1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp thức hoá cờ bạc, cá dộ ??? mại dâm ???

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Nimarxnijesus, 27/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Anh LVH74 Phân tích quả là chí lý, nhưng xem lại như anh nói lịch sử Hà lan, nếu xét tốc độ phát triển thì Việtnam ta đi sau HL đến 200 năm anh ạ, nên xét thấy không thể nào mang cả cái khuôn khổ hiện tại áp đặt vào 1 nước đang trong quá trình phát triển như VN chúng ta.
    Có thể do chúng ta chưa dự trù trước được những hậu quả, và các nhà làm luật chưa đưa ra các điều luật chặt chẽ, nên ta chưa hợp pháp hóa cờ bạc, đó cũng là nhược điểm, vì nếu cấm thì người ta vẫn chơi, và chúng ta đang bị mất 1 nguồn thu thuế rất lớn từ Đánh bạc và cá cược tại Việt Nam.
    Về mại dâm, thì càng khó hơn, nói chi xa đất nước Thái lan, cho áp dụng mại dâm để phát triển Du lịch, cuối cùng hậu quả đề ra là hy sinh con người để phát triển đất nước, số tiền thu từ ngân sách từ nghành Du lịch không bù nổi mất mát về giá trị tinh thần và hậu quả của nó gây ra.
    ma túy thì hình như tất cả các quốc gia trên thế giới điều cấm, kevin không dám bàn ở đây.
  2. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Những kẻ (đảng phái) thống trị cũng không bất biến trưòng tồn qua mọi thời đại, do đó giá trị đạo đức của họ cũng không phải là những chân lý khách quan.
    Lịch sử cho thấy những kẻ thống trị nếu không muốn xơi bạo lực của quần chúng trong xã hội thì phải thay đổi . Thay đổi càng nhanh càng nhiều thì sẽ lãnh hậu quả tiêu cực càng ít và ngược lại .
    Xã hội nào mà ảnh hưởng của kẻ thống trị càng ít trong Luật Pháp thì xã hội đó càng ít có bạo lực . Dĩ nhiên sẽ không bao giờ có sự tuyệt đối .
  3. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Nhờ các bác giải thích hộ tý:
    Bác fsai nói : luật là đạo đức tối thiểu của kẻ thống trị.
    Bác STL nói : xã hội nào mà ảnh hưởng của kẻ thống trị càng ít trong pháp luật thì xã hội đó càng ít bạo lực.
    Nếu luật đã là "đạo đức tối thiểu" của kẻ thống trị thì tại sao lại có khái niệm "ảnh hưởng của kẻ thống trị trong pháp luật càng ít". Trong trường hợp kẻ thống trị có ảnh hưởng ít đến pháp luật thì lúc này người có ảnh hưởng nhiều là ai ?.
  4. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Có 2 trường hợp:
    1- Kẻ thống trị là kẻ nắm quyền lực hoàn toàn, làm ra luật pháp, xét xử luật pháp và thi hành luật pháp . LP chỉ để phục vụ cho họ mà thôi . Chấm hết .
    2- Kẻ thống trị chỉ ảnh hưởng đến Luật Pháp 1 cách gián tiếp qua nhiều cách như vận động quần chúng qua báo chí, truyền thông ..., vận động những người Lập Pháp qua tiền bạc, ảnh hưởng chính trị, địa vị xã hội ... Họ là ai ? là những nhà Tài phiệt, Ngân hàng , Kỹ nghệ, Công đoàn lớn, Tôn giáo .... Sự ảnh hưởng gián tiếp để theo chiuều hướng của họ thường không phải là dễ dàng vì còn có Hiến Pháp, có những lực lượng báo chí, truyền thông ... mà họ không nắm được .
    Trong các xứ văn minh thì không có ai có ảnh hưởng nhiều đến PL cả . Luật Pháp là để ổn định xã hội qua công bằng xã hội - 1 cách tương đối -, và để bảo đảm tự do dân chủ cho tất cả pháp nhân .
    - Không có tự do thi khó có công bằng xã hội . Không có công bằng thì khó có ổn định về lâu dài .
    Được still_at_large sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 06/04/2006
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Kiến (?) thử ngồi vắt càng lên trán nghĩ xem ma túy nó khác các bộ phận sinh dục thế nào, và dùng ma túy nó khác dùng bộ phận sinh dục ở chỗ nào?
    Kiến càng hay kiến lửa đấy? Đừng cắn tôi nhé!!!
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Có lẽ chỉ nên dùng từ kẻ thống trị trong một chế độ độc tài thôi. Trong xã hội đó thì mọi quyền lực chân lý giá trị luật pháp đều thuộc những kẻ thống trị và chả còn cái gì là của dân do dân và vì dân nữa. Tất cả những ngưòi dân đen không thuộc tấng lớp thống trị đều buộc phải nhìn nhận đánh giá sự vật/sự kiện qua lăng kính của nhà độc tài nếu họ không muốn nếm mùi tù đày gông xiềng bạo lực.
    Định nghĩa luật này đúng với chế độ độc tài -là ''đạo đức'' của thiểu số thống trị. Còn định nghĩa Luật trong một xã hội dân chủ nó khác. Theo ngu ý của tôi thì đó là ý nguyện của đa số và khi đã là ý nguyện đa số thì ý nguyện đó đưọc xem là một giá trị đạo đức chính thống (mainstream).
  7. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Nhắc mọi người là Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đặt nặng Tập Quán Pháp. Trừ khi văn hóa có biến chuyển tích cực (hay tiêu cực?) như ý vài bác ở đây phét biểu thì hãy xét.
    Còn trong lúc này thì vẫn phải đợi xã hội ta phát triển bằng Hà Lan rồi hãy so sánh. Các bác đừng nói với tôi Hà Lan nhờ kinh doanh cái ấy mà được như bây giờ nhé .
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác này cho tớ hỏi thêm một tẹo nhể
    Ý bác cho rằng "Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đặt nặng Tập Quán Pháp" nghĩa là mọi người (xã hội) làm sao thì ta (cá nhân) cứ theo đó mà làm phỏng ạ . Thiên hạ làm sao tui làm vậy, ai làm bậy tui cũng bậy theo . Chừng nào "văn hóa có biến chuyển tích cực (hay tiêu cực?) " thì ta (cá nhân) mới phải xét lại . Nghĩa là khi thiên hạ say thì ta say theo . Chớ có dại mà tỉnh táo khi thiên hạ đều say sỉn . Tớ hiểu thế có đúng không ạ
    Bác cho rằng khi nào "xã hội ta phát triển bằng Hà Lan rồi hãy so sánh" . Nghĩa là khi nào dân trí ta cao như Hà Lan thì hãy bàn đến chuyện cho phép hút cần sa thoải mái phỏng ạ . Còn bi giờ thì cứ cấm tịt là tiện nhất . Ngày xưa khi dân trí hà lan còn thấp lè tè thì chắc cần sa cũng bị cấm tịt như ở An nam mít nhà mình ấy chứ nhể
    Tớ ví von như thế này các bác nghe có thủng không nhớ
    Luật cấm vượt đèn đỏ là để bảo vệ ... an toàn giao thông phỏng ạ (Cũng như cấm cần sa là để bảo vệ sức khỏe í) . Khi dân trí còn thấp thì phải cấm vượt đèn đỏ sau này dân trí cao một tẹo thì khỏi cần cấm mọi người cũng tự giác nhường nhau khi tới ngã tư đường phỏng ạ
    Luật chống tham nhũng là để bảo vệ ngân quỹ quốc gia phỏng ạ . Khi dân trí còn thấp thì cần phải chống tham nhũng sau này dân trí cao một tẹo thì khỏi cần chống tham nhũng , các quan nhớn vẫn tự giác cống hiến cuộc đời , sống thanh bạch cho lý tưởng cách mạng , phỏng ạ
    Luật cấm phát ngôn bừa bãi những vấn đề ... nhạy cảm là để bảo vệ an ninh quốc gia , ổn định chính trị phỏng ạ . Khi nào dân trí còn thất thì phải cấm triệt để , khi nào dân trí cao một tẹo thì nhân dân sẽ tự giác phát ngôn .... không bừa bãi phỏng ạ
    Nói túm lại luật pháp cần phải có khi dân trí còn thấp lè tè . Khi nào dân trí cao thì nhà nhà giác ngộ , người người hiểu biết , nên chắc có lẽ không cần ... pháp luật nữa . Nhất trí chứ ạ
    Giời ạ thế thì ở cái xứ mẽo lắm luật này nhất định dân trí vẫn chưa cao hơn ngọn cỏ nữa nhể
  9. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Tức là cô muốn nói theo quan điểmn của cô thì đánh bạc là có đạo đức và đại đa số người dân Hà Lan là vô đạo đức vô văn hoá à? Vì họ đã hợp pháp hoá nghề này?
    Cô này xưng là học luật mà kém bỏ xừ! Hy vọng không ai trở thành nạn nhân cho cái nơm úp cá có tên rất kêu là pháp luật của cô sau này!
    Chú rakhói nói phải lắm ạ!
    Được mucdong sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 07/04/2006
  10. chivas

    chivas Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    1
    Chú mục đồng có vẻ thích nói chuyện theokiểu hàm hồ nhỉ, khi đưa ra một ý kiến,họ được quyền nói lên suy nghĩ của mình về một khía cạch của vấn đề ấy. Nó có thể đúng hay sai, đúng trong những phạm vi xã hội, thời kỳ xã hội, sự phát triển của xã hội đó. Ý kiến cho rằng cho phép hoạt động nhà thổ sẽ ảnh hưởng đến thuần phongmỹ tục là hoàn toàn có căn cứ. Lấy dẫn chứng từ một xã hội như Hà Lan để nhất định so sánh với VN có phải là sự so sánh cân bằng hay đó là khập khiễng??
    Nếu cho rằng Hà Lan làm được thì sao VN không làm được thì nghe giống như chuyện nên mở nhiều nhà tế bần hay dưỡng lão gì đó, rồi khuyến khích dân VN dồn ông bà vào đó cho nhà nứơc nuôi,khoẻ thân con cháu. Hay khuyến khích con cháu phụng dưỡng ong bà chu đáo cho phải đạo làm người. Cái nào nhảm nhí chắc tự hiểu. Chả hiểu đi học cái kiểu suy nghĩ hàm hồ đó ở đâu ra rồi cho rằng mình hay.

Chia sẻ trang này