1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồng Lưu Mộng cuốn sách văn học bán chạy nhất Trung Quốc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi muagicungre, 19/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muagicungre

    muagicungre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2012
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về cuốn sách văn học Hồng Lưu Mộng:

    Hồng lâu mộng (hay tên gốc Thạch đầu kí) là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kì thư) của văn học cổ điển Trung Quốc (3 kiệt tác kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am). Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm. Với hơn 100 triệu bản được xuất bản, tiểu thuyếtnày trở thành một trong những sách bán chạy nhất của Trung Quốc.

    Chuyển thể thành phim:

    Hơn 200 năm nay, cuốn sách văn hoc Hồng Lâu mộng là đề tài hấp dẫn vô cùng vô tận của sân khấu và điện ảnh, hơn 20 lần chuyển thể thành phim điện ảnh và truyền hình, trong đó hoàn chỉnh nhất có:
    1987 - Phim truyền hình Hồng Lâu Mộng, đạo diễn Vương Phù Lâm, diễn viên chính Âu Dương Phấn Cường, Trần Hiểu Húc
    [​IMG]
    2010 - Phim truyền hình Tân Hồng Lâu Mộng, đạo diễn Lý Thiếu Hồng, diễn viên chính Dương Dương, Vu Tiểu Đồng, Tưởng Mộng Tiệp
    [​IMG]

    Ý Nghĩa của cuốn sách văn học Hồng Lưu Mộng:

    Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, dâm ô cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. Cái cảm giác "cây đổ vượn tan", "chim mỏi về rừng" đã chi phối ngòi bút Tào Tuyết Cần, chứng tỏ ông là nhà văn hiện thực báo hiệu buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Với nhãn quan của một người dân chủ, nhà văn còn nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng phản truyền thống. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất hiếu" của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau. Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.

Chia sẻ trang này