có cả được, vậy mà anh lại có cả hai. Thôi cứ gọi anh là Phú quý nhàn nhân.
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Tôi đâu dám thế! Thôi tuỳ chị em muốn gọi là gì thì gọi.
    Đại Ngọc nói:
    - Gọi bừa như thế sao được? Anh ở viện Di Hồng, thì cứ gọi anh là Di Hồng công tử có hay không?
    Mọi người đều nói:
    - Cũng đúng đấy!
    Lý Hoàn nói:
    - Còn cô Hai, cô Tư đặt tên hiệu là gì?
    Nghênh Xuân nói:
    - Chúng em không biết làm thơ, thì đặt tên hiệu làm gì?
    Thám Xuân nói:
    - Dù sao cũng nên đặt hiệu mới phải.
    Bảo Thoa nói:
    - Cô Hai ở Tử Lăng châu, thì lấy hiệu Lăng Châu, cô Tư ở Ngẫu Hương tạ, thì lấy hiệu Ngẫu Tạ là xong.
    Lý Hoàn nói:
    - Như thế là hay rồi. Nhưng kể tuổi thì tôi lớn hơn, các người phải theo tôi. Tôi nói gì các người phải nghe theo. Trong bảy người chúng ta, tôi và cô Hai, cô Tư không biết làm thơ, thì nên chừa ba chúng tôi ra. Chúng tôi xin nhận mỗi người một việc.
    Thám Xuân cười nói:
    - Đã có biệt hiệu mà cứ gọi tên cũ, thà chẳng đặt cho xong. Từ giờ ai gọi sai sẽ phải phạt mới được.
    Lý Hoàn nói:
    - Đã đặt thi xã thì nên đặt lệ phạt. Bên nhà tôi rộng hơn, nên họp ở đấy. Tôi không biết làm thơ, nhưng các vị thi nhân cũng không hẳn là ghét tục, mà để cho tôi làm chủ, tất nhiên tôi cũng trở nên thanh nhã. Xin cứ cử tôi làm xã trưởng. Nhưng một mình tôi làm xã trưởng không đủ, cần phải cử thêm hai vị phó xã trưởng nữa. Tôi xin mời hai vị túc nho Lăng Châu và Ngẫu Tạ: một vị ra đầu bài và hạ vần, một vị viết tinh tả và giám sát. Nhưng cũng không câu nệ ba chúng tôi nhất thiết không làm thơ, nếu gặp đầu bài nào, vần nào hơi dễ, chúng tôi sẽ tùy tiện làm thôi. Còn bốn vị thì phải theo hạn định. Ý tôi như thế đấy, nếu các vị không bằng lòng, thì tôi không dám vào hội nữa.
    Xưa nay Nghênh Xuân, Tích Xuân vẫn không thích làm thơ, nhất là lại ở trước mặt Bảo Thoa và Đại Ngọc. Giờ nghe nói thế, rất hợp ý mình, hai người đều nói ?oPhải lắm?.
    Thám Xuân cũng hiểu ý ấy, thấy hai người bằng lòng, cũng hùa theo ngay, không nài ép nữa, liền cười nói:
    - Thôi được rồi, nhưng nghĩ cũng buồn cười, chính tôi nêu ra việc này, lại để ba vị đến cai quản tôi.
    Bảo Ngọc nói:
    - Đã thế thì chúng ta đến ngay thôn Đạo Hương đi.
    Lý Hoàn nói:
    - Sao vội thế. Hôm nay mới chỉ bàn thôi, để tôi mời họp lại sẽ hay.
    Bảo Thoa nói:
    - Phải định mấy ngày một lần họp mới được.
    Thám Xuân nói:
    - Nếu họp luôn thì mất thú. Trong một tháng chỉ nên họp độ hai ba lần thôi.
    Bảo Thoa nói:
    - Một tháng họp hai lần là đủ rồi. Đã định hẳn ngày thì dù mưa gió cũng phải họp. Ngoài hai ngày ấy ra, ai có cao hứng, tình nguyện họp thêm, hoặc mời đi chỗ khác, hoặc cứ ở luôn đấy cũng được, như thế chẳng vui vẻ thích thú lắm sao?
    Mọi người đều nói:
    - Ý ấy rất hay.
    Thám Xuân nói:
    - Việc này tự tôi khởi xướng ra, phải để cho tôi làm chủ trước mới khỏi phụ cao hứng của tôi.
    Lý Hoàn nói:
    - Đã thế thì ngày mai cô mở đầu đi có được không?
    Thám Xuân nói:
    - Ngày mai không bằng hôm nay, cứ bắt đầu ngay bây giờ. Chị ra đầu bài, ?oông? Lăng Châu hạ vần, ?oông? Ngẫu Tạ giám trường.
    Nghênh Xuân nói:
    - Theo ý tôi, cũng nên giao cho một người nào ra đầu bài và hạ vần, cứ nên bỏ thăm mới công bằng.
    Lý Hoàn nói:
    - Khi tôi mới đến đây, trông thấy người ta mang đến hai chậu hải đường trắng đẹp lắm. Sao không vịnh ngay hoa ấy.
    Nghênh Xuân nói:
    - Hoa chưa được thưởng, đã làm thơ à?
    Bảo Thoa nói:
    - Chẳng qua là hoa hải đường trắng, cần gì phải trông thấy mới làm được thơ? Người đời xưa làm thơ phú, chỉ cốt mượn vật để ngụ ý mình thôi. Cứ chờ trông thấy mới làm, thì bây giờ chả còn bài thơ nào nữa.
    Nghênh Xuân nói:
    - Đã thế thì tôi hạ vần đây.
    Nói xong, chạy đến tủ sách, lấy một quyển thơ, mở một tờ ra, là một bài thơ ?oThất ngôn Đường luật?, liền đưa cho mọi người xem, thế là ai cũng phải làm thơ thất ngôn. Nghênh Xuân gập sách lại, bảo một a hoàn nhỏ:
    - Mày tùy ý nói ra một chữ.
    A hoàn đương đứng tựa cửa, nên nói ngay chữ môn (cửa).
    Nghênh Xuân cười nói:
    - Chữ môn theo vần thập tam nguyên. Như vậy là câu thơ đầu phải lấy chữ ?omôn?.
    Nói rồi bảo đưa cái hộp tập vận, và kéo cái ngăn có vần thập tam nguyên ra, rồi bảo a hoàn trỏ vào bốn chữ. A hoàn chỉ đúng bốn chữ bồn, hồn, ngôn, hôn(8).
    ****************************
    (8) Theo luật thơ Đường, mỗi bài thơ tám câu phỉa có 5 câu gieo đúng vần, là câu 1, 2, 4, 6, 8. Những vần đều quy từng nhóm, như vần đồng, vần giang, vần chi v.v. "Thập tam nguyên" tức là vần "nguyên" ở hàng thứ mười ba. "Bồn, hồn, ngôn, hôn" đi theo với "môn", đều thuộc vần "nguyên".
    ****************************
    Bảo Ngọc nói:
    - Chữ bồn và chữ môn khó gieo cho hay được.
    Thị Thư xếp sẵn bốn phần bút giấy, rồi ai nấy đều ngồi lặng lẽ nghĩ thơ. Chỉ có Đại Ngọc khi vịn cây ngô đồng, khi nhìn trời thu, khi đùa với bọn a hoàn. Nghênh Xuân lại sai a hoàn thắp một cây mộng điềm hương(9).
    *****************
    (9) Thứ hương ngửi vào đâm say sưa
    *****************
    Nén hương chỉ dài ba tấc, xấp xỉ bằng cái bấc đèn, vì là mau tàn, cho nên lấy hương định hạn. Nếu hương cháy hết, ai chưa làm đong, sẽ bị phạt.
    Thám Xuân làm xong trước, lấy bút viết ra, lại xóa xóa chữa chữa một lúc, rồi đưa cho Nghênh Xuân. Thám Xuân quay lại hỏi Bảo Thoa:
    - Hành Vu quân đã làm xong chưa?
    - Làm xong rồi, nhưng không hay.
    Bảo Ngọc chắp tay sau lưng, đi đi lại lại trên thềm và bảo Đại Ngọc:
    - Em xem kìa, người ta đã làm xong cả rồi.
    - Anh cứ để mặc tôi.
    Bảo Ngọc thấy Bảo Thoa đã viết xong, liền hỏi:
    - Nguy rồi! Hương chỉ còn một tấc, mà tôi mới nghĩ được bốn câu!
    Lại quay bảo Đại Ngọc:
    - Hương gần cháy hết rồi, em cứ ngồi ở chỗ đất ẩm làm gì?
    Đại Ngọc cũng không trả lời. Bảo Ngọc nói:
    - Thôi! Đành mặc kệ cô, dù hay dù dở, tôi cứ viết ra cho xong.
    Nói xong, chạy đến bàn viết.
    Lý Hoàn nói:
    - Chúng ta bắt đầu xem thơ đây. Xem xong những bài này, ai còn chưa nộp, sẽ phải phạt.
    Bảo Ngọc nói:
    - Đạo Hương lão nông tuy làm thơ không hay, nhưng xem thơ rất tinh, rất công bằng, lời phê của ?oông? ai cũng phải phục.
    Mọi người đều gật đầu.
    Được letdown sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 06/05/2006
  4. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Bấy giờ bắt đầu xem thơ của Thám Xuân, thấy viết:
    VỊNH HOA HẢI ĐUỜNG TRẮNG
    Cỏ lướt bên ngoài lúc xế chiều (10)
    Tạnh mưa xanh ngắt chậu đầy rêu.
    Ngọc pha vẻ quí người khôn đọ,
    Tuyết trắng màu da bụng đã xiêu.
    Nhị ngát hoa khoe chiều ẽo ợt,
    Canh khuya trăng gợn bóng treo leo.
    Cảo tiên(11) này bảo đừng bay vội,
    Vịnh cảnh hoàng hôn dãi tấm yêu. ​
    ****************
    (10): ND: Những bài thơ dưới đây đều gieo đúng chữ môn, bồn, hồn, ngôn cả nhưng vì hạn chế của dịch thuật nên phải dịch theo vần khác.
    (11) Cảo tiên: Tiên mặc đồ trắng
    ****************
    Rồi xem đến bài của Bảo Thoa:
    Cửa khép vì hoa khép suốt ngày,
    Tưới hoa bình nước sẵn cầm tay.
    Phấn son rửa sạch thềm thu nọ,
    Băng tuyết vời về bực móc đây.
    Lạt thếch hoa càng thêm được vẻ,
    Buồn tênh ngọc cũng phải chau mày.
    Muốn dâng Bạch Đế màu trong trắng,
    Lẳng lặng chờ đây lúc xế tây.

    Lý Hoàn cười nói:
    - Rút lại thì bài của Hành Vu quân là hay!
    Nói xong lại xem bài của Bảo Ngọc:
    Lặng lẽ trời thu dọi cửa lầu,
    Bảy cành chụm lại tuyết pha mầu.
    Thái Chân(12) ra tắm làn băng nuột,
    Tây tử ngồi nhăn nét ngọc sầu (13)
    Gió sớm khôn tan ngàn mối hận,
    Mưa đêm lại đọng mấy dòng châu.
    Lan can đứng tựa lòng man mác,
    Sáo thổi chầy deo khéo cợt nhau. ​
    ******************
    (12) Đạo hiệu của Quý phi Dương Ngọc Hoàn đời Đường lúc đi tu.
    (13) Nhắc đến tích Tây Thi nhăn mặt.
    ******************
    Mọi người xem rồi, Bảo Ngọc nói:
    - Bài của Thám Xuân hay.
    Lý Hoàn lại khen bài của Bảo Thoa hay hơn và nói:
    - Lời thơ có thần.
    Rồi lại giục Đại Ngọc, Đại Ngọc liền hỏi:
    - Các người xong cả rồi à?
    Nói xong cầm bút ngoáy một lúc, rồi vứt cho mọi người.
    Bọn Lý Hoàn cầm lấy xem, thấy:
    Lơ lửng rèm Tương cửa khép hờ,
    Đất băng chậu ngọc, khéo xinh chưa.

    Mới đọc hai câu, Bảo Ngọc đã reo ầm lên: ?oỞ đâu mà nghĩ ra được tứ ấy??
    Lại xem câu dưới:
    Lê đầy nhị trắng đành vay ngọt,
    Mai sẵn hồn thơm cứ mượn bừa​
    Mọi người đều khen hay, nói: ?oQuả nhiên có một ý nghĩ khác người?. Lại xem đến mấy câu dưới:
    Cõi nguyệt tiên may tay áo trắng,
    Buồng thu khách gạt hạt châu sa.
    Ngượng ngùng biết ngỏ cùng ai nhỉ?
    Gió lạnh đêm mờ đứng ngẩn ngơ​
    Mọi người xem xong đều nói:
    - Bài này hơn cả.
    Lý Hoàn nói:
    - Về tình tứ phong lưu thì bài này hay hơn, nhưng về hàm súc hồn hậu thì vẫn phải nhường cho Hành Vu Quân.
    Thám Xuân nói:
    - Lời phê rất đúng. Tiêu Tương phi tử phải đứng thứ hai.
    Lý Hoàn nói:
    - Di Hồng công tử phải đội bảng, có chịu hay không?
    Bảo Ngọc nói:
    - Bài của tôi thực không hay, lời bình ấy rất công bằng - Lại cười nói - Nhưng cần phải châm chước lại hai bài của Hành Vu Quân và Tiêu Tương.
    Lý Hoàn nói:
    - Đây là theo bình luận của tôi, không can đến các vị, nếu ai nói nữa sẽ bị phạt.
    Bảo Ngọc nghe nói, đành phải thôi. Lý Hoàn nói:
    - Từ giờ về sau, tôi định mỗi tháng họp hai lần, vào ngày mồng hai và mười sáu. Tôi nhận việc ra đầu bài và hạn vần. Ai còn cao hứng, cứ việc chọn vào ngày khác, dù có họp luôn cả tháng tôi cũng mặc. Trừ ngày mồng hai và ngày mười sáu là phải đến họp ở nhà tôi.
    Bảo Ngọc nói:
    - Bây giờ nên đặt tên hội đi.
    Thám Xuân nói:
    - Đặt tên tục quá thì không hay, mới quá lại hoá ra kỳ quặc cũng không đẹp. Vừa rồi mới làm bài thơ hải đường, thì đặt ngay là ?oHải Đường xã? cũng được. Tuy hơi tục đấy, nhưng là việc có thực, không quan hệ gì.
    Mọi người lại bàn một lúc, uống rượu, ăn hoa quả qua loa rồi đi, có người về nhà, có người đến chỗ Giả mẫu và Vương phu nhân.
    Tập Nhân thấy Bảo Ngọc xem xong tờ thiếp của Giả Vân rồi cùng Thuý Mặc ra đi, không biết là việc gì. Sau lại thấy bà già ở cửa sau đem hai chậu hoa hải đường vào, Tập Nhân hỏi ở đâu đem đến, bà già kể lại đầu đuôi cho nghe. Tập Nhân bảo họ mang ra bày tử tế, rồi mời họ xuống buồng dưới ngồi. Sau đó Tập Nhân vào trong nhà cân và gói cẩn thận sáu đồng bạc, lại lấy ba trăm đồng tiền mang ra đưa cho bà già nói:
    - Số bạc này thưởng cho bọn trẻ con mang chậu hoa đến. Số tiền này thì cho các bà uống rượu.
    Bọn bà già đứng dậy, mặt mũi hớn hở, tạ ơn, luôn mồn từ chối. Tập Nhân nhất định không nghe, mãi họ mới chịu nhận. Tập Nhân lại hỏi:
    - Bên ngoài cửa sau có bọn trẻ con trực nhật không?
    Bà già vội nói:
    - Ngày nào cũng có bốn đứa trẻ con chực sẵn ở đấy để xem có sai bảo gì không. Nếu cô cần sai việc gì, tôi sẽ bảo chúng đi.
    Tập Nhân cười nói:
    - Tôi có việc gì mà sai? Hôm nay cậu Bảo muốn sai người sang đưa cho cô Sử ít quà, may có các bà đến đây, nhân tiện lúc về, bảo hộ bọn trẻ chực ở cửa sau thuê cho cái xe. Đến khi về, các bà đến đây mà lấy tiền và đừng cho chúng nó chạy bậy sang bên nhà.
    Bọn bà già vâng lời đi.
    Tập Nhân vào trong buồng lấy cái đĩa đựng quà để đưa sang cho Tương Vân. Khi tìm trong ngăn tủ, không còn cái đĩa nào, Tập Nhân ngoảnh lại thấy bọn Tình Văn, Thu Văn, Xạ Nguyệt đương ngồi thêu, liền hỏi:
    - Cái đĩa mã não trắng đâu rồi?
    Thấy hỏi, người nọ nhìn người kia, nghĩ mãi không biết để ở đâu. Một lúc, Tình Văn cười nói:
    - Đựng quả vải đưa sang biếu cô Ba, chưa lấy về.
    Tập Nhân nói:
    - Nhà còn nhiều thứ kia mà, sao lại lấy cái ấy?
    Tình Văn nói:
    - Tôi cũng bảo thế, nhưng chỉ có cái đĩa ấy mà để những quả vải thì mới dễ coi. Tôi mang sang, cô Ba cũng khen đẹp, rồi để luôn bên đó. Chị xem lại còn một đôi lọ liên châu để ở ngăn tủ trên cũng chưa mang về.
    Thu Văn cười nói:
    - Nói đến cái lọ ấy, tôi lại nhớ đến một việc đáng buồn cười! Cậu Bảo nhà ta khi mà động lòng hiếu thảo, thật là hiếu thảo bội phần. Một hôm, trong vườn có hoa quế, cậu ấy bẻ hai cành, định cắm vào lọ để chơi, chợt nghĩ đó là hoa tươi mới nở, không dám chơi trước, liền lấy ngay đôi lọ xuống, đổ nước, cắm hoa vào, sai người mang đi và thân hành xuống biếu bên cụ một lọ, bên bà Hai một lọ. Ngờ đâu bụng hiếu của cậu ấy làm cả người theo cũng được phúc lây. Hôm ấy chính tôi mang đi, cụ trông thấy mừng cuống quít lên, gặp ai cũng nói: ?oThực là cháu Bảo có hiếu quá, ngay một cành hoa nó cũng nghĩ đến ta, thế mà có người cứ oán ta hay thương nó?. Các chị phải biết xưa nay cụ chẳng nói câu gì với tôi cả, hình như tôi có cái gì không lọt vào con mắt của người; thế mà hôm ấy cụ lại sai người lấy mấy trăm đồng tiền cho tôi, bảo tôi là đáng thương, từ bé hay ốm yếu luôn, thật là một điều may mắn bất ngờ cho tôi. Mấy trăm đồng tiền chả là bao, nhưng được thể diện như thế là rất khó. Rồi đi đến chỗ bà Hai, gặp người và mợ Hai cùng dì Triệu, dì Chu đương lục hòm tìm những quần áo của người khi còn trẻ tuổi, không biết người định lấy để cho ai. Lúc trông thấy tôi, người không tìm quần áo nữa, liền đến xem hoa. Mợ Hai lại đứng cạnh tán tỉnh, khen lấy khen để cậu Bảo, nào là biết hiếu thuận, biết điều phải chăng, cái có cũng như cái không, kể ra một tràng, vừa lấp được họng mọi người, lại làm bà càng hãnh diện, vui mừng thêm, thưởng ngay cho tôi hai cái quần áo may sẵn. Quần áo cũng chẳng đáng là bao, năm nào mà chả có, nhưng không khi nào tôi được hãnh diện như lúc này.
    Tình Văn cười nói:
    - Con ranh con này, chả biết gì cả! Những cái tốt thì cho người khác, còn những cái thừa thãi bà mới gọi đến mày, thế mà mày lại cho là hãnh diện!
    Thu Văn nói:
    - Dù cho ai thừa đi nữa, cũng là ơn của bà.
    Tình Văn nói:
    - Phải như tao thì tao không cần lấy. Thừa người ta rồi mới đến mình! Cũng đều là người trong nhà cả, chả lẽ lại ai quý hơn ai? Áo quần đẹp thì đem cho người, thừa ra mới đến mình, chẳng thà không nhận, dù có phật ý người cũng đành, chứ tao thì không thể chịu nổi thế được.
    Thu Văn vội hỏi:
    - Cho ai thế hở chị? Hôm nọ em ốm mấy ngày, về nhà, không biết gì cả. Chị bảo cho em biết với.
    Tình Văn nói:
    - Tao bảo cho mày biết, không lẽ mày đem trả lại bà hay sao!
    Thu Văn nói:
    - Sao lại như vậy! Tôi biết để mừng đấy thôi. Dù có cho con chó nhà này đi nữa, tôi cũng vẫn phải nhận ơn của bà, ngoài ra không có ý gì khác.
    Mọi người nghe vậy cười nói:
    - Nó chửi khá đấy! Chả phải bà đã cho con chó Hoa rồi ư?
    Tập Nhân cười nói:
    - Đồ thối họng! Hễ há mồm ra là y như đem tao ra làm trò cười! Rồi đây chưa biết đứa nào sẽ chết ra làm sao.
    Thu Văn nói:
    - Thế ra chị được áo quần đấy à? Em không biết, xin lỗi chị nhé!
    Tập Nhân cười nói:
    - Thôi bông đùa vừa vừa chứ? Việc chính là ai đi lấy cái đĩa về bây giờ.
    Xạ Nguyệt nói:
    - Còn cái lọ thì khi nào rồi cũng nên lấy về. Bên nhà cụ còn có thể để đấy được, chứ bên nhà bà Hai thì đông người lộn xộn, người khác còn khá, chứ cái bọn dì Triệu hễ trông thấy cái gì của nhà này là sinh lòng đen tối, muốn làm thế nào cho hư hỏng mới thôi. Bà Hai thì chẳng trông nom gì đến những thứ ấy, chi bằng lấy ngay về là hơn.
    Tình Văn bỏ ngay kim chỉ xuống nói:
    - Thế thì tôi đi lấy về nhé.
    Thu Văn nói:
    - Để tôi đi lấy, chị đi lấy cái đĩa của chị.
    Tình Văn nói:
    - Để tao đi cho. Có dịp tốt, chúng bay tranh mất cả, không để cho tao đi một chuyến à?
    Xạ Nguyệt cười nói:
    - Chỉ có lần ấy con Thu Văn mới vớ được món may thôi, chứ có phải ai cũng gặp lúc bà Hai lục quần áo ra cho đâu.
    Tình Văn cười nhạt:
    - Dù không gặp lúc lục quần áo, nhưng biết đâu thấy tao là người cẩn thận, bà Hai lại chẳng lấy hai lạng bạc trong số tiền chi dùng hàng tháng của người ra cho tao.
    Rồi lại cười bảo:
    - Chúng mày đừng làm trò ma quỷ lẻn lút với tao nữa, việc gì mà tao chả biết.
    Nói xong chạy đi, Thu Văn cũng đi đến nhà Thám Xuân để lấy cái đĩa.
    Tập Nhân sắm sửa các thứ xong, gọi vú Tống đến bảo:
    - Bà về rửa mặt chải đầu, thay quần áo, rồi đến đây lấy các thứ quà, mang sang biếu cô Sử.
    Vú Tống nói:
    - Cô cứ việc giao cho tôi, có điều gì cứ dặn, tôi thu xếp xong sẽ đi ngay.
    Tập Nhân liền bưng ra hai hộp sơn nhỏ bằng tre đan, mở hộp ra thấy trong đựng hai thứ quả tươi, lại mở hộp kia thấy một đĩa bánh đường quả quế. Tập Nhân nói:
    - Đây đều là thứ quả tươi trong vườn năm nay, cậu Bảo sai mang sang để cô nếm. Khi trước cô khen cái đĩa mã não này đẹp, thì cô cứ để lại mà dùng. Hôm nọ cô có bảo tôi thêu cái bao lụa này, nếu cô không cho là xấu, xin hãy dùng tạm. Cậu Bảo và chúng tôi gửi lời hỏi thăm cô.
    Vú Tống hỏi:
    - Không biết cậu Bảo có còn dặn câu gì nữa không. Cô đi hỏi rồi về bảo tôi, không có lại quên.
    Tập Nhân hỏi Thu Văn:
    - Cậu ấy đương ở nhà cô Ba phải không?
    - Họ đương ở đấy bàn việc mở thi xã gì đó, chẳng dặn gì cả,Vú Tống nhận các thứ và đi mặc áo quần.
    Tập Nhân dặn:
    - Bà đi ra đằng cửa sau, có đứa bé và xe đương chờ ở đấy.
    bà cứ việc đi thôi.
  5. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Vú Tống đi rồi, Bảo Ngọc mới về, đứng xem hoa hải đường một lúc, rồi vào trong nhà nói với Tập Nhân việc mở hội làm thơ. Tập Nhân kể cho Bảo Ngọc biết việc sai vú Tống đưa quà sang biếu Tương Vân. Bảo Ngọc vỗ tay nói:
    - Thôi, tôi quên mất cô ta rồi! Trong bụng cứ băn khoăn, không nhớ ra việc gì, may được chị nhắc đến. Tôi muốn mời cô Sử sang chơi. Hội thơ mà thiếu cô ta thì còn có thú gì nữa.
    Tập Nhân nới:
    - Cần thiết gì việc ấy? Chẳng qua là trò chơi thôi. Cô ấy có được rộng rãi như các cô, các cậu bên này đâu. Hơn nữa ở trong nhà cô ấy lại không được làm chủ. Khi báo tin, cô ấy muốn sang, nhưng không tự tiện sang được, trong bụng chắc lại áy náy khó chịu.
    Bảo Ngọc nói:
    - Không sao, tôi sẽ trình cụ cho người sang đón cô ấy.
    Đương nói thì vú Tống về, kể lại việc Tương Vân chuyển lời cảm ơn Tập Nhân và nói:
    - Cô Sử hỏi cậu Bảo ở nhà làm gì? Tôi nói cậu ấy và các cô đương mở hội thơ. Cô ấy bực lắm nói, họ làm thơ mà chẳng cho mình biết.
    Bảo Ngọc nghe nói, liền quay sang giục Giả mẫu cho người đi đón Tương Vân sang. Giả mẫu nói:
    - Hôm nay muộn rồi, ngày mai sẽ cho đi sớm.
    Bảo Ngọc đành phải thôi, trở về có vẻ buồn rầu. Sáng sớm hôm sau lại sang giục Giả mẫu. Đến chiều, Tương Vân sang, Bảo Ngọc mới yên lòng. Khi gặp nhau, Bảo Ngọc kể hết đầu đuôi cho Tương Vân nghe và muốn cho Tương Vân xem những bài thơ đã làm. Bọn Lý Hoàn nói:
    - Không cho xem thơ trước, hãy để cho cô ta viết mấy chữ đã, cô ta đến sau, bắt phạt phải họa thơ. Hay thì mời vào hội, không hay bắt phải làm một bữa rượu rồi mới nói chuyện.
    Tương Vân cười nói:
    - Các người quên không mời tôi thì đáng bắt phạt mới phải chứ! Xin cho biết hạn vần, tôi tuy chẳng hay ho gì, cũng cố gắng hiến một trò cười. Nếu cho tôi vào hội, dù phải quét nhà, thắp hương tôi cũng vui lòng. Mọi người thấy Tương Vân hứng thú như thế, lại càng vui, đều ân hận: ?oSao hôm nọ lại quên bẵng cô ta đi?. Liền đưa vần cho Tương Vân họa.
    Tương Vân cao hứng quá, chẳng cần cân nhắc sửa đổi gì, vừa nói chuyện vừa nghĩ thơ. Nhân có bút giấy sẵn đấy, liền viết luôn và cười nói:
    - Tôi không biết hay dở thế nào, cũng xin tuân lệnh, theo vần họa ra đây hai bài.
    Mọi người nói:
    - Chúng tôi bốn người làm được bốn bài, đã cho là hết ý rồi, muốn làm thêm một bài nữa cũng không nổi. Thế mà một mình cô Vân lại làm được hai bài. Không biết trong thơ nói những gì? Chắc cô có câu trùng với thơ của chúng tôi.
    Họ vừa nói vừa xem, thấy hai bài thơ viết:
    Họa bài thơ hải đường trắng
    I
    Hôm nọ thần tiên xuống cửa thành,
    Lam điền trồng ngọc chậu xinh xinh.
    Suơng Nga(13) tính vẫn hay ưa lạnh,
    Thiến nữ(14) lòng đâu nỡ dứt tình.
    Tuyết ở nơi nào thu kéo lại,
    Mưa từ đêm trước ngấn in rành,
    Nhà thơ vui nhỏ, ngâm tràn mãi,
    Nỡ để chiều hôm cảnh vắng tanh.
    II
    Thềm cỏ thông sang cửa tiết la.(15)
    Này tường này chậu đẹp bao là.
    Hoa vì thích sạch thành trơ trọi,
    Người những thương thu dễ ngẩn ngơ.
    Giọt lệ khô theo cây đuốc ngọc,
    Rèm tinh soi suốt bóng gương nga.
    Nỗi riêng muốn ngỏ cùng dì Nguyệt,
    Thềm vắng đêm mờ đã chán chưa! ​
    ************************
    (13) Sương Nga: mặt trăng
    (14) Thiến nữ: ND: Thiến Nương người đẹp, con gái Trương Dật đời Đường, có hôn ước từ bé với cháu ngoại Trương Dật là Vương Trụ, vì thế hai người vẫn quyến luyến nhau. Đến khi lớn, Trương Dật đem gả cho người khác, vì thế hai người uất ức lắm. Sau Vương Trụ đi thuyền vào kinh, nửa đêm Thiến nương chợt nhảy sang thuyền rồi rủ nhau trốn đi vào đất Thục, ở đấy 5 năm đẻ được hai con. Khi cả hai về thăm nhà, Trương Dật trông thấy sợ lắm, vì con gái mình đã ốm mấy năm nay ở trong buồng. Khi Thiến Nương về đến cửa nhà, người con gái trong buồng chạy ra đón, hợp lại làm một. Về sau người ta dùng chữ "Thiến nương ly hồn" để chỉ người con gái vì tình mà chết.
    Theo ý tôi thì "thiến nữ" ở đây không phải là "Thiến nương" mà chỉ đơn thuần có nghĩa là người con gái đẹp, cũng giống như Sương Nga.
    (15) Tiết la: Một thứ dây leo

    ********************************
    Đọc đến đâu, mọi người đều lấy làm kinh lạ, khen ngợi đến đó.
    - Thơ này mới đáng là thơ vịnh hải đường chứ! Thực đúng với tên hội là ?oHải đường xã?.
    Tương Vân nói:
    - Ngày mai xin phạt tôi làm chủ. Để mời tôi họp trước một lần có được không?
    Mọi người nói:
    - Thế thì càng hay.
    Rồi họ đem những bài thơ trước ra cho Tương Vân bình một lượt.
  6. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Đến chiều, Bảo Thoa mời Tương Vân sang Hành Vu uyển nghỉ. Tương Vân ngồi trước đèn, nghĩ việc thiết tiệc và ra đầu bài. Bảo Thoa nghe Tương Vân tính toán lúc lâu, xem chừng chưa ổn, liền nói:
    - Đã mở hội, tất nhiên phải biện tiệc rượu. Tuy là việc chơi, nhưng cũng phải suy tính cho kỹ. Làm thế nào được biện cho mình mà không mang lỗi với người khác, thì mới có thú. Chị ở nhà, có được làm chủ đâu, mỗi tháng chỉ có mấy quan tiền, còn chưa đủ dùng, bây giờ lại làm cái việc không đâu, nếu dì chị biết, lại oán trách chị. Vả chăng, chị có mang tất cả số tiền của chị ra mà tiêu cũng không đủ, không lẽ vì việc này chị về xin tiền bên nhà, hay định xin tiền bên này?
    Tương Vân nghe xong, tỉnh ngộ, đâm ra khó nghĩ. Bảo Thoa nói:
    - Việc này tôi đã có ý định. Trong hàng cầm đồ nhà tôi có một người buôn chung, ở vùng ông ta có nhiều cua ngon, trước kia ông ta đã mang đến biếu nhà tôi mấy con. Ở bên này từ cụ trở xuống đến người trong vườn, phần nhiều thích ăn cua cả. Hôm nọ mẹ tôi đã nói muốn mời cụ đến vườn thưởng hoa quế và ăn cua, nhưng bận việc chưa mời được. Giờ chị chưa nên gợi chuyện mở hội thơ vội, hãy cứ mời mọi người đến thưởng hoa quế và ăn cua. Khi họ ăn xong, trở về thì bao nhiêu thơ mà chúng ta chẳng làm được? Để tôi nói với anh tôi tìm mấy giỏ cua thật béo, thật to, rồi về cửa hàng nhà tôi lấy mấy vò rượu ngon, lại sắm bốn năm khay hoa quả, như thế chẳng gọn việc, mà mọi người cùng vui cả hay sao?
    Tương Vân Nghe nôi, rất cảm phục, khen Bảo Thoa nghĩ việc chu đáo. Bảo Thoa lại cười nói:
    - Do lòng thành thực đối với chị mà tôi nói ra câu ấy, chị đừng nên băn khoăn lại cho tôi là khinh rẻ chị, thì phí cả cái tình thân thiết của hai chúng ta. Chị đừng nên nghĩ ngợi gì, tôi sẽ bảo người đi sắm sửa ngay.
    Tương Vân vội cười nói:
    - Chị nói thế thì vẫn còn ngờ vực tôi. Dù tôi có u mê đến đâu, cũng biết phân biệt lời hay lẽ phải; nếu không thì còn ra người sao được. Tôi không coi chị như là chị ruột thì trước đây những việc rắc rối trong nhà tôi, khi nào tôi lại kể hết cho chị biết.
    Bảo Thoa gọi một bà già đến bảo:
    - Bà ra nói với cậu Cả, mua cho tôi mấy giỏ cua to, như cua hôm trước ấy. Ngày mai cơm sáng xong, tôi sẽ mời cụ cùng các bà, các cô sang vườn thưởng hoa quế. Bà dặn cậu ấy đừng có quên nhé. Hôm nay tôi đã mời khách rồi đấy.
    Bảo Thoa lại nói với Tương Vân:
    - Đầu bài thơ không nên lắt léo quá, cứ xem thơ của người trước, có đề mục kỳ quặc và vần hiểm hóc lắm đâu. Nếu ra đầu bài lắt léo quá, hạn vần hiểm hóc quá, thơ không thể nào hay được, có khi đâm ra gò bó, hẹp hòi. Thơ cố nhiên nên tránh những chữ sáo, nhưng cũng không nên quá cầu kỳ, cốt lập ý cho mời, thì lời thơ sẽ không tục. Nhưng rút cục thì việc này, đối với chúng ta, cũng không đáng kể. Phận sự của chúng ta là may dệt thêu thùa. Khi nào rỗi, đem sách bổ ích cho mình ra đọc ít chương, như thế mới là việc chính đáng.
    Tương Vân chỉ vầng tràn, rồi cười nói:
    - Tôi nghĩ hôm nọ đã làm thơ hải đường rồi, bây giờ nên làm thơ hoa cúc, chị nghĩ thế nào?
    Bảo Thoa nói:
    - Thơ hoa cúc cũng hợp cảnh đấy, nhưng người trước đã làm nhiều rồi.
    - Tôi cũng nghĩ thế, sợ lại rơi vào sáo cũ.
    Bảo Thoa nghĩ một lúc, cười nói:
    - Được rồi. Bây giờ lấy hoa cúc làm khách, lấy người làm chủ. Mình nghĩ ra mấy đầu bài, mỗi đầu bài có hai chữ: một chữ ?ohư? , một chữ ?othực?. Chữ ?othực là ?ocúc?, còn ?ohư? muốn dùng chữ gì thì dùng. Như thế là vừa vịnh cúc lại vừa kể việc. Người xưa chưa làm thế, cũng không đến nỗi rơi vào sáo cũ. Tả cảnh và vịnh vật, hai cái ấy đi đôi với nhau, như thế mới rộng rãi và mới mẻ.
    Tương Vân cười nói:
    - Hay lắm! Nhưng không biết dùng chữ ?ohư? gì cho hay? Chị nghĩ dùm một chữ xem nào?
    Bảo Thoa nghĩ một lúc rồi cười nói:
    - Cúc mộng cũng được.
    - Hay thực! Tôi cũng nghĩ một chữ Cúc ảnh có được không?
    - Cũng được, nhưng đã có người làm rồi. Nếu có nhiều đầu bài, thì chữ ấy cũng ghép vào được. Tôi lại có một chữ khác.
    - Chữ gì?
    - Vấn cúc được không?
    Tương Vân đập bàn khen hay, liền nói tiếp:
    - Tôi cũng có rồi, Phỏng cúc có được không?
    Bảo Thoa cũng khen thú lắm, liền nói:
    - Chúng ta cố nghĩ mười đầu đề, rồi sẽ hay.
    Nói xong, hai người mài mực, nhúng bút. Tương Vân viết. Bảo Thoa đọc, một lúc nghĩ được tất cả mười đầu đề. Tương Vân xem một lượt, cười nói:
    - Mười đầu đề chưa đủ thành một bức, phải cố tìm lấy mười hai đầu đề, cũng giống như những trang chữ viết và bức vẽ của người ta vậy.
    Bảo Thoa lại nghĩ thêm hai đầu đề nữa, rồi nói:
    - Đã thế phải theo thứ tự mà biên ra.
    - Hay lắm, thế là làm thành một Cúc phả đấy.
    - Bài đầu là ức cúc, nhớ không thấy thì phải đi tìm, nên bài thứ hai là Phỏng cúc. Tìm được rồi, đem đi trồng, nên bài thứ ba là Chủng cúc. Trồng đã có hoa rồi thì ngắm mà thưởng, nên bài thứ tư là Đối cúc. Ngắm rồi thấy hứng thú dồi dào, phải bẻ cành cắm vào lọ, nên bài thứ năm là Cung cúc. Đã cung mà không ngâm vịnh thì sao biết là cúc đẹp, nên bài thứ sáu là Vịnh cúc. Đã vịnh rồi, còn cần phải lấy bút mực vẽ ra nữa, nên bài thứ bảy là Họa cúc. Đã vẽ rồi, mà cứ lẳng lặng không nói gì, thì biết cúc đẹp ở chỗ nào, cần phải hỏi mới biết được nên bài thứ tám là Vấn cúc. Nếu cúc mà biết nói, sẽ làm cho người ta sung sướng quá, nên bài thứ chín là Trâm cúc. Như thế là việc người tuy đã làm xong, nhưng cúc còn nhiều cái đáng vịnh nữa, nên bài Cúc ảnh Cúc mộng để vào thứ mười và thứ mười một: cuối cùng là bài Tàn cúc, để kết thúc tất cả các bài trước. Như vậy là cảnh đẹp, thú vui trong ba tháng thu đều có đầy đủ.
    Tương Vân theo thứ tự chép ra, lại xem một lượt rồi hỏi:
    - Nên hạn vần gì?
    - Xưa nay tôi không thích hạn vần, cốt thơ cho hay, tội gì cứ phải trói vần. Chúng ta chớ nên học những nhà thơ gò bó, hẹp hòi, cứ ra đầu bài, không cần hạn vần. Cốt sao mọi người nghĩ ra câu thơ hay cho vui, chứ không phải lấy vần ra để làm khó dễ.
    - Chị nói rất phải, nếu được thế thì thơ của chúng ta lại càng hay thêm. Nhưng chúng ta chỉ có năm người đều phải làm đủ cả mười hai bài hay sao?
    - Nếu thế thì làm khó cho người ta quá. Giờ hãy viết đầu bài cho cẩn thận, bắt buộc theo luật thơ thất ngôn, ngày mai dán lên tường cho mọi người xem, ai làm được bài nào thì cứ làm, nếu đủ sức sẽ làm cả mười hai bài, không thì làm được một bài cũng được. Cứ ai tài giỏi làm nhanh là hơn. Ai đã làm xong mười hai bài của mình rồi, không được làm nữa, trái lệnh sẽ phải phạt.
    - Thôi thế là được rồi.
    Hai người bàn nhau đâu vào đấy, mới tắt đèn đi ngủ.
    (Hết hồi ba mươi bảy)
  7. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Hồi thứ ba mươi tám
    Lâm Tiêu Tương đứng đầu những thơ ngâm cúc
    Tiết Hành Vu mỉa đời trong bài vịnh cua ​
    Bảo Thoa và Tương Vân bàn nhau xong. Hôm sau Tương Vân đến mời Giả mẫu sang thưởng hoa quế. Bọn Giả mẫu đều nói: ?oNó đã thích như vậy, chúng ta cũng nên sang quấy cho vui?. Đến trưa, Giả mẫu dẫn Vương phu nhân, Phượng Thư và mời cả Tiết phu nhân sang bên vườn.
    Giả mẫu hỏi:
    - Ngồi chỗ nào đây?
    Vương phu nhân nói:
    - Người thích chỗ nào thì ngồi chỗ ấy.
    Phượng Thư nói:
    - Đã bày sẵn ở Ngẫu Hương tạ rồi. Ở đấy có hai cây quế, hoa nở rất đẹp, nước sông lại trong biếc, ngồi trên nhà thủy tạ chẳng sáng sủa hay sao? Nhìn mặt nước, mắt càng sáng ra.
    Giả mẫu nói: ?oTốt đấy?. Liền dẫn mọi người đến Ngẫu Hương tạ. Ngẫu Hương tạ làm ở giữa hồ, bốn mặt có cửa sổ, hai bên có hành lang từ ngoài vào bờ, có cầu quanh co. Khi mọi người đi qua cầu tre, Phượng Thư vội đỡ Giả mẫu và nói:
    - Xin bà cứ bước bạo lên, không việc gì đâu, cầu tre thì cứ kẽo kẹt như thế đấy.
    Một lúc vào đến trong nhà, trông thấy hai cái án bằng tre, đặt ở ngoài hiên: một cái bày bát đũa, đồ đùng uống rượu, một cái bày khay trà, đồ trà và các thứ đĩa chén. Bên này có mấy a hoàn đương quạt lò hâm rượư. Giả mẫu cười nói:
    - Ở đây cái gì cũng sạch sẽ cả, trà uống chắc ngon.
    Tương Vân cười nói:
    - Đó là chị Bảo cháu xếp đặt hộ cả đấy.
    - Con bé ấy rất chu tất, việc gì cũng nghĩ đâu vào đấy cả.
    Vừa nói Giả mẫu vừa nhìn lên trên cột, thấy đôi câu đối khảm xà cừ sơn đen, liền bảo Tương Vân đọc:
    Sen ấu hương thơm xông nhịp trúc;
    Phù dung bóng ngả dọi chèo lan.

    Giả mẫu nghe xong, ngẩng lên nhìn cái biển, rồi quay lại bảo Tiết phu nhân:
    - Ta lúc bé ở nhà cũng có một cái thủy tạ như thế này, gọi là Chẩm Hà các. Khi ấy ta cũng bằng trạc tuổi các chị em nó bây giờ, ngày nào ta cũng dắt mấy người đến đây chơi. Một hôm trượt chân ngã xuống hồ, suýt chết đuối, may vớt lên được, nhưng bị một cái đanh đâm thủng đầu: bây giờ hãy còn một lỗ thủng to bằng đầu ngón tay ở trên mái tóc. Lúc ấy ai cũng bảo đã bị ngâm nước và gió lạnh thì nguy to, nhưng rồi cũng chẳng việc gì.
    Phượng Thư cười nói:
    - Nếu lúc bấy giờ bà không sống được, thì bây giờ ai hưởng cái phúc t ày đình này cho? Thế mới biết ngay từ bé phúc bà cũng đã to rồi. Quỷ thần xui khiến, cho bà một cái lỗ thủng để chứa phúc thọ đấy! Trên đầu đức lão thọ tinh cũng có cái lỗ thủng, là vì chứa nhiều phúc thọ quá, nên mới lồi ra thế!
    Giả mẫu và mọi người đều cười rũ rượi. Giả mẫu nói:
    - Con khỉ nảy nói nhảm quen mồm, mày cứ đem ta ra làm trò cười! Tức quá, ta phải tát cho mày vỡ mồm ra mới được!
    Phượng Thư nói:
    - Chốc nữa ăn cua, sợ lạnh chăng, nên làm trò cho bà cười nhiều, để người nóng lên, có ăn thêm mấy con nữa cũng chả việc gì.
    Giả mẫu cười nói:
    - Từ giờ trở đi, bắt mày ngày đêm theo ta, không được về nhà để mày làm cho người ta cười luôn mới được.
    Vương phu nhân cười nói:
    - Vì bà nuông nó quá, nên nó hỗn quen đi. Bây giờ bà lại nói thế, sau này nó còn coi ai ra gì nữa.
    Giả mẫu cười nói:
    - Ta lại thích nó như thế. Vả chăng, nó không phải là đứa không biết tôn ti trật tự, thì những lúc ở trong nhà, không có người lạ, bà cháu mẹ con cũng nên cười nói cho vui, miễn là biết giữ lễ phép, việc gì phải bắt chúng nó cứ len lét như sợ quỷ thần ấy?
    Mọi người vào cả trong hiên uống nước, Phượng Thư vội đi bày đũa bát. Bàn trên có Giả mẫu, Tiết phu nhân, Bảo Thoa, Đại Ngọc, Bảo Ngọc. Bàn bên đông: Tương Vân, Vương phu nhân, Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân. Cái bàn nhỏ để ở cạnh phía tây là chỗ ngồi của Lý Hoàn và Phượng Thư nhưng cả hai đều không dám ngồi, chỉ đứng bên cạnh bàn Giả mẫu và bàn Vương phu nhân. Phượng Thư nói:
    - Cua không được mang nhiều lên, cứ để nguyên cả trong cái nồi nước nóng, chỉ mang lên mười con, ăn hết lại lấy.
    Rồi đi rửa tay, đứng trước mặt Giả mẫu gỡ cua. Lượt đầu mời Tiết phu nhân. Tiết phu nhân bảo:
    - Để tôi gỡ lấy ăn thì ngon hơn, không cần ai mời.
    Phượng Thư lại đưa cho Giả mẫu, rồi đưa đến Bảo Ngọc, lại bảo hâm rượn mang lên. Sau sai bọn hầu nhỏ sắp sẵn nước đậu xanh đun với hoa cúc và nhị quế để rửa tay.
    Tương Vân ngồi tiếp khách, chỉ ăn một miếng rồi đứng dậy đi mời mọi người; lại ra ngoài sai người mang hai khay cua đưa cho dì Triệu và dì Chu. Lại thấy Phượng chạy đến bảo:
    - Cô tiếp không quen, cứ đi ăn đi, để tôi hộ cho, xong rồi tôi sẽ ăn.
    Tương Vân không nghe, sai người bày hai mâm rượu ở bên hành lang, mời Uyên Ương, Hổ Phách, Thái Hà, Thái Vân, Bình Nhi ngồi ăn. Uyên Ương nói:
    - Mợ Hai phải đứng hầu đấy, chúng tôi ăn trước sao được?
    Phượng Thư nói:
    - Các em cứ ăn đi, việc gì đã có ta cáng đáng hết.
    Sau đó Tương Vân lại vào chỗ ngồi.
    Phượng Thư và Lý Hoàn đều ăn vài miếng qua loa. Phượng Thư lại ra thù tiếp như trước. Một lát, ra ngoài hiên. Bọn Uyên Ương đang ăn uống vui vẻ, thấy Phượng Thư đến, đều đứng dậy nói:
    - Mợ lại đến đây làm gì? Để cho chúng tôi được ăn thỏa thích một lúc nào.
    Phượng Thư cười nói:
    - Con Uyên Ương tệ thật. Tao hầu thay mày, mày chẳng biết cảm ơn, lại còn oán tao à! Hãy rót một chén rượu cho tao uống đã.
    Uyên Ương rót một chén rượu đưa lên mồm Phượng Thư. Phượng Thư ngẩng cổ uống một hớp hết ngay. Hổ Phách và Thái Hà lại mỗi người rót một chén nữa đưa đến, Phượng Thư cũng uống hết. Bình Nhi gỡ sẵn một con cua đưa đến. Phượng Thư nói:
    - Đổ thêm tý giấm gừng.
    Ăn xong, Phượng Thư cười nói:
    - Thôi chúng bay cứ việc ăn đi nhé, tao đi đây.
    Uyên Ương cười nói:
    - Không biết xấu! Ăn cả phần của chúng tôi.
    Phượng Thư cười nói:
    - Mày đừng có gây chuyện với tao nữa! Mày biết cậu Liễn đã yêu mày, sắp sửa xin nói với cụ cho mày làm vợ hai đấy!
    Uyên Ương đỏ mặt lên, bĩu môi lắc đầu nói:
    - Ái chà! Làm mợ mà cũng nói nhưng câu ấy à! Tôi không lấy cái tay tanh này bôi lên mặt mợ thì không chịu.
    Nói xong, Uyên ương chạy đến chực bôi. Phượng Thư nói:
    - Chị ơi, tha cho tôi lần này.
    Hổ Phách cười nói: Dù con Uyên Ương có muốn chăng nữa, nhưng khi nào con Bình lại chịu buông tha. Các chị xem đấy, chưa ăn hết hai con cua, nó đã húp hết một bát giấm rồi!
    Bình Nhi tay đang gỡ cua, thấy Hổ Phách chế giễu mình, liền cầm con cua định trát vào mặt Hổ Phách, vừa cười vừa chửi:
    - Tao sẽ lôi lưỡi con ranh này ra?
    Hổ Phách cũng cười, rồi tránh ra một bên. Bình Nhi vồ không trúng, đâm nhào về phía trước, trát ngay lên mặt Phượng Thư. Phượng Thư đương đùa với Uyên Ương, bất thình lình giật nẩy mình kêu lên một tiếng ?oÁi chà?. Mọi người không nhịn được, đều cười rộ lên. Phượng Thư vừa cười, vừa mắng:
    - Con đĩ chết đâm này. Ăn lắm mờ mắt. Mày trát vào con ****** à?
    Bình Nhi vội chạy đến lau cho Phượng Thư, rồi đi bưng nước đến rửa. Uyên Ương nói:
    - A di đà phật! Thực là quả báo trước mắt.
    Giả mẫu ở bên trong nghe thấy, hỏi dồn:
    - Cái gì đấy? Sao mà vui thế? Nói lên để chúng ta cười với.
    Bọn Uyên Ương lại nói to:
    - Mợ Hai đến ăn cướp cua, Bình Nhi tức quá, trát đầy gạch cua vào mặt chủ nó, thành ra chủ nhà và đầy tớ đánh nhau.
    Giả mẫu và bọn Vương phu nhân đều cười ầm lên. Giả mẫu cười nói:
    - Chúng bay xem nó cũng đáng thương. Chân cua, yếm cua đâu, đem cho nó ăn một ít.
    Bọn Uyên Ương cười nói to :
    - Chân cua đầy một bàn đấy. Mợ Hai cứ việc ăn cho chán đi.
    Phượng Thư cười, đi rửa mặt xong lại đến hầu Giả mẫu.
    Đại Ngọc không dám ăn nhiều, chỉ ăn một tý thịt cua đứng dậy đi ra chỗ khác. Giả mẫu cũng không ăn nữa.
    Mọi người đều đi rửa tay, rồi người đi xem hoa, người đi xem cá, chơi đùa một lúc, Vương phu nhân nói với Giả mẫu:
    - Chỗ này gió to, lại mới ăn cua xong, mời cụ về nhà nghỉ, nếu còn cao hứng, ngày mai lại đến.
    Giả mẫu cười nói:
    - Phải ấy. Các người đương cao hứng, một mình ta về, sợ mất vui. Đã thế chúng ta cùng về cả.
    Giả mẫu quay lại dặn bọn Tương Vân không nên mời Bảo Ngọc, Đại Ngọc ăn nhiều quá. Tương Vân vâng lời. Giả mẫu lai dặn Tương Vân và Bảo Thoa:
    - Hai cháu cũng đừng nên ăn nhiều. Cái này ngon thực, nlưng ăn nhiều không tốt đâu, sẽ đau bụng đấy.
    Hai người xin vâng, tiễn chân Giả mẫu ra ngoài vườn rồi lại trở vào, bảo bày lại bàn ăn. Bảo Ngọc nói:
    - Không cần bày nữa, chúng ta hãy đi làm thơ, cứ để một cái bàn to ở giữa, đem bày tất cả rượu và món ăn ra đấy, không phải xếp đặt chỗ ngồi, ai thích ăn gì đến đấy mà ăn, rồi lại đi ra ngồi chỗ khác, như thế chẳng tiện hay sao?
    Bảo Thoa nói:
    - Phải đấy.
    Tương Vân nói:
    - Còn có những người khác nữa kia mà. Liền sai bày một bàn, chọn những cua nóng, mời bọn Tập Nhân, Thị Thư, Nhập Họa, Oanh Nhi và Thúy Mặc đến ăn. Lại giải hai chiếc chiếu hoa ở dưới cây quế cạnh sườn núi, mời bọn bà già và a hoàn nhỏ đến ngồi, tùy ý ăn uống, khi nào gọi sẽ đến.
  8. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Tương Vân mang đầu bài thơ ra, lấy kim gài lên tường, mọi người xem đều khen:
    - Mới lạ đấy, chỉ sự khó, không chắc đã làm nổi!
    Tương Vân lại nói:
    - Không việc hạn vần.
    Bảo Ngọc nói:
    - Thế mới đúng. Tôi cũng không thích hạn vần.
    Đại Ngọc vì không uống được nhiều rượu, lại không ăn cua, sai người mang cái đèn có đệm gấm đến ngồi tựa ở bao lan, buông cần câu cá.
    Bảo Thoa tay cầm cành hoa quế, ngắm nghía một lúc, rồi nghiêng người ra ngoài cửa sổ, bứt những nhị quế thả xuống mặt nước để cho cá đến đớp.
    Tương Vân thì ngẩn người ra một lúc rồi đi mời bọn Tập Nhân, và bảo bọn người ngồi ở sườn núi cứ việc ăn uống cho thỏa thích.
    Thám Xuân, Lý Hoàn và Tích Xuân ngồi dưới cây liễu xem le cò.
    Nghênh Xuân ngồi một mình ở dưới bóng hoa, lấy kim châm hoa mạt ly.
    Bảo Ngọc lúc xem Đại Ngọc câu cá, lúc ngoảnh sang cạnh Bảo Thoa cười nói mấy câu; sau lại đến xem bọn Tập Nhân ăn cua, rồi cũng ngồi tiếp và uống vài ngụm rượu. Tập Nhân lại bóc thịt cua cho Bảo Ngọc ăn.
    Đại Ngọc bỏ cần câu xuống, đi đến bàn ăn, cầm lấy cái nậm nhỏ bằng bạc chạm hoa mai, chọn một cái chén nhỏ bằng đá hồng, vẽ hình tàu chuối. A hoàn thấy thế, biết là cô ta muốn uống rượu, vội chạy lại rót. Đại Ngọc nói:
    - Các chị cứ việc ăn đi, để tôi tự rót lấy uống mới thú.
    Đại Ngọc rót nửa chén, nhưng thấy rượu vàng, liền nói:
    - Tôi mới ăn một tý thịt cua, bụng đã thấy hơi đau, nếu được uống thứ rượu hâm nóng uống ngay thì tốt.
    Bảo Ngọc liền nói:
    - Có rượu nóng đây.
    Rồi sai người mang ngay cái nậm rượu nóng ngâm bằng hoa hợp hoan đến.
    Đại Ngọc uống một ngụm rồi bỏ xuống, Bảo Thoa cũng chạy đến, cầm chén rượu, uống một tợp, rồi nhúng bút đến cạnh tường ngoặc một cái dưới đầu bài thứ nhất là ức cúc, ở dưới viết thêm chữ: Hành.
    Bảo Ngọc vội nói:
    - Chị ơi! Bài thứ hai tôi đã nghĩ được bốn câu rồi, để phần tôi làm nhé!
    Bảo Thoa cười nói:
    - Tôi chưa chắc đã làm nổi một bài anh làm gì mà cuống lên thế.
    Đại Ngọc cứ lẳng lặng mang bút đến ngoặc vào bài thứ tám là Vấn cúc, và bài thứ mười một là Cúc mộng, dưới viết thêm chữ Tiêu.
    Bảo Ngọc cũng cầm bút ngoặc đầu bài thứ hai là Phỏng cúc, dưới viết thêm chữ Giáng.
    Thám Xuân chạy lại xem rồi nói:
    - Không ai làm bài Trâm cúc, để tôi làm vậy.
    Lại trỏ vào Bảo Ngọc cười nói:
    - Vừa nói là không được động đến những chữ trong khuê các, anh nên cẩn thận đấy.
    Tương Vân chạy lại ngoặc luôn hai bài thứ tư và thứ năm là Đối cúc và Cung cúc, dưới viết thêm chữ Tương.
    Thám Xuân nói:
    - Chị phải đặt biệt hiệu mới được.
    Tương Vân cười nói:
    - Bên nhà tôi bây giờ tuy còn vài nơi hiên quán, nhưng tôi không ở đấy. Nếu mượn mà đặt hiệu chẳng có thú gì.
    Bảo Thoa cười nói:
    - Vừa rồi cụ có nói bên nhà chị cũng có một cái thủy đình gọi là Chẩm Hà các, thế không phải của chị là gì? Giờ tuy không còn nữa, nhưng chị vẫn là chủ cũ chứ.
    Mọi người đều nói: ?oĐúng đấy?.
    Bảo Ngọc không chờ Tương Vân chữa lại, liền đi xóa ngay chữ Tương đổi là chữ Hà.
    Ước chừng chưa ăn xong bữa cơm, mười hai bài thơ đều đã làm xong, ai nấy đều viết ra giấy cẩn thận, đưa cho Nghênh Xuân. Nghênh Xuân lấy ngay một tờ hoa tiên vờn tuyết viết tinh tả ra, thơ của người nào, dưới đề biệt hiệu người ấy.
    Bọn Lý Hoàn xem từ bài đầu trở xuống:
    ỨC CÚC
    Ngóng gió tây về luống ngẩn ngơ
    Nhìn lau liễu tốt ruột vò tơ
    Vườn hoang, giậu vắng thu đâu nhỉ
    Trăng lạnh, sương trong mộng thấy chưa?
    Lòng vướng vít theo đàn nhạn khuất
    Tai văng vẳng lọt tiếng chày thưa
    Thương mình gầy cũng vì hoa đấy
    Này tiết Trùng duơng(1) hãy đợi chờ ​
    Hành Vu quân
    PHỎNG CÚC
    Gặp buổi sương tan hãy dạo chơi
    Thôi đừng rượu thuốc đắm say hoài
    Dưới trăng hoa nở chừng bao giống
    Bên giậu thu về đã mấy nơi?
    Dép nhẹ nhàng đi tình lại đượm
    Thơ run rẩy mãi hứng chưa vơi
    Hoa vàng ví biết thương thi khách
    Hứng rượu hôm nay chớ phụ người ​
    Di Hồng công tử
    CHỦNG CÚC
    Vườn thu cào sẵn khách dời chân
    Giồng khắp bên rào khắp dưới sân
    Nhờ được mưa đêm tươi vẻ lại
    Dính đầy sương sớm nở hoa dần
    Thu nhìn mát rượi thơ nghìn vận
    Hương rót say sưa rượu một tuần
    Thương tiếc thì nên chăm tưới bón
    Hãy cùng ngõ giếng lánh hồng trần ​
    Di Hồng công tử
    ĐỐI CÚC
    Trồng ở vườn riêng quí tựa vàng
    Khóm vàng khóm trắng đủ đôi hàng
    Bù đầu lẩn thẩn ngồi gần giậu
    Ôm gối nghêu ngao ngát những hương
    Đời được mấy người xa thói tục
    Đây là một bạn biết lòng chăng
    Bóng thu loang loáng đừng nên phụ
    Ngơ ngẩn nhìn nhau tiếc tấc gang ​
    Chẩm Hà cựu hữu
    CUNG CÚC
    Rượu ngọt đàn hay đón bạn hiền
    Lả lơi trên án bóng thuyền quyên
    Hương pha mùi móc người xa mấy
    Mắt ngắm cành thu sách quẳng liền
    Sương đẫm màu kia mơ chửa tỉnh
    Vườn chơi chiều nọ nhớ hay quên
    Ngông đời ta lại như ai đấy
    Đào lý xuân kia cũng biếng nhìn ​
    Chẩm Hà cựu hữu
    VỊNH CÚC
    Sớm tối ma thơ lẩn quất hoài
    Quanh rào tựa đá khẽ ngâm chơi
    Sương kề ngọn bút thơ giàu tứ
    Trăng rọi trên môi giọng ngát mùi
    Mối hận ngấm ngầm đề chật giấy
    Lòng thu giãi tỏ biết chăng ai?
    Phẩm bình từ lúc nhờ Đào lệnh(2)
    Cao tiết nghìn thu rộn khắp nơi ​
    Tiêu tương phi tử
    HỌA CÚC
    Thơ rồi lại vẽ thực ngông cuồng,
    Xanh đỏ lòng sao khéo vẩn vương?
    Chụm lá vẩy ra nghìn giọt mực,
    Trổ hoa nhuộm hẳn mấy hằn sương.
    Nhạt nồng vẻ trội hoa vờn gió,
    Gân guốc tay đưa thu đượm hương.
    Đừng tưởng vườn đông mà hái bậy,
    Dáng bình ta thưởng tiết trùng dương! ​
    Hành Vu quân
    VẤN CÚC
    Chẳng biết thu đâu để hỏi chào,
    Vườn đông lẩm nhẩm chắp tay vào.
    Xa đời ngất ngưởng cùng ai đấy?
    Biếng nở lừ đừ khéo chậm sao?
    Vườn móc sân sương buồn kể mấy?
    Nhạn về sâu ốm nhớ chăng nào?
    Đừng cho không đáng cùng đời truyện,
    Biết nói thì đây truyện chút nao. ​
    Tiêu Tương phi tử
    TRÂM CÚC
    Nay cắm mai trồng bận suốt ngày
    Lầu gương nào phải ngắt về bày
    Yêu hoa công tử thành đeo bệnh
    Ngông chén Đào công(2) lại quá say
    Tóc ngắn móc giây đường hẻm lạnh
    Khăn đầu hương nhuộm hạt sương bay
    Mắt đời ưa thích gì cao khiết
    Họ vỗ tay cuời cũng mặc thây. ​
    Tiêu Hạ khách
    CÚC ẢNH
    Gương thu từng lớp ngất lưng trời,
    Lẩn lút trong vườn dạo bước chơi.
    Đèn vướng hàng song rời rạc chiếu,
    Trăng luồn khe giậu lập loè soi.
    Bóng còn thoảng đó hồn dừng lại,
    Sương vẩn in đây mộng tỉnh rồi.
    Giữ lấy mùi thơm đừng xéo nát,
    Mắt say nhập nhoạng mặc thây người. ​
    Chẩm Hà cựu hữu
    CÚC MỘNG ​
    Bên rào say giấc tiết thu trong,
    Trăng đấy hay mây hãy đợi cùng.
    Hoa **** tiên nào màng Tất lại(3)
    Nặng thề bạn những nhớ Đào công.
    Mơ màng theo nhạn đàn xao xác,
    Sửng sốt thương sâu tiếng não nùng,
    Tỉnh giấc, nỗi niềm ai đã tỏ?
    Cỏ khô khói lạnh ngổn ngang lòng!

    Tiêu Tương phi tử
    TÀN CÚC
    Móc đọng sương rơi luống phũ phàng,
    Chén mừng tiểu tuyết tiết vừa sang.
    Cuống vàng nhàn nhạt hương thoang thoảng,
    Lá héo lơ thơ nhánh ngổn ngang.
    Trăng xế nửa giường sâu rít giọng,
    Mây đùn nghìn dặm nhạn thưa hàng.
    Thu sau lại hẹn ta cùng gặp,
    Tạm biệt xin lòng chớ vấn vương! ​
    Tiêu Hạ khách
    ************************
    (1) Tiết trùng dương: Tức trùng cửu, ngày 9/9 âm lịch.
    (2) Đào lệnh, Đào công: Tức Đào Tiềm, người đất Tầm Dương, đời Tấn, tên chữ là Uyên Minh, tự Nguyên Lượng, hiệu là Ngũ liễu tiên sinh, tính tình cao thượng, không cần danh lợi, ham học, giỏi thơ văn. Ông có soạn truyện Ngũ Liễu tiên sinh để tự ví mình. Làm quan lệnh tại Bành Trạch nên gọi là Đào lệnh. Một lần phải đứng đón chào viên đốc bưu do quận thú phái đến, Đào Tiềm than rằng "Ta tại sao lại vì năm đấu gạo mà chịu gãy lưng ?", bèn trả ấn, từ quan. Sau khi từ quan về, ông hay ẩn nằm ngũ dưới cửa sổ đằng bắc, tự coi mình là người đời Hy Hoàng. Ông vui cảnh an bần lạc đạo, lấy tiếng đàn, câu thơ, chén rượu làm vui.
    Tính ông chuộng cúc, cứ đến ngày trùng cửu (mùng 9/9), ông lại cùng bạn bè bày tiệc rượu bên khóm trúc để thưởng hoa.
    (3) Tất lại: Tức Trang Chu (Trang tử), người đất Mông - ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam, TQ - (nên còn gọi là Mông Trang), đời Chiến Quốc, một tác gia và triết gia của Đạo giáo. Từng làm lại ở Tất Viên (Vườn Sơn) nên người ta gọi là Tất lại. Về sau sống ẩn dật đến cuối đời.
    Câu thơ trên nhắc đến tích "Trang Chu mộng hồ điệp". Một lần Trang Chu mơ thấy mình hóa thành bươm ****, tỉnh dậy bèn tự hỏi: "Không biết Trang Chu hóa thành **** hay là **** đã hóa thân thành Trang Chu"
    *****************
    Được letdown sửa chữa / chuyển vào 01:43 ngày 06/05/2006
  9. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Mọi người xem bài nào khen bài nấy, mãi không dứt lời. Lý Hoàn cười nói:
    - Tôi cứ công bằng mà bình ra đây. Tất cả các bài, bài nào cũng có câu hay, nhưng bài Vịnh cúc thứ nhất, bài Vấn cúc thứ hai, bài Cúc mộng thứ ba. Đầu bài mới, thơ làm mới, từ lại càng mới, nên phải để Tiêu Tương phi tử đứng đầu. Rồi lần lượt đến các bài Trâm cúc, Đối cúc, Cung cúc, Họa cúc, Ức cúc.
    Bảo Ngọc mừng lắm, vỗ tay nói:
    - Rất là công bằng.
    Đại Ngọc nói:
    - Thơ của tôi cũng không hay lắm, vì lắt léo quá.
    Lý Hoàn nói:
    - Hay ở chỗ lắt léo mà không ra vẻ rườm rà và trúc trắc.
    Đại Ngọc nói:
    - Cứ tôi xem thì hay nhất là câu Vườn chơi chiều nọ nhớ hay quên, câu ấy ngụ ý ?ođánh phấn ở mặt sau?. Nguyên câu ?omắt ngắm cảnh thu sách quẳng liền? đã hay lắm. Vì Cung cúc tả hết rồi, không còn nói vào đâu nữa, nên phải quay lại nhớ đến nhũng khi chưa bẻ cắm, ý tứ thực là sâu xa.
    Lý Hoàn cười nói:
    - Vẫn biết thế, nhưng cái câu... trên môi giọng ngát mùi của cô cũng địch được câu ấy rồi.
    Thám Xuân lại nói:
    - Dù sao cũng phải chịu thơ Hành Vu quân là sâu sắc. Những chữ thu đâu nhỉ, mộng thấy chưa thực như đã vẽ ra được chữ ức.
    Bảo Thoa nói:
    - Những chữ tóc ngắn móc giây... khăn đầu hương nhuộm... của cô hình dung tứ Trâm cúc rất mầu nhiệm, không còn hở một chút nào.
    Tương Vân cười nói:
    - Những chữ cùng ai đấy, khéo chậm sao làm cho hoa cúc khó mà trả lời được.
    Lý Hoàn cười nói:
    - Nếu vậy thì những chữ bù đầu lẩn thẩn... ôm gối nghêu ngao... cũng có ý không lúc nào rời hoa cúc ra được. Hoa cúc có hay, chắc cũng lấy làm chán chường lắm.
    Mọi người nghe vậy đều cười.
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Chuyến này tôi lại hỏng thi rồi. Có lẽ những chữ chừng bao giống, đã mấy nơi, dép nhẹ nhàng đi, thơ run rẩy đọc đều không phải là thăm cúc và câu nhớ mưa đêm dính sương sớm đều không phải là trồng cúc hay sao? Nhưng chỉ bực một nỗi là không bằng được những câu trăng rọi trên môi giọng ngát mùi, ôm gối nghêu ngao ngát những hương, và tóc ngắn, khăn đầu, cuống vàng nhàn nhạt, lá héo lơ thơ, thu đâu nhỉ, mộng thấy chưa đấy thôi.
    Lại nói:
    - Ngày mai rỗi, tôi sẽ làm đủ mười hai bài.
    Lý Hoàn nói:
    - Thơ của chú cũng hay đấy, nhưng không bằng nhưng bài kia mới và nhã hơn.
    Mọi người bàn tán một lúc, rồi ra ngồi quanh vào cái bàn lớn, lại ăn một chập thịt cua nữa.
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Hôm nay cầm càng cua, thưởng hoa quế, cũng phải có thơ. Tôi đã làm rồi, có ai dám làm nữa không?
    Nói xong, liền rửa tay rồi cầm bút viết.
    Mọi người xem thấy:
    Dưới bóng quế, càng cầm tay,
    Ngông lên gừng dấm chua cay thưởng tràn.
    Vương tôn sẵn rượu càng ham,
    Anh chàng không ruột, bò ngang đi đời!
    Quên của lạnh, mải ăn hoài,
    Mùi tanh tay dính rửa rồi vẫn tanh.
    Người đời chỉ thích ăn sành,
    Kìa Pha tiên(4) cũng lo quanh suốt đời.

    *******************
    (4) Pha tiên: Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu Đông Pha một nhà nho tài giỏi đời Tống (sinh 1037), từng đỗ đạt làm quan, tương truyền là tu thành tiên. Đời sau có người gọi là Pha tiên. Sinh thời ông tự giữ nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt điều độ, tiết chế ẩm thực, ?omỗi bữa không dùng quá một chén rượu, một miếng thịt?
    *******************
    Đại Ngọc cười nói:
    - Hạng thơ này một lúc tôi làm trăm bài cũng được.
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Cô bây giờ đã hết tài kiệt sức, không làm được nữa rồi, lại vẫn còn chê bai người ta.
    Đại Ngọc nghe nói, không thèm trả lời, hơi ngẩng cổ lên, khe khẽ ngâm, rồi viết ngay ra một bài.
    Mọi người xem thấy:
    Giáo trường giáp sắt còn đây,
    Nếm mùi trên chỗ mâm bày sáng choang.
    Ngọc non đầy ắp đôi càng,
    Mai trồi đỏ chói, mùi hương ngát lừng.
    Đẫy đà tám vế còn chăng,
    Giúp vui nghìn chén, ai nâng đến mời?
    Gặp khi ngon miệng đẹp trời,
    Quế vờn vã gió, cúc cười cợt sương.

    Bảo Ngọc xem xong, khen lấy khen để. Đại Ngọc liền xé và sai người đem đốt đi, rồi cười nói:
    - Bài của tôi không bằng của anh, để tôi đốt đi; bài của anh hay đấy, hơn cả bài thơ Cúc họa vừa rồi, anh nên giữ lại để cho mọi người xem.
    Bảo Thoa cười nói:
    - Tôi cũng cố gắng làm một bài, nhưng chưa chắc đã hay, hãy viết ra đây làm trò cười thôi.
    Nói xong, viết ra cho mọi người xem.
    Chén mời dưới bóng quế đồng,
    Trùng dương khao hát, khắp vùng Trường An,
    Trên đường nào thấy dọc ngang,
    Khen chê chỉ thấy đen vàng trông ra.

    Mới xem bốn câu trên này, mọi người khen tuyệt. Bảo Ngọc nói:
    - Mắng một cách đau đớn thật. Thơ tôi đáng đốt đi thôi.
    Rồi đến bốn câu dưới:

    Rửa tanh rượu với cúc xoa,
    Muốn phòng chứng lạnh thì ta thêm gừng,
    Vò dốc cạn mùi còn chăng?
    Bến trăng kia những lúa lừng mùi thơm. ​
    Mọi người xem xong, đều nói:
    Đây mới là một bài thơ ăn cua tuyệt diệu! Đề mục nhỏ mà ngụ ý lớn, thực là bực đại tài. Nhưng có điều gì mỉa mai người đời ác quá.
    Lúc đó thấy Bình Nhi lại chạy vào vườn, không biết có việc gì.
    (Hết hồi ba mươi tám)
    Được letdown sửa chữa / chuyển vào 00:46 ngày 07/05/2006
  10. letdown

    letdown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Chú thích từ trước đến giờ tôi đã tự thêm bớt sửa chữa một chút so với bản dịch. Cho nên từ giờ những chỗ chú thích nguyên bản tôi sẽ ghi thêm là ND.

Chia sẻ trang này