1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp Đồng Kinh Tế và Hợp Đồng Kinh Tế Vô Hiệu

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi goimaitenemtrongnoidau, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    II.CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT:
    a. Hợp đồng kinh tế vô hiệu do một trong các bên ký kết hợp đồng không có đăng ký kinh doanh theo pháp luật. Theo qui định của pháp luật thì các bên tham gia ký kết phải có đăng ký kinh doanh, điều này được hiểu như thế nào.
    Đăng ký kinh doanh theo pháp luật, là phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép pháp nhân đó, cá nhân đó, được phép kinh doanh sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động cụ thể. Mà cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào. Tùy từng trường hợp cụ thể, từng ngành nghề cụ thể mà pháp luật có quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào. Ví dụ như phòng ĐKKDoanh của Sở KHĐTư cấp giấy phép kinh doanh tất cả các ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện, Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, Sở ytế cấp phép hành nghề Y Dược, Sở xây dựng cấp phép hành nghề xây dựng .v.v. và .v.v.
    Nếu một trong các bên tham gia kí kết không có giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh sản phẩm được giao dịch trong hợp đồng, thì hợp đồng đó sẽ bị tòa án tuyên bố là vô hiệu toàn bộ. Ở đây luật nói là các chủ thể tham gia kí kết phải ?ocó giấy phép kinh doanh?, nhưng chúng ta cần hiểu là ?ocó giấy phép kinh doanh đúng ngành nghề? hay đúng chức năng kinh doanh chứ không phải là có giấy phép kinh doanh kiểu nào cũng được.
    Ví dụ như một công ty Xăng dầu bán hàng cho công ty thương mại, trong trường hợp công ty thương mại không có giấy phép kinh doanh xăng dầu, mà chỉ có giấy phép kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm, xe máy, thì đương nhiên hợp đồng đó là vô hiệu. Để tránh trường hợp này thì trước khi ký hợp đồng, các bên hãy khôn khéo và tế nhị mà yêu cầu đối tác cho xem giấy phép kinh doanh của họ.
    bHợp đồng kinh tế vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật: Cái này thì dễ hiểu, các bên không thể thỏa thuận mua bán một loại hàng hóa do nhà nước quản lí, cấm mua bán, hoặc mua bán có điều kiện. Ví dụ như các bên không thể thỏa thuận mua bán súng đạn hay ma túy, vì những cái này do nhà nước quản lí, nhà nước cho phép hay chỉ định những cơ quan hoặc công ty của nhà nước nhập ma túy phục vụ cho ngành Y dược hoặc phục vụ công tác nghiên cứu khoa học khác thì chỉ có công ty đó mới làm, rồi khi nhập về bán cho ai, phân bổ cho đơn vị dược phẩm hay ytế nào thì cũng do nhà nước chỉ định. Nếu những công ty bình thường mà kí kết hợp đồng lọai này thì bị tuyên bố là vô hiệu, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm hình sự.
    Như vậy, làm sao để biết là hàng hóa này là nhà nước cấm mua bán, hoặc mua bán có điều kiện. Điều này rất phức tạp và gây phiền phức cho các chủ thể tham gia kí kết. Cũng có trường hợp, địa phương này thì cấm hay phải có điều kiện, nhưng địa phương khác thì không. Tốt nhất là trước khi tham gia ký kết hợp đồng những sản phẩm đặc biệt thì các doanh nhân nên liên hệ và hỏi trực tiếp các cơ quan quản lí chuyên ngành sản phẩm đó.
    c.Hợp đồng vô hiệu do kí không đúng thẩm quyền: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qui định người đại diện kí hợp đồng kinh tế là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hoặc người chủ DNTN, tức là người có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Người này cũng có thể ủy quyền cho một người khác kí, và người này không được ủy quyền lại cho một người thứ ba.
    Trong trường hợp này hợp đồng kinh tế bị tuyên bố là vô hiệu khi:
    Thứ nhất là: Người kí là người không phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc không phải là chủ của DNTN, mà không có giấy phéy ủy quyền.
    Thứ hai là: Không phải là người có tên trong giấy phép nhưng có giấy ủy quyền, mà người được ủy quyền không thực hiện đúng như chức năng thẩm quyền được ủy quyền.
    Thứ ba là: Cũng có trường hợp, giấy ủy quyền đó không có giá trị, do ủy quyền cho một người không có năng lực hành vi dân sự, như bị tâm thần, chưa đến tuổi vị thành niên... và cuối cùng là lưu í đến trường hợp có thể giấy ủy quyền đó hết thời gian hiệu lực.
    d.Trường hợp vô hiệu do có dấu hiệu lừa đảo: Như thế nào là lừa đảo: Để kết luận là các bên có lừa đảo hay không thì phải có 3 dấu hiệu: (1) Cố tình tạo tình tiết giả, mà trong một điều kiện bình thường ai cũng tưởng là thật. (2) Chiếm dụng tài sản của chủ sở hữu; (3) Chạy trốn cùng tài sản đã chiếm dụng.
    Đó là các yếu tố cấu thành tội lừa đảo, còn dấu hiệu lừa đảo thì chỉ cần có dấu hiệu 1 là đã kết luận có dấu hiệu lừa đảo. Các bên ?" với điều kiện của mình ?" không thể biết tình tiết đó là giả. Nếu trong trường hợp của mình có đầy đủ các điều kiện để nhận biết đối tác của mình đang tạo tình tiết giả, nhưng mình không biết hoặc cố tình không biết thì không thể coi là có dấu hiệu lừa đảo.
    Như vậy trường hợp có dấu hiệu lừa đảo này cũng bị toà án kinh tế tuyên bố là hợp đồng kinh tế vô hiệu.
    e.Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần, khi hợp đồng có những tình tiết trái pháp luật, nhưng không vi phạm những điều như trên và không làm phát sinh hay ảnh hưởng đến các điều khoản khác, tức là phần còn lại của hợp đồng.
    Theo khoản 2 điều 6 nghị định 17/HĐBT ngày 16-01-1990 qui định, thì hợp đồng kinh tế được ký vượt quá phạm vi được ủy quyền, thì phần vượt quá đó bị coi là vô hiệu phần ký vượt quá thẩm quyền, còn phần khác vẫn có hiệu lực thi hành.
    Trần Sơn Đông
  2. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    III. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU:
    Tùy thuộc vào hợp đồng kinh tế vô hiệu đang ở giai đoạn nào mà pháp luật có quy định giải quyết riêng cho giai đoạn đó.
    Nếu là hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện. Trường hợp này thì đơn giản.
    Nếu hợp đồng đang thực hiện thì các bên ngừng thực hiện, hoặc các bên đã thực hịên xong thì cả hai trường hợp đó, các bên phải tiến hành trao trả lại cho nhau những gì đã nhận và thiệt hại bên nào bên đó tự chịu. Trường hợp này thường xảy ra hơn trường hợp chưa thực hiện vì thông thường khi thực hiện hợp đồng các bên phát sinh tranh chấp - đưa ra tòa thì tòa án mới phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm và tuyên bố hợp đồng vô hiệu, chứ chưa thực hiện thì ít phát sinh tranh chấp và do đó tòa án không phát hiện.
    Xử lý tài sản - ngừng thực hiện và trao trả lại tài sản - là một điều không hề đơn giản. Nếu hợp đồng là một công trình xây dựng thì sao, rõ ràng là các bên không thể trả lại như tình trạng ban đầu được. Hoặc hàng đã chuyển đi từ Tp.HCM ra Hà Nội, và việc phải chở vô trả lại là một chuyện rất phức tạp và tốn kém, trong thực tế còn nhiều trường hợp khác, các bên đều dzở khóc dzở cười vì cách xử lý như thế này. Nhưng pháp luật đang có hiệu lực thi hành thì đã quy định như vậy, mà chưa có cách giải quyết nào khác.
    Trong trường hợp, hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần thì các bên sửa đổi các điều khỏan trái pháp lụật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu, đồng thời có thể bị xử lý theo các quy định của pháp lụât.
    Pháp luật về hợp đồng kinh tế được quy định theo Pháp Lệnh Hợp Đồng Kinh Tế - đã ban hành vào năm 1989, hiện nay vẫn còn hiệu lực thi hành ?" đã phát sinh nhiều điểm bất cập không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay. Ngay bản thân những quy định trong Pháp lệnh cũng có nhiều mâu thuẫn, đơn cử như sự không thống nhất giữa điều 42 và điều 2 về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, theo đó điều 2 quy định những bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có dăng ký kinh doanh, trong khi đó điều 42 lại quy định nghệ nhân, hộ gia đình ... cũng có thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế. Các quy định về quyền của người bị vi phạm hợp đồng đối với người vi phạm cũng đã không còn phù hợp với hịên nay, theo đó người bị vi phạm chỉ có thể chấm dứt việc thực hịên hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng và đồng thời bên bị vi phạm chứng minh rằng nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho mình. Quy định như thế này thực sự có tác động tích cực khi mà các doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh với nhau, vì quy định như vậy ?" dù bên kia có sự vi phạm hợp đồng mà chưa làm thiệt hại, hoặc tiếp tục thực hiện cũng không phát sinh thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm không đựợc hủy HĐ, vì khi hủy hợp đồng sẽ làm thiệt hại cho bên vi phạm. Do đó nhìn một cách tổng thể, pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh tế nói riêng cần thiết phải được điều chỉnh lại nhiều vấn đề để cho phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp hơn để tạo điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực và quản lý kinh tế xã hội một cách hiệu quả hơn.
    Trần Sơn Đông
  3. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    III. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU:
    Tùy thuộc vào hợp đồng kinh tế vô hiệu đang ở giai đoạn nào mà pháp luật có quy định giải quyết riêng cho giai đoạn đó.
    Nếu là hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện. Trường hợp này thì đơn giản.
    Nếu hợp đồng đang thực hiện thì các bên ngừng thực hiện, hoặc các bên đã thực hịên xong thì cả hai trường hợp đó, các bên phải tiến hành trao trả lại cho nhau những gì đã nhận và thiệt hại bên nào bên đó tự chịu. Trường hợp này thường xảy ra hơn trường hợp chưa thực hiện vì thông thường khi thực hiện hợp đồng các bên phát sinh tranh chấp - đưa ra tòa thì tòa án mới phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm và tuyên bố hợp đồng vô hiệu, chứ chưa thực hiện thì ít phát sinh tranh chấp và do đó tòa án không phát hiện.
    Xử lý tài sản - ngừng thực hiện và trao trả lại tài sản - là một điều không hề đơn giản. Nếu hợp đồng là một công trình xây dựng thì sao, rõ ràng là các bên không thể trả lại như tình trạng ban đầu được. Hoặc hàng đã chuyển đi từ Tp.HCM ra Hà Nội, và việc phải chở vô trả lại là một chuyện rất phức tạp và tốn kém, trong thực tế còn nhiều trường hợp khác, các bên đều dzở khóc dzở cười vì cách xử lý như thế này. Nhưng pháp luật đang có hiệu lực thi hành thì đã quy định như vậy, mà chưa có cách giải quyết nào khác.
    Trong trường hợp, hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần thì các bên sửa đổi các điều khỏan trái pháp lụật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu, đồng thời có thể bị xử lý theo các quy định của pháp lụât.
    Pháp luật về hợp đồng kinh tế được quy định theo Pháp Lệnh Hợp Đồng Kinh Tế - đã ban hành vào năm 1989, hiện nay vẫn còn hiệu lực thi hành ?" đã phát sinh nhiều điểm bất cập không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay. Ngay bản thân những quy định trong Pháp lệnh cũng có nhiều mâu thuẫn, đơn cử như sự không thống nhất giữa điều 42 và điều 2 về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, theo đó điều 2 quy định những bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có dăng ký kinh doanh, trong khi đó điều 42 lại quy định nghệ nhân, hộ gia đình ... cũng có thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế. Các quy định về quyền của người bị vi phạm hợp đồng đối với người vi phạm cũng đã không còn phù hợp với hịên nay, theo đó người bị vi phạm chỉ có thể chấm dứt việc thực hịên hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng và đồng thời bên bị vi phạm chứng minh rằng nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho mình. Quy định như thế này thực sự có tác động tích cực khi mà các doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh với nhau, vì quy định như vậy ?" dù bên kia có sự vi phạm hợp đồng mà chưa làm thiệt hại, hoặc tiếp tục thực hiện cũng không phát sinh thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm không đựợc hủy HĐ, vì khi hủy hợp đồng sẽ làm thiệt hại cho bên vi phạm. Do đó nhìn một cách tổng thể, pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh tế nói riêng cần thiết phải được điều chỉnh lại nhiều vấn đề để cho phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp hơn để tạo điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực và quản lý kinh tế xã hội một cách hiệu quả hơn.
    Trần Sơn Đông
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bác ơi cho em thắc mắc tí :
    trích:
    d.Trường hợp vô hiệu do có dấu hiệu lừa đảo: Như thế nào là lừa đảo: Để kết luận là các bên có lừa đảo hay không thì phải có 3 dấu hiệu: (1) Cố tình tạo tình tiết giả, mà trong một điều kiện bình thường ai cũng tưởng là thật. (2) Chiếm dụng tài sản của chủ sở hữu; (3) Chạy trốn cùng tài sản đã chiếm dụng.
    ---------------------
    em học về dân sự :cô bảo hợp đồng có thể vô hiệu do lừa đảo , do đe dọa , do giả tạo
    sang bên kinh tế , sao các nhà làm luật không chấp nhận trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu do đe dọa và giả tạo ạ
    Cam ơn bác
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bác ơi cho em thắc mắc tí :
    trích:
    d.Trường hợp vô hiệu do có dấu hiệu lừa đảo: Như thế nào là lừa đảo: Để kết luận là các bên có lừa đảo hay không thì phải có 3 dấu hiệu: (1) Cố tình tạo tình tiết giả, mà trong một điều kiện bình thường ai cũng tưởng là thật. (2) Chiếm dụng tài sản của chủ sở hữu; (3) Chạy trốn cùng tài sản đã chiếm dụng.
    ---------------------
    em học về dân sự :cô bảo hợp đồng có thể vô hiệu do lừa đảo , do đe dọa , do giả tạo
    sang bên kinh tế , sao các nhà làm luật không chấp nhận trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu do đe dọa và giả tạo ạ
    Cam ơn bác
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  6. mooncuong79

    mooncuong79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    chào cả nhà , xin thỉnh giáo các pác 1 tý nào, nghe nói pháp lệnh hợp đòng kinh tế mới có phải không ah,
    Trước đây là
    - căn cứ pháp lệnh HĐKT của hội đồng nhà nước ký ngày 15/9/1989.
    Còn hiện nay thì mới có căn cứ khác phải không ah, em mới nghe nói thế, không biết thực hư thế nào có bác nào chỉ bảo giupo em với nhé.
  7. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0

    Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã trở thành cổ tích rồi :-) Và vì vậy, việc nêu một định nghĩa về HĐKT là không cần thiết.
  8. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bạn nghe có phần đúng đấy! Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ký ngày 15/9/1989 đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006, ngày mà Bộ luật dân sự mới (2005) của Việt Nam có hiệu lực (Xem Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 về thi hành Bộ luật dân sự).
    Cũng nói thêm cho bạn biết là thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, hành chính, lao động, và dân sự được tập trung vào Bộ luật Tố tụng Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1/1/2005). Các Pháp lệnh: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài ngày 17/4/1993; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995; và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực (Xem Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự).
  9. ducbum

    ducbum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    quá hay đấy , dang nghiên cứu về vấn đề này , bạn làm ơn post tiếp luật kinh doanh được ko ?

    mình khai trai trương ngân hàng 5 sao vote cho bạn 1 bông sao nhé

Chia sẻ trang này