1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp Đồng Kinh Tế và Hợp Đồng Kinh Tế Vô Hiệu

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi goimaitenemtrongnoidau, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Hợp Đồng Kinh Tế và Hợp Đồng Kinh Tế Vô Hiệu

    A. HỢP ĐỒNG KINH TẾ

    Theo điều I của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qui định thì: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

    I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ:


    a.Chủ Thể Tham Gia Ký Kết:
    -Ít nhất một bên tham gia kí hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân, các bên còn lại có thể cũng là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng kí kinh doanh. Ở đây chúng ta nói ?ocác bên còn lại? là vì hợp đồng kinh tế hay hợp đồng bất kỳ nào khác, thông thừờng là do hai bên tham gia kí kết, nhưng điều này không nhất thiết như vậy, mà cũng có trường hợp đặc biệt là nhiều hơn hai bên tham gia.

    Vấn đề còn lại là như thế nào là pháp nhân, Các hợp tác xã, các loại công ty, các tổ chức chính trị xã hội: Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ....., đoàn thể, hội nghề nghiệp: Hội luật sư, hội người mù ...; các loại chi nhánh: hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc..; văn phòng đại diện nước ngoài, v.v và v.v. cái nào có tư cách pháp nhân và cái nào không có tư cách pháp nhân. Theo điều 95 của bộ luật dân sự thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: (1) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; (2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo khoản 4 điều 100 bộ luật dân sự quy định thì, Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân.

    - Cá nhân có đăng kí kinh doanh. Theo qui định của thông tư số 11 năm 1996 của Tòa án nhân dân tối cao thì cá nhân có đăng kí kinh doanh là các doanh nghiệp tư nhân.

    Ngoài ra theo điều 42 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì những người làm công tác khoa học kỹ thụât, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi tham gia ký kết với pháp nhân Việt Nam. Ở đây Pháp lệnh chỉ nói ?ocó thể trở thành chủ thể của Hợp đồng kinh tế? nhưng theo công văn 394/VP ngày 11/09/1995 của tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc xử lí tranh chấp hợp đồng kinh tế thì trong đó ghi cụ thể: ?oCác tranh chấp về hợp đồng giữa pháp nhân với người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân, không phải là vụ án kinh tế mà là vụ án dân sự?. Mặc dù công văn 394/VP của tòa án nhân dân tối cao, chỉ là một công văn hướng dẫn ?" giá trị pháp lí thấp hơn Pháp lệnh HĐKT, nhưng trong thực tế xét xử toà án vẫn áp dụng công văn 394/VP để xét xử.

    Người đại diện kí kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hoặc người chủ DN tư nhân. Nếu người tham gia kí kết không phải là người đại diện theo pháp lụât của pháp nhân hoặc không phải là người chủ DNTN, thì tham gia ký kết này phải có giấy ủy quyền của những người trên và người được ủy quyền không dược ủy quyền lại cho bất kì người thứ 3 nào. Đến đây lại phát sinh vấn đề như thế nào là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được qui định cụ thể trong bản điều lệ, hoặc được ghi trong giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh của pháp nhân. Thông thường, người này là Giám đốc hoặc tổng giám đốc đối với pháp nhân là công ty, hoặc chủ tịch, chủ nhiệm đối với pháp nhân là tổ chức khác. Nhưng cũng không nhất thiết là vậy, mà cũng có thể là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Để bảo đảm rằng hợp đồng được ký đúng thẩm quyền thì trước khi kí kết hợp đồng, các các bên tham gia ký kết nên tế nhị đề nghị đối tác cho xem giấy phép kinh doanh hoặc bản điều lệ công ty, vì trong đó có ghi cụ thể người nào là đại diện theo pháp luật của công ty, có tên, ngày sinh số CMND, địa chỉ thường trú.

    Tóm lại, các bên tham gia kí hết hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân kí với pháp nhân, hoặc pháp nhân kí với DN tư nhân, và người đại diện là người đứng đầu pháp nhân hoặc chủ DNTN. Xin nói thêm DN tư nhân kí với DN tư nhân thì không phải là hợp đồng kinh tế, và các tranh chấp phát sinh sẽ giải quyết theo pháp luật dân sự, vì DN tư nhân không có tư cách pháp nhân.

    b. Hợp đồng kinh tế phải bằng tài liệu văn bản:
    Nhất thiết hợp đồng kinh tế phải bằng văn bản, và tài liệu giao dịch, tức là các bên phải kí tên, đóng dấu vào được, cầm xem ?" đọc được, di chuyển cất trữ được. Các tài liệu giao dịch bao gồm đơn chào hàng, điện báo, đơn đặt hàng, công văn. Nhưng tài liệu giao dịch dưới dạng thư điện tử thì không được coi là hợp đồng kinh tế, tuy nó vẫn thể hiện được đầy đủ ý chí của các chủ thể tham gia thỏa thụân. Tuy nhiên đối với tài liệu giao dịch dưới hình thức là bản Fax thì khi một bên kí xong đóng dấu, fax đi, bên kia nhận kí vào đóng dấu và fax trở lại, sau đó các bên tiến hành gởi bản chính hoàn chỉnh có chữ kí và dấu của mình qua đường bưu điện cho bên kia. Nếu các bên không chịu gởi bản chính cho nhau thì sao, thì bản fax kia vẫn được xem là hợp đồng kinh tế, và khi phát sinh tranh chấp ra tòa, nó vẫn có giá trị pháp lí để tòa làm căn cứ xem xét. Vấn đề là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là vào lúc nào, từ lúc nhận bản Fax hay là lúc bên kia Fax trả lại, hay là khi các bên nhận được bản chính, điều này rất quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Chúng ta sẽ bàn ở phần sau.

    Cũng xin nói thêm, hợp đồng kinh tế ký kết gián tiếp như Fax, điện báo, thư chào hàng, đơn đặt hàng, thì không được ủy quyền cho người khác ký, nếu là ủy quyền thì bị coi là vô hiệu toàn bộ.

    Hình thức của hợp đồng kinh tế nhất thiết phải bằng văn bản tài liệu là vì nó là sự ghi nhận về quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thụân với nhau, và đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành thực hiện các cam kết, cơ sở để kiểm tra thẩm quyền người tham gia thỏa thuận ký kết, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm nếu có.

    c. Hợp đồng kinh tế kí kết vì mục dích kinh doanh: Các bên tham gia kí kết hợp đồng kinh tế vì mục đích kinh doanh, điều này có nghĩa là hàng hóa (có thể hàng hóa hữu hình hoặc vô hình ?" dịch vụ) phải gắn với quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tái sản xuất của các bên, Phải ít nhất là một bên có mục đích kinh doanh, còn bên kia không nhất thiết là phải có mục đích kinh doanh khi tham gia kí kết, nhưng không phải là mục đích tiêu dùng và sinh hoạt. Điều này xem ra rất trừu tượng khó hiểu, chúng ta lấy ví dụ như thế này: Một trường ĐH kí hợp đồng với một DN tư nhân mua bàn ghế thì đấy là hợp đồng kinh tế, vì DNTN nọ bán bàn ghế là vì mục đích kinh doanh, còn trường ĐH mua bàn ghế là nhằm phục vụ cho công việc ?osản xuất kinh doanh? của mình. Ví dụ khác, bàn ghế được thay bằng nước suối cho giảng viên uống thì sao, Lúc này DNTN bán nước suối - vẫn có mục đích kinh doanh, còn trường ĐH mua nước suối về tiêu dùng, nên hợp đồng này không được coi là hợp đồng kinh tế nữa mà là hợp đồng dân sự. Nhưng nhiều trường hợp để phân định điều này rạch ròi là tiêu dùng hay kinh doanh thì không phải là chuyện dễ, ví dụ như trường ĐH đó mua cái Tivi vừa để dạy vừa để cho giảng viên xem thì sao ??

    Những hợp đồng có đủ các yếu tố trên thì là hợp đồng kinh tế, nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ đựơc xử theo pháp luật về kinh tế.


    Trần Sơn Đông

    Được goimaitenemtrongnoidau sửa chữa / chuyển vào 08:14 ngày 17/02/2004
  2. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    II. NHỮNG NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG:
    a. Nguyên tắc tự nguyện: Việc tham gia ký kết hợp đồng kinh tế là sự tự nguyện thỏa thụân của các bên, mà không có sự sắp đặt ý chí, gây áp lực, ép buộc của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác, lựa chọn mặt hàng, khối lượng giao dịch, hình thức thanh toán .... Hay tự do thỏa thuận, thể hiện bất kỳ ý chí nào của mình.
    b. Nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp và không vi phạm pháp lụât: Các bên có quyền tự nguyện, tự do thỏa thuận và thể hiện ý chí của mình nhưng những thỏa thụân và ý chí của các bên không được vi phạm hay trái với các quy định của pháp lụât. Các bên phải tự chịu trách nhiệm về những gì mình tham gia thỏa thụân, ký kết trước pháp luật và trước đối tác, và phải tự chịu trách nhiệm về tài sản khi bị phạt hay bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị vi phạm các điều khoản của hợp đồng.
    c. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi: Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình thảo lụân, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Dù các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế thuộc thành phần kinh tế nào, thì pháp lụât vẫn đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể này. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi còn thể hiện việc đảm bảo sự công bằng và lợi ích hợp pháp cho các bên, không thể tồn tại một hợp đồng kinh tế mà có một bên chỉ có nghĩa vụ và bên còn lại chỉ có quyền.
    Trần Sơn Đông
  3. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    II. NHỮNG NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG:
    a. Nguyên tắc tự nguyện: Việc tham gia ký kết hợp đồng kinh tế là sự tự nguyện thỏa thụân của các bên, mà không có sự sắp đặt ý chí, gây áp lực, ép buộc của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác, lựa chọn mặt hàng, khối lượng giao dịch, hình thức thanh toán .... Hay tự do thỏa thuận, thể hiện bất kỳ ý chí nào của mình.
    b. Nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp và không vi phạm pháp lụât: Các bên có quyền tự nguyện, tự do thỏa thuận và thể hiện ý chí của mình nhưng những thỏa thụân và ý chí của các bên không được vi phạm hay trái với các quy định của pháp lụât. Các bên phải tự chịu trách nhiệm về những gì mình tham gia thỏa thụân, ký kết trước pháp luật và trước đối tác, và phải tự chịu trách nhiệm về tài sản khi bị phạt hay bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị vi phạm các điều khoản của hợp đồng.
    c. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi: Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình thảo lụân, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Dù các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế thuộc thành phần kinh tế nào, thì pháp lụât vẫn đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể này. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi còn thể hiện việc đảm bảo sự công bằng và lợi ích hợp pháp cho các bên, không thể tồn tại một hợp đồng kinh tế mà có một bên chỉ có nghĩa vụ và bên còn lại chỉ có quyền.
    Trần Sơn Đông
  4. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    trích:
    c. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi: Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình thảo lụân, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Dù các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế thuộc thành phần kinh tế nào, thì pháp lụât vẫn đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể này. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi còn thể hiện việc đảm bảo sự công bằng và lợi ích hợp pháp cho các bên, không thể tồn tại một hợp đồng kinh tế mà có một bên chỉ có nghĩa vụ và bên còn lại chỉ có quyền.
    ------------------------------------
    hình như không có nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi bác nhỉ, chỉ có nguyên tắc bình đảng và nguyên tắc cùng có lợi thôi
    cho em thắc mắc tí : nếu vi phạm nguyên tắc cùng có lợi thì Hợp đồng có vô hiệu không bác nhỉ ?
    trích :
    Cũng xin nói thêm, hợp đồng kinh tế ký kết gián tiếp như Fax, điện báo, thư chào hàng, đơn đặt hàng, thì không được ủy quyền cho người khác ký, nếu là ủy quyền thì bị coi là vô hiệu toàn bộ.
    -------------------------------
    Em nhớ hợp đồng kinh tế hình như không thể kí thông qua fax được bác ạ, hợp đồng thương mại dân sự thì được nhưng kinh tế thì không
  5. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    trích:
    c. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi: Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình thảo lụân, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Dù các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế thuộc thành phần kinh tế nào, thì pháp lụât vẫn đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể này. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi còn thể hiện việc đảm bảo sự công bằng và lợi ích hợp pháp cho các bên, không thể tồn tại một hợp đồng kinh tế mà có một bên chỉ có nghĩa vụ và bên còn lại chỉ có quyền.
    ------------------------------------
    hình như không có nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi bác nhỉ, chỉ có nguyên tắc bình đảng và nguyên tắc cùng có lợi thôi
    cho em thắc mắc tí : nếu vi phạm nguyên tắc cùng có lợi thì Hợp đồng có vô hiệu không bác nhỉ ?
    trích :
    Cũng xin nói thêm, hợp đồng kinh tế ký kết gián tiếp như Fax, điện báo, thư chào hàng, đơn đặt hàng, thì không được ủy quyền cho người khác ký, nếu là ủy quyền thì bị coi là vô hiệu toàn bộ.
    -------------------------------
    Em nhớ hợp đồng kinh tế hình như không thể kí thông qua fax được bác ạ, hợp đồng thương mại dân sự thì được nhưng kinh tế thì không
  6. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    III. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ:
    Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản, những quy định, những quy ước mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất với nhau. Những nội dung này có thể chỉ là thể hiện duy nhất trên một bản hợp đồng, nhưng đôi khi ngoài bản hợp đồng chính ra cũng có thể có thêm những phụ lục kèm theo hợp đồng chính. Dù là chỉ có hợp đồng chính hay có phụ lục đính kèm, thì những điều khoản, quy định, quy ước của hợp đồng đều được chia thành ba loại sau:
    a. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng: Điều khoản chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản bắt buộc phải có của một bản hợp đồng kinh tế, nếu không có hay thiếu những điều khoản này thì bản thỏa thụân này không được xem là hợp đồng kinh tế.
    b. Điều khoản thường lệ: Điều khoản thường lệ là những điều khoản đã được pháp lụât ghi nhận, nếu các bên không thỏa thụân gì thêm hay không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên các bên công nhận và phải chấp hành. Tuy nhiên trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì những thỏa thụận này không được trái với những quy định của pháp lụât.
    c. Điều khoản tùy nghi: Điều khoản tùy nghi là điều khoản do các bên tự do thỏa thuận với nhau, nếu các bên không ghi điều khoản này vào bản hợp đồng thì cũng không làm phát sinh bất cứ quyền hay nghĩa vụ gì khác với những thỏa thụân đã ghi trong hợp đồng.
    Theo điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định thì những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế gồm những nội dung: Ngày tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện theo pháp lụât, người tham gia ký kết hợp đồng; Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng, hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận; Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thụât của công việc; Giá cả của hàng hóa được giao dịch.
    Ngoài ra điều 12 cũng quy định thêm những điều khoản khác như nội dung về Bảo hành, phương thức thanh toán, nghiệm thu, bàn giao, thời hạn, hiệu lực hợp đồng, các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng, và những quy định khác. Những điều khoản này, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà trở thành điều khoản chủ yếu hoặc không phải là điều khoản chủ yếu, do đó nó có thể là điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng này, nhưng không phải là điều khoản chủ yếu đối với loại hợp đồng khác.
    Trần Sơn Đông
  7. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    III. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ:
    Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản, những quy định, những quy ước mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất với nhau. Những nội dung này có thể chỉ là thể hiện duy nhất trên một bản hợp đồng, nhưng đôi khi ngoài bản hợp đồng chính ra cũng có thể có thêm những phụ lục kèm theo hợp đồng chính. Dù là chỉ có hợp đồng chính hay có phụ lục đính kèm, thì những điều khoản, quy định, quy ước của hợp đồng đều được chia thành ba loại sau:
    a. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng: Điều khoản chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản bắt buộc phải có của một bản hợp đồng kinh tế, nếu không có hay thiếu những điều khoản này thì bản thỏa thụân này không được xem là hợp đồng kinh tế.
    b. Điều khoản thường lệ: Điều khoản thường lệ là những điều khoản đã được pháp lụât ghi nhận, nếu các bên không thỏa thụân gì thêm hay không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên các bên công nhận và phải chấp hành. Tuy nhiên trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì những thỏa thụận này không được trái với những quy định của pháp lụât.
    c. Điều khoản tùy nghi: Điều khoản tùy nghi là điều khoản do các bên tự do thỏa thuận với nhau, nếu các bên không ghi điều khoản này vào bản hợp đồng thì cũng không làm phát sinh bất cứ quyền hay nghĩa vụ gì khác với những thỏa thụân đã ghi trong hợp đồng.
    Theo điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định thì những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế gồm những nội dung: Ngày tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện theo pháp lụât, người tham gia ký kết hợp đồng; Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng, hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận; Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thụât của công việc; Giá cả của hàng hóa được giao dịch.
    Ngoài ra điều 12 cũng quy định thêm những điều khoản khác như nội dung về Bảo hành, phương thức thanh toán, nghiệm thu, bàn giao, thời hạn, hiệu lực hợp đồng, các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng, và những quy định khác. Những điều khoản này, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà trở thành điều khoản chủ yếu hoặc không phải là điều khoản chủ yếu, do đó nó có thể là điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng này, nhưng không phải là điều khoản chủ yếu đối với loại hợp đồng khác.
    Trần Sơn Đông
  8. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    IV. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ:
    a. Thực hiện đúng số lượng: Như đã nói ở phần trên, điều khoản quy định về số lượng là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế. Trong quá trình giao nhận hàng hóa các bên phải dùng các biện pháp cân, đo, đong, đếm, để tiến hành nghiệm thu, bàn giao, giao nhận và kết quả này phải lập biên bản giao nhận.
    Trong quá trình tiến hành giao nhận, nếu phát hiện sự không đúng như những thỏa thụân trong hợp đồng thì phải tìm ra nguyên nhân của sự thiếu hụt hay thừa ấy, và quy trách nhiệm vật chất cụ thể. Trong trường hợp này, bên nhận chỉ nhận và thanh toán đúng số lượng thực nhận, và bên giao phải có trách nhiệm tiếp tục giao hàng cho đến khi đủ như cam kết.
    Trường hợp hàng hóa giao không đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán cho đến khi hoàn thành đồng bộ. Trường hợp này bên nhận hàng có quyền chọn một trong hai cách xử lý sau:
    - Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hóa rồi mới nhận. Nếu trong thời gian chờ đợi mà dẫn đến hợp đồng thực hiện không đảm bảo điều khoản thời gian giao hàng thì bên vi phạm phải chịu phạt bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng.
    - Bên nhận hàng vẫn nhận những sản phẩm không đồng bộ hay chưa hoàn chỉnh ấy và đề nghị bên giao hàng chịu toàn bộ những chi phí để tiếp tục hoàn thành hay chỉnh sửa, điều chỉnh cho đến khi đồng bộ và hoàn chỉnh, đồng thời bên vi phạm còn phải chịu phạt vi phạm hợp đồng.
    b. Thực hiện đúng điều khoản chất lượng: Hàng hóa được giao phảm đảm bảo đúng như chất lượng đã thỏa thuận giữa các bên. Khi giao nhận, các bên cũng tiến hành ghi chép nội dung này vào biên bản giao nhận. Nếu phát hiện sự vi phạm về điều khoản này thì bên bị vi phạm có quyền:
    - Không nhận sản phẩm, hàng hóa, phạt vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường hợp đồng như trường hợp không thực hiện hợp đồng.
    - Nhận hàng hóa, sản phẩm với yêu cầu giảm giá, hoặc phạt vi phạm hợp đồng về điều khoản chất lượng.
    - Yêu cầu khắc phục, sửa chữa các sai sót trước khi nhận.
    Nếu hàng hóa sản phẩm có thời hạn bảo hành, mà trong quá trình sử dụng phát sinh các hư hỏng thì các bên tiến hành xác định trách nhiệm bảo hành, sửa chữa, thay thế, khắc phục, đổi sản phẩm theo những quy định về bảo hành mà hai bên đã thỏa thuận.
    c. Thực hiện đúng thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng là khoảng thời gian nhất định mà trong khoản thời gian này các bên phải tiến hành giao nhận hàng hóa cho nhau. Thời điểm giao hàng là lúc mà việc giao hàng diễn ra.
    Khi có vi phạm về điều khoản thời gian giao hàng trễ hơn thời hạn đã thỏa thuận thì bên nhận hàng có quyền: (1) Không nhận sản phẩm, hàng hoá, bắt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng như trường hợp không thực hiện hợp đồng. (2) Nhận sản phẩm hàng hóa, phạt vi phạm thời hạn giao hàng và bồi thường thiệt hại.
    Khi có vi phạm về điều khoản giao hàng trong trường hợp hàng được giao sớm hơn, thì bên nhận có quyền từ chối nhận hàng, và mọi phí tổn vận chuyển, bảo quản do việc giao hàng sớm này phát sinh sẽ do bên vi phạm chịu trách nhiệm.
    Khi có vi phạm về điều khoản giao hàng trong trường hợp hàng được giao đúng như quy định trong hợp đồng mà bên nhận không nhận được hàng thì bên giao hàng có quyền bắt bên vi phạm chịu phạt vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá, sản phẩm, đòi bồi thường thiệt hại và chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, chuyên chở do hậu quả của việc chậm nhận hàng gây nên.
    d. Thực hiện đúng địa điểm giao hàng: Các bên có trách nhiệm giao và nhận hàng hoá sản phẩm tại nơi đúng như đã thỏa thụân. Nếu các bên không thỏa thuận trước về địa điểm giao hàng thì tuỳ vào từng loại hợp đồng kinh tế - địa điểm và phương thức giao hàng được thực hiện theo những quy định của pháp lụât. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận và pháp lụât chưa quy định thì địa điểm giao nhận hàng hóa là kho chính của bên giao hàng, và hàng được giao trên phương tiện vận chuyển của bên mua hàng.
    e. Thực hiện đúng điều khoản giá cả, thanh toán: Đối với những hàng hóa có giá theo quy định của các cơ quan nhà nước, thì việc thỏa thụân giá cả trong hợp đồng không được trái với những chính sách, quy định của pháp lụât. Sau khi điều khỏan giá cả được xác lập trong hợp đồng thì các bên phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ.
    Phương thức thanh tóan cũng được thực hiện đúng như đã thỏa thụân, nếu trong hợp đồng không thỏa thụân điều khỏan phương thức thanh tóan thì việc thanh tóan phải được thực hiện xong trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được chứng từ hợp lệ yêu cầu thanh tóan. Việc thanh tóan được xem là hòan thành khi đã chuyển đủ tiền trên tài của mình tại ngân hàng hoặc trực tiếp nhận đủ bằng tiền mặt theo chứng từ hợp lệ.
    Trong trường hợp bên có nghĩa vụ thanh tóan vi phạm điều khỏan thời hạn thanh tóan thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phạt vi phạm hợp đồng, mức phạt tối đa là mức phạt theo mức lãi suất quá hạn theo quy định của pháp lụât và phải chịu bồi thường thiệt hại theo lãi suất ngân hàng trên số tiền bị thanh tóan chậm trễ.
    Trần Sơn Đông
  9. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    IV. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ:
    a. Thực hiện đúng số lượng: Như đã nói ở phần trên, điều khoản quy định về số lượng là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế. Trong quá trình giao nhận hàng hóa các bên phải dùng các biện pháp cân, đo, đong, đếm, để tiến hành nghiệm thu, bàn giao, giao nhận và kết quả này phải lập biên bản giao nhận.
    Trong quá trình tiến hành giao nhận, nếu phát hiện sự không đúng như những thỏa thụân trong hợp đồng thì phải tìm ra nguyên nhân của sự thiếu hụt hay thừa ấy, và quy trách nhiệm vật chất cụ thể. Trong trường hợp này, bên nhận chỉ nhận và thanh toán đúng số lượng thực nhận, và bên giao phải có trách nhiệm tiếp tục giao hàng cho đến khi đủ như cam kết.
    Trường hợp hàng hóa giao không đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán cho đến khi hoàn thành đồng bộ. Trường hợp này bên nhận hàng có quyền chọn một trong hai cách xử lý sau:
    - Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hóa rồi mới nhận. Nếu trong thời gian chờ đợi mà dẫn đến hợp đồng thực hiện không đảm bảo điều khoản thời gian giao hàng thì bên vi phạm phải chịu phạt bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng.
    - Bên nhận hàng vẫn nhận những sản phẩm không đồng bộ hay chưa hoàn chỉnh ấy và đề nghị bên giao hàng chịu toàn bộ những chi phí để tiếp tục hoàn thành hay chỉnh sửa, điều chỉnh cho đến khi đồng bộ và hoàn chỉnh, đồng thời bên vi phạm còn phải chịu phạt vi phạm hợp đồng.
    b. Thực hiện đúng điều khoản chất lượng: Hàng hóa được giao phảm đảm bảo đúng như chất lượng đã thỏa thuận giữa các bên. Khi giao nhận, các bên cũng tiến hành ghi chép nội dung này vào biên bản giao nhận. Nếu phát hiện sự vi phạm về điều khoản này thì bên bị vi phạm có quyền:
    - Không nhận sản phẩm, hàng hóa, phạt vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường hợp đồng như trường hợp không thực hiện hợp đồng.
    - Nhận hàng hóa, sản phẩm với yêu cầu giảm giá, hoặc phạt vi phạm hợp đồng về điều khoản chất lượng.
    - Yêu cầu khắc phục, sửa chữa các sai sót trước khi nhận.
    Nếu hàng hóa sản phẩm có thời hạn bảo hành, mà trong quá trình sử dụng phát sinh các hư hỏng thì các bên tiến hành xác định trách nhiệm bảo hành, sửa chữa, thay thế, khắc phục, đổi sản phẩm theo những quy định về bảo hành mà hai bên đã thỏa thuận.
    c. Thực hiện đúng thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng là khoảng thời gian nhất định mà trong khoản thời gian này các bên phải tiến hành giao nhận hàng hóa cho nhau. Thời điểm giao hàng là lúc mà việc giao hàng diễn ra.
    Khi có vi phạm về điều khoản thời gian giao hàng trễ hơn thời hạn đã thỏa thuận thì bên nhận hàng có quyền: (1) Không nhận sản phẩm, hàng hoá, bắt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng như trường hợp không thực hiện hợp đồng. (2) Nhận sản phẩm hàng hóa, phạt vi phạm thời hạn giao hàng và bồi thường thiệt hại.
    Khi có vi phạm về điều khoản giao hàng trong trường hợp hàng được giao sớm hơn, thì bên nhận có quyền từ chối nhận hàng, và mọi phí tổn vận chuyển, bảo quản do việc giao hàng sớm này phát sinh sẽ do bên vi phạm chịu trách nhiệm.
    Khi có vi phạm về điều khoản giao hàng trong trường hợp hàng được giao đúng như quy định trong hợp đồng mà bên nhận không nhận được hàng thì bên giao hàng có quyền bắt bên vi phạm chịu phạt vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá, sản phẩm, đòi bồi thường thiệt hại và chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, chuyên chở do hậu quả của việc chậm nhận hàng gây nên.
    d. Thực hiện đúng địa điểm giao hàng: Các bên có trách nhiệm giao và nhận hàng hoá sản phẩm tại nơi đúng như đã thỏa thụân. Nếu các bên không thỏa thuận trước về địa điểm giao hàng thì tuỳ vào từng loại hợp đồng kinh tế - địa điểm và phương thức giao hàng được thực hiện theo những quy định của pháp lụât. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận và pháp lụât chưa quy định thì địa điểm giao nhận hàng hóa là kho chính của bên giao hàng, và hàng được giao trên phương tiện vận chuyển của bên mua hàng.
    e. Thực hiện đúng điều khoản giá cả, thanh toán: Đối với những hàng hóa có giá theo quy định của các cơ quan nhà nước, thì việc thỏa thụân giá cả trong hợp đồng không được trái với những chính sách, quy định của pháp lụât. Sau khi điều khỏan giá cả được xác lập trong hợp đồng thì các bên phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ.
    Phương thức thanh tóan cũng được thực hiện đúng như đã thỏa thụân, nếu trong hợp đồng không thỏa thụân điều khỏan phương thức thanh tóan thì việc thanh tóan phải được thực hiện xong trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được chứng từ hợp lệ yêu cầu thanh tóan. Việc thanh tóan được xem là hòan thành khi đã chuyển đủ tiền trên tài của mình tại ngân hàng hoặc trực tiếp nhận đủ bằng tiền mặt theo chứng từ hợp lệ.
    Trong trường hợp bên có nghĩa vụ thanh tóan vi phạm điều khỏan thời hạn thanh tóan thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phạt vi phạm hợp đồng, mức phạt tối đa là mức phạt theo mức lãi suất quá hạn theo quy định của pháp lụât và phải chịu bồi thường thiệt hại theo lãi suất ngân hàng trên số tiền bị thanh tóan chậm trễ.
    Trần Sơn Đông
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Không vô hiệu đâu. Pháp lệnh HĐKT quy định 3 trường hợp vô hiệu toàn bộ .Trong đó không có trường hợp nào như satthu nói.
    Về vô hiệu từng phần thì chỉ vô hiệu nếu Hợp đồng có nội dung không phù hợp với các quy định của pháp luật.
    Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi mang tính chung chung. Theo tôi nó là căn cứ để xác định vi phạm để phạt hợp đồng.
    Chuyện làm rõ các loại tài liệu giao dịch là do Nghị định 17 quy định. Nhưng trong Pháp lệnh là văn bản có hiệu lực cao nhất về HĐKT chỉ quy định chung chung là "tài liệu giao dịch". Vì vậy, theo tôi đây là trường hợp của sự xuất hiện "vấn đề lịch sử". Và như thế thì fax cũng có thể được coi là một hình thức của HĐKT.
    Đúng là Luật thương mại đã khắc phục nhược điểm này của Nghị định 17 và quy định theo hình thức kí qua fax. Nhưng theo tôi thì không có nghĩa là fax chỉ được kí kết dưới hình thức "Hợp đồng thương mại".
    Thân,
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 22/02/2004

Chia sẻ trang này