1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hongkong và sứ mệnh bảo vệ 'một đất nước- hai chế độ'

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi PeterPhan, 30/09/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PeterPhan

    PeterPhan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    1.966
    Những ngày cuối tháng 09. 2014, Hongkong (HK) lại dậy sóng bởi các cuộc tuần hành, biểu tình: yêu cầu nhà nước Trung Hoa Đại lục tôn trọng ý nguyện được 'bầu cử công khai theo hình thức phổ thông đầu phiếu' lãnh đạo của hòn đảo nào.

    Chưa bao giờ bầu không khí chính trị xã hội ở HK lại 'bức bách' như lúc này, kể từ lúc trờ về với đất mẹ năm 1997. Người dân muốn bảo vệ nền dân chủ đại nghị theo kiểu phương Tây đã hình thành ở nơi này kể từ khi Đế quốc Anh tiếp quản vào thế kỷ XIX. Còn chính phủ trung ương ở Bắc Kinh thì sao? Có lẽ còn quá sớm để nói 'Trung Nam Hải đang cố gắng gò ép HK vào khuôn đúc Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc'. Nhưng người dân, nhất là những người trẻ tuổi theo tư tưởng tự do của HK có quá vô lý không khi kiên quyết muốn HK phải giữ cho được chế độ của riêng mình.

    Liệu những lo lắng rằng Bắc Kinh đang dần 'bóp nghẹt dân chủ ở HK' có thỏa đáng không? Liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc có lắng nghe tiếng nói của người dân HK? Liệu có một thỏa hiệp chính trị?

    Tất cả chỉ mới là khởi đầu của... khởi đầu.

    Sự việc ở HK xảy ra giữa lúc thế giới dường như đang trong tâm điểm của các phong trào li khai và thành lập nhà nước mới. Cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập ở Scotland (Anh) có thể sẽ tạo cảm hứng cho nhiều nơi khác. Và các quốc gia, nay trong chính sách an ninh của mình buộc phải đặt thêm một câu hỏi: liệu việc 'tạo ra các phong trào li khai' có phải là một phương pháp mới nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác?

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 30/09/2014, Bài cũ từ: 30/09/2014 ---
    phong trào UmbrellaMovement tại Hongkong được cho là thực hiện rất qui mô, chuyên nghiệp. Bên dưới là các khẩu hiệu viết bằng nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Việt:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Ba trò này nhà cầm quỳên bắc kinh nó thuộc hơn cháo. Chỉ cái thông báo là xong.

    Hậu quả chuyện này kéo dài mới đau khổ cho hongkong, đuối phát về kinh tế là xong om.
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Ba trò này nhà cầm quỳên bắc kinh nó thuộc hơn cháo. Chỉ cái thông báo là xong.

    Hậu quả chuyện này kéo dài mới đau khổ cho hongkong, đuối phát về kinh tế là xong om.
  4. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Ba trò này nhà cầm quỳên bắc kinh nó thuộc hơn cháo. Chỉ cái thông báo là xong.

    Hậu quả chuyện này kéo dài mới đau khổ cho hongkong, đuối phát về kinh tế là xong om.
  5. PeterPhan

    PeterPhan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    1.966
    Một số lãnh đạo phong trào Occupy Central có 'dính' yếu tố Mỹ?
    [​IMG]
  6. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Tình báo Mỹ đưa cách mạng màu đến Hongkong
    VietnamDefence - Những kẻ cầm đầu phong trào chống đối Occupy Central mà từ tháng 7/2014 đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Hongkong đã trải qua các khóa đào tạo đặc biệt của tình báo Mỹ.

    [​IMG]

    Thông tin này của báo chí Trung Quốc có thể là một tin giật gân, nhưng thực ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

    “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ukraine, “cách mạng hoa tulip” ở Kyrgyzstan, “mùa xuân Arab” ở Cận Đông.

    Tên thay đổi, nhưng bản chất vẫn thế. Các chuyên gia quốc tế (không thể thiếu sự tham gia của các nhà bảo trợ lắm tiền) đang huấn luyện giới trẻ chiến thuật hành động chống đối, chiến lược tiến hành đàm phán với chính quyền, làm việc trên mạng xã hội. Mục tiêu được công bố là thúc đẩy các giá trị dân chủ. Trên thực tế là gây ảnh hưởng đối với tình hình trong nước và thiết lập trật tự thế giới mới.

    Theo báo chí Trung Quốc, Occupy Central phôi thai tại “Trung tâm Hongkong-Mỹ” (Hongkong-American Center). Tại các cuộc hội thảo đặc biệt, các nhà hoạt động-sinh viên được huấn luyện về “hỗ trợ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Trung Quốc và người Mỹ”. Người ta yêu cầu các nhà hoạt động sinh viên “thúc đẩy các thay đổi dân chủ” và cam kết dành cho họ sự ủng hộ của Washington, kể cả cơ hội học tập và sinh sống ở Mỹ.

    Các nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ đã tham dự các buổi huấn luyện này. Còn bản thân Còn bản thân Giám đốc điều hành Trung tâm là Morton Holbrook, người giữ cương vị này vào cuối năm 2013 chính là một tình báo viên với 30 năm thâm niên.

    Báo chí Trung Quốc cũng chỉ ra quan hệ gần gũi của Giám đốc Trung tâm với đại gia truyền thông Hongkong Jimmy Lai, người tài trợ cho phe đối lập, với cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz.

    Trước đó, trong những năm làm việc ở CIA, Paul Wolfowitz từng là một trong các tác giả báo cáo về mối đe dọa Xô-viết. Nay thì bàn tay của ông ta đã thò đến cả Trung Quốc.

    Các nhà hoạt động của phong trào Occupy Central yêu cầu tiến hành ở Hongkong vào năm 2017 việc bầu cử trực tiếp mà nay vẫn được bổ nhiệm bởi một đoàn cử tri. Dưới áp lực của phe biểu tình, chính quyền Bắc Kinh đã có những thay đổi trong hệ thống bầu cử, chấp nhận quy trình, theo đó dân cư Hongkong sẽ có thể bầu cho một trong một số ứng cử viên do các cử tri đề xuất. Nhưng rõ ràng là để sự việc không đi quá xa, Trung Quốc đại lục đã phong tỏa chức năng đăng ảnh và tin tức lên mạng xã hội Instagram.


    Nguồn: RIA Novosti, 29.9.2014.
  7. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    TT - Hôm qua (29-9), thị trường tài chính Hong Kong chao đảo do tác động của cuộc biểu tình “Chiếm trung tâm” khiến toàn bộ thành phố tê liệt.

    [​IMG]
    Người dân Hong Kong tiếp tục xuống đường đối đầu chính quyền ngày 29-9 - Ảnh: Reuters
    Theo Reuters, trong phiên giao dịch hôm qua giá cổ phiếu tại Hong Kong sụt giảm 1,9% xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng qua.

    Chỉ số chứng khoán Hang Seng mất 449,2 điểm, đồng nghĩa với việc 11,48 tỉ USD “bốc hơi”. Giá cổ phiếu các ngân hàng lớn như HSBC, Hang Seng Bank, Standard Chartered... đồng loạt tụt dốc.

    Hãng tư vấn tài chính Mỹ JL Warran Capital cảnh báo: “Nhiều khả năng các đợt bán tống bán tháo cổ phiếu sẽ liên tục diễn ra trong vài ngày tới”.

    Giao thông tê liệt

    Giá đồng đôla Hong Kong cũng sụt xuống mức 1 USD đổi được 7,7623 đôla Hong Kong, thấp nhất kể từ tháng 3.

    Cơ quan Tiền tệ Hong Kong thông báo 17 ngân hàng phải đóng cửa 29 chi nhánh trên toàn thành phố. JL Warran Capital cho biết đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm cao cấp, nhà hàng... chuyên phục vụ du khách từ Trung Quốc và nước ngoài.

    Hôm qua, phần lớn cửa hàng thời trang và nữ trang ở khu mua sắm nổi tiếng Mongkok phải đóng cửa.

    Từ sáng hôm qua, chính quyền Hong Kong đã tuyên bố rút lực lượng cảnh sát chống bạo động bởi các đám đông biểu tình “đã bình tĩnh trở lại”.

    Đặc khu trưởng Hong Kong Lương Chấn Anh trấn an dư luận rằng thông tin quân đội Trung Quốc đưa xe tăng vào Hong Kong để trấn áp cuộc biểu tình giống như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 chỉ là tin đồn thổi.

    “Tôi hi vọng công chúng sẽ giữ bình tĩnh. Đừng bị các tin đồn thổi đánh lừa. Hãy giải tán một cách hòa bình” - ông Lương Chấn Anh kêu gọi.

    Bất chấp lời kêu gọi khẩn thiết của ông Lương Chấn Anh, hàng chục ngàn người vẫn tập trung chật cứng quận Admiralty và các khu vực trung tâm thành phố.

    Hàng ngàn người khác cũng phong tỏa các con đường ở hai khu mua sắm Mongkok và Causeway Bay.

    “Chúng tôi đã tự tin hơn. Cảnh sát không đủ lực lượng để kiểm soát mọi khu vực có biểu tình” - AFP dẫn lời người biểu tình 27 tuổi Ivan Yeung. Hệ thống giao thông của Hong Kong tê liệt hoàn toàn.

    Khoảng 200 tuyến xe buýt ngừng hoạt động, một số phần của mạng lưới tàu điện đình trệ.

    Thách thức cho mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”

    Năm 2007, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) tuyên bố “có thể” tổ chức bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong năm 2017 theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

    Năm 2010, Bắc Kinh lặp lại tuyên bố này. Tuy nhiên ngày 31-8 vừa qua cả Hong Kong choáng váng khi chính quyền Trung Quốc cho biết 5 triệu cử tri Hong Kong sẽ chỉ được quyền bầu cử đặc khu trưởng năm 2017 theo danh sách mà Bắc Kinh đã duyệt để đảm bảo đặc khu trưởng là người “yêu Hong Kong, yêu Trung Quốc và không đối đầu với chính quyền trung ương”.

    Không có gì lạ khi người dân Hong Kong cảm thấy bị phản bội. Đây chính là thách thức cho Trung Quốc, cho mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”.

    Tương lai khó đoán

    Giáo sư luật Surya Deva thuộc ĐH Hong Kong nhận định rất khó dự đoán những gì sẽ diễn ra sau đó bởi cả phe biểu tình và nhà chức trách đều không có ý định nhượng bộ.

    “Khó biết bên nào sẽ lùi bước trước, nhưng nhiều khả năng phe biểu tình sẽ chiếm lợi thế” - giáo sư Deva dự báo.

    Giáo sư Michael DeGolyer thuộc ĐH Baptist Hong Kong cho rằng lực lượng cảnh sát khá mỏng của Hong Kong đã kiệt sức.

    “Nhà chức trách chỉ có thể hi vọng người biểu tình cũng sẽ mệt mỏi và trở về nhà” - ông DeGolyer nhận định.

    Đài truyền hình RTHK đưa tin ít nhất 41 người đã phải nhập viện vì chấn thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát. Nhà chức trách bắt giữ 78 người, nhưng đã trả tự do cho học sinh 17 tuổi Joshua Wong, một trong các thủ lĩnh biểu tình.

    Hôm qua, phản ứng về cuộc đụng độ ngày 28-9, Thời Báo Hoàn Cầu và Trung Quốc Nhật Báo đều mô tả người biểu tình là “những kẻ cực đoan chính trị” và “gây hỗn loạn”.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “phản đối thế lực bên ngoài ủng hộ các phong trào biểu tình bất hợp pháp”. Nhiều quan chức Bắc Kinh trước đó cũng chỉ trích Anh và Mỹ đứng sau chiến dịch “Chiếm trung tâm” (Occupy Central).

    Làn sóng biểu tình ở Hong Kong, bạo động ở Tân Cương hay Tây Tạng đơn giản chỉ là hậu quả của việc Bắc Kinh không tuân thủ các cam kết đã đưa ra.

    Mới đây, trên trang Yale Global Online của ĐH Yale, biên tập viên George Chen thuộc báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, một công dân Trung Quốc chính hiệu, cảnh báo: “Nếu Bắc Kinh dễ dàng phá vỡ cam kết với Hong Kong thì chắc hẳn cả thế giới phải lấy làm lo ngại rằng liệu chính quyền Trung Quốc có tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế”.

    Trong một diễn biến khác, hôm qua nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu khẳng định Đài Loan không ủng hộ mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.

    Du khách Việt không bị ảnh hưởng

    Các công ty du lịch, lữ hành có du khách Việt Nam du lịch tại Hong Kong cho biết lịch trình của các đoàn này không bị cuộc biểu tình đang diễn ra ở đặc khu này ảnh hưởng.

    Theo đại diện Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist (STS) và Vietravel, họ còn hai đoàn khách đang ở Hong Kong.

    Đại diện STS, Vietravel cho biết hiện họ đang giữ liên lạc thường xuyên với hướng dẫn viên, đối tác. Những đoàn khách này chỉ đến những điểm du lịch, mua sắm chứ không đi vào khu vực có biểu tình ở các quận trung tâm Hong Kong.

    Tính đến chiều 29-9, lượng khách gọi điện thoại đến hỏi thăm tình hình và xin hủy tour du lịch đến Hong Kong không đáng kể.
  8. PeterPhan

    PeterPhan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    1.966
    Một số hình ảnh 'độc' tại UmbrellaRevolution:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Nhớ hồi trước sang HK chơi, ẻm hướng dẫn viên có nói:" Nếu tất cả người dân HK đều đổ ra đường thì mỗi người chỉ có thể đứng bằng 1 chân" - Ý nói dân số HK giờ đã quá đông đúc chật chội trên mấy hòn đảo nhỏ bé... Lý thuyết khoảng hơn 7 triệu nhưng thực tế khoảng 12 triệu rồi...
    Xem phim thấy dân tình nói tiếng Anh nhoay nhoáy, cuối cùng sang bên ấy chả khác gì điếc với câm vì rặt toàn người mù tịt tiếng Anh và xả ra cả tràng tiếng Quảng Đông cứ như người vừa nghẹn cơm vừa nói... Ra siêu thị, sân bay, lễ tân KS, nhà hàng to to thì mới có người nói được.
    Hỏi ra thì sau 1997 dân Quảng Đông đại lục kéo sang làm ăn ngập cả HK, dù chính quyền TQ đã mở rộng khu Tân Giới, xây dựng nhiều khu nhà ở đây, ném rõ nhiều hìu vào phát triển Thâm Quyến để cân xứng nhưng nhìn chung đất đai vẫn chật hẹp, bí bách, sức ép việc làm đè nặng lên những người HK cũ khi dân lục địa vẫn kéo sang rất nhiều...
    Có lẽ chính sức ép về việc làm, nơi ở, mâu thuẫn giữa những người HK cũ và mới mới là nguyên nhân chính của tình trạng hiện nay
  10. PeterPhan

    PeterPhan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    1.966
    bác nào có tài liệu gì về chính sách nhập cư của HK ko. Chứ nếu để di dân tự do thì HK ngập tràn người TQ là chuyện đương nhiên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này