1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng lâu mộng - Tào Tuyết Cần

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 01/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bảo Ngọc trông thấy một cô gái, đoán ngay là con cô mình, vội vàng đến chào. Ngồi xuống nhìn kỹ, khác hẳn các cô gái. Chỉ thấy:
    Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui mà lại không vui. Má hơi lúm, có vẻ âu sầu; Người hơi mệt trông càng tha thướt. Lệ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió. Tim đọ Tỉ Can(#16) hơn một trăm khiếu, bệnh so Tây Tứ(#17) trội vài phân.
    Bảo Ngọc nhìn rồi cười nói:
    - Hình như tôi đã được gập cô em lần nào rồi.
    Giả mẫu cười:
    - Lại nói nhảm, đã gặp lần nào đâu?
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Tuy chưa gặp, nhưng trông mặt quen lắm, cũng coi như đã gặp nhau rồi.
    Giả mẫu cười nói:
    - Tốt lắm! Thế thì lại càng tử tế với nhau.
    Bảo Ngọc chạy đến ngồi cạnh Đại Ngọc, ngắm nghía lần nữa, rồi hỏi:
    - Cô em đã học sách chưa?
    - Em chưa đọc sách, mới học một năm, biết mấy chữ thôi.
    - Tên cô em là gì?
    - Tên là Đại Ngọc.
    - Tên chữ là gì?
    - Em không có tên chữ.
    Bảo Ngọc cười nói:
    - Anh đặt tên cho em là Tần Tần nhé, hai chữ đó rất hay.
    Thám Xuân hỏi:
    - Hai chữ ấy xuất xứ ở đâu?
    Bảo Ngọc nói:
    - Cổ kim nhân vật khảo có câu: Phương tây có thứ đá tên là đại, có thể dùng để kẻ lông mày. Huống chi cô em đầu lông mày nhìn như cau lại, đặt cho cái tên ấy chẳng đẹp lắm sao.
    - Chỉ sợ lại bịa ra thôi.
    - Trừ Tứ Thư ra, còn phần nhiều là bịa cả, chẳng phải một mình tôi.
    Lại quay hỏi Đại Ngọc:
    - Em có ngọc không?
    Mọi người không ai hiểu tại sao Bảo Ngọc lại hỏi thế, Đại Ngọc trong bụng đoán ngày: ?oChắc anh ấy có ngọc, nên mới hỏi mình?, liền trả lời:
    - Em không có ngọc. Thứ ngọc của anh là vật rất hiếm, phải đâu người nào cũng có.
    Bảo Ngọc nghe vậy, nổi ngay cơn điên, dứt viên ngọc vứt phăng đi, la ầm lên:
    - Vật này hiếm gì mà hiếm! Không phân biệt được người hơn kém, thế thì bảo nó thiêng hay không thiêng! Tôi không cần cái thứ vô dụng này
    Mọi người sợ hãi, xô nhau lại nhặt viên ngọc. Giả mẫu vội vàng lôi Bảo Ngoé lại mắng:
    - Của nợ này! Mày có nổi hung lên, muốn đánh ai, mắng ai thì cứ việc đánh, cứ việc mắng, làm gì phải vứt cái bản mệnh của mày đi!
    Bảo Ngọc nước mắt giàn giụa nói:
    - Các chị em trong nhà không ai có; chỉ một mình cháu có cũng chẳng thú gì. Ngay cô em mới đến đây, người đẹp như tiên mà cũng không có, càng biết cái này chẳng quý hóa gì.
    Giả mẫu nói dối:
    - Em cháu ngày trước cũng có. Vì lúc cô cháu sắp mất, thương em cháu quá, không biết làm thế nào, mới lấy viên ngọc mang đi, một là chôn viên ngọc theo để hết cái lòng hiếu của em cháu, hai là nhờ có viên ngọc mà âm linh cô cháu cũng xem như được thấy em cháu luôn. Vì thế em cháu nói không có ngọc là có ý không tiện khoe khoang đấy thôi. Cháu bì sao được với em cháu. Nếu cháu không đeo tử tế vào, mẹ cháu biết thì coi chừng đấy.
    Giả mẫu nói xong, cầm lấy viên ngọc ở trong tay a hoàn đeo cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc ngẫm nghĩ một lúc thấy cũng có lý nên không nói gì nữa.
    Ngay lúc ấy, người vú lại hỏi dọn buồng nào cho Đại Ngọc ở Giả mẫu nói:
    - Dọn cho Bảo Ngọc đến ở Noãn Các(#18) với ta; để cháu Lâm tạm ở buồng Bích Sa, chờ hết đông sang xuân sẽ thu xếp lại.
    Bảo Ngọc nói:
    - Thưa bà, để cháu ngủ cái giường ở bên ngoài buồng Bích Sa thì hơn, việc gì phải đến ngủ gần bà, làm bà không được yên tĩnh.
    Giả mẫu nghĩ một lúc, nói:
    - Thôi cũng được.
    Mỗi người có một vú già và một a hoàn phục dịch, còn thì ở cả bên ngoài trực đêm. Hy Phượng đã sai người mang cỗ màn màu cánh sen, nhăn gấm và đệm đoạn đến.
    Đại Ngọc chỉ mang có hai người theo hầu: vú nuôi họ Vương và con bé mười tuổi tên là Tuyết Nhạn. Giả mẫu thấy Tuyết Nhạn bé quá, vú Vương già quá, sợ Đại Ngọc không vừa ý mới cho thêm một a hoàn hạng nhì của mình tên là Anh Ca, cũng như chị em Nghênh Xuân, trừ vú nuôi ra, mỗi người có bốn bà già giúp việc. Ngoài hai a hoàn theo hầu bên cạnh để trông nom trâm, vòng, tắm rửa, còn bốn, năm người quét dọn và sai vặt. Vú Vương cùng Anh Ca hầu Đại Ngọc phía trong buồng Bích Sạ Vú Lý nuôi Bảo Ngọc cùng a hoàn lớn là Tập Nhân hầu Bảo Ngọc ở bên ngoài.
    Nguyên Tập Nhân là người hầu của Giả mẫu, tên là Trân Châu. Giả mẫu vì quá yêu Bảo Ngọc, sợ những người hầu khác không được vừa ý, thấy Tập Nhân hiền lành, làm việc chăm chỉ, mới cho sang hầu Bảo Ngọc. Bảo Ngọc biết Tập Nhân họ Hoa, lại từng nghe cổ nhân có câu thơ: ?oHoa khí tập nhân?(#19), mới trình Giả mẫu cho đổi tên là Tập Nhân.
    Tập Nhân xưa nay vốn có tính ngây thợ Khi hầu Giả mẫu, thì trong bụng chỉ biết Giả mẫu; đến nay sang hầu Bảo Ngọc, lại chỉ biết có Bảo Ngọc. Vì tính tình Bảo Ngọc ngang trái, mỗi khi Tập Nhân can gián, thấy Bảo Ngọc không nghe, trong bụng rất lo lắng. Tối hôm ấy, Bảo Ngọc và vú Lý đã ngủ rồi, Đại Ngọc và Anh Ca ở tròng buồng hãy còn thức, Tập Nhân cỡi trang sức ra, khe khẽ đi vào, cười hỏi:
    - Cô sao chưa đi ngủ?
    Đại Ngọc vội cười nói:
    - Mời chị ngồi.
    Tập Nhân ngồi ghé bên giường. Anh Ca cười nói:
    - Cô tôi đang buồn rầu, gạt nước mắt nói: ?oHôm nay mới đến đã làm anh ấy phát cáu lên. Nếu đập vỡ viên ngọc, há chẳng phải là lỗi ở ta sao?? Tôi khuyên giải mãi mới thôi.
    Tập Nhân nói:
    - Cô đừng vội như thế, sau này còn nhiều việc kỳ quặc đáng buồn cười hơn nữa kia. Nếu vì việc này mà cô để tâm thì có lẽ sau không bao giờ hết buồn đâu. Thôi xin cô đừng nghĩ nhiều quá!
    Đại Ngọc nói:
    - Chị nói tôi xin nhớ. Nhưng không biết viên ngọc đó lai lịch như thế nào mà có cả chữ nữa.
    Tập Nhân nói:
    - Cả nhà chẳng ai biết rõ lai lịch cả. Nghe đâu khi mới đẻ, trong mồm cậu ấy đã ngậm viên ngọc và bên trên có lỗ đeo. Để tôi lấy ra cho cô xem.
    Đại Ngọc vội ngăn lại:
    - Thôi! Đêm khuya rời, mai lấy xem cũng chưa muộn.
    Hai người nói chuyện một lúc mới đi ngủ.
    Sáng sớm hôm sau Đại Ngọc thức dậy, vào thăm Giả mẫu rồi sang nhà Vương phu nhân. Gặp lúc Vương phu nhân cùng Hy Phương đang bóc thư ở Kim Lăng gởi sang, lại có hai bà già của anh và chị dâu Vương phu nhân sai đến. Đại Ngọc tuy không biết đầu đuôi câu chuyện, nhưng bọn Thám Xuân thì đều biết là con nhà dì tên gọi Tiết Bàn ở Kim Lăng, cậy giàu cậy thế đánh chết người, việc này đã đưa lên phủ Ứng Thiên, đến nay em Vương phu nhân là Vương Tử Đằng mới biết tin, sai người sang báo, ý muốn gọi Tiết Bàn vào Kinh.
    Chú thích:
    (1-). Theo chiếu chỉ của nhà vua cho xây nên.
    (2-). Nhà để đi qua bốn mặt không có cửa.
    (3-). Tên một huyện thuộc tỉnh Vân Nam có thứ đá hoa rất đẹp.
    (4-). Tức Giả mẫu.
    (5-). Tức Hình phu nhân.
    (6-). Tức Vương phu nhân.
    (7-). Năm chim phượng đậu núi Triệu Dương.
    (8-). Tay sắc sảo, đanh đá.
    (9-). Vương phu nhân là cô Phượng Thư, về họ nhà chồng, bà ta là thím Phượng Thư nhưng Phượng Thư lại sang ớ trông coi bên nhà Vương phu nhân, nên thườn gọi bà ta là thái thái. Chúng tôi tạm dịch là mẹ.
    (10-). Hưởng phúc sung sướng.
    (11-). Vạn cơ là muôn việc. Thần hàn là chữ của vua viết.
    (12-). Chờ đợi giờ để theo các quan vào chầu.
    (13-). Tức Vương phu nhân.
    (14-). Theo tục ngữ ngày xưa, muốn cho trẻ con khôi chết non, người ta thường đem cúng vào đền chùa xin làm con nuôi thần phật và đeo cái khóa ở cổ để Bản mệnh trường sinh.
    (15-). Tên một từ chức đặt ra từ đời Đường.
    (16-). Ti Can là chú vua Trụ đời Ân, đời đồn tim ông có chín khiếu.
    (17-). Tích Tây Thi, một cô gái nước Việt. Vua Việt Câu Tiễn dâng lên làm vợ vua Ngô.
    (18-). Nhà gác xây kín có lò sưởi ấm.
    (19-). Mùi hoa thơm trùm phủ cả người.


  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hồi thứ tư​
    Gái bạc mệnh gặp trai bạc mệnh;
    Sư Hồ lô xử án Hồ lô.​


    Đại Ngọc cùng các chị em đến chỗ Vương phu nhân, thấy Vương phu nhân đang nói chuyện với người nhà của anh sai đến, lại nghe nói bên nhà dì bị kiện về vụ án mạng. Thấy Vương phu nhân đương bận việc, các chị em đều đi ra, đến buồng chị dâu góa họ Lý.
    Nguyên họ Lý là vợ Giả Châu. Giả Châu chết sớm, có đứa con trai tên là Giả Lan, lên năm tuổi, đã đi học. Họ Lý cũng là con nhà danh hoạn đất Kim Lăng, bố là Lý Thủ Trung là Quốc tử Tế tửu. Trong họ, con trai, con gái đều được đi học. Đến đời Lý Thủ Trung thì cho ?ocon gái bất tài, ấy là đức?. Vì thế, ông ta không cho con gái đi học đến nơi đến chốn, chỉ cho đọc ?oNữ tứ thư? , ?oLiệt nữ truyện? để biết một số chữ, nhớ một số truyện hiền nữ đời trước là đủ, cốt sao chú trọng về thêu thùa canh cửi và việc vặt mà thôi. Nhân vậy đặt tên con là Lý Hoàn, tên chữ là Cung Tài. Lý Hoàn trẻ tuổi, góa chồng, mặc dầu ở chỗ cao lương gấm vóc, nhưng lòng lạnh như tro tàn, cây cỗi, hết thảy không buồn hỏi, không buồn nghe việc gì ; chỉ biết hầu bố mẹ chồng, nuôi con, lúc rỗi thì khâu vá, đọc sách với các cô em. Nay biết Đại Ngọc đến đây, nhưng chắc đã có mấy chị em hầu bạn, nên ngoài việc thờ phụng cha già ra, chị ta không còn nghĩ đến việc gì nữa.
    Nay nói đến Giả Vũ Thôn vừa mới đến nhận chức tri phủ Ứng Thiên đã phải xử ngay một vụ án mạng. Nguyên do là hai nhà mua tranh nhau một nữ tỳ, rồi không bên nào nhường bên nào, đến nỗi xảy ra đánh nhau chết người. Vũ Thôn đòi nguyên cáo đến hỏi. Nguyên cáo nói:
    - Người bị đánh chết là chủ tôi. Chủ tôi mua một nữ tỳ, không ngờ có kẻ lừa đảo lại đem người đi bán. Nó đã lấy tiền của nhà tôi. Chủ tôi hẹn ba ngày nữa là ngày tốt, sẽ đón về. Nó lại ngấm ngầm đem người bán cho nhà họ Tiết. Chúng tôi biết chuyện đi tìm nó và bắt nữ tỳ về. Ngờ đâu nhà họ Tiết là ác bá ở đất Kim Lăng, cậy tiền cậy thế, xui người nhà đánh chết chủ tôi rồi thầy trò trốn biệt, không biết đi đâu, chỉ còn lại có mấy người ngoài cuộc thôi. Việc này tôi đã thưa lên quan một năm rồi, nhưng không ai bênh vực cho; nay trông ơn cụ lớn nã bắt hung phạm, cứu vớt mẹ góa con côi thì người mất cũng được đội ơn trời đất mãi mãi
    Vũ Thôn nghe xong, cả giận nói:
    - Sao lại có việc chó má như thế? Đánh chết người rồi chạy trốn, lẽ nào lại không bắt được hay sao!
    Y định phát thê bài, sai người lập tức đi bắt gia thuộc hung phạm đến tra xét phạm nhân trốn ở đâu. Một mặt, y gửi công văn truy nã khắp các nơi. Chợt thấy một người lính hầu đứng cạnh bàn đưa mắt ngăn y đừng phát thẻ bải. Vũ Thôn trong bụng nghi hoặc, dừng ngay tay lại, truyền lệnh tan hầu. Y vào nhà trong, bảo mọi người lui ra, chỉ để anh lính ở lại. Anh lính vội tiến lên chào hỏi:
    - Cụ lớn bấy lâu thăng quan tiến chức, tám chín năm nay, hẳn đã quên tôi rồi?
    Vũ Thôn nói:
    - Ta trông anh quen lắm, nhưng không nghĩ ra được là ai?
    Anh lính cười nói:
    - Cụ lớn thật là người sang quên mọi việc. Quên cả nơi xuất thân khi xưa. Cụ còn nhớ việc ở miếu Hồ lô năm trước không?
    Vũ Thôn nghe xong, như sét đánh bên tai, mới nghĩ đến việc trước. Người lính này nguyên là một chú tiểu ở miếu Hồ lô. Sau khi miếu bị cháy, không chỗ nương thân, anh ta định tìm đến tu ở miếu khác. Nhân nghĩ tuổi còn trẻ, làm nghề này lại nhẹ nhàng thoải mái hơn, anh ta liền để tóc ra làm lính hầu. Vũ Thôn nhận ra, vội cầm lấy tay anh lính cười nói: ?oÀ thế ra anh là người cũ?. Nhân bảo anh ta ngồi nói chuyện. Anh lính không dám ngồi. Vũ Thôn cười nói:
    - Anh là bạn cũ, người bạn thủa nghèo hèn của ta, vả lại đây là nhà tư, anh định nói chuyện lâu thì có ngồi cũng chẳng sao.
    Anh lính rụt rè ngồi ghé một bên.
    Vũ Thôn hỏi:
    - Vì cớ gì vừa rời anh ngăn ta đừng phát thẻ bài?
    Anh lính nói:
    - Cụ đến nhận chức ở đây, có nhẽ nào lại không có một bản ?ohộ quan phù? của tỉnh này.
    Vũ Thôn vội hỏi:
    - Tôi chưa biết thế nào là ?ohộ quan phù?
    Anh lính nói:
    - Việc này cụ không biết thì làm quan lâu dài ở đây sao được. Hiện nay các quan địa phương ai cũng có một cái sổ riêng, chép rõ họ tên những nhà thân hào lớn, có tiền, có thế trong tỉnh. Ở đâu cũng thế, nếu không biết, nhỡ xúc phạm đến người nhà những bọn này, thì không những quan tước, mà cả đến tính mệnh cũng khó giữ được! Vì thế gọi là ?ohộ quan phù?. Vừa rồi nói đến nhà họ Tiết, cụ gây chuyện thế nào được với họ? Cái án này thực ra chẳng có gì là khó xử. Các quan phủ trước chỉ vì nể mặt họ mà không xử đấy thôi.
    Nói xong, anh ta móc túi lấy ra một tờ ?ohộ quan phù?, đưa cho Vũ Thôn. Khi xem thấy có mấy câu tục ngữ cửa miệng về những nhà quyền quí ở địa phương. Câu nào câu nấy viết rất rõ ràng, bên dưới lại có ghi cả từ ông thủy tổ, quan tước và chi nhánh nữa. Ở hòn đá cũng sao lại một bản như sau:
    Giả không phải là giả dối, ngọc làm nhà ở, vàng làm ngựa cưỡi (Con cháu Ninh công Vinh công cộng hai mươi chi. Tám chi họ gần ở kinh đô, mười hai chi ở nguyên quán).
    Cung A phòng(1) xây lên ba trăm dặm đã đủ chưa? Họ Sử đất Kim Lăng vẫn ở không vừa. (Con cháu Bảo linh hầu Thượng lệnh sử công cộng mười tám chi. Mười chi ở kinh đô, tám chi ở nguyên quán).
    Vua Đông Hải thiếu ngọc trắng làm giường, phải đến vay Kim Lăng vương. (Con cháu Đô thái úy, Thống chế huyện bá vương công cộng hai mươi chi. Hai chi ở kinh, còn ở nguyên quán)
    Được mùa tuyết lã chã rơi, ngọc châu như đất, vàng thời sắt thoi. (Con cháu Tử vi xá nhân Tiết công, hiện lĩnh tiền khi đi mua hàng, có tám chi).
    Vũ Thôn đang xem, chợt trống báo: ?oCó cụ Vương lại thăm?. Vũ Thôn vội mặc áo mũ ra đón. Một lúc lâu, hắn trở vào, hỏi lại. Anh lính thưa:
    - Bốn nhà này đều đi lại thân mật với nhau, khổ cùng khổ sướng cùng sướng, đều đùm bọc che chở lẫn cho nhau. Họ Tiết đánh chết người tức là họ Tiết mà tục ngữ gọi là ?ođược mùa tuyết rơi? đấy. Nhà này không những thân với ba nhà kia, lại còn nhiều bạn thân ở kinh đô và các tỉnh nữa. Thế thì cụ định bắt ai bây giờ?
    Vũ Thôn cười hỏi:
    - Cứ như anh nói, thì làm thế nào chấm dứt cái án này? Chắc anh cũng biết hung thủ trốn ở đâu chứ?
    Anh lính cười thưa:
    - Không dám giấu cụ, không những tôi biết chỗ hung thủ trốn, ngay đến đứa bán người và người bị đánh chết tôi cũng biết cả. Tôi xin thưa tỉ mỉ để cụ rõ: người bị đánh chết ấy là con một nhà hương hoạn nhỏ, tên gọi Phùng Uyên, bố mẹ chết sớm, không có anh em, sống nhờ một cái gia tài nhỏ, tuổi độ mười tám, mười chín, tính thích chơi bời với đàn ông, không gần gũi con gái. Nhưng đây cũng là oan nghiệp kiếp trước để lại. Một hôm, anh ta ngẫu nhiên gặp nữ tỳ này, nhất định mua về làm thiếp, thề không chơi bời với đàn ông và cũng không lấy người thứ hai nào nữa. Vì thế, việc mua này, đối với anh ta, coi là trịnh trọng lắm, hẹn ba hôm sau, tốt ngày, mới đón về. Ngờ đâu đứa bán người lại ngấm ngầm đem con nữ tỳ bán cho nhà họ Tiết. Nó muốn cuỗm tiền của cả đôi bên rồi trốn đi. Ai hay nó chạy không thoát, cả hai đều bắt được, đánh nó gần chết. Nhưng sau đó không nhà nào muốn lấy lại tiền, chỉ đòi lấy người. Công tử họ Tiết sai đầy tớ đánh công tử họ Phùng một trận nhừ tử, khiêng về nhà, ba ngày sau thì chết. Tiết công tử đã chọn ngày vào kinh. Trước đó hai ngày, ngẫu nhiên gặp con nữ tỳ này, Tiết công tử định mua rồi đem nó lên kinh một thể, ngờ đâu chuyện xảy ra, hắn đánh Phùng công tử cướp lấy nữ tỳ, rồi thản nhiên coi như không có việc gì. Mang ngay gia quyến lên đường, để anh em đầy tớ ở nhà lo liệu, chứ không phải vì việc nhỏ ấy mà chạy trốn đâu. Việc này hãy tạm gác lại, xin hỏi cụ có biết nữ tỳ bị mang đi bán ấy là ai không?
    - Ta biết thế nào được?
    - Nữ tỳ ấy là Anh Liên, con gái Chân Ẩn Sĩ ở cạnh miếu Hồ lô trước đây tức là ân nhân của cụ đấy.
    Vũ Thôn giật mình nói:
    - Thế à! Nghe nói khi nó lên năm tuổi, bị người ta dỗ đi, sao bây giờ lại đem bán nó ở đây?
    - Tên dỗ người này chuyên đi dỗ con gái bé năm sáu tuổi mang về nơi hẻo lánh nuôi đến mười một mười hai tuổi, rồi lại đem đi chỗ khác bán. Khi trước, tôi với Anh Liên ngày nào cũng chơi đùa với nhau. Tuy xa nhau bảy tám năm, bây giờ nó đã lớn và xinh hơn trước, nhưng dáng người không thay đổi mấy. Vả lại, từ khi mới đẻ nó có một nốt ruồi đỏ bằng hạt gạo ở lông mày nên vẫn nhận được. Tên dỗ người tình cờ lại thuê buồng của nhà tôi. Một hôm tên này đi vắng, tôi đến hỏi nó, nó sợ phải đòn, không dám nói. Nó nhận tên kia là bố đẻ, và nói rằng vì không có tiền trả nợ, mới phải đem nó bán đi. Tôi dỗ bốn năm lần, nó chỉ khóc: ?oTôi không nhớ được việc lúc bé!? Như thế thì không còn gì đáng ngờ nữa. Hôm Phùng công tử đến trả tiền, gặp lúc tên dỗ người say rượu, Anh Liên than thở một mình: ?oTừ giờ trở đi ta sẽ hết nợ!? Sau lại nghe nói ba ngày nữa Phùng công tử mới đến đón, Anh Liên tỏ vẻ âu sầu. Tôi thấy vậy động lòng thương, chờ tên dỗ người đi vắng, bảo vợ tôi đến khuyên giải: ?oPhùng công tử chọn ngày tốt đến đón, như thế tất không coi chị như bọn a hoàn đâu. Phùng công tử là người phong nhã, nhà cũng đủ tiêu. Xưa nay không ham nữ sắc bây giờ mua chị với một giá rất đắt, như thế chả nói chị cũng sẽ rõ. Chị hãy cố chờ hai ba ngày nữa, việc gì phải lo buồn?? Anh Liên nghe nói cũng nguôi lòng, cho rằng từ nay có chỗ yên thân. Ai ngờ trong thiên hạ thường xảy ra những việc không như ý, ngày hôm sau tên dỗ người lại đem nó bán cho nhà họ Tiết. Nếu bán cho nhà nào thì cũng không lôi thôi lắm, chứ công tử họ Tiết này nổi tiếng là ?ovua ngốc?, liều lĩnh, nóng nảy nhất hạng, quẳng tiền như đất. Hôm ấy nó đánh Phùng Uyên một trận tơi bời , bán sống bán chết rồi mang Anh Liên đi, không biết sống chết thế nào. Còn Phùng công tử thì một phen mừng hão, đã không thỏa nguyện, lại mất tiễn, hại đến tính mệnh, như thế thật đáng thương!?
    Vũ Thôn nghe rồi than thở:
    - Oan nghiệt gặp nhau không phải là chuyện ngẫu nhiên. Nếu không thì sao Phùng Uyên lại chỉ thích có Anh Liên? Anh Liên bị tên dỗ người hành hạ mấy năm mới thoát thân, gặp được người đa tình, nếu sum họp với nhau cũng là một việc rất tốt; ngờ đâu lại xảy ra việc ấy! Nhà họ Tiết giàu sang hơn họ Phùng, xem ra hạng ấy thế nào cũng nhiều vợ lẽ nàng hầu, dâm dục không chừng mực, chưa chắc đã bằng Phùng Uyên chỉ chung tình với một người. Cũng là một cuộc tình duyên mộng ảo nên mới có một đôi trai gái bạc mệnh này. Thôi, việc của họ mặc họ, nay ta hãy bàn xem cái án này nên xét thế nào cho phải.

  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hồi thứ tư​
    Gái bạc mệnh gặp trai bạc mệnh;
    Sư Hồ lô xử án Hồ lô.​


    Đại Ngọc cùng các chị em đến chỗ Vương phu nhân, thấy Vương phu nhân đang nói chuyện với người nhà của anh sai đến, lại nghe nói bên nhà dì bị kiện về vụ án mạng. Thấy Vương phu nhân đương bận việc, các chị em đều đi ra, đến buồng chị dâu góa họ Lý.
    Nguyên họ Lý là vợ Giả Châu. Giả Châu chết sớm, có đứa con trai tên là Giả Lan, lên năm tuổi, đã đi học. Họ Lý cũng là con nhà danh hoạn đất Kim Lăng, bố là Lý Thủ Trung là Quốc tử Tế tửu. Trong họ, con trai, con gái đều được đi học. Đến đời Lý Thủ Trung thì cho ?ocon gái bất tài, ấy là đức?. Vì thế, ông ta không cho con gái đi học đến nơi đến chốn, chỉ cho đọc ?oNữ tứ thư? , ?oLiệt nữ truyện? để biết một số chữ, nhớ một số truyện hiền nữ đời trước là đủ, cốt sao chú trọng về thêu thùa canh cửi và việc vặt mà thôi. Nhân vậy đặt tên con là Lý Hoàn, tên chữ là Cung Tài. Lý Hoàn trẻ tuổi, góa chồng, mặc dầu ở chỗ cao lương gấm vóc, nhưng lòng lạnh như tro tàn, cây cỗi, hết thảy không buồn hỏi, không buồn nghe việc gì ; chỉ biết hầu bố mẹ chồng, nuôi con, lúc rỗi thì khâu vá, đọc sách với các cô em. Nay biết Đại Ngọc đến đây, nhưng chắc đã có mấy chị em hầu bạn, nên ngoài việc thờ phụng cha già ra, chị ta không còn nghĩ đến việc gì nữa.
    Nay nói đến Giả Vũ Thôn vừa mới đến nhận chức tri phủ Ứng Thiên đã phải xử ngay một vụ án mạng. Nguyên do là hai nhà mua tranh nhau một nữ tỳ, rồi không bên nào nhường bên nào, đến nỗi xảy ra đánh nhau chết người. Vũ Thôn đòi nguyên cáo đến hỏi. Nguyên cáo nói:
    - Người bị đánh chết là chủ tôi. Chủ tôi mua một nữ tỳ, không ngờ có kẻ lừa đảo lại đem người đi bán. Nó đã lấy tiền của nhà tôi. Chủ tôi hẹn ba ngày nữa là ngày tốt, sẽ đón về. Nó lại ngấm ngầm đem người bán cho nhà họ Tiết. Chúng tôi biết chuyện đi tìm nó và bắt nữ tỳ về. Ngờ đâu nhà họ Tiết là ác bá ở đất Kim Lăng, cậy tiền cậy thế, xui người nhà đánh chết chủ tôi rồi thầy trò trốn biệt, không biết đi đâu, chỉ còn lại có mấy người ngoài cuộc thôi. Việc này tôi đã thưa lên quan một năm rồi, nhưng không ai bênh vực cho; nay trông ơn cụ lớn nã bắt hung phạm, cứu vớt mẹ góa con côi thì người mất cũng được đội ơn trời đất mãi mãi
    Vũ Thôn nghe xong, cả giận nói:
    - Sao lại có việc chó má như thế? Đánh chết người rồi chạy trốn, lẽ nào lại không bắt được hay sao!
    Y định phát thê bài, sai người lập tức đi bắt gia thuộc hung phạm đến tra xét phạm nhân trốn ở đâu. Một mặt, y gửi công văn truy nã khắp các nơi. Chợt thấy một người lính hầu đứng cạnh bàn đưa mắt ngăn y đừng phát thẻ bải. Vũ Thôn trong bụng nghi hoặc, dừng ngay tay lại, truyền lệnh tan hầu. Y vào nhà trong, bảo mọi người lui ra, chỉ để anh lính ở lại. Anh lính vội tiến lên chào hỏi:
    - Cụ lớn bấy lâu thăng quan tiến chức, tám chín năm nay, hẳn đã quên tôi rồi?
    Vũ Thôn nói:
    - Ta trông anh quen lắm, nhưng không nghĩ ra được là ai?
    Anh lính cười nói:
    - Cụ lớn thật là người sang quên mọi việc. Quên cả nơi xuất thân khi xưa. Cụ còn nhớ việc ở miếu Hồ lô năm trước không?
    Vũ Thôn nghe xong, như sét đánh bên tai, mới nghĩ đến việc trước. Người lính này nguyên là một chú tiểu ở miếu Hồ lô. Sau khi miếu bị cháy, không chỗ nương thân, anh ta định tìm đến tu ở miếu khác. Nhân nghĩ tuổi còn trẻ, làm nghề này lại nhẹ nhàng thoải mái hơn, anh ta liền để tóc ra làm lính hầu. Vũ Thôn nhận ra, vội cầm lấy tay anh lính cười nói: ?oÀ thế ra anh là người cũ?. Nhân bảo anh ta ngồi nói chuyện. Anh lính không dám ngồi. Vũ Thôn cười nói:
    - Anh là bạn cũ, người bạn thủa nghèo hèn của ta, vả lại đây là nhà tư, anh định nói chuyện lâu thì có ngồi cũng chẳng sao.
    Anh lính rụt rè ngồi ghé một bên.
    Vũ Thôn hỏi:
    - Vì cớ gì vừa rời anh ngăn ta đừng phát thẻ bài?
    Anh lính nói:
    - Cụ đến nhận chức ở đây, có nhẽ nào lại không có một bản ?ohộ quan phù? của tỉnh này.
    Vũ Thôn vội hỏi:
    - Tôi chưa biết thế nào là ?ohộ quan phù?
    Anh lính nói:
    - Việc này cụ không biết thì làm quan lâu dài ở đây sao được. Hiện nay các quan địa phương ai cũng có một cái sổ riêng, chép rõ họ tên những nhà thân hào lớn, có tiền, có thế trong tỉnh. Ở đâu cũng thế, nếu không biết, nhỡ xúc phạm đến người nhà những bọn này, thì không những quan tước, mà cả đến tính mệnh cũng khó giữ được! Vì thế gọi là ?ohộ quan phù?. Vừa rồi nói đến nhà họ Tiết, cụ gây chuyện thế nào được với họ? Cái án này thực ra chẳng có gì là khó xử. Các quan phủ trước chỉ vì nể mặt họ mà không xử đấy thôi.
    Nói xong, anh ta móc túi lấy ra một tờ ?ohộ quan phù?, đưa cho Vũ Thôn. Khi xem thấy có mấy câu tục ngữ cửa miệng về những nhà quyền quí ở địa phương. Câu nào câu nấy viết rất rõ ràng, bên dưới lại có ghi cả từ ông thủy tổ, quan tước và chi nhánh nữa. Ở hòn đá cũng sao lại một bản như sau:
    Giả không phải là giả dối, ngọc làm nhà ở, vàng làm ngựa cưỡi (Con cháu Ninh công Vinh công cộng hai mươi chi. Tám chi họ gần ở kinh đô, mười hai chi ở nguyên quán).
    Cung A phòng(1) xây lên ba trăm dặm đã đủ chưa? Họ Sử đất Kim Lăng vẫn ở không vừa. (Con cháu Bảo linh hầu Thượng lệnh sử công cộng mười tám chi. Mười chi ở kinh đô, tám chi ở nguyên quán).
    Vua Đông Hải thiếu ngọc trắng làm giường, phải đến vay Kim Lăng vương. (Con cháu Đô thái úy, Thống chế huyện bá vương công cộng hai mươi chi. Hai chi ở kinh, còn ở nguyên quán)
    Được mùa tuyết lã chã rơi, ngọc châu như đất, vàng thời sắt thoi. (Con cháu Tử vi xá nhân Tiết công, hiện lĩnh tiền khi đi mua hàng, có tám chi).
    Vũ Thôn đang xem, chợt trống báo: ?oCó cụ Vương lại thăm?. Vũ Thôn vội mặc áo mũ ra đón. Một lúc lâu, hắn trở vào, hỏi lại. Anh lính thưa:
    - Bốn nhà này đều đi lại thân mật với nhau, khổ cùng khổ sướng cùng sướng, đều đùm bọc che chở lẫn cho nhau. Họ Tiết đánh chết người tức là họ Tiết mà tục ngữ gọi là ?ođược mùa tuyết rơi? đấy. Nhà này không những thân với ba nhà kia, lại còn nhiều bạn thân ở kinh đô và các tỉnh nữa. Thế thì cụ định bắt ai bây giờ?
    Vũ Thôn cười hỏi:
    - Cứ như anh nói, thì làm thế nào chấm dứt cái án này? Chắc anh cũng biết hung thủ trốn ở đâu chứ?
    Anh lính cười thưa:
    - Không dám giấu cụ, không những tôi biết chỗ hung thủ trốn, ngay đến đứa bán người và người bị đánh chết tôi cũng biết cả. Tôi xin thưa tỉ mỉ để cụ rõ: người bị đánh chết ấy là con một nhà hương hoạn nhỏ, tên gọi Phùng Uyên, bố mẹ chết sớm, không có anh em, sống nhờ một cái gia tài nhỏ, tuổi độ mười tám, mười chín, tính thích chơi bời với đàn ông, không gần gũi con gái. Nhưng đây cũng là oan nghiệp kiếp trước để lại. Một hôm, anh ta ngẫu nhiên gặp nữ tỳ này, nhất định mua về làm thiếp, thề không chơi bời với đàn ông và cũng không lấy người thứ hai nào nữa. Vì thế, việc mua này, đối với anh ta, coi là trịnh trọng lắm, hẹn ba hôm sau, tốt ngày, mới đón về. Ngờ đâu đứa bán người lại ngấm ngầm đem con nữ tỳ bán cho nhà họ Tiết. Nó muốn cuỗm tiền của cả đôi bên rồi trốn đi. Ai hay nó chạy không thoát, cả hai đều bắt được, đánh nó gần chết. Nhưng sau đó không nhà nào muốn lấy lại tiền, chỉ đòi lấy người. Công tử họ Tiết sai đầy tớ đánh công tử họ Phùng một trận nhừ tử, khiêng về nhà, ba ngày sau thì chết. Tiết công tử đã chọn ngày vào kinh. Trước đó hai ngày, ngẫu nhiên gặp con nữ tỳ này, Tiết công tử định mua rồi đem nó lên kinh một thể, ngờ đâu chuyện xảy ra, hắn đánh Phùng công tử cướp lấy nữ tỳ, rồi thản nhiên coi như không có việc gì. Mang ngay gia quyến lên đường, để anh em đầy tớ ở nhà lo liệu, chứ không phải vì việc nhỏ ấy mà chạy trốn đâu. Việc này hãy tạm gác lại, xin hỏi cụ có biết nữ tỳ bị mang đi bán ấy là ai không?
    - Ta biết thế nào được?
    - Nữ tỳ ấy là Anh Liên, con gái Chân Ẩn Sĩ ở cạnh miếu Hồ lô trước đây tức là ân nhân của cụ đấy.
    Vũ Thôn giật mình nói:
    - Thế à! Nghe nói khi nó lên năm tuổi, bị người ta dỗ đi, sao bây giờ lại đem bán nó ở đây?
    - Tên dỗ người này chuyên đi dỗ con gái bé năm sáu tuổi mang về nơi hẻo lánh nuôi đến mười một mười hai tuổi, rồi lại đem đi chỗ khác bán. Khi trước, tôi với Anh Liên ngày nào cũng chơi đùa với nhau. Tuy xa nhau bảy tám năm, bây giờ nó đã lớn và xinh hơn trước, nhưng dáng người không thay đổi mấy. Vả lại, từ khi mới đẻ nó có một nốt ruồi đỏ bằng hạt gạo ở lông mày nên vẫn nhận được. Tên dỗ người tình cờ lại thuê buồng của nhà tôi. Một hôm tên này đi vắng, tôi đến hỏi nó, nó sợ phải đòn, không dám nói. Nó nhận tên kia là bố đẻ, và nói rằng vì không có tiền trả nợ, mới phải đem nó bán đi. Tôi dỗ bốn năm lần, nó chỉ khóc: ?oTôi không nhớ được việc lúc bé!? Như thế thì không còn gì đáng ngờ nữa. Hôm Phùng công tử đến trả tiền, gặp lúc tên dỗ người say rượu, Anh Liên than thở một mình: ?oTừ giờ trở đi ta sẽ hết nợ!? Sau lại nghe nói ba ngày nữa Phùng công tử mới đến đón, Anh Liên tỏ vẻ âu sầu. Tôi thấy vậy động lòng thương, chờ tên dỗ người đi vắng, bảo vợ tôi đến khuyên giải: ?oPhùng công tử chọn ngày tốt đến đón, như thế tất không coi chị như bọn a hoàn đâu. Phùng công tử là người phong nhã, nhà cũng đủ tiêu. Xưa nay không ham nữ sắc bây giờ mua chị với một giá rất đắt, như thế chả nói chị cũng sẽ rõ. Chị hãy cố chờ hai ba ngày nữa, việc gì phải lo buồn?? Anh Liên nghe nói cũng nguôi lòng, cho rằng từ nay có chỗ yên thân. Ai ngờ trong thiên hạ thường xảy ra những việc không như ý, ngày hôm sau tên dỗ người lại đem nó bán cho nhà họ Tiết. Nếu bán cho nhà nào thì cũng không lôi thôi lắm, chứ công tử họ Tiết này nổi tiếng là ?ovua ngốc?, liều lĩnh, nóng nảy nhất hạng, quẳng tiền như đất. Hôm ấy nó đánh Phùng Uyên một trận tơi bời , bán sống bán chết rồi mang Anh Liên đi, không biết sống chết thế nào. Còn Phùng công tử thì một phen mừng hão, đã không thỏa nguyện, lại mất tiễn, hại đến tính mệnh, như thế thật đáng thương!?
    Vũ Thôn nghe rồi than thở:
    - Oan nghiệt gặp nhau không phải là chuyện ngẫu nhiên. Nếu không thì sao Phùng Uyên lại chỉ thích có Anh Liên? Anh Liên bị tên dỗ người hành hạ mấy năm mới thoát thân, gặp được người đa tình, nếu sum họp với nhau cũng là một việc rất tốt; ngờ đâu lại xảy ra việc ấy! Nhà họ Tiết giàu sang hơn họ Phùng, xem ra hạng ấy thế nào cũng nhiều vợ lẽ nàng hầu, dâm dục không chừng mực, chưa chắc đã bằng Phùng Uyên chỉ chung tình với một người. Cũng là một cuộc tình duyên mộng ảo nên mới có một đôi trai gái bạc mệnh này. Thôi, việc của họ mặc họ, nay ta hãy bàn xem cái án này nên xét thế nào cho phải.

  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Anh lính cười nói:
    - Trước cụ minh mẫn cương quyết thế nào, sao bây giờ lại trở thành không có chủ kiến như thế! Tôi nghe nói cụ được bổ đến đây là nhờ thế lực họ Giả, họ Vương. Mà Tiết Bàn lại là cháu họ Giả, sao cụ không dùng cách ?ođẩy thuyền xuôi nước? gọi là có chút tình vì nể để kết liễu cái án này. Khi gặp các ông họ Vương, họ Giả cũng sẽ có nhiều thiện cảm.
    - Anh nói cũng phải, nhưng việc này quan hệ đến mạng người. Ta nhờ ơn vua được phục chức về đây, chính là lúc phải hết lòng báo đáp, có nhẽ nào vì việc tư mà trái phép công? Ta không nỡ làm thế?
    - Cụ nói rất là đúng lý. Nhưng đời này làm thế không trôi! Cổ nhân nói: ?otìm lành tránh dữ là người quân tử? nếu cứ làm như cụ thì không những không đền được ơn triều đình mà bản thân mình cũng chưa chắc giữ được trọn vẹn. Vậy xin cụ nghĩ cho thật kỹ.
    Vũ Thôn cúi đầu một chốc, nói:
    - Theo ý anh nên làm thế nào?
    - Tôi đã nghĩ được một kế rất hay. Sáng mai cụ ra công đường ra oai quát tháo, làm văn thư, phát thẻ bài cho đi bắt hung phạm. Tất nhiên là không bắt được. Nguyên cáo thể nào chẳng yêu cầu xét xử, cụ bắt mấy người trong họ Tiết và bọn đầy tớ đến tra xét, tôi sẽ ở ngoài thu xếp, ngầm bảo họ khai ?oTiết Bàn bị bệnh nặng chết rồi?. Người trong họ và người địa phương đều trình giấy chứng thực. Cụ lại nói là biết cầu tiên, trên công đường đặt đàn lễ, cho quân dân vào xem. Rồi cụ giải thích lời tiên: ?oTiên phán rằng người chết là Phùng Uyên và Tiết Bàn nguyên kiếp trước có nợ nhau, đã gặp nhau thì oan oan tương báo, thế là xong xuôi. Nay Tiết Bàn tự nhiên bị bệnh chết là do hồn Phùng Uyên bắt đi. Gây ra tai họa này là tội ở đứa bán người, ngoài việc đem nó ra làm tội, không liên lụy gì đến ai cả. Tôi sẽ ngầm bảo đứa bán người cứ nhận tội đi. Mọi người thấy lời tiên phán giống lời khai của đứa bán người, chắc không nghi ngờ gì nữa. Nhà họ Tiết có tiền, cụ bảo nó bỏ ra một nghìn hay năm trăm cho nhà họ Phùng làm lễ chôn cất. Nhà họ Phùng chẳng có người nào ra trò, chẳng qua chỉ đòi tiền thôi, Tiền vào là êm chuyện, cụ thử nghĩ kỹ xem kế ấy thế nào?
    - Không xong đâu! Không xong đâu! Để ta suy nghĩ xem, liệu có bịt nổi miệng người không.
    Hôm sau, Vũ Thôn ra công đường, bắt một bọn can phạm tra hỏi cặn kẽ, quả thấy nhà họ Phùng ít người, chẳng qua đi kiện để đòi tiền mai táng. Nhà họ Tiết thì cậy thế cậy thần, cũng không chịu kém, vì thế việc này cứ để lẵng nhẵng mãi. Vũ Thôn vì tư tình, cứ trái phép xử bừa, nhuế nhóa cho xong chuyện. Nhà họ Phùng được ít tiền mai táng, cũng thôi không khiếu nại nữa. Xử án xong, Vũ Thôn vội vàng viết hai bức thư gửi cho Giả Chính và Vương Tử Đằng hiện làm Tiết đô sứ kinh doanh: ?oViệc cậu cháu cụ đã dàn xếp xong, xin đừng nghĩ đến nữa?. Cậu chuyện thế là xong. Mọi mưu đồ đều do anh lính là chú tiểu ở miếu Hồ lô ngày trước bày ra cả. Vũ Thôn sợ nó kể với ngườikhác những chuyện hàn vi của mình, trong bụng không thích, liền kiếm cớ bới ra một việc gì đấy, đẩy nó đi xa cho rảnh.
    Chuyện Vũ Thôn hãy gác lại. Nay nói đến việc Tiết công tử mua Anh Liên và đánh chết Phùng Uyên. Tiết công tử là người Kim Lăng, con nhà dòng dõi thi thư, chỉ vì lúc bé bố chết, mẹ góa, thương hắn là con một, quá nuông, nên lúc lớn lên chẳng chịu làm việc gì. Gia tài họ Tiết có hàng trăm vạn, hiện giữ việc lĩnh tiền trong kho mua hàng cho nhà vua(2).
    Tiết công tử lúc đi học đặt tên là Tiết Bàn, tên chữ là Văn Khởi, từ khi lên năm, lên sáu, tính tình đã xa xỉ, nói năng kiêu ngạo. Hắn cũng có đi học, nhưng chỉ biết qua loa mấy chữ rồi suốt ngày ham gà chọi chó săn, trèo non ngắm cảnh. Tuy làm việc mua hàng cho nhà vua, nhưng hắn chẳng biết gì hết, chẳng qua nhờ thế lực ông cha ngày trước, mang một chức hão ở Hộ bộ để lĩnh tiền lương còn công việc đều do người nhà lo liệu cả. Mẹ hắn là họ Vương, em ruột Vương Tử Đằng và là chị em cùng mẹ với Vương phu nhân, vợ Giả Chính bên phủ Vinh . Tiết phu nhân năm nay độ bốn mươi tuổi, chỉ có một nình Tiết Bàn là con trai và Bảo Thoa là con gái, kém Tiết Bàn hai tuổi. Bảo Thoa da dẻ nõn nà, đi đứng đoan trang, khi cha còn sống rất yêu cho đi học, sức học so với anh hơn gấp mười lần. Từ khi cha chết, Bảo Thoa thấy anh hư hỏng, không làm cho mẹ vui lòng, nên không để tâm vào sách vở mà chỉ chăm chú thêu thùa và lo liệu công việc trong nhà, đỡ đần mẹ. Gần đây nhà vua ham chuộc thi lễ, cất nhắc những người tài năng, ngoài số người được tuyển vào làm phi tần, lại còn ban ơn đặc biệt cho những con gái các nhà danh gia thế hoạn đều được ghi tên ở Bộ, để sắp sẵn lựa chọn làm tài nhân, tán thiện, theo hầu công chúa, quận chúa đi học. Hơn nữa, khi bố Tiết Bàn chết, những người tổng quản, tài phú ở các cửa hàng thấy Tiết Bàn trẻ tuổi, không hiểu việc đời bèn thừa dịp lừa dối, vì thế mấy chỗ buôn bán với Tiết Bàn ở kinh đô, đều bị hao hụt dần. Tiết Bàn nghe nói kinh đô là chỗ phồn hoa thứ nhất, đang muốn đi chơi, một là đưa em vào đội tuyển(3), hai là thăm họ hàng, ba là vào Bộ thanh toán sổ cũ tính sổ mới. Nhưng thực ra hắn chỉ muốn vào kinh đô du lãm cho thích. Nay được dịp, hắn liền sắm sửa các đồ hành trang và những quà thổ sản để biếu các nơi. Đương lúc chọn ngày khởi hành, tình cờ gặp đứa dỗ người mang Anh Liên đến bán. Tiết Bàn trông thấy Anh Liên có nhan sắc, liền mua ngay, ngờ đâu lại bị họ Phùng đến đòi về. Cậy có thế lực, hắn thét người nhà đánh chết Phùng Uyên, rồi giao phó công việc, cho mấy người trong họ và bọn đầy tớ lo liệu. Còn mình thì đưa mẹ và em đi luôn. Hắn coi án mạng và việc quan cũng như chuyện đùa, cho rằng chỉ quẳng ra một ít tiền là xong hết.
    Đi đường không biết bao nhiêu ngày. Khi sắp đến kinh đô nghe tin cậu là Vương Tử Đằng được thăng làm thống chế chín tỉnh, vâng chỉ vua đi tuần tra các vùng biên cương, Tiết Bàn mừng thầm: Ta đương lo vào kinh sẽ bị cậu kiềm chế, không được phóng túng tự do, bây giờ cậu thăng chức đi rồi, thế mới biết trời cũng chiều người. Hắn bàn với mẹ:
    - Nhà ta có mấy ngôi nhà ở kinh đô bỏ không đã mười năm nay, có lẽ bọn quản gia đã vụng trộm cho thuê lấy tiền cũng nên. Vậy ta nên sai người đến đó xếp đặt, quét dọn trước.
    Tiết phu nhân nói:
    - Làm gì phải lôi thôi thế! Chuyến này ta vào Kinh, cốt là thăm thân thích bạn bè. Hoặc ở nhà cậu, hoặc ở nhà dì, chỗ nào cũng rộng rãi lắm. Mẹ con ta hãy đến ở đấy, thong thả sẽ sai người đi thu dọn nhà riêng, thế chẳng đỡ việc hay sao?
    - Bây giờ cậu đã thăng ra tỉnh ngoài, lúc đi chắc trong nhà bận rộn, ta lại kéo cả nhà đến thì coi sao tiện?
    - Cậu thăng chức ra đi thì đã có nhà dì. Huống chi mấy năm nay cậu và dì cứ luôn luôn viết thư mời ta vào chơi. Nay cậu tuy đi nhận chức vắng, nhưng thế nào bên nhà dì cũng giữ ta lại. Nếu vội vàng thu xếp chỗ ở riêng, người ta chẳng trách móc hay sao? Tao biết bụng mày rồi. Mày ở nhà cậu, nhà dì thì sợ câu thúc chứ gì? Ở riêng ra, tha hồ muốn làm gì thì làm. Mày có muốn về thì dọn về nhà ở một mình. Tao với bên nhà dì cách biệt đã mấy năm nay, cũng muốn mang em mày đến ở bên ấy. Mày nghĩ thế nào, có được không?
    Tiết Bàn nghe vậy, biết rằng không trái được ý mẹ, đành bảo người nhà mang hành lý đi thẳng vào phủ Vinh. Lúc bấy giờ Vương phu nhân biết vụ kiện của Tiết Bàn nhờ có Giả Vũ Thôn thu xếp nên đã yên lòng. Nhưng lại đang buồn vì thấy anh ra làm quan ở ngoài, không có ai là người thân thích bên họ ngoại qua lại, cảm thấy có chiều hiu quạnh. Cách vài ngày, có người nhà báo: ?oTiết phu nhân dẫn các cô cậu đã đến, đương xuống xe ngoài cửa?. Vương phu nhân mừng lắm, mang người ra đón vào nhà khách, rồi mời Tiết phu nhân vào nhà trong. Chị em lâu ngày mới gặp , vừa thương vừa mừng, nói sao cho xiết. Một lúc hàn huyên trò chuyện xong, Vương phu nhân đưa Tiết phu nhân đến chào Giả mẫu, biếu các món quà thố sản. Cả nhà đều chào hỏi rồi mở tiệc mừng.
    Tiết Bàn đi chào Giả Chính, Giả Liễn, lại đến chào Giả Xá, Giả Trân. Giả Chính sai người nói với Vương phu nhân: ?oDì Tiết đã có tuổi, cháu Bàn còn trẻ dại, chưa từng trải việc đời, nếu cho ở ngoài sẽ xảy ra việc gì chăng. Ở phía đông bắc nhà ta có viện Lê Hương, mười gian để không đã quét tước sạch sẽ, mời dì Tiết và các cháu đến ở đấy rất tốt?.
    Vương phu nhân chưa kịp giữ lại thì Giả mẫu đã sai người đến nói: ?oMời dì Tiết ở lại đây để gần gũi nhau cho thêm phần thân mật?. Tiết phu nhân cũng muốn ở chung một chỗ để tiện kiềm chế con, nếu ở ngoài sợ nó làm càn gây vạ, nên vâng lời ngay. Tiết phu nhân nói riêng với Vương phu nhân: ?oNhững chi phí hàng ngày xin cứ mặc tôi, thế mới phải lẽ?. Vương phu nhân biết việc chi tiêu hàng ngày cũng không khó khăn gì đối với nhà họ Tiết, nên cũng để tùy tiện. Từ đấy mẹ con họ Tiết ở hẳn trong viện Lê Hương.
    Nguyên viện Lê Hương trước kia là chỗ tĩnh dưỡng tuổi già của Vinh quốc công. Viện nhỏ nhắn, xinh xắn; ước hơn mười gian. Nhà khách, nhà trong có đủ. Lại có cửa thông ra phố. Người nhà Tiết Bàn ra vào cửa này. Góc tây nam Viện có một cửa nách, thông ra con đường nhỏ. Đi hết con đường này thì đến phòng chính của Vương phu nhân. Mỗi ngày ăn cơm xong, hay buổi chiều, Tiết phu nhân thường sang chơi, nói chuyện với Giả mẫu hoặc tâm sự với Vương phu nhân. Bảo Thoa hàng ngày cùng với chị em Đại Ngọc, Nghênh Xuân xem sách, đánh cờ, thêu thùa, rất là vui vẻ. Chỉ có Tiết Bàn lúc đầu không muốn ở trong Giả phủ, sợ bác dượng câu thúc, không được tự do. Không ngờ bà mẹ nhất định ở đấy, vả lại nhà họ Giả ân cần cố mời, nên hắn đành phải chịu; một mặt hắn vẫn sai người về quét dọn nhà mình, để rồi sẽ về đó ở. Nhưng chưa đầy một tháng, hắn đã quen biết một nửa bọn con cháu nhà họ Giả. Bọn này đều là con nhà phú quý, ai cũng thích chơi với hắn, nay uống rượu, mai thưởng hoa, thậm chí đánh bạc, chơi gái, cái gì họ cũng đến rủ rê, làm cho Tiết Bân hư hỏng gấp mười khi trước. Giả Chính tuy rằng dạy con có phép, trị nhà rất nghiêm, nhưng một là họ to, người nhiều, trông nom không xuể, hai là Giả Trân là cháu trưởng phủ Ninh, hiện đương tập chúc, bao nhiêu việc đều thuộc chi trưởng trông nom hết, ba là việc công, việc tư bề bộn, mà tính Giả Chính lại khoáng đãng, không thích chăm lo việc đời, lúc nhàn rỗi, thư thái chỉ đánh cờ, xem sách, ngoài ra không để ý đến việc gì. Huống chi viện Lê Hương cách xa hàng hai ba lớp nhà, có cửa riêng, thông ra phố, ra vào tuỳ ý, bọn con em có thể tự do chơi bời. Vì thế, Tiết Bàn dần dần không nghĩ đến chuyện dọn về ở riêng ngoài phố nữa.
    --------------------------
    (1). Một cung xây dựng từ đời Tần.
    (2). Đời Thanh, các đồ dùng trong cung nhà vua đều có đặt những hiệu nhận sắm. Phải trình tên tuổi người đứng cửa hiệu để ghi vào sổ nhà vua.
    (3). Chờ dịp tuyển vào cung.

  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Anh lính cười nói:
    - Trước cụ minh mẫn cương quyết thế nào, sao bây giờ lại trở thành không có chủ kiến như thế! Tôi nghe nói cụ được bổ đến đây là nhờ thế lực họ Giả, họ Vương. Mà Tiết Bàn lại là cháu họ Giả, sao cụ không dùng cách ?ođẩy thuyền xuôi nước? gọi là có chút tình vì nể để kết liễu cái án này. Khi gặp các ông họ Vương, họ Giả cũng sẽ có nhiều thiện cảm.
    - Anh nói cũng phải, nhưng việc này quan hệ đến mạng người. Ta nhờ ơn vua được phục chức về đây, chính là lúc phải hết lòng báo đáp, có nhẽ nào vì việc tư mà trái phép công? Ta không nỡ làm thế?
    - Cụ nói rất là đúng lý. Nhưng đời này làm thế không trôi! Cổ nhân nói: ?otìm lành tránh dữ là người quân tử? nếu cứ làm như cụ thì không những không đền được ơn triều đình mà bản thân mình cũng chưa chắc giữ được trọn vẹn. Vậy xin cụ nghĩ cho thật kỹ.
    Vũ Thôn cúi đầu một chốc, nói:
    - Theo ý anh nên làm thế nào?
    - Tôi đã nghĩ được một kế rất hay. Sáng mai cụ ra công đường ra oai quát tháo, làm văn thư, phát thẻ bài cho đi bắt hung phạm. Tất nhiên là không bắt được. Nguyên cáo thể nào chẳng yêu cầu xét xử, cụ bắt mấy người trong họ Tiết và bọn đầy tớ đến tra xét, tôi sẽ ở ngoài thu xếp, ngầm bảo họ khai ?oTiết Bàn bị bệnh nặng chết rồi?. Người trong họ và người địa phương đều trình giấy chứng thực. Cụ lại nói là biết cầu tiên, trên công đường đặt đàn lễ, cho quân dân vào xem. Rồi cụ giải thích lời tiên: ?oTiên phán rằng người chết là Phùng Uyên và Tiết Bàn nguyên kiếp trước có nợ nhau, đã gặp nhau thì oan oan tương báo, thế là xong xuôi. Nay Tiết Bàn tự nhiên bị bệnh chết là do hồn Phùng Uyên bắt đi. Gây ra tai họa này là tội ở đứa bán người, ngoài việc đem nó ra làm tội, không liên lụy gì đến ai cả. Tôi sẽ ngầm bảo đứa bán người cứ nhận tội đi. Mọi người thấy lời tiên phán giống lời khai của đứa bán người, chắc không nghi ngờ gì nữa. Nhà họ Tiết có tiền, cụ bảo nó bỏ ra một nghìn hay năm trăm cho nhà họ Phùng làm lễ chôn cất. Nhà họ Phùng chẳng có người nào ra trò, chẳng qua chỉ đòi tiền thôi, Tiền vào là êm chuyện, cụ thử nghĩ kỹ xem kế ấy thế nào?
    - Không xong đâu! Không xong đâu! Để ta suy nghĩ xem, liệu có bịt nổi miệng người không.
    Hôm sau, Vũ Thôn ra công đường, bắt một bọn can phạm tra hỏi cặn kẽ, quả thấy nhà họ Phùng ít người, chẳng qua đi kiện để đòi tiền mai táng. Nhà họ Tiết thì cậy thế cậy thần, cũng không chịu kém, vì thế việc này cứ để lẵng nhẵng mãi. Vũ Thôn vì tư tình, cứ trái phép xử bừa, nhuế nhóa cho xong chuyện. Nhà họ Phùng được ít tiền mai táng, cũng thôi không khiếu nại nữa. Xử án xong, Vũ Thôn vội vàng viết hai bức thư gửi cho Giả Chính và Vương Tử Đằng hiện làm Tiết đô sứ kinh doanh: ?oViệc cậu cháu cụ đã dàn xếp xong, xin đừng nghĩ đến nữa?. Cậu chuyện thế là xong. Mọi mưu đồ đều do anh lính là chú tiểu ở miếu Hồ lô ngày trước bày ra cả. Vũ Thôn sợ nó kể với ngườikhác những chuyện hàn vi của mình, trong bụng không thích, liền kiếm cớ bới ra một việc gì đấy, đẩy nó đi xa cho rảnh.
    Chuyện Vũ Thôn hãy gác lại. Nay nói đến việc Tiết công tử mua Anh Liên và đánh chết Phùng Uyên. Tiết công tử là người Kim Lăng, con nhà dòng dõi thi thư, chỉ vì lúc bé bố chết, mẹ góa, thương hắn là con một, quá nuông, nên lúc lớn lên chẳng chịu làm việc gì. Gia tài họ Tiết có hàng trăm vạn, hiện giữ việc lĩnh tiền trong kho mua hàng cho nhà vua(2).
    Tiết công tử lúc đi học đặt tên là Tiết Bàn, tên chữ là Văn Khởi, từ khi lên năm, lên sáu, tính tình đã xa xỉ, nói năng kiêu ngạo. Hắn cũng có đi học, nhưng chỉ biết qua loa mấy chữ rồi suốt ngày ham gà chọi chó săn, trèo non ngắm cảnh. Tuy làm việc mua hàng cho nhà vua, nhưng hắn chẳng biết gì hết, chẳng qua nhờ thế lực ông cha ngày trước, mang một chức hão ở Hộ bộ để lĩnh tiền lương còn công việc đều do người nhà lo liệu cả. Mẹ hắn là họ Vương, em ruột Vương Tử Đằng và là chị em cùng mẹ với Vương phu nhân, vợ Giả Chính bên phủ Vinh . Tiết phu nhân năm nay độ bốn mươi tuổi, chỉ có một nình Tiết Bàn là con trai và Bảo Thoa là con gái, kém Tiết Bàn hai tuổi. Bảo Thoa da dẻ nõn nà, đi đứng đoan trang, khi cha còn sống rất yêu cho đi học, sức học so với anh hơn gấp mười lần. Từ khi cha chết, Bảo Thoa thấy anh hư hỏng, không làm cho mẹ vui lòng, nên không để tâm vào sách vở mà chỉ chăm chú thêu thùa và lo liệu công việc trong nhà, đỡ đần mẹ. Gần đây nhà vua ham chuộc thi lễ, cất nhắc những người tài năng, ngoài số người được tuyển vào làm phi tần, lại còn ban ơn đặc biệt cho những con gái các nhà danh gia thế hoạn đều được ghi tên ở Bộ, để sắp sẵn lựa chọn làm tài nhân, tán thiện, theo hầu công chúa, quận chúa đi học. Hơn nữa, khi bố Tiết Bàn chết, những người tổng quản, tài phú ở các cửa hàng thấy Tiết Bàn trẻ tuổi, không hiểu việc đời bèn thừa dịp lừa dối, vì thế mấy chỗ buôn bán với Tiết Bàn ở kinh đô, đều bị hao hụt dần. Tiết Bàn nghe nói kinh đô là chỗ phồn hoa thứ nhất, đang muốn đi chơi, một là đưa em vào đội tuyển(3), hai là thăm họ hàng, ba là vào Bộ thanh toán sổ cũ tính sổ mới. Nhưng thực ra hắn chỉ muốn vào kinh đô du lãm cho thích. Nay được dịp, hắn liền sắm sửa các đồ hành trang và những quà thổ sản để biếu các nơi. Đương lúc chọn ngày khởi hành, tình cờ gặp đứa dỗ người mang Anh Liên đến bán. Tiết Bàn trông thấy Anh Liên có nhan sắc, liền mua ngay, ngờ đâu lại bị họ Phùng đến đòi về. Cậy có thế lực, hắn thét người nhà đánh chết Phùng Uyên, rồi giao phó công việc, cho mấy người trong họ và bọn đầy tớ lo liệu. Còn mình thì đưa mẹ và em đi luôn. Hắn coi án mạng và việc quan cũng như chuyện đùa, cho rằng chỉ quẳng ra một ít tiền là xong hết.
    Đi đường không biết bao nhiêu ngày. Khi sắp đến kinh đô nghe tin cậu là Vương Tử Đằng được thăng làm thống chế chín tỉnh, vâng chỉ vua đi tuần tra các vùng biên cương, Tiết Bàn mừng thầm: Ta đương lo vào kinh sẽ bị cậu kiềm chế, không được phóng túng tự do, bây giờ cậu thăng chức đi rồi, thế mới biết trời cũng chiều người. Hắn bàn với mẹ:
    - Nhà ta có mấy ngôi nhà ở kinh đô bỏ không đã mười năm nay, có lẽ bọn quản gia đã vụng trộm cho thuê lấy tiền cũng nên. Vậy ta nên sai người đến đó xếp đặt, quét dọn trước.
    Tiết phu nhân nói:
    - Làm gì phải lôi thôi thế! Chuyến này ta vào Kinh, cốt là thăm thân thích bạn bè. Hoặc ở nhà cậu, hoặc ở nhà dì, chỗ nào cũng rộng rãi lắm. Mẹ con ta hãy đến ở đấy, thong thả sẽ sai người đi thu dọn nhà riêng, thế chẳng đỡ việc hay sao?
    - Bây giờ cậu đã thăng ra tỉnh ngoài, lúc đi chắc trong nhà bận rộn, ta lại kéo cả nhà đến thì coi sao tiện?
    - Cậu thăng chức ra đi thì đã có nhà dì. Huống chi mấy năm nay cậu và dì cứ luôn luôn viết thư mời ta vào chơi. Nay cậu tuy đi nhận chức vắng, nhưng thế nào bên nhà dì cũng giữ ta lại. Nếu vội vàng thu xếp chỗ ở riêng, người ta chẳng trách móc hay sao? Tao biết bụng mày rồi. Mày ở nhà cậu, nhà dì thì sợ câu thúc chứ gì? Ở riêng ra, tha hồ muốn làm gì thì làm. Mày có muốn về thì dọn về nhà ở một mình. Tao với bên nhà dì cách biệt đã mấy năm nay, cũng muốn mang em mày đến ở bên ấy. Mày nghĩ thế nào, có được không?
    Tiết Bàn nghe vậy, biết rằng không trái được ý mẹ, đành bảo người nhà mang hành lý đi thẳng vào phủ Vinh. Lúc bấy giờ Vương phu nhân biết vụ kiện của Tiết Bàn nhờ có Giả Vũ Thôn thu xếp nên đã yên lòng. Nhưng lại đang buồn vì thấy anh ra làm quan ở ngoài, không có ai là người thân thích bên họ ngoại qua lại, cảm thấy có chiều hiu quạnh. Cách vài ngày, có người nhà báo: ?oTiết phu nhân dẫn các cô cậu đã đến, đương xuống xe ngoài cửa?. Vương phu nhân mừng lắm, mang người ra đón vào nhà khách, rồi mời Tiết phu nhân vào nhà trong. Chị em lâu ngày mới gặp , vừa thương vừa mừng, nói sao cho xiết. Một lúc hàn huyên trò chuyện xong, Vương phu nhân đưa Tiết phu nhân đến chào Giả mẫu, biếu các món quà thố sản. Cả nhà đều chào hỏi rồi mở tiệc mừng.
    Tiết Bàn đi chào Giả Chính, Giả Liễn, lại đến chào Giả Xá, Giả Trân. Giả Chính sai người nói với Vương phu nhân: ?oDì Tiết đã có tuổi, cháu Bàn còn trẻ dại, chưa từng trải việc đời, nếu cho ở ngoài sẽ xảy ra việc gì chăng. Ở phía đông bắc nhà ta có viện Lê Hương, mười gian để không đã quét tước sạch sẽ, mời dì Tiết và các cháu đến ở đấy rất tốt?.
    Vương phu nhân chưa kịp giữ lại thì Giả mẫu đã sai người đến nói: ?oMời dì Tiết ở lại đây để gần gũi nhau cho thêm phần thân mật?. Tiết phu nhân cũng muốn ở chung một chỗ để tiện kiềm chế con, nếu ở ngoài sợ nó làm càn gây vạ, nên vâng lời ngay. Tiết phu nhân nói riêng với Vương phu nhân: ?oNhững chi phí hàng ngày xin cứ mặc tôi, thế mới phải lẽ?. Vương phu nhân biết việc chi tiêu hàng ngày cũng không khó khăn gì đối với nhà họ Tiết, nên cũng để tùy tiện. Từ đấy mẹ con họ Tiết ở hẳn trong viện Lê Hương.
    Nguyên viện Lê Hương trước kia là chỗ tĩnh dưỡng tuổi già của Vinh quốc công. Viện nhỏ nhắn, xinh xắn; ước hơn mười gian. Nhà khách, nhà trong có đủ. Lại có cửa thông ra phố. Người nhà Tiết Bàn ra vào cửa này. Góc tây nam Viện có một cửa nách, thông ra con đường nhỏ. Đi hết con đường này thì đến phòng chính của Vương phu nhân. Mỗi ngày ăn cơm xong, hay buổi chiều, Tiết phu nhân thường sang chơi, nói chuyện với Giả mẫu hoặc tâm sự với Vương phu nhân. Bảo Thoa hàng ngày cùng với chị em Đại Ngọc, Nghênh Xuân xem sách, đánh cờ, thêu thùa, rất là vui vẻ. Chỉ có Tiết Bàn lúc đầu không muốn ở trong Giả phủ, sợ bác dượng câu thúc, không được tự do. Không ngờ bà mẹ nhất định ở đấy, vả lại nhà họ Giả ân cần cố mời, nên hắn đành phải chịu; một mặt hắn vẫn sai người về quét dọn nhà mình, để rồi sẽ về đó ở. Nhưng chưa đầy một tháng, hắn đã quen biết một nửa bọn con cháu nhà họ Giả. Bọn này đều là con nhà phú quý, ai cũng thích chơi với hắn, nay uống rượu, mai thưởng hoa, thậm chí đánh bạc, chơi gái, cái gì họ cũng đến rủ rê, làm cho Tiết Bân hư hỏng gấp mười khi trước. Giả Chính tuy rằng dạy con có phép, trị nhà rất nghiêm, nhưng một là họ to, người nhiều, trông nom không xuể, hai là Giả Trân là cháu trưởng phủ Ninh, hiện đương tập chúc, bao nhiêu việc đều thuộc chi trưởng trông nom hết, ba là việc công, việc tư bề bộn, mà tính Giả Chính lại khoáng đãng, không thích chăm lo việc đời, lúc nhàn rỗi, thư thái chỉ đánh cờ, xem sách, ngoài ra không để ý đến việc gì. Huống chi viện Lê Hương cách xa hàng hai ba lớp nhà, có cửa riêng, thông ra phố, ra vào tuỳ ý, bọn con em có thể tự do chơi bời. Vì thế, Tiết Bàn dần dần không nghĩ đến chuyện dọn về ở riêng ngoài phố nữa.
    --------------------------
    (1). Một cung xây dựng từ đời Tần.
    (2). Đời Thanh, các đồ dùng trong cung nhà vua đều có đặt những hiệu nhận sắm. Phải trình tên tuổi người đứng cửa hiệu để ghi vào sổ nhà vua.
    (3). Chờ dịp tuyển vào cung.

  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hồi thứ năm(1)​
    Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê;
    Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc.​


    Ngày xuân uể oải lịm trong chăn,
    Như dắt nàng tiên lánh cõi trần.
    Vào hào hoa tư ai đấy nhỉ,
    Phong lưu gây lấy nợ vào thân.
    Việc mẹ con họ Tiết đến ở phủ Vinh hãy tạm ngưng. Nay nói Lâm Đại Ngọc từ khi đến phủ Vinh, được Giả mẫu thương yêu muôn phần, ăn ở đi đứng, nhất nhất đều như Bảo Ngọc, ngay Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân cũng không bằng.
    Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì thân nhau hơn hẳn mọi người; ngày cùng chơi chung, tối cùng ngủ chung, rất là hòa thuận, thân mật như keo sơn, không hề xích mích nhau điều gì. Nay bất thình lình có Tiết Bảo Thoa đến, tuy không lớn tuổi hơn mấy, nhưng phẩm cách đứng đắn, phong tư lộng lẫy, ai cũng cho là hơn Đại Ngọc. Bảo Thoa lại cư xử khoát đạt, tùy phận theo thời; không giống như Đại Ngọc có tính kiêu kỳ tự phụ, chẳng chịu kém ai, cho nên rất được lòng người dưới. Ngay bọn a hoàn cũng thích gần Bảo Thoa. Vì thế Đại Ngọc cũng hơi ấm ức khó chịu, nhưng Bảo Thoa thì thản nhiên như không.
    Bảo Ngọc còn trẻ con, tính lại vụng về, ngang trái, coi anh chị em ai cũng như ai, không hề phân biệt thân sơ xa gần. Bấy nay Bảo Ngọc, Đại Ngọc ở trong buồng Giả mẫu, quen biết hơn và tất nhiên cũng thân mật hơn. Đã thân mật hơn thì dễ xảy ra những chuyện hiểu lầm nhau không thể tránh được. Có một hôm, không biết vì việc gì, hai người trò chuyện không hợp nhau, Đại Ngọc bực bội vào buồng khóc một mình. Bảo Ngọc hối hận đã nói sỗ sàng, liền lại làm thân, Đại Ngọc mới dần dần nguôi giận.
    Nhân dịp vườn bên phủ Vinh hoa mai nở rộ, vợ Giả Trân là vưu thị bày tiệc, rồi sai vợ chồng Giả Dung sang tận nơi mời Giả mẫu, Hình phu nhân, Vương phu nhân sang thưởng hoa.
    Giả mẫu và mọi người ăn cơm sáng xong, sang vườn Hội phương ngắm cảnh. Trước còn uống trà, sau mới uống rượu. Đây chỉ là tiệc rượu riêng trong hai phủ Ninh và phủ Vinh thôi, không có sự gì lạ đáng chép cả.
    Một lúc sau, Bảo Ngọc mệt, muốn về nghỉ trưa. Giả mẫu định sai người đưa về nghỉ một chốc rồi sẽ đến. Vợ Giả Dung là họ Tần, vội cười nói:
    - Ở đây đã dọn một gian buồng để chú Bảo nghỉ rồi, xin cụ yên lòng, cứ giao chú ấy cho cháu là được.
    Rồi bảo vú già và a hoàn của Bảo Ngọc: ?oCác bà các chị mời chú Bảo đi theo tôi?.
    Giả mẫu biết Tần thị rất chu tất, vì chị ta là người mềm mại, dịu dàng, cư xử lại hòa nhã khéo léo rất được vừa ý trong đám chắt dâu. Thấy Tần thị dẫn Bảo Ngọc đi nghỉ, Giả mẫu mới yên tâm.
    Khi Tần thị dẫn mọi người đến buồng trong; Bảo Ngọc ngửng đầu trông, thấy trên treo bức vẽ ?oNhiên lê đồ?(2). Bức vẽ rất đẹp, nhưng không biết của ai, trong bụng Bảo Ngọc không thích. Lại có một câu đôi câu đối:
    Thế sự tinh thông đều là học vấn,
    Nhân tình lịch duyệt mới gọi văn chương.
    Đọc xong xuôi câu đối, Bảo Ngọc nhìn nhà cửa rất đẹp, đồ bài trí rất trang hoàng, nhưng nhất định không chịu ở, liền nói:
    - Mau ra ngay, mau ra ngay!
    Tần thị cười nói:
    - Chỗ này không vừa ý thì chú đi đâu bây giờ. Nếu không, chú đến nghỉ ở buồng tôi vậy.
    Bảo Ngọc gật đầu mỉm cười, một bà già nói:
    - Có lẽ nào chú lại đến ngủ ở buồng cháu dâu?
    Tần thị cười nói:
    - Ôi dào! Không sợ chú ấy phật ý. Chú ấy đã lớn đâu mà phải e dè? Chị không thấy tháng trước em tôi đến đây chơi à? Tuy nó bằng tuổi chú Bảo, nhưng để hai người đứng với nhau có lẽ nó còn cao hơn kia.
    Bảo Ngọc hỏi:
    - Tại làm sao tôi chưa được gặp? Đi gọi lại đây tôi xem.
    Mọi người cười nói:
    - Ờ xa hai ba mươi dặm, gọi ngay thế nào được. Sau này cũng có ngày gặp nhau.
    Đến buồng Tần thị, Bảo Ngọc vừa mới bước chân vào, đã thoảng có mùi thơm say sưa. Khi ấy mắt Bảo Ngọc dính lại, người nhủn ra, nói ngay:
    - Mùi thơm thích nhỉ.
    Trong buồng, trên tường treo bức họa ?oHải đường xuân thụy?(3) của Đường Bá Hổ vẽ, hai bên có đôi câu đối của học sĩ Tần Thái Hư đời Tống:
    Lờ mờ giấc mộng hơi xuân lạnh,
    Ngào ngạt mùi hương rượu khá nồng.
    Trên án bày một cái gương quý của Vũ Tắc Thiên(4) đời Đường. Một bên bày cái mâm vàng mà Triệu Phi Yến(5) đã đứng lên múa, trên mâm để quả dưa mà An Lộc Sơn(6) đã ném vào vú Dương Quý Phi. Đằng trước kê một cái giường báu của công chúa Thọ Xương(7) nằm ở điện Hàm Chương, mắc cái màn liên châu của Công chúa Đồng Xương(8) dệt ra.
    Bảo Ngọc thấy vậy cười nói:
    - Ở đây tốt! Ở đây tốt!
    Tần thị cười:
    - Cái buồng của tôi dù thần tiên cũng có thể ở được.
    Nói xong, Tần Thị tự tay mở cái khăn lụa mà chính tay Tây Thi đã giặt, và đặt sẵn cái gối Uyên Ương của Hồng Nương đã ôm khi xưa. Thấy Bảo Ngọc ngủ yên, bọn bà già rủ nhau đi ra ngoài, chỉ để Tập Nhân, Mỹ Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt, bốn người ở lại túc trực. Tần thị gọi mấy a hoàn nhỏ ra ngồi ngoài thềm, đừng cho mèo chó đến cắn nhau.
    Bảo Ngọc vừa nhắm mắt đã bàng hoàng ngủ say. Tưởng như Tần thị còn đứng trước mặt mình. Bảo Ngọc lững thững theo Tần Thị đi đến một chỗ lan can sơn đỏ, thềm xây bằng ngọc, cây xanh ngắt, suối trong veo, không có một tí dấu vết bụi trần. Bảo Ngọc ở trong giấc mộng rất vui sướng, nghĩ bụng: ?oChỗ này thú lắm, ước gì ta được ở đây suốt đời, dù mất cả nhà cũng vui lòng hơn là bị cha mẹ và thầy học kèm thúc!? Đương lúc nghĩ vơ vẩn, nghe thấy sau núi có người hát:
    Mộng đẹp, mây tan mộng,
    Hoa bay, nước cuốn hoa.
    Nhắn bảo bạn nhi nữ,
    Buồn hão chuốc chi mà ?
    Bảo Ngọc nghe rõ đó là tiếng hát của người con gái. Tiếng hát chưa dứt đã thấy một mỹ nhân ở đằng xa đi lại, thướt tha lững thững, không giống người trần tí nào. Có bài phú tả chân sau này:
    Vừa qua rừng liễu, đã tới buồng hoa,
    Chỗ đang đi, chim trên cành, tiếng kêu xào xạc,
    Khi sắp đến, bước quanh thềm, bóng lượn thướt tha.
    Ve vẩy tay tiên, xạ lan ngào ngạt,
    Phất phơ tà áo, hoàn bội gần xa.
    Mặt hoa đào, làn tóc mây xanh ngắt,
    Môi anh đào, răng hạt lựu hương pha.
    Tuyết múa, gió quay, lưng ong mềm mại,
    Mặt tươi, da bóng, châu thúy chói lòa.
    Thấp thoáng trong hoa, như mừng như giận.
    Nhởn nhơ mặt nước, khi bổng, khi là.
    Mày liễu cau cau, muốn nói mà còn e lệ,
    Gót sen chầm chậm, muốn dừng mà vẫn dạo qua.
    Phẩm chất đáng khen, giá trong ngọc sáng.
    Áo quần rất đẹp, lộng lẫy văn hoa,
    Kể dung mạo, hương ***g ngọc giát,
    Ví phong tư, rồng cuốn, phượng sa.
    Trắng như hoa mai tuyết phủ,
    Sạch như bông huệ sương pha.
    Nhàn tĩnh như cỗi thông mọc trong không cốc,
    Diễm lệ như mây ráng soi dưới trùng ba.
    Văn vẻ như rồng bơi trong đầm uốn khúc,
    Quang thái như trăng dọi trên sông Ngân hà.
    Tây Thi đáng thẹn, Vuông Tường kém xa.
    Lạ thay đến tự phương nào? Sinh ở đâu ta?
    Thật vậy, chốn Dao trì khó bề sánh kịp, nơi tử phủ dễ kiếm đâu ra.
    Hỏi người nào đấy? quả bậc tiên nga.
    Bảo Ngọc trông thấy đây là một tiên cô, mừng rơ vội lại chào, cười nói:
    - Tiên cô ở đâu đến đây, bây giờ định đi đâu? Tôi không biết chỗ này là chỗ nào, nhờ tiên cô dẫn tôi đi.
    Tiên cô cười nói:
    - Ta là vị tiên ở Thái hư ảo cảnh(9), động Khiển Hương, núi Phóng Xuân(10), thuộc trời Ly hận, bể Quán sầu, phàm những việc nợ trăng, tình gió, gái giận, trai si ở cõi trần đều thuộc ta cai quản. Nhân gần đây có bọn phong lưu oan nghiệt tụ tập ở nơi này nên ta đến thăm dò cơ hội gieo rắc mọi nỗi tương tư. Nay gặp anh cũng không phải là ngẫu nhiên. Chỗ ta ở c ũng gần, không có vật gì, chỉ có chén trà tiên, tự tay hái lấy, h ũ rượu ngon, tự tay nấu lấy, vài cô múa hát, tập rèn đã lâu, và mười hai khúc Hồng lâu mộng mới phổ vào cung đàn. Anh có muốn theo ta đi chơi không?
    Bảo Ngọc nghe xong, sung sướng nhảy lên, quên bẵng Tần thị không biết ở đâu, liền theo ngay tiên cô đến một nơi. Chợt trông thấy một tòa nhà phía trước, trên biển đề bốn chữ to: ?oThái hư ảo cảnh?, hai bên có đôi câu đối:
    Giả bảo là chân, chân cũng giả,
    Không làm ra có, có rồi không.
    Đi qua tòa nhà đến một cửa cung, trên treo biển có bốn chữ lớn: ?oNghiệt hải tình thiên?(11) và đôi câu đối:
    Đất rộng, trời cao, khôn gỡ nổi mối tình kim cổ,
    Trai si, gái oán, khó đền xong món nợ gió trăng.
    Bảo Ngọc xem xong nghĩ bụng: ?oÀ ra thế đấy. Nhưng thế nào là ?otình kim cổ? và ?onợ gió trăng?? Ta phải hiểu rõ câu này mới được?. Bảo Ngọc vừa mới nghĩ thế, ngờ đâu con ma tình đã lấn sâu vào tận cao hoang(12). Cậu ta theo tiên cô vào đến cửa thứ hai, thấy hai tòa bên cạnh đều có hoành phi câu đối, không tài nào xem hết được, chỉ thấy mấy chỗ đề những chữ: ?oSi tình ti?, ?okết oán ti?, ?oTriêu đề ti?, ?oDạ oán ti?, ?oXuân cảm ti?, ?oThu bi ti?. Bảo Ngọc hỏi tiên cô:
    - Xin phiền tiên cô dẫn tôi vào xem trong các ti có được không?
    Tiên cô nói :
    - Trong các ti chứa toàn sổ sách của tất cả con gái trong thiên hạ từ trước và sau này, anh người trần mắt thịt không thể biết được.
    Bảo Ngọc khi nào chịu thôi, cứ khẩn khoản nài xin mấy lần. Tiên cô mới bảo:
    - Thôi được, vào đây mà xem.
    Bảo Ngọc thích lắm, vừa ngẩng đầu nhìn, thấy một ti có biển đề ba chữ: ?oBạc mệnh ti? hai bên có câu đối:
    Xuân hận, thu sầu mình chuốc lấy,
    Mặt hoa da phấn đẹp vì ai?
    Bảo Ngọc xem xong, trong lòng than thở. Đi vào trong cửa thấy mười mấy cái tủ lớn đều niêm phong cẩn thận, trên tờ niêm phong đều có đề tên các tỉnh. Bảo Ngọc chỉ chăm chú nhìn xem có tờ niêm phong nào đề tên tỉnh mình, chứ không để ý đến các tỉnh khác, chợt thấy Có một cái tủ đề: ?oKim Lăng thập nhị thoa chính sách?. Bảo Ngọc hỏi:
    - Sao lại gọi là ?oKim Lăng thập nhị thoa chính sách??
    Tiên cô nói:
    - Tức là quyển sổ ghi mười hai người con gái đứng đầu trong tỉnh anh, cho nên gọi là chính sách.
    Bảo Ngọc nói:
    - Người ta thường nói Kim Lăng rộng lắm, làm sao chỉ có mười hai người? Ngay trong nhà chúng tôi, trên dưới cũng đã có hàng mấy trăm người rồi!
    Tiên cô mỉm cười nói:
    - Con gái trong tỉnh anh rất nhiều, nhưng đây chỉ biên những người nào cần biên thôi. Hai tủ để hai bên là hạng thứ nhì. Những hạng tầm thường thì không cần biên vào.
    Bảo Ngọc lại xem đến cái tủ đề: ?oKim Lăng thập nhị thoa chính sách?, rồi lại có một tủ nữa đề: ?oKim Lăng thạp nhị thoa hựu phó sách?. Bảo Ngọc giơ tay mở tủ, rút một quyển trong ?ohựu phó sách? ra xem. Vừa mở ra, thấy một bức vẽ, trên bìa không phải là nhân vật, cũng không phải là sơn thủy, chẳng qua màu mực lờ mờ. Trên giấy đầy những mây đen mù đục mà thôi. Sau có mấy hàng chữ:
    Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan,
    Lòng sao cao quý, phận lại đê hèn.
    Tinh khôn, đài các tổ người ghen,
    Chịu tiếng ong ve thành tổn thọ,
    Đa tình công tử Luống than phiền.
    Bảo Ngọc xem xong, không hiểu, lại thấy mặt sau vẽ một khóm hoa tươi, một cái giường trải chiếu rách, có đề mấy câu:
    Nhũn nhặn thuận hòa uổng cả,
    Lan thơm, quế ngát, thừa thôi.
    Khen cho ưu linh(13) phúc tốt,
    Ngờ đâu công tử duyên ôi!
    Bảo Ngọc xem xong lại càng không hiểu, cất quyển sổ ấy vào tủ và mở tủ đựng ?ophó sách?, lấy một quyển ra xem, thấy trang đầu có vẽ một cành hoa quế, mé dưới có cái ao, nước cạn, bùn khô, cây sen héo, ngó sen tàn. Mặt sau có đề thơ:
    Sen thơm liền gốc nở chùm hoa,
    Gặp gỡ đường đời thật xót xa.
    Từ lúc cây trong hai chỗ đất(14).
    Hương hồn trở lại chốn quê nhà.
    Bảo Ngọc xem xong cũng không hiểu. Lại lấy một quyển ở trong tủ ?ochính sách? ra xem, thấy trang đầu vẽ hai cây khô, trên cây treo một cái đai ngọc; dưới đất có một đống tuyết, trong tuyết có cái trâm vàng. Có bốn câu thơ:
    Than ôi có đức dừng thoi,
    Thương ôi cô gái có tài vịnh bông.
    Ai treo đai ngọc giữa rừng(15),
    Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết dày?

  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hồi thứ năm(1)​
    Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê;
    Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc.​


    Ngày xuân uể oải lịm trong chăn,
    Như dắt nàng tiên lánh cõi trần.
    Vào hào hoa tư ai đấy nhỉ,
    Phong lưu gây lấy nợ vào thân.
    Việc mẹ con họ Tiết đến ở phủ Vinh hãy tạm ngưng. Nay nói Lâm Đại Ngọc từ khi đến phủ Vinh, được Giả mẫu thương yêu muôn phần, ăn ở đi đứng, nhất nhất đều như Bảo Ngọc, ngay Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân cũng không bằng.
    Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì thân nhau hơn hẳn mọi người; ngày cùng chơi chung, tối cùng ngủ chung, rất là hòa thuận, thân mật như keo sơn, không hề xích mích nhau điều gì. Nay bất thình lình có Tiết Bảo Thoa đến, tuy không lớn tuổi hơn mấy, nhưng phẩm cách đứng đắn, phong tư lộng lẫy, ai cũng cho là hơn Đại Ngọc. Bảo Thoa lại cư xử khoát đạt, tùy phận theo thời; không giống như Đại Ngọc có tính kiêu kỳ tự phụ, chẳng chịu kém ai, cho nên rất được lòng người dưới. Ngay bọn a hoàn cũng thích gần Bảo Thoa. Vì thế Đại Ngọc cũng hơi ấm ức khó chịu, nhưng Bảo Thoa thì thản nhiên như không.
    Bảo Ngọc còn trẻ con, tính lại vụng về, ngang trái, coi anh chị em ai cũng như ai, không hề phân biệt thân sơ xa gần. Bấy nay Bảo Ngọc, Đại Ngọc ở trong buồng Giả mẫu, quen biết hơn và tất nhiên cũng thân mật hơn. Đã thân mật hơn thì dễ xảy ra những chuyện hiểu lầm nhau không thể tránh được. Có một hôm, không biết vì việc gì, hai người trò chuyện không hợp nhau, Đại Ngọc bực bội vào buồng khóc một mình. Bảo Ngọc hối hận đã nói sỗ sàng, liền lại làm thân, Đại Ngọc mới dần dần nguôi giận.
    Nhân dịp vườn bên phủ Vinh hoa mai nở rộ, vợ Giả Trân là vưu thị bày tiệc, rồi sai vợ chồng Giả Dung sang tận nơi mời Giả mẫu, Hình phu nhân, Vương phu nhân sang thưởng hoa.
    Giả mẫu và mọi người ăn cơm sáng xong, sang vườn Hội phương ngắm cảnh. Trước còn uống trà, sau mới uống rượu. Đây chỉ là tiệc rượu riêng trong hai phủ Ninh và phủ Vinh thôi, không có sự gì lạ đáng chép cả.
    Một lúc sau, Bảo Ngọc mệt, muốn về nghỉ trưa. Giả mẫu định sai người đưa về nghỉ một chốc rồi sẽ đến. Vợ Giả Dung là họ Tần, vội cười nói:
    - Ở đây đã dọn một gian buồng để chú Bảo nghỉ rồi, xin cụ yên lòng, cứ giao chú ấy cho cháu là được.
    Rồi bảo vú già và a hoàn của Bảo Ngọc: ?oCác bà các chị mời chú Bảo đi theo tôi?.
    Giả mẫu biết Tần thị rất chu tất, vì chị ta là người mềm mại, dịu dàng, cư xử lại hòa nhã khéo léo rất được vừa ý trong đám chắt dâu. Thấy Tần thị dẫn Bảo Ngọc đi nghỉ, Giả mẫu mới yên tâm.
    Khi Tần thị dẫn mọi người đến buồng trong; Bảo Ngọc ngửng đầu trông, thấy trên treo bức vẽ ?oNhiên lê đồ?(2). Bức vẽ rất đẹp, nhưng không biết của ai, trong bụng Bảo Ngọc không thích. Lại có một câu đôi câu đối:
    Thế sự tinh thông đều là học vấn,
    Nhân tình lịch duyệt mới gọi văn chương.
    Đọc xong xuôi câu đối, Bảo Ngọc nhìn nhà cửa rất đẹp, đồ bài trí rất trang hoàng, nhưng nhất định không chịu ở, liền nói:
    - Mau ra ngay, mau ra ngay!
    Tần thị cười nói:
    - Chỗ này không vừa ý thì chú đi đâu bây giờ. Nếu không, chú đến nghỉ ở buồng tôi vậy.
    Bảo Ngọc gật đầu mỉm cười, một bà già nói:
    - Có lẽ nào chú lại đến ngủ ở buồng cháu dâu?
    Tần thị cười nói:
    - Ôi dào! Không sợ chú ấy phật ý. Chú ấy đã lớn đâu mà phải e dè? Chị không thấy tháng trước em tôi đến đây chơi à? Tuy nó bằng tuổi chú Bảo, nhưng để hai người đứng với nhau có lẽ nó còn cao hơn kia.
    Bảo Ngọc hỏi:
    - Tại làm sao tôi chưa được gặp? Đi gọi lại đây tôi xem.
    Mọi người cười nói:
    - Ờ xa hai ba mươi dặm, gọi ngay thế nào được. Sau này cũng có ngày gặp nhau.
    Đến buồng Tần thị, Bảo Ngọc vừa mới bước chân vào, đã thoảng có mùi thơm say sưa. Khi ấy mắt Bảo Ngọc dính lại, người nhủn ra, nói ngay:
    - Mùi thơm thích nhỉ.
    Trong buồng, trên tường treo bức họa ?oHải đường xuân thụy?(3) của Đường Bá Hổ vẽ, hai bên có đôi câu đối của học sĩ Tần Thái Hư đời Tống:
    Lờ mờ giấc mộng hơi xuân lạnh,
    Ngào ngạt mùi hương rượu khá nồng.
    Trên án bày một cái gương quý của Vũ Tắc Thiên(4) đời Đường. Một bên bày cái mâm vàng mà Triệu Phi Yến(5) đã đứng lên múa, trên mâm để quả dưa mà An Lộc Sơn(6) đã ném vào vú Dương Quý Phi. Đằng trước kê một cái giường báu của công chúa Thọ Xương(7) nằm ở điện Hàm Chương, mắc cái màn liên châu của Công chúa Đồng Xương(8) dệt ra.
    Bảo Ngọc thấy vậy cười nói:
    - Ở đây tốt! Ở đây tốt!
    Tần thị cười:
    - Cái buồng của tôi dù thần tiên cũng có thể ở được.
    Nói xong, Tần Thị tự tay mở cái khăn lụa mà chính tay Tây Thi đã giặt, và đặt sẵn cái gối Uyên Ương của Hồng Nương đã ôm khi xưa. Thấy Bảo Ngọc ngủ yên, bọn bà già rủ nhau đi ra ngoài, chỉ để Tập Nhân, Mỹ Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt, bốn người ở lại túc trực. Tần thị gọi mấy a hoàn nhỏ ra ngồi ngoài thềm, đừng cho mèo chó đến cắn nhau.
    Bảo Ngọc vừa nhắm mắt đã bàng hoàng ngủ say. Tưởng như Tần thị còn đứng trước mặt mình. Bảo Ngọc lững thững theo Tần Thị đi đến một chỗ lan can sơn đỏ, thềm xây bằng ngọc, cây xanh ngắt, suối trong veo, không có một tí dấu vết bụi trần. Bảo Ngọc ở trong giấc mộng rất vui sướng, nghĩ bụng: ?oChỗ này thú lắm, ước gì ta được ở đây suốt đời, dù mất cả nhà cũng vui lòng hơn là bị cha mẹ và thầy học kèm thúc!? Đương lúc nghĩ vơ vẩn, nghe thấy sau núi có người hát:
    Mộng đẹp, mây tan mộng,
    Hoa bay, nước cuốn hoa.
    Nhắn bảo bạn nhi nữ,
    Buồn hão chuốc chi mà ?
    Bảo Ngọc nghe rõ đó là tiếng hát của người con gái. Tiếng hát chưa dứt đã thấy một mỹ nhân ở đằng xa đi lại, thướt tha lững thững, không giống người trần tí nào. Có bài phú tả chân sau này:
    Vừa qua rừng liễu, đã tới buồng hoa,
    Chỗ đang đi, chim trên cành, tiếng kêu xào xạc,
    Khi sắp đến, bước quanh thềm, bóng lượn thướt tha.
    Ve vẩy tay tiên, xạ lan ngào ngạt,
    Phất phơ tà áo, hoàn bội gần xa.
    Mặt hoa đào, làn tóc mây xanh ngắt,
    Môi anh đào, răng hạt lựu hương pha.
    Tuyết múa, gió quay, lưng ong mềm mại,
    Mặt tươi, da bóng, châu thúy chói lòa.
    Thấp thoáng trong hoa, như mừng như giận.
    Nhởn nhơ mặt nước, khi bổng, khi là.
    Mày liễu cau cau, muốn nói mà còn e lệ,
    Gót sen chầm chậm, muốn dừng mà vẫn dạo qua.
    Phẩm chất đáng khen, giá trong ngọc sáng.
    Áo quần rất đẹp, lộng lẫy văn hoa,
    Kể dung mạo, hương ***g ngọc giát,
    Ví phong tư, rồng cuốn, phượng sa.
    Trắng như hoa mai tuyết phủ,
    Sạch như bông huệ sương pha.
    Nhàn tĩnh như cỗi thông mọc trong không cốc,
    Diễm lệ như mây ráng soi dưới trùng ba.
    Văn vẻ như rồng bơi trong đầm uốn khúc,
    Quang thái như trăng dọi trên sông Ngân hà.
    Tây Thi đáng thẹn, Vuông Tường kém xa.
    Lạ thay đến tự phương nào? Sinh ở đâu ta?
    Thật vậy, chốn Dao trì khó bề sánh kịp, nơi tử phủ dễ kiếm đâu ra.
    Hỏi người nào đấy? quả bậc tiên nga.
    Bảo Ngọc trông thấy đây là một tiên cô, mừng rơ vội lại chào, cười nói:
    - Tiên cô ở đâu đến đây, bây giờ định đi đâu? Tôi không biết chỗ này là chỗ nào, nhờ tiên cô dẫn tôi đi.
    Tiên cô cười nói:
    - Ta là vị tiên ở Thái hư ảo cảnh(9), động Khiển Hương, núi Phóng Xuân(10), thuộc trời Ly hận, bể Quán sầu, phàm những việc nợ trăng, tình gió, gái giận, trai si ở cõi trần đều thuộc ta cai quản. Nhân gần đây có bọn phong lưu oan nghiệt tụ tập ở nơi này nên ta đến thăm dò cơ hội gieo rắc mọi nỗi tương tư. Nay gặp anh cũng không phải là ngẫu nhiên. Chỗ ta ở c ũng gần, không có vật gì, chỉ có chén trà tiên, tự tay hái lấy, h ũ rượu ngon, tự tay nấu lấy, vài cô múa hát, tập rèn đã lâu, và mười hai khúc Hồng lâu mộng mới phổ vào cung đàn. Anh có muốn theo ta đi chơi không?
    Bảo Ngọc nghe xong, sung sướng nhảy lên, quên bẵng Tần thị không biết ở đâu, liền theo ngay tiên cô đến một nơi. Chợt trông thấy một tòa nhà phía trước, trên biển đề bốn chữ to: ?oThái hư ảo cảnh?, hai bên có đôi câu đối:
    Giả bảo là chân, chân cũng giả,
    Không làm ra có, có rồi không.
    Đi qua tòa nhà đến một cửa cung, trên treo biển có bốn chữ lớn: ?oNghiệt hải tình thiên?(11) và đôi câu đối:
    Đất rộng, trời cao, khôn gỡ nổi mối tình kim cổ,
    Trai si, gái oán, khó đền xong món nợ gió trăng.
    Bảo Ngọc xem xong nghĩ bụng: ?oÀ ra thế đấy. Nhưng thế nào là ?otình kim cổ? và ?onợ gió trăng?? Ta phải hiểu rõ câu này mới được?. Bảo Ngọc vừa mới nghĩ thế, ngờ đâu con ma tình đã lấn sâu vào tận cao hoang(12). Cậu ta theo tiên cô vào đến cửa thứ hai, thấy hai tòa bên cạnh đều có hoành phi câu đối, không tài nào xem hết được, chỉ thấy mấy chỗ đề những chữ: ?oSi tình ti?, ?okết oán ti?, ?oTriêu đề ti?, ?oDạ oán ti?, ?oXuân cảm ti?, ?oThu bi ti?. Bảo Ngọc hỏi tiên cô:
    - Xin phiền tiên cô dẫn tôi vào xem trong các ti có được không?
    Tiên cô nói :
    - Trong các ti chứa toàn sổ sách của tất cả con gái trong thiên hạ từ trước và sau này, anh người trần mắt thịt không thể biết được.
    Bảo Ngọc khi nào chịu thôi, cứ khẩn khoản nài xin mấy lần. Tiên cô mới bảo:
    - Thôi được, vào đây mà xem.
    Bảo Ngọc thích lắm, vừa ngẩng đầu nhìn, thấy một ti có biển đề ba chữ: ?oBạc mệnh ti? hai bên có câu đối:
    Xuân hận, thu sầu mình chuốc lấy,
    Mặt hoa da phấn đẹp vì ai?
    Bảo Ngọc xem xong, trong lòng than thở. Đi vào trong cửa thấy mười mấy cái tủ lớn đều niêm phong cẩn thận, trên tờ niêm phong đều có đề tên các tỉnh. Bảo Ngọc chỉ chăm chú nhìn xem có tờ niêm phong nào đề tên tỉnh mình, chứ không để ý đến các tỉnh khác, chợt thấy Có một cái tủ đề: ?oKim Lăng thập nhị thoa chính sách?. Bảo Ngọc hỏi:
    - Sao lại gọi là ?oKim Lăng thập nhị thoa chính sách??
    Tiên cô nói:
    - Tức là quyển sổ ghi mười hai người con gái đứng đầu trong tỉnh anh, cho nên gọi là chính sách.
    Bảo Ngọc nói:
    - Người ta thường nói Kim Lăng rộng lắm, làm sao chỉ có mười hai người? Ngay trong nhà chúng tôi, trên dưới cũng đã có hàng mấy trăm người rồi!
    Tiên cô mỉm cười nói:
    - Con gái trong tỉnh anh rất nhiều, nhưng đây chỉ biên những người nào cần biên thôi. Hai tủ để hai bên là hạng thứ nhì. Những hạng tầm thường thì không cần biên vào.
    Bảo Ngọc lại xem đến cái tủ đề: ?oKim Lăng thập nhị thoa chính sách?, rồi lại có một tủ nữa đề: ?oKim Lăng thạp nhị thoa hựu phó sách?. Bảo Ngọc giơ tay mở tủ, rút một quyển trong ?ohựu phó sách? ra xem. Vừa mở ra, thấy một bức vẽ, trên bìa không phải là nhân vật, cũng không phải là sơn thủy, chẳng qua màu mực lờ mờ. Trên giấy đầy những mây đen mù đục mà thôi. Sau có mấy hàng chữ:
    Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan,
    Lòng sao cao quý, phận lại đê hèn.
    Tinh khôn, đài các tổ người ghen,
    Chịu tiếng ong ve thành tổn thọ,
    Đa tình công tử Luống than phiền.
    Bảo Ngọc xem xong, không hiểu, lại thấy mặt sau vẽ một khóm hoa tươi, một cái giường trải chiếu rách, có đề mấy câu:
    Nhũn nhặn thuận hòa uổng cả,
    Lan thơm, quế ngát, thừa thôi.
    Khen cho ưu linh(13) phúc tốt,
    Ngờ đâu công tử duyên ôi!
    Bảo Ngọc xem xong lại càng không hiểu, cất quyển sổ ấy vào tủ và mở tủ đựng ?ophó sách?, lấy một quyển ra xem, thấy trang đầu có vẽ một cành hoa quế, mé dưới có cái ao, nước cạn, bùn khô, cây sen héo, ngó sen tàn. Mặt sau có đề thơ:
    Sen thơm liền gốc nở chùm hoa,
    Gặp gỡ đường đời thật xót xa.
    Từ lúc cây trong hai chỗ đất(14).
    Hương hồn trở lại chốn quê nhà.
    Bảo Ngọc xem xong cũng không hiểu. Lại lấy một quyển ở trong tủ ?ochính sách? ra xem, thấy trang đầu vẽ hai cây khô, trên cây treo một cái đai ngọc; dưới đất có một đống tuyết, trong tuyết có cái trâm vàng. Có bốn câu thơ:
    Than ôi có đức dừng thoi,
    Thương ôi cô gái có tài vịnh bông.
    Ai treo đai ngọc giữa rừng(15),
    Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết dày?

  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bảo Ngọc vẫn không hiểu, muốn hỏi cho ra, nhưng biết rằng tiên cô chẳng chịu tiết lộ cơ trời, muốn cất sổ đi, nhưng lại tiếc, liền giở xem những trang sau, thì thấy vẽ một cái cung, trên cung treo một quả phật thủ. Có đề bài thơ:
    Sau tuổi hai mươi đã trải đời,
    Kìa hoa lựu nở cửa cung soi.
    Ba xuân nào được bằng xuân mới,
    Thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi(16).
    Mặt sau lại vẽ hai người thả diều, một vùng bể lớn, một cái thuyền lớn, trong thuyền có một cô gái bưng mặt khóc. Sau bức họa có bốn câu:
    Chí cao tài giỏi có ai bì,
    Gặp lúc nhà suy, vận cũng suy,
    Nhớ tiếc thanh xuân ra bến khóc.
    Gió đông nghìn dặm mộng xa đi.
    Mặt sau vẽ mấy đám mây bay, một dòng nước chảy, có đề mấy câu:
    Giàu sang cũng thế thôi.
    Từ bé mẹ cha bỏ đi rồi.
    Nhìn bóng chiều ngậm ngùi,
    Sông Tương nước chảy mây Sở trôi.
    Mặt sau thấy vẽ một viên ngọc quý, vất ở đống bùn. Có mấy câu đoán:
    Muốn sạch mà không sạch.
    Rằng không chửa hẳn không.
    Thương thay mình vàng ngọc,
    Bùn lầy sa vào trong.
    Mặt sau lại vẽ một con lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ, định ăn thịt. Dưới có câu: .
    Rõ ràng giống sói Trung Sơn,
    Gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay.
    Làm cho hoa liễu thân này,
    Hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm.
    Mặt sau lại vẽ một tòa miếu cổ, trong có một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán:
    Biết rõ ba xuân cảnh chóng già,
    Thời trang đổi lấy áo cà sa.
    Thương thay con gái nhà khuê các,
    Một ngọn đèn xanh cạnh phật bà.
    Mặt sau vẽ một núi băng, trên có một con phượng mái. Có mấy câu phán:
    Chim phượng kìa sao đến lỗi thời,
    Người đều yêu mến bực cao tài,
    Một theo hai lệnh, ba thôi cả,(17)
    Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi.
    Mặt sau vẽ một cái nhà trong vùng thôn quê vắng vẻ, có một mỹ nhân dệt cửi. Có mấy câu phán:
    Vận suy đừng kể rằng sang,
    Nhà suy chớ kể họ hàng gần xa.
    Tình cờ cứu giúp người ta,
    Khéo sao Lưu thị lại là ân nhân.
    Sau bài thơ vẽ một chậu lan, bên cạnh có một mỹ nhân đội mũ phượng, đeo cái khoác vai màu ráng trời, và có mấy câu phán:
    Gặp xuân đào lý quả muôn vàn,
    Rốt cuộc sao bằng một chậu lan.
    Nước sạch, băng trong ghen ghét hão,
    Tiếng tăm còn để lại nhân gian.
    Lại có một tòa lầu cao, trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu phán:
    Trời tình, bể tình là mộng ảo,
    Mà tội dâm kia cũng bởi tình.
    Đầu têu nào phải ?oVinh? hư hỏng,
    Mở lối khơi nguồn, thực tại ?oNinh?.
    Bảo Ngọc còn muốn xem nữa. Tiên cô biết Bảo Ngọc tư chất thông minh, tính tình mẫn tuệ, sợ lộ thiên cơ, bèn gấp sổ lại, cười bảo:
    - Hãy đi theo ta vào xem phong cảnh, sao lại ở đây đoán vơ vẩn làm gì?
    Bảo Ngọc mơ màng, bất giác buông quyển sổ ra, theo tiên cô đi về đằng sau. Thấy cột vẽ, xà chạm, rèm châu, màn thêu hoa tiên, cỏ lạ, hoa thơm ngào ngạt, thực là cảnh tuyệt đẹp, đúng như câu:
    Cửa sổ sáng lay, vàng giải đất,
    Sóng quỳnh tuyết chiếu, ngọc làm nhà.
    Bảo Ngọc đương mải miết xem, chợt tiên cô gọi:
    - Chị em đâu, đi ra đón quý khách!
    Tiếng gọi chưa dứt, đã thấy mấy cô tiên ở trong buồng, tà sen phất phới, áo lông thướt tha, tươi như hoa xuân, đẹp như trăng thu, chạy ra. Trông thấy Bảo Ngọc, các nàng tiên đều trách Cảnh ảo tiên cô:
    - Chúng em không biết là ?oquý khách? nào, vội vàng ra đón. Chị đã bảo ngày này, giờ này sẽ có linh hồn em Giáng Châu đến ngoạn cảnh, chúng em chờ mãi, sao bây giờ lại dẫn cái của ô trọc đến đây làm bẩn cả nơi nữ nhi thanh tịnh này?
    Bảo Ngọc nghe nói, giật mình, cảm thấy mình dơ bẩn đáng thẹn, muốn lùi ra. Tiên cô vội nắm lại và quay về các nàng tiên nói:
    - Các em không biết đầu đuôi việc này. Nguyên hôm nay ta định đến phủ Vinh đón Giáng Châu. Khi đi qua phủ Ninh, gặp linh hồn hai ông Ninh công, Vinh công nói với ta rằng: ?oNhà chúng tôi từ đầu quốc triều, đời đời công danh phú quý đã trăm năm nay. Bây giờ số vận đã hết, không thể kéo lại được nữa. Con cháu chúng tôi tuy nhiều, nhưng chẳng có đứa nào nối nghiệp. Chỉ có cháu đích tôn là Bảo Ngọc, có chút thông minh đĩnh ngộ, may ra có thể thành đạt được, nhưng vì tính nó ngang trái kỳ quặc, sợ không ai dìu dắt vào đường chính. May gặp tiên cô đến đây, xin nhờ lấy những việc ******** thanh sắc răn bảo bệnh si ngoan của nó, họa chăng nó có thể thoát vòng mê muội, đi vào đường chính, thì rất may cho anh em chúng tôi?. Vì hai ông ký thác như thế nên ta có lòng từ bi dắt nó đến đây. Trước hết cho nó xem thật kỹ những quyển sổ ghi số mệnh chung thân của ba hạng con gái nhà nó, nhưng nó vẫn chưa tỉnh ngộ, nên ta lại dẫn đến đây để trải hết những cái ảo cảnh ăn ngon, hát hay, sắc đẹp, họa may nó có tỉnh ngộ chăng.
    Nói đoạn, tiên cô dắt Bảo Ngọc vào trong nhà. Một mùi thơm mê hồn không biết là thứ gì. Bảo Ngọc không nhịn được, phải hỏi. Tiên cô cười nhạt:
    - Mùi hương này dưới trần không có, anh làm sao biết được. Đây là tinh hoa của cỏ lạ mới mọc ở những nơi danh sơn thắng cảnh, lại hợp chế với dầu các cây quý gọi là ?oQuần hương tủy?(18).
    Bảo Ngọc nghe rất ham thích. Bấy giờ mọi người vào chỗ ngồi, tiểu hoàn dâng trà, Bảo Ngọc thấy hương thanh vị thơm, không phải là trà thường, liền hỏi trà gì, tiên cô nói:
    - Trà này lấy ở Động Khiển Hương núi Phóng Xuân, pha bằng nước móc đọng ở trên hoa lá cõi tiên, gọi là ?oThiên hồng nhất quật?(19).
    Nghe xong, Bảo Ngọc gật đầu khen. Nhìn vào trong buồng thì thấy đàn ngọc, đỉnh báu, tranh cổ, thơ mới, không thiếu thứ gì. Dưới cửa sổ lại có mấy bản đàn, có hộp nữ trang hoen phấn. Trên vách có treo câu đối:
    Đất u vi lính tú.
    Trời ?ovô khả nài hạ?(20).
    Bảo Ngọc xem xong lại hỏi tên các nàng tiên, thì một là Si Mộng tiên cô, một là Chung Tình đại sĩ, một là Dẫn Sầu kim nữ, một là Độ hận bồ đề, mỗi người một đạo hiệu, không ai giống ai. Một chốc tiểu hoàn đến dọn bản đặt ghế bày tiệc. Chính là:
    Chén hổ phách, cốc pha lê,
    Bên này rượu ngọc, bên kia rượu quỳnh.
    Bảo Ngọc thấy rượu thơm ngọt khác thường, lại hỏi. Tiên cô nói:
    - Rượu này cất bằng nhụy trăm thứ hoa, nước muôn thứ cây thêm vào tủy con lân, sữa con phượng, vì thế gọi là rượu ?oVạn diễm đồng bôi?(21).
    Bảo Ngọc tấm tắc khen mãi. Khi uống rượu, có mười hai vũ nữ lên hỏi diễn khúc gì. Tiên cô nói:
    - Diễn mười hai khúc Hồng Lâu Mộng mới đặt ra.
    Vũ nữ vâng lời, liền lần gầy phím đàn, nhẹ gõ dịp phách. Vừa mới hát câu ?oMịt mùng khi mới mở toang?, tiên cô bảo Bảo Ngọc:
    - Khúc này không phải như khúc dưới trần thường hát, phải có vai học trò, vai nữ, vai hề, vai lão, lại có chín cung giọng nam và giọng bắc. Ở đây thì hoặc đề vịnh một người, hoặc cảm hoài một việc, ngẫu nhiên thành một khúc, phổ vào âm nhạc ngay. Nếu không phải là người trong cuộc thì không hiểu được cái hay của nó. Khúc hát này chắc anh chưa hiểu rõ lắm. Nếu không xem vở trước, thì khi nghe cũng là vô vị thôi.
    Nói xong, lại bảo tiểu hoàn đưa vở ?oHồng lâu mộng? cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cầm lấy, mắt xem vở, tai nghe hát, có những bài sau này:
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bảo Ngọc vẫn không hiểu, muốn hỏi cho ra, nhưng biết rằng tiên cô chẳng chịu tiết lộ cơ trời, muốn cất sổ đi, nhưng lại tiếc, liền giở xem những trang sau, thì thấy vẽ một cái cung, trên cung treo một quả phật thủ. Có đề bài thơ:
    Sau tuổi hai mươi đã trải đời,
    Kìa hoa lựu nở cửa cung soi.
    Ba xuân nào được bằng xuân mới,
    Thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi(16).
    Mặt sau lại vẽ hai người thả diều, một vùng bể lớn, một cái thuyền lớn, trong thuyền có một cô gái bưng mặt khóc. Sau bức họa có bốn câu:
    Chí cao tài giỏi có ai bì,
    Gặp lúc nhà suy, vận cũng suy,
    Nhớ tiếc thanh xuân ra bến khóc.
    Gió đông nghìn dặm mộng xa đi.
    Mặt sau vẽ mấy đám mây bay, một dòng nước chảy, có đề mấy câu:
    Giàu sang cũng thế thôi.
    Từ bé mẹ cha bỏ đi rồi.
    Nhìn bóng chiều ngậm ngùi,
    Sông Tương nước chảy mây Sở trôi.
    Mặt sau thấy vẽ một viên ngọc quý, vất ở đống bùn. Có mấy câu đoán:
    Muốn sạch mà không sạch.
    Rằng không chửa hẳn không.
    Thương thay mình vàng ngọc,
    Bùn lầy sa vào trong.
    Mặt sau lại vẽ một con lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ, định ăn thịt. Dưới có câu: .
    Rõ ràng giống sói Trung Sơn,
    Gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay.
    Làm cho hoa liễu thân này,
    Hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm.
    Mặt sau lại vẽ một tòa miếu cổ, trong có một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán:
    Biết rõ ba xuân cảnh chóng già,
    Thời trang đổi lấy áo cà sa.
    Thương thay con gái nhà khuê các,
    Một ngọn đèn xanh cạnh phật bà.
    Mặt sau vẽ một núi băng, trên có một con phượng mái. Có mấy câu phán:
    Chim phượng kìa sao đến lỗi thời,
    Người đều yêu mến bực cao tài,
    Một theo hai lệnh, ba thôi cả,(17)
    Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi.
    Mặt sau vẽ một cái nhà trong vùng thôn quê vắng vẻ, có một mỹ nhân dệt cửi. Có mấy câu phán:
    Vận suy đừng kể rằng sang,
    Nhà suy chớ kể họ hàng gần xa.
    Tình cờ cứu giúp người ta,
    Khéo sao Lưu thị lại là ân nhân.
    Sau bài thơ vẽ một chậu lan, bên cạnh có một mỹ nhân đội mũ phượng, đeo cái khoác vai màu ráng trời, và có mấy câu phán:
    Gặp xuân đào lý quả muôn vàn,
    Rốt cuộc sao bằng một chậu lan.
    Nước sạch, băng trong ghen ghét hão,
    Tiếng tăm còn để lại nhân gian.
    Lại có một tòa lầu cao, trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu phán:
    Trời tình, bể tình là mộng ảo,
    Mà tội dâm kia cũng bởi tình.
    Đầu têu nào phải ?oVinh? hư hỏng,
    Mở lối khơi nguồn, thực tại ?oNinh?.
    Bảo Ngọc còn muốn xem nữa. Tiên cô biết Bảo Ngọc tư chất thông minh, tính tình mẫn tuệ, sợ lộ thiên cơ, bèn gấp sổ lại, cười bảo:
    - Hãy đi theo ta vào xem phong cảnh, sao lại ở đây đoán vơ vẩn làm gì?
    Bảo Ngọc mơ màng, bất giác buông quyển sổ ra, theo tiên cô đi về đằng sau. Thấy cột vẽ, xà chạm, rèm châu, màn thêu hoa tiên, cỏ lạ, hoa thơm ngào ngạt, thực là cảnh tuyệt đẹp, đúng như câu:
    Cửa sổ sáng lay, vàng giải đất,
    Sóng quỳnh tuyết chiếu, ngọc làm nhà.
    Bảo Ngọc đương mải miết xem, chợt tiên cô gọi:
    - Chị em đâu, đi ra đón quý khách!
    Tiếng gọi chưa dứt, đã thấy mấy cô tiên ở trong buồng, tà sen phất phới, áo lông thướt tha, tươi như hoa xuân, đẹp như trăng thu, chạy ra. Trông thấy Bảo Ngọc, các nàng tiên đều trách Cảnh ảo tiên cô:
    - Chúng em không biết là ?oquý khách? nào, vội vàng ra đón. Chị đã bảo ngày này, giờ này sẽ có linh hồn em Giáng Châu đến ngoạn cảnh, chúng em chờ mãi, sao bây giờ lại dẫn cái của ô trọc đến đây làm bẩn cả nơi nữ nhi thanh tịnh này?
    Bảo Ngọc nghe nói, giật mình, cảm thấy mình dơ bẩn đáng thẹn, muốn lùi ra. Tiên cô vội nắm lại và quay về các nàng tiên nói:
    - Các em không biết đầu đuôi việc này. Nguyên hôm nay ta định đến phủ Vinh đón Giáng Châu. Khi đi qua phủ Ninh, gặp linh hồn hai ông Ninh công, Vinh công nói với ta rằng: ?oNhà chúng tôi từ đầu quốc triều, đời đời công danh phú quý đã trăm năm nay. Bây giờ số vận đã hết, không thể kéo lại được nữa. Con cháu chúng tôi tuy nhiều, nhưng chẳng có đứa nào nối nghiệp. Chỉ có cháu đích tôn là Bảo Ngọc, có chút thông minh đĩnh ngộ, may ra có thể thành đạt được, nhưng vì tính nó ngang trái kỳ quặc, sợ không ai dìu dắt vào đường chính. May gặp tiên cô đến đây, xin nhờ lấy những việc ******** thanh sắc răn bảo bệnh si ngoan của nó, họa chăng nó có thể thoát vòng mê muội, đi vào đường chính, thì rất may cho anh em chúng tôi?. Vì hai ông ký thác như thế nên ta có lòng từ bi dắt nó đến đây. Trước hết cho nó xem thật kỹ những quyển sổ ghi số mệnh chung thân của ba hạng con gái nhà nó, nhưng nó vẫn chưa tỉnh ngộ, nên ta lại dẫn đến đây để trải hết những cái ảo cảnh ăn ngon, hát hay, sắc đẹp, họa may nó có tỉnh ngộ chăng.
    Nói đoạn, tiên cô dắt Bảo Ngọc vào trong nhà. Một mùi thơm mê hồn không biết là thứ gì. Bảo Ngọc không nhịn được, phải hỏi. Tiên cô cười nhạt:
    - Mùi hương này dưới trần không có, anh làm sao biết được. Đây là tinh hoa của cỏ lạ mới mọc ở những nơi danh sơn thắng cảnh, lại hợp chế với dầu các cây quý gọi là ?oQuần hương tủy?(18).
    Bảo Ngọc nghe rất ham thích. Bấy giờ mọi người vào chỗ ngồi, tiểu hoàn dâng trà, Bảo Ngọc thấy hương thanh vị thơm, không phải là trà thường, liền hỏi trà gì, tiên cô nói:
    - Trà này lấy ở Động Khiển Hương núi Phóng Xuân, pha bằng nước móc đọng ở trên hoa lá cõi tiên, gọi là ?oThiên hồng nhất quật?(19).
    Nghe xong, Bảo Ngọc gật đầu khen. Nhìn vào trong buồng thì thấy đàn ngọc, đỉnh báu, tranh cổ, thơ mới, không thiếu thứ gì. Dưới cửa sổ lại có mấy bản đàn, có hộp nữ trang hoen phấn. Trên vách có treo câu đối:
    Đất u vi lính tú.
    Trời ?ovô khả nài hạ?(20).
    Bảo Ngọc xem xong lại hỏi tên các nàng tiên, thì một là Si Mộng tiên cô, một là Chung Tình đại sĩ, một là Dẫn Sầu kim nữ, một là Độ hận bồ đề, mỗi người một đạo hiệu, không ai giống ai. Một chốc tiểu hoàn đến dọn bản đặt ghế bày tiệc. Chính là:
    Chén hổ phách, cốc pha lê,
    Bên này rượu ngọc, bên kia rượu quỳnh.
    Bảo Ngọc thấy rượu thơm ngọt khác thường, lại hỏi. Tiên cô nói:
    - Rượu này cất bằng nhụy trăm thứ hoa, nước muôn thứ cây thêm vào tủy con lân, sữa con phượng, vì thế gọi là rượu ?oVạn diễm đồng bôi?(21).
    Bảo Ngọc tấm tắc khen mãi. Khi uống rượu, có mười hai vũ nữ lên hỏi diễn khúc gì. Tiên cô nói:
    - Diễn mười hai khúc Hồng Lâu Mộng mới đặt ra.
    Vũ nữ vâng lời, liền lần gầy phím đàn, nhẹ gõ dịp phách. Vừa mới hát câu ?oMịt mùng khi mới mở toang?, tiên cô bảo Bảo Ngọc:
    - Khúc này không phải như khúc dưới trần thường hát, phải có vai học trò, vai nữ, vai hề, vai lão, lại có chín cung giọng nam và giọng bắc. Ở đây thì hoặc đề vịnh một người, hoặc cảm hoài một việc, ngẫu nhiên thành một khúc, phổ vào âm nhạc ngay. Nếu không phải là người trong cuộc thì không hiểu được cái hay của nó. Khúc hát này chắc anh chưa hiểu rõ lắm. Nếu không xem vở trước, thì khi nghe cũng là vô vị thôi.
    Nói xong, lại bảo tiểu hoàn đưa vở ?oHồng lâu mộng? cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cầm lấy, mắt xem vở, tai nghe hát, có những bài sau này:
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Khúc một: GIÁO ĐẦU HỒNG LÂU MỘNG.
    Mịt mùng khi mới mở toang,
    Giống tình ai đã chịu mang vào mình.
    Chỉ vì tình lại gặp tình,
    Gió trăng nồng đượm không đành xa nhau.
    Khi vắng vẻ, lúc buồn rầu,
    Thua trời nên dãi nỗi sầu thơ ngây.
    Mộng hồng lâu diễn khúc này.
    Thương vàng tiếc ngọc tỏ bày nỗi riêng.
    Khúc hai: CHUNG THÂN NGỘ (lỡ nhau suốt đời).
    Ai rằng vàng ngọc duyên ưa,
    Ta quên cây, đá, thề xưa được nào.
    Trơ trơ người tuyết trên cao,
    Ngoài đời, đường vắng khuây sao được nàng.
    Cuộc đời ngán nỗi tang thương,
    Đẹp không toàn đẹp, lời càng đúng thay.
    Dù cho án đặt ngang mày,
    Cuối cùng vẫn thấy lòng này băn khoăn.
    Khúc ba: UỔNG NGƯNG MI (Hoài công biết nhau).
    Một bên hoa nở vườn tiên,
    Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
    Bảo rằng chả có duyên đâu,
    Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
    Bảo rằng sẵn có duyên may,
    Thì sao lại đổi thay lời nguyền?
    Một bên ngầm ngấm than phiền,
    Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công.
    Một bên trăng dọi trên sông,
    Một bên hoa nở bóng ***g trong gương,
    Mắt này có mấy giọt sương,
    Mà dòng chảy suốt năm trường, được chăng?
    Bảo Ngọc nghe xong, thấy liên miên, viển vông, chưa có gì hay, nhưng âm điệu réo rắt làm cho hồn phách say mê. Vì vậy chẳng hỏi đầu đuôi, chẳng cần lai lịch, chỉ nghe để giải buồn thôi. Lại có những khúc hát tiếp:
    Khúc bốn: HẬN VÔ THƯỜNG (Bực tức cuộc thay đổi)
    Đương vui chợt đã buồn ngay,
    Trố nhìn mọi việc thôi rày bỏ qua.
    Hồn thơm dằng dặc bay xa,
    Non cao trời rộng đây là quê hương.
    Tìm nơi báo mộng gia nương,
    Suối vàng con đã lỡ đường thần hôn.
    Mau mau lùi bước là hơn.
    Khúc năm: PHÂN CỐT NHỤC (Cốt nhục phân ly)
    Đường xa mưa gió một chèo,
    Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua.
    Con đành lỗi với mẹ cha,
    Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi.
    Cùng thông số đã định rồi,
    Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây,
    Phân chia hai ngả từ nay,
    Dám mong giữ được ngày ngày bình yên,
    Con đi xin chớ lo phiền.
    Khúc sáu: LẠC TRUNG BI (Buồn trong cảnh vui)
    Mồ côi từ lúc lọt lòng,
    Dù nơi khuê các, chớ hòng ai thương,
    Anh hào được tính hiên ngang
    Tình riêng nhi nữ chưa vương vít lòng.
    Thân này trăng sáng gió trong,
    Chàng tiên mong được sánh cùng lứa đôi.
    Những mong trời đất lâu dài.
    Bõ khi trẻ dại gặp thời gian nan.
    Ngờ đâu nước cạn mây tan,
    Tương giang(22) lạnh ngắt, Cao đường vắng tanh.
    Trần hoàn may rủi đã đành,
    Việc gì khóc quẩn lo quanh bận lòng.
    Khúc bảy: THẾ NAN DUNG (Đời không ưa)
    Lan ví chất, tiên ví tài,
    Chỉ hiềm cô tịch, tình trời bẩm sinh.
    Cho là ăn thịt(23) hôi tanh,
    Lụa the, là lượt, coi khinh không thèm.
    Biết đâu cao quá. đời ghen,
    Biết đâu sạch quá, đời khen da mà.
    Đàn xanh, đền cổ, nguờí già,
    Uổng công trang điểm, xuân đà kém xuân.
    Ngán cho cái kiếp phong trần,
    Sau này cũng lại xấu dần mãi đi.
    Ngọc kia bùn trát đen sì,
    Vương tôn công tử còn gì là duyên.
    Khúc tám: HỈ OAN GIA (Gặp oan gia không đáng mừng lại mừng)
    Người đâu hung ác lạ lùng,
    Khác nào giống sói ở vùng Trung San.
    Bấy lâu tình ái quên tràn,
    Kiêu dâm chỉ việc mê man tháng ngày,
    Cửa hầu bồ liễu thơ ngây,
    Thân ngàn vàng nỡ đọa đày cho đang,
    Một năm duyên đã bẽ bàng,
    Hồn thơm phách đẹp, suối vàng xa chơi.
    Khúc chín: HƯ HOA NGỘ (Biết tuổi hoa là không thật)
    Cảnh xuân nhìn đã rõ rồi,
    Liễu xanh, đào thắm hãy ngồi xem sao.
    Thiều hoa đuổi sạch đi nào,
    Tìm nơi nhã đạm thanh cao khác đời.
    Kể chi đào nở trên trời,
    Kể chi nhị hạnh lựng mùi trong mây.
    Rốt cùng nào có ai hay,
    Tiết thu đâu đã kéo ngay đến rồi.
    Xóm Dương than khóc tiếng người,
    Rừng phong văng tiếng ma ngồi ngâm nga.
    Lại còn cảnh khác bày ra,
    Ngút trời cỏ héo che qua nấm mồ.
    Đó là biến đổi lắm trò,
    Trước nghèo, sau có, chăm lo suốt đời.
    Dày vò hoa cũng thế thôi,
    Xuân mời hoa đến, thu mời hoa đi.
    Tử sinh lẽ ấy đem suy,
    Dù ai muốn trốn, trốn chi được mà.
    Phương tây có cõi Bà Sa,
    Nghe đồn có quả tên là Trường sinh.
    Khúc mười: THÔNG MINH LỤY (Mắc lụy thông minh)
    Việc đời tính rất thông minh,
    Còn mình, mình tính phận mình vẫn sai,
    Sống lần ruột đã nát rồi,
    Chết mang tiếng hão là người tinh ranh,
    Trước kia giàu có khang ninh,
    Đến sau cơ nghiệp tan tành khắp nơi.
    Uổng công áy náy nửa đời,
    Khác gì một giấc mộng dài thâu canh.
    Ầm ầm như sắp đổ đình,
    Chập chờn như ngọn đèn xanh cạn dầu,
    Vừa vui vẻ đã âu sầu,
    Đời người biến đổi biết đâu mà lường.
    Khúc mười một: LƯU DƯ KHÁNH (Phúc thừa sót lại)
    May sao gặp được ân nhân,
    Là nhờ dư phúc nương thân đó mà.
    Âm công vun lấy phúc nhà.
    Hết lòng cứu giúp người ta khi nghèo.
    Anh gian, cậu ác chớ theo,
    Nhãng tình máu mủ, chỉ yêu bạc tiền.
    Có trời báo ứng ở trên.
    Khúc mười hai: VÃN THIỀU HOA (Cảnh xuân về cuối)
    Còn gì ân ái trong gương,
    Còn gì giấc mộng trên đường công danh.
    Cảnh thiều hoa đi sao nhanh,
    Chăn uyên màn gấm thôi đành bỏ qua.
    Mũ châu, áo phượng thướt tha,
    Chống làm sao nổi vận nhà bấp bênh.
    Già, nghèo khó chịu đã đành,
    Cũng nên tích đức để dành về sau.
    Ngông nghênh trâm ngọc trên đầu,
    Ấn vàng trước ngực muôn màu sáng trưng.
    Uy quyền lộc vị lẫy lừng,
    Suối vàng buồn thảm đường chừng gần thôi.
    Xưa nay khanh tướng còn ai,
    Họa còn tiếng hão cho đời ngợi khen.
    Khúc mười ba: HẢO SỰ CHUNG (Việc hay đến lúc hết)
    Xuân đi hương vẫn còn rơi,
    Nguyệt hoa gây vạ suy đồi vì ai ?
    Nhà suy bởi tại Kính rồi,
    Nhà tan trước hết tội thời tại Ninh.
    Gây nên oan trái vì tình.
    Khúc mười bốn: PHI ĐIỂU CÁC ĐẦU LÂM (Chim bay về rừng)
    Quan thì cơ nghiệp suy tàn,
    Giàu thì vàng bạc cũng tan hết rồi.
    Có ơn chết để trốn đời,
    Rành rành báo ứng những ai phụ lòng.
    Mạng đền mạng, đã trả xong,
    Lệ đền lệ, đã ròng rong tuôn rơi.
    Oan oan đừng lấy làm chơi.
    Hợp tan đã trốn được trời hay chưa ?
    Gian nan là bởi kiếp xưa,
    Giá mà phú quý là nhờ vận may,
    Khôn thì vào cửa ?oKhông? này,
    Dại thì tính mệnh có ngày mất toi.
    Như chim khi đã hết mồi,
    Bay về rừng, thẳm đậu nơi yên lành.
    Hát xong, tiên nữ lại hát những bài phụ, Thấy Bảo Ngọc không lấy làm thích lắm, tiên cô thở dài:
    - Anh ngốc này vẫn chưa tỉnh ngộ.

Chia sẻ trang này