1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp đồng mua bán cổ phiếu OTC - Tham khảo ý kiến về kỹ thuật.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 18/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hợp đồng mua bán cổ phiếu OTC - Tham khảo ý kiến về kỹ thuật.

    Tớ phải đứng giữa cho một vụ giao dịch OTC và tớ lập một hợp đồng như sau, mọi người góp ý thêm cho tớ nhé :
    -----
    HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
    CỔ PHẦN PHỔ THÔNG

    Dựa trên các quy định của
    - Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
    - Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
    Hôm nay, ngày ? tháng ? năm ??, tại Hà Nội, chúng tôi gồm có:
    Bên Bán :
    Ông/ bà : ????????????? Sinh năm : ???????..???
    CMTND số: ????...?.do Công an: cấp ngày ???????.
    Địa chỉ: ????????????????????????????..
    Điện thoại: ?????????????????????.??????
    Sau đây gọi tắt là Bên A.
    Bên mua :
    Ông/ bà : ????????????? Sinh năm : ???????..???
    CMTND số: ????...?.do Công an: cấp ngày ???????.
    Địa chỉ: ????????????????????????????..
    Điện thoại: ?????????????????????.??????
    Sau đây gọi tắt là Bên B.

    Sau khi thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện và hợp tác, hai bên cùng thoả thuận ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (sau đây gọi tắt là Hợp đồng), với các nội dung cụ thể như sau:
    Điều 1. Nội dung của giao dịch
    Bên A đồng ý chuyển nhượng và Bên B đồng ý nhận chuyển nhượng số cổ phần phổ thông theo nội dung sau đây:
    1.1. Số lượng cổ phần phổ thông : ????????? cổ phần
    Mệnh giá một cổ phần phổ thông : ?????. đồng
    Số lượng cổ phần phổ thông này được thể hiện bằng Cổ phiếu phổ thông không ghi danh có Số đăng ký tại Sổ đăng ký cổ đông của Tổ chức phát hành được quy định tại điều 1.2 Hợp đồng, hoặc Seri phát hành lần lượt là :
    + Số đăng ký (hoặc số seri) ??????..phát hành ngày ???;
    + Số đăng ký (hoặc số seri) ??????..phát hành ngày ???;
    + Số đăng ký (hoặc số seri) ??????..phát hành ngày ???;
    bởi Tổ chức phát hành được quy định tại điều 1.2 của Hợp đồng.
    1.2. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN ??????????????.
    Địa chỉ tổ chức phát hành: ??????????????????????????
    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ????????????????????
    Đăng ký lần đầu ngày ????. tại Phòng đăng ký kinh doanh ???????????
    (Sau đây gọi tắt là Tổ chức phát hành)
    1.3. Giá chuyển nhượng : ?????? đồng/ 1 cổ phần phổ thông.
    Ghi bằng chữ : ??????????. đồng đối với một cổ phần phổ thông.
    Giá chuyển nhượng nêu trên là giá cố định.
    Mọi trường hợp điều chỉnh giá chuyển nhượng phải được sự đồng ý bằng văn bản của các bên.
    1.4. Tổng giá trị chuyển nhượng : ?????????..VNĐ
    Ghi bằng chữ : ??????????.. ???????????????????..đồng
    Điều 2. Phương thức thanh toán
    Bên B thanh toán cho Bên A trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản theo từng giai đoạn, cụ thể như sau :
    - Đợt 1 : ?????..VNĐ (????????? đồng), được ngay khi ký hợp đồng;
    Bên A thừa nhận số tiền Bên B giao đợt 1 nêu trên cũng đồng thời là khoản tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng.
    - Đợt 2 : ?????..VNĐ (?????????? đồng), sau thời gian ??. ngày kể từ ngày giao tiền đợt 1.
    Biên bản về việc giao nhận tiền phải được được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản.

    Điều 3. Quyền và nghĩa vụ
    Trong hợp đồng, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên A là quyền của bên B và ngược lại.
    3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A
    + Giao đúng, đầy đủ và ngay lập tức số cổ phiếu phổ thông không ghi danh được quy định tại điều 1.1 của hợp đồng này cho bên B ngay khi bên B thực hiện hoàn tất việc thanh toán theo quy định tại điều 2 Hợp đồng.
    Biên bản về việc giao nhận cổ phiếu phổ thông không ghi danh được quy định tại điều 1.1 Hợp đồng phải được được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản.
    + Cam kết và chịu trách nhiệm về các vấn đề sau:
    - Số cổ phần phổ thông được quy định tại điều 1 Hợp đồng hiện đang thuộc sở hữu hợp pháp của Bên A và được phép chuyển nhượng tự do;
    - Số cổ phần phổ thông được quy định tại Điều 1 Hợp đồng không bị cầm cố hoặc là nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ dân sự bất kỳ của Bên A đối với một bên thứ ba bất kỳ;
    - Không có bất kỳ tranh chấp nào với Bên B về quyền sở hữu số cổ phần phổ thông được quy định tại Điều 1 Hợp đồng: chiếm hữu số cổ phiếu quy định tại điều 1.1 Hợp đồng, đứng tên trên danh sách cổ đông tổ chức phát hành, thụ hưởng lợi tức và các quyền lợi khác từ việc sở hữu này.
    3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
    + Thanh toán cho bên A đúng, đủ theo quy định tại 2 của Hợp đồng.
    + Đăng ký tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của Bên B theo quy định của pháp luật vào danh sách cổ đông của tổ chức phát hành với chi phí của bên B.
    Bên B cam kết rằng Bên B hiểu rõ rằng tư cách sở hữu sổ cổ phần được quy định điều 1.1 Hợp đồng này, cũng như tư cách cổ đông của tổ chức phát hành, chỉ được xác lập khi Bên B hoàn tất việc đăng ký vào tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của Bên B theo quy định của pháp luật vào danh sách cổ đông phát hành.

    Điều 4. Phạt hợp đồng
    Không ảnh hưởng đến các điều khoản khác của Hợp đồng, và bên cạnh quy định về tiền đặt cọc được quy định tại điều 2 Hợp đồng, Bên A và Bên B thừa nhận rằng mọi hành vi vi phạm hợp đồng đều bị xử phạt vi phạm với mức phạt tương đương 5% tổng giá trị chuyển nhượng đuợc quy định tại điều 1.4 Hợp đồng.

    Điều 5. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
    Trong trường hợp sảy ra tranh chấp, Bên A và Bên thực hiện thương lượng và hòa giải trước khi yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Trung Tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (viết tắt là VIAC), bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam theo trình tự và thủ tục tố tụng do VIAC quy định.

    Điều 6. Điều khoản tổng quát
    Hợp đồng có hiệu lực ngay từ ngày ký.
    Hợp đồng đã được Bên A và Bên B đọc, hiểu và ký tên (điểm chỉ) dưới đây xác nhận việc chấp thuận và thi hành toàn bộ các điều khoản ghi trong Hợp đồng này.
    Hợp đồng này là cuối cùng và duy nhất thay thế mọi thỏa thuận bằng lời nói, bằng văn bản trước đó giữa Bên A và Bên B. Mọi trường hợp sửa đổi hoặc hủy bỏ Hợp đồng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bên A và Bên B.
    Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một (01) bản.
    Chữ ký xác nhận cam kết
    BÊN A BÊN B





    Hợp đồng này được lập dưới sự chứng kiến của những người sau đây :

    1. Ông / bà : ?????????????????
    CMND số : ?????????.. cấp ngày ?????.. do CA ????????????
    Địa chỉ : ???????????????????????????????????..
    Chữ ký xác nhận hiện diện : ???????????????????????????.
    2. Ông / bà : ?????????????????
    CMND số : ?????????.. cấp ngày ?????.. do CA ????????????
    Địa chỉ : ???????????????????????????????????..
    Chữ ký xác nhận hiện diện : ???????????????????????????
  2. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Tớ chỉ đọc qua thôi, nên cũng chỉ có vài góp ý với đồng nghiệp như sau:
    - Phần căn cứ pháp lý: Thiếu căn cứ quy định của Luật chứng khoán ban hành ngày 29.6.2006, có hiệu lực từ 01.01.2007, và tính hệ thống của văn bản, bộ luật phải viễn dẫn trước Luật.
    - Thiếu phần tiêu đề, số Hợp đồng.
    - Tên Hợp đồng là Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phổ thông, nhưng bên dưới lại định nghĩa "Hợp đồng" là Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cái này chưa thống nhất, sẽ tạo kẽ hở để đối tác lợi dụng vì cổ phần có rất nhiều loại.
    - Hợp đồng này có giá trị pháp lý thì phải được công chứng, chứ không cần mấy người làm chứng ghi ở dưới làm gì.
    - Tại Điều 5 quy định về giải quyết tranh chấp: trình tự, thủ tục tố tụng là do Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2005 quy định, Quy chế của VIAC cũng phải dựa theo những quy định này.
    - Ngoài ra, Hợp đồng này còn có quá nhiều lỗi chính tả, điều này không được phép có trong Hợp đồng.
    - ...
    Trân trọng
  3. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Cũng mạn phép góp ý muột chút với các bác:
    1. căn cứ pháp lý: bác fù sai ghi như thế là đủ, không cần viện dẫn luật chứng khóan, vì luật này áp dụng cho việc chuyển nhượng cổ phần đã lên sàn, gọi chung là chứng khóan. OTC, chuyển nhượng cổ phần OTC, như bác fù sai giải thích, được điều chỉnh theo luật doanh nghiệp. OTC là cổ phần chưa lên sàn chính thức, không áp dụng luật chứng khóan ở đây.
    2. Việc công chứng: nếu mang ra công chứng sẽ mất thời gian và mất cơ hội ...bán nếu cổ phiếu OTC này lên giá; hơn nữa chưa chắc công chứng viên chứng nhận giao dịch này. Điều quan trọng là HĐ này phải được xác nhận bởi công ty phát hành.
    3. Vấn đề chuyển nhượng: Trong HD thì B có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký với công ty phát hành; nhưng không nói đến nghĩa vụ của A phải đem HD đó xác nhận bởi công ty phát hành trước khi giao cho B để nhận tiền. Đứng về mặt quyền lợi của B, tui thấy B sẽ gặp rủi ro vì có thể là các cổ phần ấy có thể bị A làm giả, nên khi B mang đến công ty phát hành đăng ký, họ sẽ từ chối. Vì thế, bắt buộc phải bổ sung nghĩa vụ của A là "xác nhận HĐ tại công ty phát hành", rồi mới giao cho B để nhận tiền; hoặc cả 2 cùng lên công ty phát hành xác nhận hợp đồng trước khi B thanh tóan lần 2.
    4. Tranh chấp: trong thực tế, thiên hạ thích dùng tòa án hơn, nên thay đổi việc giải quyết tranh chấp tại tòa án.
    5. Người làm chứng: không cần thiết vì (i) người làm chứng không thể xác nhận được tính chính xác của cổ phần (điều này chỉ có công ty phát hành mới rõ); (ii) họ chỉ làm chứng năng lực ký kết của các bên. Nếu phần (i) bị sai, thì việc xác nhận (ii) của họ là thừa và họ cũng chẳng muốn dính líu vào. Theo tui, phần này bỏ, chỉ cần quy định xác nhận của công ty phát hành là đủ.
    6. Bác fù sai có thể bổ sung thêm (i) nghĩa vụ trả thuế thu nhập của A và các loại thuế liên quan đến thu nhập phát sinh do chuyển nhượng (thuế này hiện chưa áp dụng lợi tức có khi chuyển nhượng cp); và (ii) phí chuyển nhượng ai sẽ trả (trong thực tế, có công ty phát hành đánh vào % giá chuyển nhượng)
    Vài lời góp ý.
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 18/01/2007
  4. nhahoanghoa

    nhahoanghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bên A và Bên B thừa nhận rằng mọi hành vi vi phạm hợp đồng đều bị xử phạt vi phạm với mức phạt tương đương 5% tổng giá trị chuyển nhượng
  5. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Theo tui nghĩ tốt nhất là không đưa phần căn cứ pháp lý vào. Cái này là do ảnh hưởng của các văn bản hành chính. Vì nếu có tranh chấp và đưa ra Toà thì chẳng có Thẩm phán nào quan tâm đến những căn cứ đó. Mà khi đưa những cái này vào Hợp đồng thường dễ thiếu sót, thậm chí có thể sai...
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    1. Tiếp thu KOJ, sửa lại định nghĩa hợp đồng, nhưng không nghĩ rằng cần phải mang ra công chứng.
    Bên cạnh đó, tớ không nghĩ là hợp đồng dân sự như vầy cần số và tiêu đề ... riêng với cái căn cứ, tớ cho rằng có nó thì nhìn hợp đồng mới có chút xíu dáng vẻ chuyên nghiệp thui. Hử ...
    2. Với bạn thuao,
    Tớ đọc trong luật doanh nghiệp, việc mua bán cổ phần dưới hình thức cổ phiếu trao tay gần giống như kiểu tiền trao cháo múc vậy, không có quy định về sự xác nhận của tổ chức phát hành. Nếu áp đặt lên người bán quy định xác nhận của tổ chức phát hành thì hơi khó, trong khi đó, bản thân người mua có thể kiểm tra về cổ phiếu bằng cách cùng người bán lên tổ chức phát hành để xác minh.
    Quy định của luật buộc giao tiền một lần duy nhất, việc tách ra làm 2 như kiểu đặt cọc trên là đã lách một chút rồi.
    Tớ cũng cho rằng Tòa thì tốt hơn.
    3. Không hiểu bạn nhahanghoa viết có ý nghĩa gì.
    P.S : Đây mới chỉ là trường hợp đơn giản nhất, không biết đụng những trường hợp khác, còn phức tạp thế nào nhỉ.
  7. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu là thứ dễ mua bán nhất còn gì, dưng mà về mặt kỹ thuật soạn thảo tớ chỉ có mấy góp ý nhỏ như thế này:
    1- Định danh các bên trong hợp đồng: Cậu nên định danh trực tiếp là Bên mua, và Bên bán; hoặc Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng. Không nên sử dụng Bên A và Bên B- về mặt câu chữ cũng không tiết kiệm thêm tý nào lại còn gây nhầm lẫn. Hợp đồng ngắn không nói làm gì, nhưng mà nếu bản hợp đồng dài đến 3-4 trang trở lên thì người đọc sẽ khó theo dõi lắm!. Tớ đã chứng kiến không ít vị luật sư trang 1đặt bên A, bên B- đến mấy trang sau lại nhầm lẫn loạn lên.
    2- Đã là dân chuyên nghiệp, thì từng câu từng chữ phải đắt và không thừa. Không hiểu sao giới luật sư Việt ta rất thích quẳng tất cả các thứ còn lại trong hợp đồng vào 1 điều khoản hẩm bà lằng là: "Quyền và nghĩa vụ của Bên A"...vv. Phàm những cái người ta thỏa thuận trong hợp đồng, thì cái gì chẳng là quyền và nghĩa vụ. Nếu có 1 điều khoản là quyền và nghĩa vụ thì chẳng hóa ra những điều khoản khác là đùa à?. Chính vì lý do này mà những bậc thầy về luật hợp đồng luôn quan niệm rằng hợp đồng là luật pháp và cả 1 hợp đồng được hiểu như 1 câu!. Nếu có thể cậu cắt nhỏ các điều khoản trong hợp đồng ra thành những điều khoản cụ thể đúng với trình tự giao dịch của 1 vụ mua bán cổ phiếu, với các title (tít) mô tả đúng với tính chất của từng hoạt động.
  8. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tui đồng ý với bác trong LDN không đề cập, nhưng thời nay mật ít ruồi nhiều; và trong thực tế một số công ty phát hành họ làm như vậy để tránh rắc rối về sau. Sự xác nhận ở đây có thể là con dấu giáp lai trong hợp đồng, cũng có thể là con dấu đóng treo; và cũng có thể là sự xác thực của công ty phát hành.
    OTC là Cp chuyển nhượng tư do, vì công ty chưa niêm yết trên sàn nên rủi ro trong chuyển nhượng rất cao. Ý kiến của tui không thừa đâu, vì thực tế nó như thế bác ạ.
  9. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì không cần phải công chứng làm gì, vì giao dịch cổ phiếu cần phải nhanh chóng kịp thời. Trên thực tế thì cũng chẳng có ai đi công chứng.
    Về phần thanh toán thì chia làm hai lần, trong đó có một lần đặt cọc là chính xác, vì sau khi cuộc đàm phán giữa hai bên hoàn tất thì cần phải đặt cọc để bảo đảm cho các thoả thuận đạt được nhất là giá cổ phiếu và số lượng. Bên mua không thể chuẩn bị kịp thời một số tiền lớn để thanh toán một lần được, mà giá cổ phiếu thì thay đổi rất nhanh, nên cần có cọc để đảm bảo là đúng.
  10. nhahoanghoa

    nhahoanghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điều 228. Mức phạt vi phạm
    Mức phạt đối với một vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. <== cái dzụ này thường ra đề thi mà, chắc bác quên mất.

Chia sẻ trang này