1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp tuyển box Văn học:

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Đan_Nguyên_new, 29/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hợp tuyển box Văn học:

    Trước khi giới thiệu mới các ông, các bà, các bác, các cô, các chú, các anh, các chị, các bạn, các em, các cháu... những bài viết đặc sắc của box Văn học ttvnonline ta, em xin có mấy nhời gọi là lời mở đầu ạ.

    Chả là thế này, em thì cũng chả có mấy ngày nữa là lên thớt rồi, tinh thần thì cũng chả ra làm sao cả, tương lai thì cứ mờ mờ nhờ nhờ chả có chút tia sáng le lói nào cho cam. Chán cảnh "Ngày dài - Ngày dài - Ngày dài..." (Pagoda), em mới giở lại cái phần lưu trữ trong máy từ thuở lơ ngơ đặt chân vào nhà Văn học đến giờ. Vâng, đọc lại quả có rất nhiều cái thú các bác ạ.

    Các bác biết đấy, ttvnoline ngày càng phình to, càng nhiều box với rất nhiều chuyên mục khác nhau. Trong mỗi chuyên mục lại có ve-di lắm những topic với thôi thì đủ thứ đề tài, đủ thứ tên kêu ơi là kêu. Bản thân em là thành viên từ cách đây gần năm rùi (vâng, chả dấu gì các bác, em chỉ còn non 1 ngày nữa là tròn 1 tuổi rùi đấy ạ - í, chết, nhầm, cái nick pittypat của em mới đúng!), thế mà chả thể đủ sức để tham quan mí cả nghiên cứu tất cả các thứ tinh hoa lẫn xú uế trên này, và vì thế bỏ lỡ ve-di nhiều cơ hội được thưởng thức tài nghệ của các bậc cao thủ trong chốn "giang hồ". Điều đó thật đáng tiếc thay!

    Cứ tạm coi như mỗi box trên ttvnonline này là một ngôi nhà, một phòng triển lãm tri thức. Vậy thì mỗi khi có một khách tham quan ghé thăm box, người ta chỉ đủ sức để lướt vội qua một vài topic ở trang 1, cùng lắm là liếc chút sang trang 2. Sẽ có biết bao nhiêu topic, vì một cái tên không "câu khách" sẽ bị bỏ lỡ. Và sẽ có biết bao nhiêu bài viết, dù có giá trị kực cỳ sẽ không được chiêm ngưỡng.

    Box Văn học ta, nhờ ơn các bác mót sì, đã có được 3 phòng triển lãm tương đối tiêu biểu cho tài nghệ cầm bút của các thành viên box. Nhưng mà chỉ với 3 box ấy, không đủ để cho người ta có được một cái nhìn tổng quát về box Văn học ở nhiều phương diện được.

    Thực ra, trong thời gian vừa qua, rất nhiều các bác có lòng sâu nặng với box Văn học như bác Tequila, bác VNHL, bác Yasunari... đã tìm cách khôi phục lại những topic có nhiều bài viết có gía trị, để khách tham quan và những thành viên mới (ngày càng đông) của box có cơ hội thưởng thức và bộc lộ tài nghệ. Nhưng có những topic, dù có được kéo lên hết lần này đến lần khác, nhưng "số''''" đã điểm, mạng đã cùng, dù thế này hay thế khác vẫn cứ bị đẩy lùi về phía sau.

    Em đọc lại mà em tiếc lắm. Tiếc cho cái phút thăng hoa của trí tuệ và cảm xúc của các bác. Tiếc cho cơ hội học hỏi và trao đổi của những người đi sau. Thế nên em quyết định làm cái hợp tuyển này, coi như là một sự sưu tầm lại những tinh hoa của box Văn học, và hy vọng những hương thơm ấy sẽ còn lan tỏa mãi.

    Rất trùng hợp là khi em quyết định làm cái tuyển tập này cũng là lúc "đại hội" ttvnonline sắp được tổ chức. Em rất hy vọng các bác, những con người đã, đang và sẽ là thành viên box Văn học, yêu quý box văn học, trân trọng tài năng sẽ ủng hộ và giúp đỡ em trong việc thành lập cái topic mà em cho là rất quý này.

    Em xin cảm ơn sự đóng góp nhiệt thành của các bác. Em rất mong nhận được nhữgn ý kiến của các bác trong việc sắp xếp lại bài vở trong topic này sao cho hợp lý và dễ chịu nhất!


    <img src=''''images/emotion/icon_smile_rose.gif'''' border=0 align=middle>

    I''''ll be missing you

    Được Đan Nguyên sửa chữa / chuyển vào 30/06/2002 ngày 00:50

    Được Tequila sửa chữa / chuyển vào 06:07 ngày 30/07/2003

    Được Tequila sửa chữa / chuyển vào 06:08 ngày 30/07/2003
  2. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Lần giở lại những trang cũ của box Văn học, chợt nhận ra một topic đã từng lên tới 11 trang. Thốt nhiên thấy sửng sốt. Sửng sốt vì phát hiện ra đã từng ở đây, chính box Văn học này, nhiều "cao thủ" nay đã thành danh nơi những diễn đàn khác, những box khác...
    Vâng, câu chuyện xảy ra từ lâu lắm rồi, từ hồi cuối thâng 8/2001 kia. Có một ngày rỗi rãi, lão "già làng" bên Thảo lụân quán chính danh cườihaymếu đã "bin" (từ dùng của lão) lên ttvnonline một chủ đề giới thiệu nhà văn Bảo Ninh. Và thế là quần anh tụ hội...
    Cườihaymếu thực ra là dân văn chương, nhưng là văn chương phẩy, nghĩa là văn chương không chính tắc, nghĩa là ngoắt ngoéo... . Nhưng nhìn một cách toàn diện, "gốc gác" của cườihaymếu cũng có họ xa họ gần mí cả nhà văn đấy ạ. Vâng, chả phải ngẫu nhiên mà các cụ đã tuyên bố một câu chí lí như thế này: "nhà văn nói láo, nhà báo nói phét" các bác nhỉ?!
    Vâng, là tổng biên tập một tờ báo "ma" nổi tiếng có tên Địa Phủ, nhưng bác già nhà ta chả phải là một con người chuyên cần cái nghiệp viết lách. Chả biết thế nào chứ thời gian gần đây thấy cái nhà bác ấy vắng bóng bên box Văn học hẳn. Điều đó thật đáng tiếc. Chính vì thế, chúng ta đành cùng nhau lục tìm lại một anh nhà báo nhiệt lòng với văn chương của cái thuở xa xưa tít mù tắp...
    Đây là một bài viết rất hay của Cườihaymếu về tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh:

    Để tôi bổ sung thêm, nhà văn Bảo Ninh hiện nay đang làm cho tuần báo Văn Nghệ (già).
    VNHL ơi, đó là cuốn tiểu thuyết hay nhất về đề tài chiến tranh mà tôi từng đọc.
    Nó quyết liệt và đau đớn còn hơn cả Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần... của Chu Lai. Cái dữ dội chứa chất trong tiểu thuyết của Bảo Ninh là cơn bão lửa cuồn cuộn trong kí ức của một người lính, một kí ức đau buồn và nóng bỏng về chiến tranh với những miên man suy tưởng về số phận con người, về giá trị cuộc sống, về tình yêu. Lần đầu tiên VH VN có một tác phẩm dầy dặn ở quy mô tiểu thuyết về chiến tranh và người lính mà không hô khẩu hiệu. Ngược lại, tác giả lại dám nói đến mặt trái của tấm huân chương, cái giá bỏ ra trong cuộc chiến- chính là số phận của từng người lính. Bảo Ninh viết về chiến tranh và sự mất mát một cách vô cùng hiện thực và "trần trụi", trước ông hình như chưa
    ai dám viết thế.
    Tôi gõ ra một đoạn về trận đánh mở màn ký ức của câu chuyện nhé :" Một trận đánh ghê rợn, độc ác, bạo tàn... Mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục. Các đại đội đã tan tác, đang co cố cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị napan tróc khỏi công sự, hoá cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn. Máu tung xối xả, chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét. Trên cái trảng cỏ hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói đến ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mọc lên nổi, thân thể dập vỡ, tanh bành; phùn phụt phì hơi nóng. ... " Thà chết không hàng... Anh em, thà chết ...! ", tiểu đoàn trưởng gào to,, như điên, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súng ngắn lên, và ngay trước mắt Kiên anh ta tự đọp vào đầu, phọt óc ra khỏi tai, Kiên líu lưỡi, kêu ố ố trong họng.. Bọn Mỹ xông tới, tiểu liên kẹp bên sườn. Đạn dày đặc tủa tới như đàn ong lửa. Kiên nấc to, buông súng ôm lấy một bên hông và khuỵu ngã; thong thả lăn từng vòng, từng vòng xuống lòng suối cạn, máu nóng hổi ruới đẫm bờ dốc thoải..."
    Đọc ghê rợn vậy thôi nhưng điều tôi thán phục bác Ninh chính là giá trị văn chương của cuốn sách. Rất hiếm có cuốn nào của VN ta văn hay và ám ảnh đến thế đến thế. Có những đoạn đẹp vô cùng.
    " Bất chấp chiến tranh kinh khủng, bất chấp bạo tàn và ô nhục, bất chấp sự rơm rác của những định kiến và của những giáo điều gò khuôn cuộc sống của con người, Phương của anh vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn ở bên ngoài mọi thời buổi. Vĩnh viễn nàng tuyệt đẹp, đẹp không chung một nét với bất kỳ một kiểu đẹp nào mà đời từng được biết. Nàng như là thảo nguyên vừa qua một mùa mưa lướt vào mùa gió, cuồn cuộn sóng cỏ xô bờ, rợp trời hoa cúc tơ hồng bay. Nàng xinh đẹp, mê dại và bất kham, hấp dẫn đến lịm người bởi sắc đẹp kì ảo và không lường, đẹp một cách đau lòng, đẹp như thể một sắc đẹp bị chấn thương, như thể một sắc đẹp lâm nguy, mấp mé bên bờ vực.
    Rất nhiều năm sau này, trong một đêm chìm đắm vào những thất vọng khô cằn. Kiên mơ thấy đời mình hoá thân thành một dòng sông trôi chảy trước mặt để đưa anh về vùng chết, thì đúng giây phút cuối cùng sắp buông rơi mình, Kiên lại chợt nghe thấy tiếng gọi của Phương từ buổi hoàng hôn cay đắng năm xua cất lên và lay thức anh. Tiếng gọi cuối cùng ấy của mối tình đầu cũng đồng là vang âm đã nhập tâm về một cuộc đời hạnh phúc, một tương lai tươi sáng mặc dù đã bị bỏ lỡ, đã bị buông rơi nhưng không hề mất đi, mãi mãi còn ở đó, chờ đợi anh trên đường quá khứ.
    Trải ra vô tận trước mắt anh bốn mươi năm đã qua của cuộc đời. Kỷ niệm, vô vàn kỷ niệm vẫy gọi và thôi thúc anh trên đường. Dĩ vãng không điểm tận cùng và dĩ vãng là vĩnh viễn thuỷ chung, với tình bạn, tình anh em, tình đồng chí, và nói chung, bất diệt những tình nguời.
    Mãi mãi anh bị cuốn hút về những đốm lửa trong không gian trải dài đến cuối chân trời quá khứ. Những đốm lửa chiến tranh đầu tiên trong đời, vệt sáng của cuộc phiêu lưu đầu tiên và cũng là tia sáng của tình yêu rọi lên từ đáy xa sâu thẳm thời thơ ấu."
    Đấy là tác phẩm rút ruột của bác Ninh, và theo cá nhân tôi , về đề tài thân phận người lính sau chiến tranh, VHọc VN trước và sau quyển đấy mãi mãi là khoảng trống. Chỉ tiếc là không kiếm đâu ra cái online của nó. Có điều , với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã đạt đến đỉnh cao trong đời văn của mình và từ đó về sau không thấy bác ta vượt qua mình lần nào nữa. Nhưng một đời văn để lại một cuốn ấy cũng là quá đủ.
    Cuốn này sau còn được một giải thưởng văn học lớn của Thuỵ Điển, sau đó thì có lệnh đình bản ( đình bản chứ không phải cấm thì phải VNHL ạ ).
    Nhưng bác ạ " bất chấp sự rơm rác của những định kiến và của những giáo điều gò khuôn cuộc sống của con người", tôi vẫn cứ nói rằng nó là tác phẩm đáng kể nhất về đề tài chiến tranh của VN ta thập kỷ 90, chính nhờ nó mà tôi cảm thấy thêm yêu đất nước ta hơn, yêu nền văn học của ta hơn, để có thể cầm nó mà mở mắt cho bất cứ thằng Tây mất dạy nào dám chê bai văn hoá VN ta như các bác Fin, anhquan... đã từng gặp. Bác cố gắng tìm đọc cuốn đó nhá, rất mong được cùng chia sẻ với bác về Nỗi buồn chiến tranh. Thân ái! .
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    I'll be missing you
  3. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là một bài viết khác, viết về tác phẩm "Cơ hội của Chúa" mà Cườihaymếu đã viết:
    Cơ hội của Chúa là một cuốn rất tuyệt vời. Phải nói rằng lần đầu tiên có một người dám vạch trần cái phía còn lại của XH này. Nói gì thì nói, tôi thấy nó tương đương như những tiểu thuyết hiện thực phê phán hồi 30-45. Anh Nguyễn Việt Hà ấy cũng có hình dáng của Vũ Trọng Phụng ngày xưa.
    Đấy là một quyển tiểu thuyết viết về đời sống của trí thức và thanh niên hiện nay. Thực ra nó là một cuốn "bán tự truyện", nhân vật Hoàng mang nhiều hình ảnh của tác giả ( ấy là tôi nghe mấy anh bạn từng phỏng vấn Mr Hà nói thế). Hiện tượng cuốn tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà có lúc đã được so sánh với các truyện ngắn của Ng Huy Thiệp ( nhất là về mặt dư luận). Nói chung đó là một cuốn có phong cách viết văn hiện đại, câu ngắn, cực hài và giàu liên tưởng thú vị mà không kém phần sâu sắc. Tác giả chịu ảnh hưởng nhiều của các quan niệm về Thiền và Đạo, đặc biệt là tư tưởng ngao du lánh đời của Trang Tử. Bên cạnh cốt truyện là những đoạn triết lý ngoại đề mà nhiều nhà phê bình cho là cũ, nhưng hình như ở quy mô một quyển tiểu thuyết thì tôi chưa thấy cuốn nào "mới" mà nổi như thế, chưa kể nó rất ăn nhập với nội dung câu truyện. NVH sử dụng thi pháp của tiểu thuyết đa thanh, 3 nhân vật chính và 2 phụ cứ lần lượt chiếm vị trí nhân vật chính trong mỗi chương, và toàn bộ câu truyện cứ mỗi chương lại khác đi, lại được làm mới một lần bằng góc nhìn riêng của mỗi nhân vật. Rất tuyệt. Câu chuyện xoay quanh một trí thức trẻ có tài (và bạn bè, anh em, tình yêu của anh ta,) nhưng anh ta lại là một nhân viên ngân hàng hàng ngày đối mặt với những công việc, những vị sếp ngán ngẩm và buồn tẻ, những công việc khiến con người ta có thể "mòn đi , rỉ ra, mọc rêu lên". Tài năng và tâm hồn của anh ta cũng chỉ duy nhất Nhã, người bạn gái thân nhất, một doanh nhân có cỡ, một bi kịch trong đời sống tình cảm, hiểu và sẵn sàng chia sẽ, chấp nhận cũng như giúp đỡ Hoàng ( tên anh ta) những lúc khó khăn- điều mà ngay cả người yêu H cũng không làm được. Trong cái vỏ ấy, bên cạnh những cuộc đời, số phận khác trong câu truyện, H dường như là người phát ngôn cho những kẻ được gọi "những người như Hoàng không phải dành cho thế kỷ này " ( lời Nhã). Vì cái gì ??? Xin các bác tìm đọc thì sẽ hiểu hơn.
    Xin nói thêm, Mr NVH được nhìn thấy nhiều nhất trong quán nước phía trong cổng Thư viện Quốc Gia ( Tràng Thi). Hiện anh đang học một lớp viết kịch bản cấp tốc để làm kịch bản cho phim nhựa "Của rơi" của ĐD Vương Đức ( tác giả "Những người thợ xẻ"), bộ phim gần như chuyển thể từ tiểu thuyết "Cơ hội của Chúa". Hình như dự kiến trong năm sau sẽ chiếu.
    Quyển này không đọc là phí vô cùng. Nhưng giờ không còn bán nữa. Các bác thử lên số 5 Đinh Lễ hoặc 180 Bà Triệu chỗ ông Dư sách cũ thì có thể có. Địa chỉ sau chắc chắn có nhưng chắc chắn bán bóp lè lưỡi. hà hà.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về
    I'll be missing you
  4. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Úi, em lại xin lỗi các bác chút! Tại cũng trong cái topic đó, chị The-mask đã chịu khó post lên một bài phê bình dài ngoằng của Trần Mạnh Hảo viết về "Cơ hội của Chúa".Rảnh rang đọc chút chơi!
    Bài phê bình đăng trên báo Nhân Dân của nhà thơ - nhà phê bình - nhà... Trần Mạnh Hảo. Tác giả của Phê bình và Phản Phê Bình
    Tiểu thuyết "Cơ hội của Chúa" của Nguyễn Việt Hà dày 466 trang được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1999 không hiểu vì sao được một số người ra sức tán dương khi nội dung xã hội mà nó phản ánh theo kiểu: "Bây giờ nhan nhản những con điếm bỏ nghề quay sang răn dạy tiết hạnh, những thằng lưu manh chộp giật bằng cấp xoay sang làm sếp" (347)? "Một xã hội trí thức" suy đồi, vô đạo đức, tha hóa tột độ, đê tiện tột độ, vong thân tột độ nhưng được khoác mặt nạ triết nhân, sự thối rữa tâm hồn, nhân cách được xức nước hoa sang trọng của kẻ có học chính là sân chơi nơi "Cơ hội của Chúa". Ðây là cảnh sinh hoạt của Tâm, một trí thức lưu manh, trùm buôn lậu ở Ðức: "Chúng tôi bảy người ba két bia, năm chai rượu... và ba đứa con gái ,hai Việt một đầm. Tôi ít khi ngủ với bọn Tây và nếu có thì phải thật đẹp..."..."Con bé đầm đã say nhất quyết đòi **********, hai tay nó dính chặt quanh cổ, tôi kéo váy nó phát mạnh vào cái mông trần nó vẫn không buông. Thôi đành thua" (286, 291). Ðó là Nhã, một phụ nữ trí thức chửa hoang, hận đời làm giàu bằng buôn lậu, vừa đọc kinh Thánh, kinh Phật, luận bàn triết học, vừa trắng trợn tự bạch: "Tôi nhắc nhiều về Barker vì đơn giản đó là người đàn ông duy nhất tôi chấp nhận ngủ qua đêm, ngoài Lâm" (238). Ðó là Hoàng - nhân vật trung tâm của tiểu thuyết, một tín đồ Ki-tô giáo, một công chức, một đại trí thức nghiện rượu, nói được vài ba ngoại ngữ, thông tuệ Thiền, Kinh Thánh, triết học cổ kim Ðông Tây, trích sách khắp chốn, trích từ Trần Quốc Vượng tới Camus... lúc nào cũng dằn vặt về tồn tại hay không tồn tại, hư vô hay không hư vô, siêu hình hay không siêu hình, lúc nào cũng sang trọng làm dáng trí thức, vờ vịt đi tìm ý nghĩa cuộc đời trong triết học, thần học, thở ra toàn nỗi buồn vạn cổ của Lão, Trang, làm nghề đau giùm nỗi đau của Giê-su hai nghìn năm trước... Nhưng Hoàng lại thực tế đến tàn bạo, ma cô quá cỡ trong việc lợi dụng một cô gái yêu mình, em thằng bạn thân đã vượt biên, để cô bắt bồ với Tây lấy đô-la nuôi mình và ngủ với mình suốt bốn tháng: "Thỉnh thoảng nàng dúi vào tay tôi tờ trăm đô bảo đi đổi. Tôi chưa vô tư đến mức tiêu tiền không biết xuất xứ. Vả lại, nếu đủ dũng cảm xin tiền phụ nữ tôi chỉ dám xin Nhã"... "Tôi úp mặt vào gối. Nàng ở nhà một mình và trên giường nàng là hai chúng tôi"... "Tôi chìa tờ giấy bạc xanh có dòng chữ We trust in god hôm qua nàng mới đưa. Nàng nhìn tôi khẽ cười. Chúng tôi nói chuyện tay ba trong quán đặc sản. Chàng kỹ sư Thụy Ðiển... Nàng xã giao giới thiệu..." (103, 104, 105)... Một trí thức thượng thặng như Hoàng, được tác giả Nguyễn Việt Hà tô vẽ trang điểm bằng son phấn thần học triết học, lúc nào cũng đau đáu về thực tại và hư vô, lúc nào cũng làm dáng trí thức, làm dáng đạo đức, là mẫu người thời thượng sang trọng hôm nay? Loại "trí thức phản trí thức" này chừng như đang thấp thoáng ở khắp nơi, trong các cơ quan, các công ty, trong các quán bia ôm, karaoke ôm, trong các salon sang trọng, vũ trường... liệu có là những độc giả cổ vũ nhiệt liệt cho "Cơ hội của Chúa" chăng? Ðây là hiện tượng đáng mừng cho văn học hay đáng lo cho xã hội?
    "Cơ hội của Chúa" - sân chơi nhớp nháp đầy vẻ cao đạo, quý phái của đám buôn lậu, chuyển ngân lậu, đám móc ngoặc, hối lộ, là cơ hội để một bộ phận trí thức biến chất thể hiện sự vô luân, cơ hội để tội ác và tội lỗi nhập thiền hoặc đi nhà thờ cầu Chúa, cũng là cơ hội để tác giả của nó khoe chữ nghĩa, khoe sách vở kiến thức một cách không sao hiểu nổi. "Cơ hội của Chúa" được Nguyễn Việt Hà viết theo lối văn "dòng ý thức - độc thoại nội tâm" của James Joyce (1882-1941) đã thành mốt thời thượng từ hơn năm mươi năm qua. Nguyễn Việt Hà với giọng văn cà tửng, giật cục, bỗ bã áp đặt, vô lối và xách mé, xúc phạm đến tác giả "Nam Hoa Kinh": "Trang Tử cuốn dây câu lững thững đi bộ về nhà... Vợ Trang đang ngồi tán láo với mấy bà hàng xóm chạy ra. Trông khá đẹp. Cách đây hơn năm ra tỉnh học nghề may. Trong bụng thì rất thích sự sinh hoạt trác táng xa xỉ của thành thị nhưng ngoài thì dè bỉu chê bai bọn dân phố không tiết hạnh thủy chung. Trang ghét thói đong đưa, giả chết. Vợ Trang nghe lời tình nhân là thằng cò nhà định ra mộ cắt mũi chồng. Trang trong quan tài cười nhạt, vợ xấu hổ lắm, bớt xoen xoét miệng về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Khổng Tử bảo: "Phụ nhân nan hóa". Biết vậy, đành vậy. Gượng gạo cũng không được. Trang đưa xâu cá dặn vợ luộc tất... (187) "Thầy Huệ sợ, ngầm sai công an mật... Cuối cùng thấy Trang nằm khểnh trong khách sạn mini đọc báo lá cải"... "Huệ Thi gắp miếng cá, hơi tanh, đành nhấp chút rượu..."... "Tối hôm ấy Huệ Thi về rồi, Trang say quá ***** dầm cả ra phản, ướt chiếc chiếu mới. Vợ Trang cằn nhằn đủ ba ngày" (188, 189, 191, 192, 194)...
    "Cơ hội của Chúa" còn nhan nhản những đoạn văn quái gở như: "Anh không nhầm, nghiên cứu sinh vĩnh viễn không có bằng Phó tiến sĩ đang ngồi cạnh mẹt thịt chó. Ðộc ẩm. Con mẹ bán mít rong vô ý chổng mông ngang mặt gã trí thức nhỡ vận" (86)... "Nàng vợ chưa được phép đô thị hóa áo hoa cà khoét rộng cổ thòi dây chuyền một lạng, toe toét cười bưng cam hái vườn nhà vào mời khách đét-xe. Chua muốn rụng răng" (97)..."Thiếu phụ ngồi cạnh tôi xin phép được đọc thơ. Bài thơ dụ dỗ libido của giống đực. Chỉ một năm sau tôi thường xuyên gặp tên nàng trên các phụ san về tình yêu và tuổi trẻ. Những vần thơ và truyện ký bốc lửa của nàng đã giúp cho nhà hộ sinh A, Bệnh viện C, Bệnh viện Giảng Võ vượt kế hoạch trong công tác nạo hút" (108)... Ðại loại lời văn, lời thoại của Nguyễn Việt Hà hoặc là triết lý tình yêu dễ dãi kiểu này: "Tôi lang thang một mình với trái tim rớm máu trong hoang mạc cuộc đời... Tình yêu thì không biết giới hạn, nó mênh mông xuyên suốt qua không gian và thời gian. Nó không tuân theo bất cứ một luật lệ nào của đời thường. Ai thật sự say đắm thì thật sự có tình yêu..." (66), hoặc tục tĩu kiểu: "- Xéo ********* đi tiếng Anh nói là gì?/ - Thằng quản lý nó đang nhìn mày đấy -/ - Con c./ (250), hoặc dục tính hóa câu văn: "ở đây thị trường còn trinh nguyên nhưng đã tự làm suy yếu bằng thói buôn bán thủ dâm" (84)... Các nhân vật của Nguyễn Việt Hà giống nhau như đúc ở chỗ cùng đi tìm đạo đức trong sự vô đạo đức, cùng thích bàn triết học, thần học với triết lý dởm ở khắp nơi kiểu: "Ðàn bà tuyệt đối không nên cô đơn" (241), "Thật ra vô nghĩa nhất là đọc sách" (431). "Phụ nữ khi sắp có hôn nhân thường say mê bói toán" (415), "Tất cả những người thông minh đều yêu thích học thuật" (414), "Thiền tiếng Nhật gọi là Zen" (412)... "Cơ hội của Chúa" còn đạt cùng lúc hai kỷ lục trong văn chương Việt Nam, một là chêm tiếng Pháp, Anh, Ðức tới 72 lần, có khi chêm cả một câu, có khi chêm vài ba từ; có khi chú thích, có khi không, chưa kể những lần chêm chữ nho âm Hán Việt, hai là trích sách đến khủng khiếp, theo kiểu một chuyên luận triết chứ không còn thuần tiểu thuyết.
    Hoàng, nhà trí thức, nhân vật chính của "Cơ hội của Chúa" từ khi sinh ra, lớn lên, đi làm, rồi yêu đương, đi nhà thờ, viết văn... nhất nhất đều may mắn được hoàn cảnh ưu đãi. Không ai đẩy anh vào chân tường cả. Thế nhưng, để tạo ra cái cớ phi logic cho "Cơ hội của Chúa" mang tính sang trọng của tiểu thuyết luận đề, Nguyễn Việt Hà đã tìm một cây thập giá giả tạo là căn bệnh nghiện rượu tây của Hoàng, dùng chiếc búa nhồi bông mà đóng đinh nhân vật này bình bịch vào từng trang sách hòng cứu chuộc văn chương. Một người thông minh, uyên bác, mê thiền và thần học Thiên Chúa giáo, đẹp trai, học giỏi, hát hay, đàn ngọt như Hoàng, nhưng lại lười biếng, rượu chè, lao vào thiền và thần học để biện minh cho bản chất lưu manh của mình, dùng Ðức Chúa Trời làm bình phong để tha hồ sống vô trách nhiệm và vô luân. Một kẻ đồng lõa với người em gái thằng bạn đi ngủ với Tây, đi quyến rũ anh chàng Thụy Ðiển xấu trai như vừa dẫn, nhằm lấy đô-la về nuôi mình và lợi dụng thân xác của cô gái này suốt bốn tháng như Hoàng, sao có thể trở thành biểu tượng cho lương tâm hướng thiện, cho sự trăn trở, thao thức về đạo đức, sao có thể là nỗi suy tư về lẽ sống thực tại và lẽ siêu hình như nó được mô tả trong tiểu thuyết? Hoàng có người yêu là Thủy rất nghèo. Nhưng suốt năm năm yêu nhau, anh không hề giúp đỡ gì cô, chỉ: "Hồi Hoàng đi Nam có mua tặng tôi một đôi săng-đan Pháp. Món quà tạm gọi là vật chất suốt những năm yêu nhau" (315). Nhưng ở Sài Gòn, Hoàng biểu diễn nhạc có tiền là đi bia ôm, là gọi rượu Remy Martin, "boa" tiền cho gái bia ôm rất xộp: "Anh bảo thằng nhỏ cầm hai tờ tiền chẵn đưa sang cho Khanh" (274). Hoàng có thói quen xài tiền của những người đàn bà một cách vô tội vạ. Ngay một tay tư bản chưa chắc đã dám ném tiền qua cửa sổ như anh; ví như trong lần giang hồ vặt ở Huế, nơi anh được giải thưởng truyện ngắn của tạp chí "Sông Hương", nơi anh chiêu đãi bạn thơ văn Huế hào phóng hết mức: "Tôi ở Huế ít ngày, nhưng đến quán nào cũng kêu Henessy cả chai nên được thuộc mặt" (397). Nhã, cô bạn hận tình làm giàu bằng buôn lậu nuôi Hoàng hơn nuôi tình nhân, khiến anh sướng như giời, lúc nào cũng uống rượu tây hạng nhất. Chẳng có người vợ nào dù đại tỷ phú lại đưa tiền cho chồng một cách vô lý như là Nhã đưa cho Hoàng, theo kiểu "của kho vô tận", mặc dù họ chỉ là bạn chứ không phải tình nhân: "Ðợt đi này, Nhã đưa tôi nhiều tiền. Tôi ngần ngừ cho xếp đô xanh vào túi ngực. Nhã hỏi "đã đủ chưa", giang hồ vặt như thế này là quá nhiều" (386). Một con người tình không thiếu, tiền không thiếu, rượu uống suốt ngày đêm "Suốt tuần, Hoàng với Bích uống hai tư trên hai tư" (206), lúc nào cũng say xỉn, cũng "Ðổ phịch xuống salon lè nhè" (218), lúc nào cũng "Tiện tay mở tủ thấy chai dở Gordon lưỡng lự uống thêm mấy ly" (397), sao có thể là người "loay hoay thần học", "có những thông điệp của Thiên Chúa tôi đòi thực chứng" (407) được chứ? Vâng, Hoàng đi tìm ý nghĩa thần học, tìm thông điệp đạo đức Thiên Chúa trong quán bia ôm như thế này đây: "Hoàng thở dài, không dừng được, hôn lên bộ ngực căng tròn để trần của cô bé" (270). Trước khi sờ tay vào bộ ngực của cô bia ôm, Hoàng vẫn day dứt về thiên đường địa ngục, vẫn khẳng định mình tin vào Chúa: "Không hiểu có luân hồi không. Mình chỉ tin vào Ðức Chúa duy nhất. Krishnamurty đã hỏi một tay quá băn khoăn về chuyện luân hồi" (269). Người như Hoàng kẻ phát ngôn về nỗi day dứt đạo đức, nỗi ám ảnh hiện sinh, quằn quại niềm hướng thiện vô biên nơi: "Sự cứu chuộc của Chúa" thực sự đã chết chìm trong hũ rượu hư vô, chết chìm trong sự giả tạo của tâm lý và tính cách nhân vật; rằng nhà thờ với nhà thổ cũng như nhau, đạo đức hay phi đạo đức cũng như nhau, thiện ác như nhau, người và ngợm cũng thế theo dòng độc thoại nội tâm của Hoàng: "Mà tôi cũng cóc cần nhà thờ. Tôi chẳng tin ai cả, tôi chẳng tin vào một cái gì cả. Tất cả chỉ lừa dối. Càng dịu dàng càng nhân ái lại càng lừa dối. Càng xinh xắn lại càng lừa dối. Ðâu có phải lỗi tại mình tôi. Ðập vỡ, cứ đập vỡ đi" (395). Họa chăng, Hoàng chỉ đập vỡ được nghệ thuật của cuốn "Cơ hội của Chúa", chứ làm sao có đủ dũng khí đập vỡ chai rượu ngoại là thiên đường của anh?
    Ai đẩy Hoàng vào đại bi kịch cuộc đời, xô anh vào chân tường tâm trạng như vậy? Thưa chẳng ai cả, chỉ là tác giả Nguyễn Việt Hà muốn thế, áp đặt thế, nên bi kịch của Hoàng thực ra là bi kịch giả, chân tường giả, quằn quại giả, tính nhảy xuống sông tự tử giả, thất tình giả. Một người từng đi lừa đàn bà, lợi dụng thân xác và tiền bạc đàn bà như Hoàng phải có chất lưu manh, phải có bản lĩnh cực kỳ, sao lại khóc lên hu hu như con nít khi anh tát Thủy, bị nàng lặng lẽ bỏ đi, khóc ngất một cách giả tạo tức cười như thế này: "Tôi khóc, gục mặt xuống cái bàn mây ngai ngái mùi tàn thuốc ẩm mà nức nở" (405). Trời ơi, Hoàng yêu Thủy có ra gì đâu, yêu hời hợt, chỉ cốt lợi dụng thân xác nàng, vô trách nhiệm với nàng, hở ra là đi bia ôm mà sao khi tưởng sắp mất nàng, lại tính lên cầu Thăng Long lao xuống tự tử như một cậu trai nhà quê lần đầu yêu bị ruồng rẫy, may nhờ Chúa níu lại chứ không đã thành mồi cho cá: "Tôi nhìn thật đậm vào lòng sông. Tôi thấy nhỏ nhoi và tuân theo ý Chúa. Tôi là một tín đồ Cơ Ðốc giáo và giáo lý không cho phép tôi tự hủy hoại" (406). Một kẻ vô trách nhiệm, vô đạo đức như Hoàng, chỉ vì một nguyên nhân cỏn con, chưa ra đâu là lo sợ bị người yêu bỏ, đã lại giãy lên đành đạch một cách rất kịch, rất vờ vịt, giả tạo thế; hệt như nhân vật này vừa từ trong "Anh em nhà Kramazov" chui ra ăn vạ lòng thương cảm của độc giả: "Tôi hét lên cho giọng mình lạc vào gió. Không phải hét mà là gào gọi. Lạy Chúa, xin Người đừng bỏ con" (406). Nhưng mà Chúa có bỏ Hoàng đâu, Ngài vừa kéo anh ra khỏi sông Hồng là gì. Chúa ơi, Nguyễn Việt Hà không muốn để nhân vật của mình nửa vời; ông đẩy nó vào chân tường bi kịch, một bi kịch phi logic, một nỗi đau đớn vay mượn, quằn quại vay mượn, hệt như Hoàng lên cơn ăn vạ lương tâm, ăn vạ chính sự sám hối rất kịch và rất hề của mình: "Tôi thả người nằm xuống mặt cầu. Ðỡ thấy hoang mang, đỡ thấy hư vô. Tôi lại trở về sở hữu sự mệt mỏi và bơ vơ" (406). Những cơn nghiền hư vô, nghiền ám ảnh đạo đức, nghiền niềm sám hối tội lỗi cho cả thế gian nơi Hoàng, cuối cùng Chúa cũng không cứu nổi, Thủy và Nhã không cứu nổi. Chỉ có tác giả Nguyễn Việt Hà cứu nổi cơn chết đuối hư vô, cơn chết đuối ám ảnh đạo đức của Hoàng bằng cách giúi vào tay anh một chai rượu Henessy, hay một chai X.0 thượng thặng kiểu: "Tiện tay mở tủ lấy chai dở Gordon..." ở nhà Nhã. Nhân vật Hoàng, xương sống của "Cơ hội của Chúa" nói cho cùng là một nhân vật giả, tính cách và tâm lý giả, bi kịch và nỗi đau giả, những ám ảnh siêu hình giả, chỉ là cái cớ phi logic, cái loa áp đặt sống sít cho Nguyễn Việt Hà tuyên ngôn. Hoàng chỉ có một loay hoay duy nhất là rượu. Chính ra, Nguyễn Việt Hà chỉ cần dẫn nhân vật chính của mình đến bác sĩ cai nghiện là có thể đưa Hoàng về nẻo thiện căn. Ðằng này, nhà văn lại chỉ sai đường cho nhân vật. Thiền và Chúa, những ám ảnh siêu hình và đạo đức không phải là nẻo đến của Hoàng. Rất tiếc, Nguyễn Việt Hà đã đặt lên vai Hoàng một cây thập giá bằng giấy và sai nhân vật chính của mình vã mồ hôi rượu đi tìm đồi Golgotha đã chịu nỗi thương khó siêu hình: "Có lẽ suốt đời tôi phải lê lết vác cây thập giá thất bại. Lạy Chúa xin Người đừng chọn con là vậy" (434). Không, Chúa có chọn Hoàng đâu. Chính Nguyễn Việt Hà đã chọn anh đấy chứ. Ðây phải chăng là sự chưa thành công của nghệ thuật nơi "Cơ hội của Chúa", khi nhà văn chưa có cơ hội chọn đúng tạng văn mình?
    "Cơ hội của Chúa" viết theo kiểu "đồng hiện", có những chương nhân vật hiện lên qua quan sát của tác giả, có những chương nhân vật tự sự bằng ngôi thứ nhất xưng "tôi". Khi Hoàng xưng "tôi" cũng giống hệt như Nhã xưng "tôi", cũng một tính cách, một giọng văn, một kiểu dáng, một thê lê con cà con kê. Tâm, Huyền, Thủy... xưng "tôi" cũng thế. Nghĩa là, "Sự cứu chuộc của Chúa", tựu trung, chỉ có một nhân vật duy nhất là Hoàng. Nhưng Hoàng lại rất giả tạo nên "Sự cứu chuộc của Chúa" chỉ có một nhân vật kép là chính tác giả Nguyễn Việt Hà. Nghĩa là một cuốn tiểu thuyết không có nhân vật, chỉ toàn các tình huống, các lời nói rậm rạp mang tính luận đề không hẳn là triết hay thần học, hoặc chỉ là kinh nghiệm thành công và thất bại của những tay trí thức buôn lậu kết hợp ăn chơi tấp tểnh thượng lưu (!). Thực ra, mảng sống mà Nguyễn Việt Hà phản ánh trong "Cơ hội của Chúa" dù quá tệ hại, quá suy đồi, chỉ có một người tốt duy nhất là Du lại phải vượt biên và chết bên Mỹ, nhưng có điều, trong đời thật, xấu tốt chen nhau, và cái tốt vẫn còn nhiều lắm chứ không chỉ một mầu ảm đạm như hiện thực cuốn sách này miêu tả. Nguyễn Việt Hà có quyền chỉ viết về mảng mầu xám của cuộc sống mà anh tâm huyết. Không ai ấu trĩ quy kết góc nhìn hẹp, nhìn tối của "Cơ hội của Chúa" là toàn bộ xã hội. Dù sao, cuốn sách của Nguyễn Việt Hà có thể muốn gióng một tiếng chuông báo động về một hiện trạng đời sống đang có cơ đe dọa sự tồn vong của dân tộc quốc gia: ấy là sự băng hoại về đạo đức, sự suy đồi nhân cách, sự xuống cấp vô phương cứu chữa của thói vô luân nơi một bộ phận trí thức biến chất hôm nay. Nhưng đọc xong cuốn sách, chừng như các trí thức Hoàng, Nhã, Tâm, Bình, Sáng... mặc dù lừa đảo nhau để sống, mặc dù buôn lậu, gạt tình, thậm chí tự lưu manh hóa, nhưng xem ra họ vẫn rất đáng thương, vẫn có gì đó đèm đẹp, sang sang, tồi tội, buồn buồn và chỉ là nạn nhân chứ không ai là thủ phạm. ấy chính là điều chúng tôi băn khoăn. Rằng cái xấu, cái ác chừng như chưa bị lên án, lại còn vô tình được biện minh bằng thiền, bằng Chúa, bằng những thao thức và dằn vặt triết học đâu đâu. Nguyễn Việt Hà không hiểu vô tình hay cố ý, lại đi trang điểm cho cái xấu bằng tất cả son phấn siêu hình, dù là thứ son phấn vay mượn? Như thế này, liệu "Cơ hội của Chúa" có khả năng tạo cơ hội cho văn chương đích thực xuất hiện chăng? Hay nó chỉ tạo cơ hội cho những gu mì ăn liền phàm ăn trong thẩm mỹ nghệ thuật nhảy ra làm lao xao dư luận?
    Trần Mạnh Hảo
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
    I'll be missing you
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chưa thấy em Đan Nguyên nhắc đến Grass nhỉ?

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  6. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Hơ cám ơn cháu đã đưa bác vào tinh tuyển, bác cảm động quá. Nhân tiện bác có đề nghị cháu đổi hai bài viết cháu đã chọn trên bằng bài "phê (nhân tiện) bình" hồi xửa hồi xưa bác bin lên tranh nuận bên Thi ca. Bài này nó "giống" bác hơn, với lại nó còn lấp lánh kỷ niệm với bạn Cỏ ...
    & & &​
    *
    [Bản chất của thơ ca, có gì khác hơn là một sự đại ngôn! ​
    * Khi bạn đọc những câu "hiền lành" như " Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Biết khao khát những điều anh mơ ước/ Biết xúc động qua nhiều nhận thức/ Biết yêu anh và biết được anh yêu..." Nghe giản dị đấy, thầm kín đấy, nhưng chính nó là một sự đại ngôn. Tôi xin cụ tỷ luôn.
    Hãy tưởng tượng Xuân Quỳnh ( xin phép được mang thơ XQ ra để minh hoạ cho bài viết này) - khi in thơ - như một diễn viên (tất nhiên là nổi tiếng- với thơ ca, với tên tuổi người chồng và với số phận thương đau) bước lên sân khấu có cái tên là văn nghệ và nói ra những điều thầm kín trong trái tim mình (tất nhiên là bằng một hình thức rất nghệ thuật là thơ ca- và cuộc biểu diễn này, nó được truyền phát lại cho đông đảo công chúng bằng những phương tiện như tập thơ, những bài phê bình, báo chí ...).
    Với một giọng nữ trung ấm áp và truyền cảm, với một mái tóc nhung huyền và một khuôn mặt đằm thắm, đôi mắt đen tròn long lanh những dự cảm bão giông ... Xuân Quỳnh cứ thế san sẻ tâm hồn mình cho độc giả, san sẻ những tình cảm thật giản dị, thật sâu sắc mà trái tim đa cảm nào cũng ứ đầy.
    Những tình cảm ấy đúng là giản dị mà sâu sắc và để thấy được điều giản dị mà sâu sắc ấy, nó phải được viết ra bằng một tài năng như Xuân Quỳnh, bằng một phương pháp phức tạp và khó khăn ghê gớm là thơ ca, vốn chỉ thấy có ở những tài năng - dẫu chỉ để thể hiện những điều giản dị đến vậy.
    Và nói ra những điều ấy, bản thân việc đó chính là một sự đại ngôn. Sự đại ngôn nằm ngay từ trong cách biểu đạt, nói một cách... đại ngôn thì là sự đại ngôn nằm ngay trong hình thức nghệ thuật. Thơ ca là hình thức nghệ thuật, như những hình thức khác như văn xuôi, hội hoạ, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn ... tất cả đều là sự đại ngôn. Trong cơn đau sáng tác hay trong lúc cảm xúc dâng trào (ví dụ thế), người nghệ sĩ dùng tài năng của mình làm nên những điều khác thường (để nói những cái bình thường), trong câu chuyện chúng ta nói ở đây thì điều khác thường đó là những câu thơ (tất nhiên là những câu được coi là hay). Sự đại ngôn đó dùng để thể hiện những nội dung tư tưởng bên trong nó, những cái (nội dung) đó có gì xa lạ và ghê gớm không. Không. Nó nằm sẵn trong tâm trạng mỗi người. Ai cũng có. Nó là một nỗi nhớ nhà lúc buổi chiều hôm, là một thoáng bâng khuâng trước quá khứ vàng son nay đã hoang tàn, là một nỗi đau của kẻ sĩ phu mất nước, là một niềm hoan lạc trước tình yêu, là nước mắt rơi khi đau đớn chia lìa, là một nỗi thèm chồng của người thiếu phụ cô đơn ... Những cảm xúc đó trong cuộc đời (hầu như) ai mà chẳng có lúc gặp, chẳng có lúc xốn xang, bồn chồn vì nó. Nhưng để thể hiện nó ra thì "ngôn" một cách bình thường lại là vô nghĩa và vô tác dụng, phải cần đến sự đại ngôn một cách đầy tài năng của những người như Bà Huyện Thanh Quan, như Tản Đà, như Xuân Diệu, như Xuân Quỳnh, như Vi Thuỳ Linh ... Thơ ca là một cách biểu đạt, mà thuộc tính nội tại của biểu đạt là "đại ngôn". (Hì hì, như bài viết này của tôi, và những bài viết ở trên , những bài viết sau này của các bác cũng đều là một sự đại ngôn ).
    Bây giờ, Xuân Quỳnh đi xuống, và đến lượt Vi Thuỳ Linh bước lên sân khấu. Thay vì một dáng vẻ Á Đông truyền thống, thay vì một tà áo dài dân tộc, một mái tóc thả ngang lưng trên dáng đi yểu điệu và hiền thục (như người ta vẫn hình dung về những nhà thơ nữ, Vi Thuỳ Linh, không được nết na lắm, mạnh mẽ và ngang ngạnh, dũng cảm và liều lĩnh (so với những nữ thi sĩ khác) phô đôi chân (hơi ngắn và cong- đặc trưng của cư dân lúa nước) bước tới. Cô ta trình bày những cảm xúc, những suy nghĩ của mình về cuộc đời, về con người, về cái được, cái mất, cái hư , cái thực, cái bấn loạn, cái hoang tưởng, cái khát vọng, cái thánh thiện, cái ác độc, cái bản năng và tất cả những gì đã, đang, sẽ diễn ra trong lý trí và tình cảm mà cô ta có thể tưởng tượng và cảm nhận. Khán giả trong rạp xôn xao trước, rồi sự ồn ào lan ra bên ngoài, chẳng mấy chốc lan khắp nơi (nhiều nhà thơ đã không làm được như vậy)...
    Cô ta đã nói điều gì khiến người ta sửng sốt. Nội dung thơ ca chăng? Tôi e là không. Ví dụ "Người dệt tầm gai" ở trang trước, nội dung của nó xoay quanh điều giản dị như thế này thôi :"Anh yêu của em ơi/ Em yêu anh điên cuồng...". Tình yêu, ******** ... là những đề tài muôn thủa, đã xuất hiện và đã thành những trào lưu lớn mang tầm thế giới, không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật. Vậy thì cái gì khiến người ta phải xôn xao trước những câu chữ của những tác giả như VTL. Phải chăng bởi vì nó là một sự đại ngôn (tất nhiên rồi) "hơn người" ? Giữa típ như Xuân Quỳnh chẳng hạn và típ như Vi Thuỳ Linh chẳng hạn, ai "đại ngôn" hơn ai?
    ...
    Đến đây câu chuyện rẽ sang một ngả khác. Tôi xin được ngắt câu chuyện XQ và VTL lại, mà thực ra đọc những gì tôi viết ở trên, chắc hẳn các bác cũng hiểu là tôi không có ý định bàn về thơ của hai vị ấy.
    ...
    * Nếu như đứa con tinh thần của nhà thơ chào đời trong sự dè bỉu của (gần) 100% công chúng thì đó thực sự là một tai hoạ đối với người viết. Có mấy khả năng xảy ra, một là đứa bé thực sự là một quái thai, hai là cái thị lực của người đời mới thực sự mang tính chất của một "quái thai" ( trường hợp thứ hai này đã xảy ra với âm nhạc của Bach, với thơ của Hồ Xuân Hương, với tranh của VanGoth, với tiểu thuyết của Cervantes ... ), ba là có nhiễu chi đó trong kênh truyền thông giữa Nhà thơ - Tác phẩm - Công chúng ... vân vân... (Phải mở ngoặc ở chỗ này, cái "quái thai" trong t/h thứ hai tôi muốn nói đến sự không tương đồng trong nhận thức, tư tưởng và trong cảm hứng thẩm mỹ của người sáng tác với cảm xúc thẩm mỹ của người tiếp nhận).
    Còn nếu như đứa trẻ cất tiếng khóc trong ánh mắt hân hoan của một số người, trong tiếng chửi rủa của một số người và trong sự hoài nghi của số còn lại (thơ Vi Thuỳ Linh chẳng hạn) thì hình như, một sự khẳng định, phủ định tuyệt đối đều có vẻ là vội vã. Khi mà đã có một số lượng nhất định những ý kiến ngoài anh khẳng định (hoặc phủ định) thì điều đó có nghĩa là tác phẩm cũng có (hoặc không có) một số giá trị thẩm mỹ nhất định mà anh hiểu (hoặc không hiểu) được.
    Một nhà thơ có tên tuổi là ông Nguyễn Trọng Tạo khi suy nghĩ về phê bình văn học đã viết như sau :" Người sáng tác cực đoan đôi khi mở ra những chân trời mới lạ, nhưng người phê bình cực đoan lại thường nhốt bầu trời trong đáy giếng".
    Đấy là một ý hay. Hình như mọi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những sự cực đoan, bằng những tư duy mới lạ (mà đa phần là người đương thời không hiểu được). Thơ mới VN đầu TK 20 đã mất gần 30 năm đấu tranh quyết liệt để đoạn tuyệt với nền thơ cũ (theo các nhà nghiên kứu thì nhờ đó mới có nền thi ca hiện đại hôm nay). Trong các lĩnh vực khác cũng vậy. Các cuộc canh tân bao giờ cũng vất vả và lịch sử đã cho thấy rất nhiều thiên tài của thời đại này chỉ được chiêm ngưỡng và tôn vinh ở thời đại sau (mà đa phần họ đều chói sáng). Cũng không có nghĩa là tất cả những tác phẩm "quái dị" đều dự báo trước một tài năng, xác suất ấy chắc là nhỏ thôi.
    Bằng một sự đại ngôn lớn (mà đã làm phiền muộn những nho sĩ - thi sĩ cuối cùng của chế độ PK VN) những người như Xuân Diệu đã mở ra một chân trời mới cho thi ca VN (mặc dù thơ của ông bây giờ tôi không còn cảm được), cũng như những "nhà thơ thế hệ chống Mỹ", rồi sau đó là thế hệ của Xuân Quỳnh , ..., rồi thế hệ của những Vi Thuỳ Linh (ví dụ thế) ... bằng sự đại ngôn của mình sẽ lần lượt mở ra những chân trời mới và khép lại những chân trời cũ.
    Một thế hệ như thế sẽ được đánh dấu bằng một vài sự đại ngôn lớn và một dàn những sự đại ngôn nhỏ. Khi nào mà trên nền xuất bản, nền báo chí của chúng ta có 2/3 thơ theo kiểu Vi Thuỳ Linh (lại ví dụ thôi các bác nhá) như ngày nay 2/3 thơ theo phong cách Xuân Quỳnh, P.T.T.Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm... thì có nghĩa là sự đại ngôn của VTL không còn là lớn nữa, nó đã "đại ngôn" một cách nhỏ bé và bình thường vào thời điểm đó rồi, như thơ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm ... đã không còn là một cái gì độc đáo và khác thường vào ngày hôm nay nữa rồi.
    * Điều cuối cùng tôi muốn trình bày ở đây là nghệ thuật , mục đích cuối cùng của nó nói chung là đem lại cho người thưởng thức một sự khoan khoái, thoả mãn và hài lòng với chính mình về tinh thần. Cho nên tiếp nhận tác phẩm-tác giả một cách cởi mở và khoan dung, thích thú và hồ hởi, hoài nghi và băn khoăn, lo lắng và trăn trở hay ghét bỏ và phủ nhận ... hoặc là một lượng giao nhau nhất định giữa các cảm xúc ấy đều chẳng có gì đáng phải phê phán cả, chẳng có gì là đúng với tất cả, chẳng có gì là sai hoàn toàn. Miễn sao cho cái sự thưởng thức của chúng ta nó đạt đến sự thư thái mà thôi. Rồi mọi sự sẽ lại trôi qua như chưa từng có trên đời. Có phải thế không ạ?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  7. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    hic, đấy, cái bác Cườihaymếu này, được bài viết hay lại post lên box khác! . Bảo sao cháu không tìm được những bài có chất lượng xuất sắc của bác bên box này! Vâng, thế thì bác chọn hộ cháu nhá (những bài hay bác viết rải rác lung tung í mà). Còn cháu sẽ lục lại, xem các bác lão thành Cách mạng còn bài nào nữa không, post nốt cả lên dây cho nó phong phú!
    Bác VNHL làm gì mà nóng vội thế. Cháu đang bận lắm. Mí lại, cháu đã bảo rồi, cháu đâu thể bao quát hêế được?! Bác giúp cháu chọn và viết một hay vài bài về grass nhé?! Cảm ơn bác nhiều lắm.
    Cháu đã nói trước rồi, mọi ngươờ đừng băn khoăn cái thứ tự cháu sắp xếp. Cháu tìm được bài nào hay, cháu sẽ post lên. Box mình còn nhiêề bài lắm, có điều cháu phải nhờ mọi người giúp một tay thôi ạ. Người ta bảo "Một cây làm chẳng nên non..." mờ lị! Các bác nhỉ?!
    I'll be missing you
  8. ForLuna

    ForLuna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Chà , một topic hay như thế này sao bác VNHL không set lên đầu nhỉ ?
    Tặng cô Đan Nguyên cùng tất cả những cái nick của cô :
    Ơi trăng sáng sáng sáng !!!
  9. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay coi như là đổi món một chút với truyện ngắn của Tô Hòai (nhờ ơn bác anhquan post lên).
    Các bác thân mến
    Nhiều lúc tôi nằm suy nghĩ : vì lý do gì mà cho tơí lúc này ta vẫn phải làm những việc mà ta không thích : lang thang nơi đất khách quê người hay bon chen trên chốn quan trường ??? . Trăm sự tại là vì ta sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ( mặc dù ta tự hào về nó). Nhân đây tôi Pót lại chuyện "Nhà nghèo " của nhà văn Tô Hoài lên đây cho các bác cùng đọc nhé :
    Nhà nghèo
    Tô Hòai
    Họ thường cãi nhau vì những cớ rất nhỏ nhen, không có nghĩạ Cái đó cũng đã thành một thói quen. Lúc nào họ ngứa miệng, muốn to tiếng, là to tiếng liền. Hàng xóm bốn bên bị nghe chán cả tai, không buồn nghe nữạ
    Cũng như thế, hôm nay hai vợ chồng anh Duyện cãi nhau làm ầm lên. Đầu tiên, có gì đâu! Khốn nạn, câu chuyện rắc rối chỉ chớm như thế này:
    Anh Duyện thì nằm trong nhà, ghếch hai chân lên cột, ư ử mấy câu Kiều lẩy: Trăm năm trong cõi người tạ Chữ tài chữ mệnh mấy là ghét nhaụ Anh ngâm đương có hứng. Cái cột nhà rung lạch cạch với hai bàn chân. Chị Duyện ngồi đụp áo ngoài sân. Bỗng nhiên, không hiểu việc gì, chị ta muốn tìm cái Gáị Trông ngoài đầu ngõ không có. Chị gọi:
    - Gái ơi!
    Không có tiếng đáp. Chị réo:
    - Ơ ơị.. Gái ... ơi ơi ... Gái ...
    Vẫn im. Chị lại réo:
    - Ơ ơi ... Gái ... Cha đẻ mẹ con chết dẫm, ngã xuống ao xuống chuôm nào rồi !
    Đương ngâm vịnh có người làm rầm rĩ, hỏng mất thú. Anh Duyện nói trõ ra:
    - Làm cái gì mà nhặng lên thế! Có im đi không?
    Chị không im. Chị nói thêm:
    - Người ta gọi nó mà cũng cấm hả?
    Chưa thôi, chị lại đay:
    - Nằm chỏng lên đấy, hát với hỏng, được cái tích sự gì !
    Cái chỗ này mới là cái tức. Vợ anh bảo anh nằm chỏng lên đấy, hát với hỏng. Ra ý mỉa anh không đi làm bữa nay, vô tích sự đấỵ Này, trời ! thực con đàn bà kia ăn nói những điều phụ công phụ của quá đỗị Cả năm anh đi làm quần quật. Họa có ngày ??ođằng ấy??? người ta hết việc, mới được nghỉ như hôm naỵ Rỗi rãi thì anh nằm một tý, chứ saọ Nó láo quá. Anh ta bèn mắng:
    - Tao bảo cho con què biết rằng hai cái bàn tay này mà rời việc ra đọ mươi bữa, thì mẹ con nhà chúng mày rã họng ra! Đừng có...
    Anh cũng không biết ??ođừng có??? thế nào nữạ Anh im. Chị Duyện đáp rằng:
    - Người ta làm lắm người ta ăn nhiều chứ! Đây què thì đây cũng làm saọ Thử sờ lên gáy mà xem.
    Thế là người ta đã nói cạnh nhaụ Chị Duyện vốn có tật ở chân bên phải từ thuở lọt lòng. Không bước được ngay ngắn chị đi tập tõng, tập tõng như con vịt què. Đã mang tật lại là con nhà nghèo, nên ngót ba mươi tuổi chị mới lấy chồng. Mà chồng cũng chẳng được ra hồn chồng. Anh Duyện nguyên là người ở đâu đến ngụ cư ở đấỵ Ngụ cư đi làm mướn, chứ cũng chẳng danh giá gì, lại thêm lưng có cái bướụ Bướu đi thực ưỡn ngực mà nom vẫn như đeo thè lè chiếc nậm rượu giữa lưng. Khi anh gặp chị, thì đôi bên đã là cảnh xế muộn chợ chiều cả rồi, cũng dư dãi mà lấy nhau tự nhiên. Và họ sinh con đẻ cái với nhau cũng thực là dư dãi và tự nhiên. Hai năm một, ba năm đôi thắm thoát có mấy lứa mà đã ríu rít được những ba đứạ Con Gái, con bé đầu lòng. Rồi thằng Cường, thằng Chân. ấy là bỏ mất hai đứa về sau, nếu không, còn lít nhít những năm đứạ Thêm ba miệng con ăn, cũng đã là khổ lắm rồị Nhiều khi vợ chồng cãi nhau om sòm lên cũng chỉ vì vấn đề mấy đứa trẻ nhãi ăn không ngồi rồi đó. Con Gái nhớn, đã biết nhiều lần cha mẹ cãi nhau, nó hóc thút thít. Thằng Cẳng thì dắt thằng Chân, xúm lại xem. Chúng nó đứng tây ngâỵ Mắt nghếch lên, hai tay chắp ngoạt sau mông, ra điều nghe ngóng.
    Bữa nay, hai vợ chồng cãi nhau, thì chúng đi chơi vắng. Nhưng đến lúc cơn bão cãi nhau nổi hăng chúng ở đâu lù lù đãn nhau về. Con Gái cõng thằng Chân. Thằng bé ngất ngưởng ngủ, ngoẹo một bên đầu, dãi và nước mũi chẩy lòng thòng. Thằng Cẳng chập chững đi sau lưng chị. Nó giả cách đương làm quan. Cầm cái roi lá nó cứ phết đen đét vào cánh tay chị Gái, và chửi rầm rĩ. Nhưng vào đến trong sân, nghe tiếng bố mẹ nói to, Gái đứng yên mà Cẳng thì tưng hửng, Chỉ có thằng Chân vẫn ngủ khò khè. Lúc ấy, cáu quá anh Duyện vừa nói nặng vợ một câụ
    Anh vừa nói xong, thì người vợ vừa trông thấy lũ con dẫn nhau vào, chị ta liền lu luoa:
    - Ấy đấy, chúng mày về mà nghe bố chúng mày chửi taọ
    Cáu, anh Duyện văng:
    - Ừ, ông chửi cha con què đấỵ
    Lập tức mụ Duyện ôm mặt, khóc tỉ tỉ. Rồi mụ lên điệu kể lể. Nhưng không phải là kể lể với chồng, hay với ba đứa con, mà là kể lể nỉ non với cái bức vách trước mặt. Mụ khóc kể rằng:
    - Ối thiên địa trời đất ơi! ối cha ơi! ối mẹ ơi! tôi ăn ở với người ta chẳng gì cũng năm bẩy mặt con, con sống, con chết có, mà nỡ nào người ta réo ông réo cha tôi lên. Cái thân tôi cực nhục trăm đường.
    Tôi buộc bụng nuôi con... hu ... hu ...
    - Mày đẻ lắm thì mày nuôi nhiều ....
    - Ối ông cả bà lớn ơi! ... A bấy lâu tôi nằm (ở) với ... chó đấy a ...
    Anh Duyện đùng đùng chạy ra, định thụị
    - Chó này!
    Nhưng anh chưa thụi, vợ anh đã lăn kềnh rạ Tay chân múa lên đành đạch. Miệng rền rĩ:
    - Anh đánh chết tôi đi! Anh đánh chết tôi đi !
    Hai đứa con thấy bố làm dữ, sợ quá ôm díu lấy nhau khóc inh ỏị Nằm trên vai chị, bị thức giấc, thằng Chân cũng bật khóc theọ Cả một góc xóm vẳng lên những con chó, nằm rồi chẳng biết chuyện gì, cũng hóng mõm cắn xuống. Anh Duyện tức lắm rồi, cơn nóng kéo đến đầu anh. Những chiếc gân xanh ở xung quanh trán và cổ nổi chiếc đũa lên. Giậm hai chân bạch bạch, anh quát:
    - Ông giết chết cả lũ! Ông giết chết cả lũ, rồi ông đâm cổ ông xaụ Những của nợ kia, ông xửa chúng mày trước, rồi đến con mẹ chúng màỵ
    Những của nợ khiếp vía, bíu nhau, chạy miết. Chị Duyện cũng lật đật trở dậy, ôm váy lạch đạch ra ngõ. Duyện quay vào bếp, tìm được con dao phay hồng hộc chạy ra, thì cái sân đã không còn aị Anh quẳng con dao đánh ??ochoeng??? một tiếng xuống đất.
    - Từ giờ đến chiều ông bắt được đứa nào thì ông giết chết tươị ối trời ôi! Chúng mày làm khổ ông! Ông mà đến nỗi thân tàn ma dại thế này, cũng vì chúng màỵ Chứ một mình ông đâu đến nỗị
    Ngoài ngõ có tiếng nheo nhéo đáp vào:
    - Nào tôi ăn tàn phá hại gì của aỉ Nào tôi bòn rút của chìm của nổi gì của aỉ Một lời nói một đọi máu, ăn nói còn có trời đất, có quỷ thần hai vai chứ!
    Thế này thì Duyện uất đến chết đuợc. Nó cứ núp ngoài kia mà dội vào từng tiếng. Anh đuổi, nó lại chạỵ Anh uất quá, uất quá. Uất run mười đầu ngón tay bần bật. Anh phải đập một cái gì cho đã. Trong nhà chẳng có thứ gì khả dĩ đập được. Cái giường, cái án thư, cái cột, toàn những đồ gỗ đau taỵ Có con dao, thì anh đã đập lên đập xuống nhiều bận rồị
    Ngoài cửa, con mụ lắm điều lại la trời, la đất. Trời ở đâu mà lạ Đất thì giẫm dưới chân đó. Kêu lắm mỏi miệng. Nhưng mà như chọc dao vào trong óc anh. Vụt một ý, anh Duyện cũng kêu rất lớn:
    - À, mày đã khỏe to họng, ông đốt nhà cho mà xem.
    - Anh đốt nhà thì hàng xóm bắt vạ anh.
    - Thì ông đi ngồi tù cho chúng mày đi ăn mày cả lượt....
    Mụ vợ đứng ngoài bờ rào, ngó thấy chồng hăm hở, hục hặc đi tì lửa, vội kêu chóe:
    - Ối ông cả bà lớn ôi! Nó đốt nhà... Thằng Duyện nó đốt nhà ... Nó ...
    Chẳng có ông cả bà lớn nào chạy đến. Ai cũng đi làm muộn, cửa ngõ đóng trở rạ Nhưng rồi loanh quanh mãi vẫn chưa thấy anh Duyện đốt được nhà.
    Thì ra, bởi vì nhà không có một chút lửạ Đã hai năm nay, chưa mua được một bao diêm nhỏ. Mỗi bận thổi cơm, cái Gái vẫn phải ra tận đầu xóm xin lửạ Và tối thì đi ngủ cùng mặt trờị Biết vậy, chị Duyện yên trí, lại sắp hờ trời hờ đất. Xong đã nào thôị
    - Mày tưởng ông sợ? Ông đi xin lửa cho mà xem.
    Có lẽ anh toan chạy đi xin lửa thực. Và chị vợ cũng sửa soạn kêu nữạ Nhưng trên không trung, từ ban nẫy, ông trời bao la đương đau bụng, xám xịt lạị Bụng ông sôi ục ục, reo róc róc. Bấy giờ bỗng nổi gió giật, lạnh ngắt, rồi đổ xuống một trận mưa lớn.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bấy giờ là đầu mùa hè. Trời đất rất ít mưạ Nhũng đã có trận nào thì mưa rõ cho ra chuyện.
    Trận mưa đó thực tọ Trời đen kịt. Nước xối xuống rào rào, trắng xóạ ở những vườn chuối, nước dội lùng bùng như trống đánh. Từng cơn gió chạy dài rít lên đập đùng đùng. Những mảng sân thấp, nước ngập lưng thềm. Được độ một lúc lâu, mưa dần dần ngớt. Những đám mây nước tảng mỏng bay nhanh như biến. Mặt trời ló rạ Trời đát sáng ngờị Mầu lá cây xanh mướt. Nhũng con chim sáo sậu nhanh nhẩu bay linh tinh, hót từng hồi véo von thực dàị Mưa tạnh.
    Bấy giờ khắp làng bầy ra một cảnh lạ mắt. ở các ngõ lố nhố chạy ra từng đám ngườị Đàn ông thì cởi trần trùng trục, đánh chiếc khố đơn. Đàn bà phong thanh cái yếm, đội sùm sụp chiếc nón. Còn trẻ con thì trần truồng như những viên đá cuộị Người ta chạy đổ xô ra các ngách cống, các bờ ruộng và các luống vườn. ở tay mỗi người lcầm một cái giỏ. Họ chen nhau, chạy tới tấp.
    à, trời vừa mưa xong. ở những mặt sân đất, sôi bong bóng. Trong các lỗ giun ngập nước quằn quại tòi lên. Trong các bụi cây rối và ướt, từng đàn nhái và từng đàn chẫu nhảy rạ Nhờ có trời mưa ngập nước, con giun con sâu nhoi lên, chúng ra kiếm ăn. Những con nhái cốm mình lấm tấm xanh. Những con nhái chỉ dòng dọc trắng chạy suốt lưng. Những ông nhái cụ, to và đen nhũ con cóc, nhẩy oai vệ và chậm chạp. Chẫu cũng đủ các hạng to nhỏ. Nhũng chúng lớn hơn nhái, da dê bóng mỡ, thân hình có chạnh, có góc rõ ràng. Đôi mắt lồi cườm lơ láọ Vòng chân xếp lại, nhẩy thoăn thoắt, rất nhẹn. Chúng đớp kiến và giun nhanh quá. Cái mồm há ra đỏ hây, tép một cái lại ngậm. Tép, tép, tép. Chúng đớp nhoay nhoáỵ Chúng kéo ra kiếm ăn.
    Và người ta cũng kéo đi cả đàn cả lũ để bắt nhái và bắt chẫụ
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không hẹn, mà cha, con, chồng, vợ nhà Duyện cũng ặp nhau trong cái đám đông đi bắt nhái bắt chẫu nàỵ Mưa tạnh, chị Duyện chẳng biết trú ở đâu xon xon chạy về lấy giỏ. Thì chị đã thấy khuyết hai cái rỏ treo trên đầu bếp. Anh Duyện và cái Gái đi ra vườn rồị Thằng Chân và thằng Cẳng đã được con bé nhốt cẩn thận vào bầm phản, bốn bề chắn gỗ kín đáọ hai đứa trẻ loanh quanh cứ bò lấp ló như hai con chó con. Chị và bố chúng đi bắt nháị Anh Duyện đã quên giận vợ, nghĩ đến bữa cơm chiều nhiều hơn. Bữa cơm mà cái thịt nhái nướng thơm phức, chấm với muối ớt, nhai dòn rau ráu, ngon tuyệt.
    Chị Duyện cung cúc vác giỏ chạỵ Người ta đã đổ ra nhiều quá không bắt mau, hết mất. Chị gặp chồng. Cái thằng phải gió đó chịu khó vồ nhái ra ráng. Mặt nó không sưng sỉa lên nữạ ấy vậy mà lúc nãy nó đã hùng hổ định giết con, giết vợ và đốt nhà.
    Chị Duyện gặp cái Gáị Nó giơ giỏ lên khoe với ụ Cái giỏ đã được lưng lửng. ở trong nhái xô nhau oe oé. Con Gái nhe hai hàm răng súu đen xỉn, cười toét. Rồi nó lại lư mư vác giỏ xuống một vệ ao gần đấỵ Trong khi mẹ nó tất tả đi ra miệt đầu đình.
    Gái rón rén bước. Nó vạch xem từng ngọn cỏ. Những cây cỏ nước xanh om, vươn cao ngọn, lòa xòa cứa vào người, khiến nó ngứa ngáy khó chịụ Nhưng mỗi lần túm hoặc vồ được một chú nhái bẻ gẫy hai chân sau bỏ tót vào giỏ, thì nó lại cười tủm một mình. Nó lần theo vệ ao, khuất sau mấy rặng dứa dại lởm chởm. Nhái nhẩy lõm bõm xuống nước. Những chòm dứa xòe những cẳng tay gai góc ra xung quanh.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cuộc bắt nhái đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyện xách giỏ về trước. Thứ đến chị Duyện. Thằng Chân và thằng Cẳng phải tù trong gầm phản đang khóc be bẹ Chị Duyện đưa cái giỏ nhái của mình cho chồng rồi chạy lại giỡ gạch, bế hai đứa con rạ Chị nựng con cho chúng nín. Anh Duyện ngồi ngẩn ngơ nhìn hai giỏ nháị Nét mặt anh đờ đẫn. Có lẽ anh đương tưởng tượng đến bữa nhắm thú vị chiều naỵ Bỗng chị Duyên nói:
    - Này, con Gái chưa về nhỉ? Nhà đi gọi nó xem...
    Giọng chị ả dịu lạị Chính anh Duyện cũng không còn tưởng tượng đượct rằng lúc nẫy mình vừa cãi nhau kịch liệt với vợ. Anh đứng dậy, đi ra ngõ. Vừa đi, anh vừa lẩm bẩm: ??oTiên nhân con tuyệt tự, đi đâu thì chết dấp ở đáy???. Rồi anh gọi:
    - Ớ! Gái!....
    ở trong sân, vợ anh nói với ra:
    - Nó đi về phía ao nhà ông cả Tràng ấỵ Đẻ mẹ con ranh con!
    Anh Duyện lội xuống bờ ao nhà ông cả Tràng, về phí có nhiều cây dứa dại, thì anh trông thấy cái Gáị Nhưng anh thấy cái Gái nằm gục trên cỏ, hai tay ôm khư khư cái giỏ nháị Lũng nó trần xám ngắt. Chân tay nó co queo lạị Vừa lúc ấy, miệng nó ngoáp ngoáp mấy cái; đôi mắt lộn lòng trắng lên mấy lần. Rồi nhắm hẳn. Chân tay nó duỗi rạ Con bé giẫy chết rồị
    Người bố nhìn đứa con giẫy chết rú lên một tiếng quái gở. Tuy cuống lắm, nhưng anh cũng còn nhìn tháy ở ngay bên vệ ao trên lớp bùn phẳng mới nguyên một lối bò dài như cái sào lúa còn hằn lạị
    Duyện cúi lay xác con bé. Anh nghĩ chợt rằng bấy lâu nó vào cửa vợ chồng anh, cực khổ trăm đường. Trong người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết cả rạ Thương ơi! bây giờ nó bỏ nó đị Hai hàng nước mắt nhỏ ròng ròng. Anh ghé vai, xốc con bé lên. Hai tay nó còn mềm hơi nóng. Nhưng hai chân đã cứng nhẵng. Anh cõng xác con, chạy về.
    Bến Ray, Tháng Chạp 1942
    anhquan
    I'll be missing you
    Được Đan Nguyên sửa chữa / chuyển vào 05/07/2002 ngày 04:07
  10. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Tự thú trước toà án...box Văn học tối cao,
    Lâu lắm rồi cháu không thò mặt vào Văn học, căn nhà mà ngày xưa cháu đã từng nghĩ nó thân thiết như nhà của mình. Tự nhiên hôm qua , chỉ vì tò mò muốn xem ai là mods mà cháu đã click vào dòng link ??o Chuyển nhanh tới ??o . Thú thực cháu vào topic này chỉ vì nhìn thấy cái nick Đan Nguyên, tự nhiên nhớ lại cái thời ??o Sắc màu tuổi thơ ??o , và tự nhiên thấy buồn da diết. Cháu cảm thấy, đúng là bây giờ mới thực sự nhận ra mình đã đánh mất đi cả một khong thời gian đẹp, khi có những người bạn ở bên, những cái nick quen thuộc của box Văn Học. Chỉ vì sao ? Vì cháu cảm thấy căn nhà ấy có vẻ nhạt dần, có vẻ không còn đầy ắp tiếng cười và tình yêu như xưa, mà cháu thì kém cỏi, không thể nghĩ ra cái gì hay ho để cứu box. Cháu viết văn thì chán, khả năng phê bình hay đánh giá cũng không, thơ cũng chẳng biết làm. Chỉ vì suy nghĩ ấy mà cháu ra đi. Hình như lúc ấy cháu đã nghĩ rằng ??o Không có cô thì chợ vẫn đông ??o. Thế đấy ! Chỉ vì một chút tự ti mà cháu bỏ mặc căn nhà đã từng gắn bó trong suốt một khong thời gian dài. ( Nói lại bây giờ xấu hổ lắm ).
    Đêm nay trời đầy sao, trong và mát mẻ, bởi vì chiều vừa có một trận mưa to. Mưa mùa hạ !
    Cám ơn Đan Nguyên , cảm ơn tất cả mọi người đã cho cháu tìm lại cảm hứng đối với căn nhà này...
    Còn nhớ cách đây 4 tháng, cháu lò dò bước vào TTVN, chính xác là ngày 24-2-2002. Ban đầu là cái nick VC_latmetal. Ban đầu là Rock Club, cháu tưởng đã tìm thấy gì mình cần. Cho đến một ngày cháu tò mò nhảy vào box Văn học, ban đầu chỉ là ngồi nghe, rồi hóng hớt. Cháu nhớ cái topic đầu tiên cháu tham gia là mấy dòng nhạt phèo nói về ??o Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ??o ??" tác giả mà cháu rất thích. Xin phép các bác cho cháu lan man một tí , tuy không hay nhưng chân thành, bởi vì cháu đã ....sờ chuột bảy lần trước khi...post đấy ạ...
    Hồi ấy cháu không để ý đến những cái nick, chỉ thấy khâm phục và ngưỡng mộ những bài viết hay và sâu sắc, cũng như tác giả của những bài viết ấy. Cháu thì cứ nghĩ mình chẳng bao giờ viết được như thế. Chỉ có thể đứng xem rồi tặc lưỡi ??o kính nhi viễn chi ??o mà thôi.
    Rồi đến một lần, cháu tình cờ đọc được những dòng kêu gọi của bác yasunari về một chiến dịch tình nguyện quyên góp sách cho thư viện dành cho các em bé nghèo. Từ lâu rồi cháu đã muốn đi làm công tác tình nguyện, chỉ để san sẻ bớt khó khăn cho một ai đấy, để cảm thấy mình còn có ích. Thế là cháu hẹn gặp yasunari. Đấy là lần đầu tiên cháu lên quán Đinh, cái quán mà box Văn học đã từng xôn xao ( trong topic ??o Một bài tuỳ bút mới của tôi??? của chị Thieu_iot ), cũnglà lần đầu tiên cháu gặp một thành viên quen thuộc của box VH, một trong những cái nick mà cháu ngưỡng mộ, một con người thật chứ không còn là một cái nick ở trên mạng. Đó cũng là lần đầu tiên cháu gặp Raxun_Gamzatop, người mà sau này cháu đã ngầm coi như một người bạn thân, một người anh tốt bụng và chín chắn.
    Sau lần gặp ấy, cháu bắt đầu để ý nhớ những cái nick. Ban đầu là yasu, Raxun, Teq,No-fear, Quang, rồi đến pitty, pagoda, VNHL, paladin,,.....Và cháu bắt đầu muốn viết.
    Cháu thực sự muốn cảm ơn tất cả mọi người, vì nhiều lí do khác nhau.
    Các bác có biết không, đã có những lần cháu gặp phiền phức trong cuộc sống, những áp lực nặng nề từ nhiều phía, mà cháu vốn không phi là người bản lĩnh cứng cỏi. ấy là lúc cháu leo lên quán Đinh, nhớ lại lần đầu tiên gặp những người bạn trên box VH, sau đó là leo lên mạng, mò vào box VH , và vừa ngồi đọc vừa ...khóc. Có thể các bác sẽ cười cháu, nhưng đúng là như thế.
    Đã có một câu nói như thế này ??o Mỗi người cần có một đôi vai để mỗi khi buồn có thể tựa vào mà khóc ??o. Ngày ấy cháu đã coi box VH như đôi vai của một người bạn yêu thương để khi buồn có thể dựa vào mà rơi lệ .
    Hôm nay cháu muốn viết về những người bạn mà cháu yêu quí , những ngươì thực sự đã giúp cháu vượt qua những khoảnh khắc khó khăn nhất trong những tháng ngày đã trôi qua.
    Trước hết là anh yasu, một người ẩn sau vẻ bề ngoài thầm lặng là một trái tim sôi nổi lòng yêu đời , yêu người. Không yêu đời, yêu người thì làm sao có thể dành hết thời gian và tâm huyết cho những em bé nghèo,cho công tác tình nguyện ? Đó chính là cách anh thể hiện sự tồn tại của mình đối với đời sống này. Những ngày đầu chỉ ngồi đọc ấy , cháu đã tưởng yasu là một kẻ ba hoa lắm lời, một chàng Don Juan với những lời hoa mĩ , chỉ bởi vì cách viết bay bổng, lãng mạn tự nhiên của anh. Đến lúc gặp mặt thì cháu lại gặp một hình hài khác hẳn. Một vóc người nhỏ nhắn, một đôi mắt đẹp ẩn sau cặp kính cận dày cộp, khuôn mặt hiền lành, không nhiều nét ấn tượng mà nếu không để ý, hẳn gặp một lần ngoài đường rồi cháu sẽ quên luôn. Nói chuyện với anh cũng khó, vì anh ít nói, và chỉ nói những gì thấy cần thực sự.
    Nhưng con người thì nào có quan trọng gì ? Bởi vì văn của anh chính là con người anh. Chính anh đã dạy cho cháu biết phán xét con người không dựa theo cái vẻ bề ngoài.
    yasu , ôi yasu, con người đầy lòng nhiệt tình với box, với công tác xã hội mà đôi khi quên cả chăm lo cho mình. (Anh làm em nghĩ đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh trai ạ.) Chính yasu cũng đã làm bùng lên ngọn lửa của ước mơ trong cháu, ước mơ làm nhà báo, ngọn lửa lay lắt tồn tại bởi thành kiến của cả một thế hệ trong gia đình.
    Nói về anh yasu khó quá, thôi nói về Raxun vậy. Raxun là người thứ hai cháu biết mặt. ấn tượng ban đầu khi cháu thò mặt vào quán Đinh và anh ấy ngẩng đầu lên chào, là ??o ôi, sao mà mắt đẹp thế ! ??o Cháu vốn thích ngắm những đôi mắt đẹp, bởi vì với cháu mắt đẹp thì chắc chắn tâm hồn phải đẹp. Một suy nghĩ ngây thơ và nhuốm màu cổ tích như thế đã tạo nên một ấn tượng vô cùng tốt.
    Cháu thích thơ của Raxun, chính xác là chỉ một bài ??o Mưa ??o, vì cháu cũng đã từng viết nhiều về mưa như thế, chỉ có điều viết được như anh thì không.
    Tí tách lan can hạt mưa xa
    Tí tách hồn ai buồn nhạt nhoà...
    Raxun nhìn cuộc sống bằng con mắt của tuổi 18, tuổi 18 của riêng anh.
    Nhưng điều cháu thích hơn cả ở Raxun là chính con người anh , với tư cách là một người bạn. Anh có cách nói chuyện chín chắn, tự nhiên của một người đàn ông đã trưởng thành ( với ai thì cháu chẳng biết,nhưng cháu đã từng cảm thấy thế ). Chính những lúc cháu thấy khủng hoảng, lạc lõng và hoang mang trước cuộc sống và nhất là... tình yêu, thứ tình cảm vô cùng xa xỉ, chính là lúc cháu nhận được từ Raxun sự an ủi , động viên cũng như sự giúp đỡ lấy lại cân bằng. Cũng chính Raxun là người góp ý thẳng thắn và chân thành cho bài phóng sự đầu tiên của cháu, khuyến khích cháu viết lại một cách cẩn thận hơn.
    Người thứ ba trong mớ cảm xúc hổ lốn này của cháu ( xin lỗi cả nhà ) là một người mà cháu xin phép không nói ra. Ban đầu cháu chẳng biết người ấy là ai, và hôm nay cháu muốn kể chuyện này như là một sự tự sỉ vả mình về một quãng thời gian ngu ngốc và trẻ con.
    Cháu đã từng ghen tị với người ấy,biết nói thế nào nhỉ, vì ghen tị là một trong những thói xấu của đàn bà mà không phải ai cũng biết vượt lên. Hoạn Thư đã vì một câu đúc kết về cái thói ấy, dù ngoa ngoắt và phũ phàng, nhưng đúng quá, mà được Thuý Kiều cởi bỏ hết oán thù:
    Rằng : - ??o Tôi chút phận đàn bà
    Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
    Đọc đến những dòng này thì người ấy cũng đừng buồn, vì đó chỉ là một ngày của những ngày xưa đã lâu lắm rồi.
    Người ấy, tạm gọi là A, chỉ trạc tuổi cháu. Ngày xưa cháu vốn hay ảo tưởng về mình , ảo tưởng về một con người viết văn hay đã ăn sâu vào tiềm thức, như thể cháu không còn là chính mình. Và cháu đã ghen tị với A, vì mọi người khen A viết văn hay, trong khi cháu thì chưa được một ai để ý đến. Cứ như thế sự ghen tuông vô lối lớn dần lên khiến cháu không bao giờ dừng lại một dòng trước những bài viết của A, cho đến khi A tham gia viết bài cho một topic mà cháu khởi xướng, và cháu gặp A trên Y!M. Sự dễ thương và chân thành của A đã làm thay đổi dần dần những quan niệm ngu ngốc của cháu.
    ??o Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người rồi cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.??? Trịnh Công Sơn đã từng viết như thế. Những tị hiềm rồi cũng chỉ làm người ta nhọc mỏi, và đến khi ??o mệt quá thân ta này, nằm xuống với đất muôn đời ??o thì hẳn ai cũng sẽ như ai, cùng hoá thân ??ocát bụi tuyệt vời???.
    Bây giờ thì cháu và A đã là bạn. A có cách viết riêng của A, rồi cháu cũng sẽ hình thành nên cách viết riêng của mình, nếu như cháu chịu khó viết. Thành công không bao giờ đến với những kẻ đớn hèn và lười nhác. Tặng một bông hoa cho A nhé , cho sự nghiêm túc trong lao động và lòng yêu văn học. Tặng cho bạn cả một đoạn tuỳ bút của TCS nữa nhé !
    ??o May thay trong cuộc sống này có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có một khuôn mặt thật hơn tình yêu.Sự bội bạc trong tình bạn cũng có nhưng không nhiều.
    Tôi thấy tình bạn quí hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được nữa.???
    Tôi vui vì có một người bạn như bạn !
    Người cuối cùng kết thúc trang nhật kí này là chị primerose.
    NC không mấy khi đọc bài viết của primerose, hình như đúng hơn là chưa bao giờ đọc. Cháu muốn nói đến chị ấy ở một phương diện khác. Hình như cháu để ý đến cái nick ấy lần đầu tiên trong topic ??o Sắc màu tuổi thơ ??o và lần thứ hai là ở ??o Tại sao chúng ta không thành lập CLB những người yêu nhạc TCS ??o . Đến lúc gặp trong buổi offline đầu tiên của CLB, vẫn chỉ là cảm giác thấy mên mến về một cô gái thân thiện,hay cười và hay nhìn thẳng. Sau lần đến nhà chị cùng mấy người bạn để nghe nhạc Trịnh , và cả sau khi trò chuyện cùng Raxun về prim, thì NC có thể tổng kết vài điều về chị .
    Primerose là một trong những người làm NC khâm phục. Một cô nàng học hết trường Tài Chính ??" Kế Toán, để rồi sau đó quyết định đi du học , theo đuổi một nghề nghiệp hoàn toàn khác lạ : thời trang. Đó là sở thích của chị từ nhỏ, và ngày xưa cháu cũng thế.Chỉ có điều cháu đã không dám theo đuổi ước mơ của mình, còn prime thì dám. Nghe Raxun nói chị có một mẫu đoạt giải trong một cuộc thi thời trang ( cháu không nhớ rõ lắm ), cháu thấy vô cùng khâm phục.
    Tặng một cái bông hoa nữa cho Primerose, vì một ước mơ ??o nửa đường đứt gánh ??o của NC mà prime đang theo đuổi.
    Có thể các bác sẽ trách cháu nhiều lắm vì cháu chẳng đề cập đến một chữ nào về Văn học ở đây cả. Bài viết này khai thác một khía cạnh khác: con người đằng sau những cái nick . Cầu trời khấn phật cho bài này không bị delete !!! bởi vì cháu đã tra tấn cái computer ba tiếng đồng hồ rồi. Bây giờ là 3h 30 sáng ngày 3-7-2002. ...

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.

    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 03/07/2002 ngày 12:04

Chia sẻ trang này