1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp âm ??

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi thanh786, 15/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Hợp âm ??

    ta thấy có khá nhiều hợp âm ,nhưng tôi không hiểu ai lại có thể nghĩ ra được những hợp âm đó ,họ tạo ra nó trên những nguyên tắc nào
  2. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Vì bạn nêu câu hỏi trong diễn đàn Vật lý, nên tôi cố thử trả lời trên quan điểm vật lý xem sao.
    Nhà bác học Archimed trong khi nghiên cứu thiên văn, đã phát hiện thấy một trật tự chuyển động nào đó giữa 7 hành tinh trong hệ Mặt trời (khi đó người ta mới phát hiện được 7 hành tinh). Với những suy tưởng kỳ lạ, ông đã chia quãng cao độ âm thanh thành 7 bậc không cách đều nhau, theo những quan sát thiên văn kể trên, gọi là âm thanh ?obình quân luật? và coi đó là thứ âm nhạc của thần thánh và là điều tự nhiên nhất. Như vậy, cứ sau 7 bậc thì âm thanh bậc thứ 8 có tần số cao gấp 2 lần hoặc giảm còn ½ tần số của bậc đầu tiên, được gọi là quãng 8. Bảy bậc cao độ được đặt tên theo thứ tự là các nốt nhạc: do, re, mi, fa, sol, la, si hoặc đước ký hiệu bằng các chữ cái là: C, D, E, F, G, A, B. (Vì lẽ đó, nhạc ngũ cung phương đông chia quãng 8 thành 5 nốt thì không thể dùng nhạc cụ phương tây để diễn tấu. Các nốt nhạc giữa hai kiểu chia này bị chênh nhau một chút, và nếu cứ cố tình tấu nhạc loại này bằng nhạc cụ loại kia thì rất khó chịu.)
     
    Nếu các nốt nhạc này không bị thay đổi cao độ, ta có những giai điệu theo giọng Đô trưởng (Do major) hoặc La thứ (La minor). Ở giọng này, cao độ giữa do và re là 1 cung, re và mi cũng là 1 cung, nhưng mi và fa chỉ có nửa cung, tiếp đến fa và sol rồi sol và la cũng như la và si cách nhau 1 cung, cuối cùng, si đến do lại còn có nửa cung và hoàn thành một quãng 8.
     
    Nếu gõ trên phím đàn, ví dụ piano, lần lượt từng nốt nhạc ngẫu nhiên, ta có một giai điệu. Nhưng nếu cùng lúc, gõ đồng thời vài ba nốt nhạc, ta có chồng âm. Có những chồng âm làm cho tiếng đàn vang lên rất hay, nhưng cũng có những chồng âm làm tiếng đàn nghẹn lại, có cảm giác sai cao độ và rất chối tai. Những chồng âm ?ohay? được người ta tạo thành các hợp âm còn những chồng âm ?ochối tai? thì bị loại bỏ. Theo nhạc cổ điển, những chồng âm gồm các quãng 3 liên tiếp được coi là hay còn quãng hai thì thường chối tai, đặc biệt là quãng hai chỉ có nửa cung thì rất khó chịu và được gọi là lỗi cromatic (bạn thử đánh đồng thời hai nốt si và do hoặc mi và fa mà xem, thực sự là rất kinh khủng).Tất nhiên, cái cảm giác ?ochối tai? cũng có tính lịch sử và địa lý, âm nhạc dân gian Nga và nhiều tác phẩm hiện đại dùng những chồng âm này và hình như cũng được tán thưởng và ghi nhận như những cách tân trong nghệ thuật.
     
    Trong một hợp âm gồm các quãng 3 liên tiếp, người ta lấy tên của nốt thấp nhất đặt tên cho hợp âm. Ví dụ, hợp âm gồm các nốt do, mi và sol được gọi là hợp âm đô trưởng, với quãng 3 đầu tiên gồm 2 cung. Hợp âm gồm các nốt la, do và mi được gọi là hợp âm la thứ, với quãng 3 đầu tiên gồm 1,5 cung. Như vậy, với giọng đô trưởng hoặc la thứ, ta có thể dựng những hợp âm như sau:


    do trưởng C: gồm do, mi và sol

    re thứ Dm: gồm re, fa và la

    mi thứ Em: gồm mi, sol và si (thường dùng mi7 với sol thăng và thêm re ?" E7)

    fa trưởng F: gồm fa, la và do

    sol trưởng G: gồm sol, si và re (thường thêm fa thành G7)

    la thứ Am: gồm la, do và mi

    si thứ Bm5-: gồm si, re và fa (có hai quãng 3 thứ, ít dùng)
    Tiếp tục, các hợp âm không phải được sử dụng một cách tùy tiện, cho dù có ?ohay? đến thế nào. Các hợp âm phải tuân theo những quy tắc hòa âm để tạo nên mĩ cảm âm nhạc. Vòng hòa âm được coi là chuẩn mực theo quan niệm cổ điển phải được tiến hành như sau: đầu tiên là hợp âm chủ (ví dụ, giai điệu có giọng đô trưởng thì hợp âm đầu tiên của bản nhạc phải là hợp âm đô trưởng, ký hiệu là C). Hợp âm tiếp theo là hạ át (trong ví dụ này là fa trưởng, ký hiệu là F) rồi tiếp đến là hợp âm át (trong ví dụ này là sol trưởng, ký hiệu là G). Điều đó được lý giải trên một quan điểm về sự cân bằng ?onăng lượng?.  Theo quan điểm này, hợp âm chủ được coi là ổn định nhất, hợp âm hạ át có thế năng cao và mất ổn định, hợp âm át có thế năng cao nhất và bất ổn nhất. Khi đã dùng hợp âm át, người nghe sẽ thấy rất ?obức xúc? và thầm mong từ trong tiềm thức rằng phải mau chóng được ?oxả áp? về hợp âm chủ. Người ta nói hợp âm át có ?osức hút? về hợp âm chủ là vì vậy. Có thể ví sự kiện hợp âm át trở về hợp âm chủ giống như xuống sề trong ca cải lương, tạo cảm giác ?ophê? đã đời. Cũng vì lý do đó, hợp âm mi thứ thường được ?ochế? thành mi7 để tạo sức hút về hợp âm la thứ.
    Ngoài những hợp âm chính này ra, người ta còn dùng thêm các hợp âm của giọng thứ nữa, nhưng vẫn phải tuân thủ theo một trình tự nào đó, đặc biệt là khi đã sử dụng hợp âm át thì sau đó bắt buộc phải trở về hợp âm chủ chứ không được dùng một hợp âm nào khác. Tất nhiên, đây là nói về nhạc cổ điển, nhạc hiện đại không bắt buộc tuân theo trình tự này. Nhiều ca khúc thể loại pop thường có vòng hòa âm C-Am-F-G7-C? cho cả ca khúc, là minh họa cho kiểu hòa âm cổ điển (dù được sáng tác trong thể kỷ này). Còn ca khúc Let it be của The Beatles thì mở đầu phần dạo nhạc lại có vòng hòa âm trái khoáy: C-G-Am-G7-F-C, đây là điều tối kỵ trong âm nhạc cổ điển, bởi vì nó tạo cảm giác ?oday dứt? và ?obất an?. Có lẽ vì biết được điều đó, nên The Beatles đã tận dụng để tạo nên tâm trạng bồn chồn cho người nghe, nhằm khắc họa sâu hơn cho chủ đề của tác phẩm?
    Được dcl202 sửa chữa / chuyển vào 07:46 ngày 16/11/2005
  3. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Em có gửi một bản hỏi này trong mục nhạc cổ điển ,không hiểu bửa trước em suy nghĩ thế nào mà cho vào mục vật lý này
  4. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    chú này hay thật .................. chú e có nghiên cứu thuyết dây ko đó ?
    chú em muốn biết về hợp âm thì nên học hòa âm 4 bè thôi ! (soprano, alto, terno, bass) đó là nền tảng của hoà âm. học cái này cực lắm nhưng nó rất cần khi viết hợp âm và hoà âm phối khí cho bất cứ bản nhạc nào ............
    Được lanpurge sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 16/12/2005
  5. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ... lý thuyết dây là sao ? Ông có nhầm không đấy ?
    Hhahhahha...

Chia sẻ trang này