1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hợp tuyển box Văn học:

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Đan_Nguyên_new, 29/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Nguyệt-ca nhiều vì những điều em tâm sự. Chị hy vọng sẽ được đọc nhiều hơn những bài em viết.
    Mọi người ơi, các bác chả ủng hộ cho cái topic của em tẹo nào cả! Các bác trông, thành viên "xa xứ" của chúng ta, sau một thời gian khá dài cũng đã trở về để ủng hộ em. Thế mà các bác cứ là để cái topic này chỏng trơ như thể em lập ra thì em phải tự đi mà lo viết bài ấy!
    PS: Nguyệt-ca ơi, khi nào rảnh em lại viết cho Văn học nữa nhé. Hôm trước ghé qua box Nhạc Trịnh, thấy em có bài tuỳ bút rất hay. Box Văn học chắc là đang có ý "ghen tị" mí cả box Nhạc Trịnh đấy, em nhá!
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Bài tuỳ bút nào nhỉ chị pitty ? Nếu là bài " Những người yêu Trịnh yêu nhau " thì iem đã gửi bên " Ngăn riêng..." của bác Yasu rồi.Nếu là bài sau thì để iem viết nốt rồi post sang đây nhé !

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.
  3. delibab

    delibab Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Cái gì cũng có chữ vâng đi đầu ,nghe củ chuối quá
  4. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Vâng, thưa bác. Em sẽ cố sửa ạ!
    I'll be missing you
  5. Đan_Nguyên_new

    Đan_Nguyên_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Vâng, để lấp chỗ trống khi chưa thể tiếp tục viết về mọi người, hôm nay em xin giới thiệu tiếp một truyên ngắn từng đoạt giải Nobel của Cao Hành Kiện, câu chuyện mà bác anhquan đã post lên trên topic Nhà văn Bảo Ninh. Ta đọc, để sau đó có gì tiện theo dõi những luận bàn của các bác già.
    Chuột rút
    Cao Hành Kiện (Giải Nobel Văn chương năm 2000)
    Nguyễn Hồi Thủ dịch
    Dĩ nhiên nó nghĩ rằng mình có thể bơi xa hơn, nhưng từ bờ ra mới được một cây số, nó đã cảm thấy bị chuột rút. Chuột rút bắt đầu ở bụng. Lúc đầu, nó chỉ tưởng bị đau bụng và nếu cứ tiếp tục cử động thì rồi sẽ hết. Nhưng bụng dưới của nó càng lúc càng căng ra và nó không bơi tiếp được nữa. Nó lấy tay sờ bụng và bắt gặp phía bên phảiámột cục cứng. Nó biết ngay là các bắp thịt bụng đang co lại vì nhiễm lạnh. Trước khi nhẩy xuống nước, nó đã không khởi động cho người nóng lên như thường lệ.
    Sau bữa cơm tối. Nó đã rời cái toà nhà trọ trắng để ra bãi. Trời vào thu và gió đã lên. Mùa này ít ai còn đi bơi vào buổi tối, họ thường túm năm tụm ba trong nhà tán chuyện gẫu hoặc đánh bài.
    Trên bãi biển, bọn trẻ, con trai, con gáI, nằm nghỉ trưa nay chỉ còn năm sáu mống, chúng đang đánh bóng chuyền: một cô gái mặc áo tắm đỏ giữa các chàng trai quần còn sũng nước. Bọn chúng cũng vừa mới từ dưới biển lên vì cái lạnh của nước mùa thu.
    Dọc bờ biển không còn ai tắm cả. Nó đã nhẩy ùm xuống biển, không ngoái lại, nhưng vẫn hy vọng rằng cái cô bé kia sẽ dõi mắt nhìn theo nó. Bây giờ nó không còn có thể nhìn thấy bọn trẻ ấy nữa. Nó quay mặt lại, hướng về phía ánh sáng; mặt trời đang xuống dần trên dẫy núi và sắp sửa khuất sau ngọn đồi phía đầu hồi ngôi nhà nghỉ. Những tia sáng cuối cùng của mặt trời sắp tắt càng chói chang. Chúng toả xuống mặt nước phản chiếu làm mọi vật đều mờ ảo: Cái đầu hồi của căn nhà trên đỉnh đồi, bóng hàng cây bên bờ biển và bóng của ngôi nhà nghỉ sừng sững như một chiếc tầu lớn nhiều tầng. Và bọn trẻ, không biết chúng còn đánh bóng chuyền không nhỉ ? Nó lấy chân khua nước.
    Chung quanh nó chỉ có tiếng thì thầm của sóng và những bọt biển trắng trên biển đen, không thấy một tầu đánh cá nào quanh chân trời. Nó quay người lại, cứ để cho sóng cuốn đi. ở xa xa, nó thoáng thấy trên những làn sóng một điểm đen. Ðúng lúc đó nó bị lôi tuột xuống giữa hai con sóng. Thế là nó không nhìn thấy mặt biển nữa. Nước bắt đầu đen như mực, trơn và bóng hơn cả vải sa-tanh. Bụng nó càng co lại dữ tợn hơn. Nó nằm phơi người trên nước để nghỉ rồi lấy tay xoa bóp phần cứng ở bụng. Cơn đau dịu dần. Trước mắt nó, trên nền trời chênh chếch,ámột đámámây lờ lững nhưámột cụm bôngá; gió ở trên kia chắc thổi cònámạnh hơn nhiềuá!
    Cứ để cho sóng nhồi, lúc lên đỉnh lúc xuống đáy như kiểu này chắc chắn không phải làámột giải pháp hay. Nó phải gấp rút bơi vào bờ. Nó lại úp người xuống, quẫy mạnh hai chân để vượt sóng và trườn ra phía trước. Nhưng cái bụng đau lúc nẫy hơi đỡ giờ lại râm ran. Rồi cơn đau quặn lên một cách nhanh chóng đến nỗi làm nó tưởng chừng tất cả bên sườn phải cứng đơ lại. Tức thì nước ùa tràn ngập đầu, nó không còn nhìn thấy gì ngoài một mầu xanh đen của biển, hoàn toàn trong và yên tĩnh nếu không có đám bọt nước thổi ra khi thở. Nó nhô đầu lên mặt biển, hấp háy mắt cho nước rơi ra. Nó vẫn không nhìn thấy bờ. Mặt trời đã biến mất, chỉ còn bầu trời phía đỉnh đồi là ánh lên một mầu hồng. Nó bắt đầu chìm xuống, cơn đau làm nó cong người lại. Nó huơ tay nhoai người ra, nhưng khi hít hơi vào thì đã uống phảiámột ít nước mặn chát. Lúc ho dội ra, nó nghe như cóámột cái kim đang đâm sâu vào bụng. Một lần nữa nó lại phải nằm ngửa trên nước, dang cả chân tay ra để nghỉ, cuối cùng lúc duỗi người ra, nó mới cảm thấy cơn đau dịu xuống. Bầu trời trên cao bắt đầu tối đen lại. Không biết bọn trẻ có còn chơi bóng chuyền? Tất cả tình thế có thể còn tuỳ thuộc vào bọn chúng. Không biết cô gái mặc áo tắm đỏ có để ý là nó đã nhẩy xuống bơi không? Bọn trẻ có để ý quan sát biển? Còn cái điểm đen xa xa đằng sau nó là một con tầu hay một thứ gì trôi nổi từ trong bờ ra? Nhưng dầu sao đi nữa, ai hơi đâu chú ý đến cái vật ấy? Nó chỉ có thể tự lo liệu lấy thân mình mà thôi. Nó cũng có thể kêu lên, nhưng cứ nghe tiếng sóng đều đặn và liên tục như thế này, một nỗi cô đơn sâu thẳm như chưa bao giờ nó cảm thấy bỗng vây phủ lấy nó. Người nó chợt nghiêng hẳn đi, nó vội vã lấy lại thăng bằng.
    Thế rồi một dòng nước lạnh buốt xuyên qua người nó và từ từ cuốn nó đi. Nó nằm sấp xuống, dùng tay trái bơi, tay phải ôm bụng. Nó vừa đập chân, vừa xoa bóp một bên bụng, cơn đau vẫn còn đó, nhưng xem chừng có thể chịu đựng được. Nó hiểu rằng chỉ có thể thoát khỏi cái dòng nước lạnh này với sức của hai chân mình. Nó phải cố chịu đựng tất cả, ngay những thứ dường như không thể nào chịu nổi. Ðó là cách duy nhất để thoát. Nó không muốn quá bi thảm hoá hoàn cảnh hiện thời. Nhưng dù sao đi nữa bụng đang bị vọp bẻ và nó đang ở trên nước sâu, cách bờ những một cây số. Thật ra, nó không rõ mìmh đang cách bờ một cây số hay không, nhưng nó biết đang bị nước cuốn trôi dọc theo ven biển. Cuối cùng đôi chân nó cũng đã thắng được cái dòng nước lạnh. Nó phải bơi được vào bờ nếu không muốn như cái điểm đen trên sóng kia, cái điểm đen giờ này đã biến mất trong nước biển đen.
    Nó phải ráng mà chịu đau, cố giữ cho lòng bình thản, bơi mạnh bằng chân, Không được ngơi nghỉ, lơi là, và tối kỵ không được hốt hoảng. Nó phải phối hợp một cách hoàn hảo nhất những động tác của chân, hơi thở và xoa bóp bụng. Ngoài những việc này, nó không được phép nghĩ đến gì khác, và phải đuổi xa những ý nghĩ lo sợ.
    Mặt trời xuống nhanh chóng, bóng tối bao trùm lấy biển, thế mà nó vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng trên bờ. Ngay cả bãi biển cũng không còn rõ ràng, đường cong của ngọn đồi cũng thế... Chân của nó đụng vào một cái gì đó ! Nó co người và cơn đau lại xuyên qua bụng dưới. Nó quơ chân nhè nhẹ : Chân nó bị cái gì đó quấn ngứa ran ở mắt cá ; nó đã đụng vào râu của một con sứa. Ðúng thế, nó đã thoáng thấy trong nước một hình thù. Cái khối xam xám giống một cái ô với những mép có màng. Ðúng là nó hoàn toàn có thể tưởng tượng rõ ràng các đường viền và đếm được từng khoang trên những cái râu con vật. Những ngày gần đây, bắt chước những đứa trẻ bên bờ biển, nó đã đi săn sứa và ướp muối phơi khô. Bên ngoài rìa cửa sổ phòng trọ, nó đã dùng một tảng đá để cán mỏng bẩy con như thế sau khi cào những râu và xát muối. Chỉ vài ngày sau chúng đã trở thành mấy tấm da khô. Nó cũng thế, nó có thể trở thành một bộ da như vậy, một cái xác trôi nổi bập bềnh trên nước chưa chắc gì dạt được vào bờ. Ðáng lẽ phải để cho chúng sống, lòng ham sống của nó lại bùng lên mạnh mẽ, trong tương lai có lẽ nó sẽ không còn bắt sứa nữa; nếu nó vào được đến bờ, thôi chẳng bao giờ nó đi bơi. Nó cố đập chân, tay phải vẫn ôm bụng, nó phải đừng nghĩ ngợi gì, chỉ tập trung vào cái nhịp đều đặn của đôi chân đang bơi. Nó bắt gặp những ngôi sao đang long lanh một cách tuyệt vời. Ðiều này có nghĩa là nó đang đi vào trong bờ. Cái cục cứng ở bụng đã biến mất từ bao giờ, nhưng rất thận trọng, nó vẫn tiếp tục xoa bóp chỗ đó. Tiến độ của nó thật chậm...
    Ðến khi nó vào được đến bờ, trên bãi biển đã chẳng còn ai và thuỷ triều đang dâng lên. Nó tin rằng chính nhờ dòng nước đẩy mà nó mới vào được đến bờ. Thân thể trần của nó run lên trong gió. Nó cảm thấy còn lạnh hơn cả lúc ở trong nước. Nó nằm xoài trên bãi, nhưng cát cũng quá lạnh. Nó đứng lên và cắm đầu chạy. Nó háo hức muốn loan cái tin nó vừa chết hụt.
    Trong phòng khách nhà trọ, mọi người đang đánh bài. Người này theo dõi mặt người kia, chăm chú vào các lá bài của đối thủ. Chả ai thèm ngửng đầu lên nhìn nó. Nó đi về phía phòng mình, nhưng người bạn cùng phòng cũng không có ở đấy : có lẽ y đang tán gẫu ở bên cạnh. Nó quơ lấy cái khăn mặt mắc trên cửa sổ. Nó biết rằng ở dưới bục cửa kia là những con sứa ướp muối đang còn rỉ nước. Sau đó, nó thay quần áo đi giầy cho ấm rồi lộn ra bãi.
    Biển dâng cao trong tiếng ồn ào của sóng. Gió càng thổi mạnh. Những lưỡi sóng xám ùa lên cát sỏi ... và lúc lên đến bờ, làn nước đen toả rộng ra nhanh chóng. Không kịp lùi lại, nó bị ướt đôi giầy. Rời khỏi bờ nước, nó thả bộ chầm chậm trên bãi trong bóng đêm. Những ngôi sao không còn nhấp nháy nữa. Bỗng nó nghe thấy tiếng người, giọng con gái xen giữa giọng con trai, rồi lờ mờ thấy ba bóng người. Nó dừng lại. Mấy bóng người đang đẩy hai cái xe đạp. Trên một chiếc, có một cô gái tóc dài ngồi đằng sau trên chỗ đèo hàng. Xem ra họ đẩy xe một cách rất khó khăn, vì bánh xe lún xuống cát. Cả ba không ngừng cười đùa và giọng của cô gái ngồi đằng sau xe đặc biệt mang tiết điệu vui tươi. Họ ngừng lại trước mặt hắn rồi dựng hai chiếc xe đạp vào nhau. Một trong hai người con trai lôi từ sau xe ra một cái túi to đưa cho cô gái. Sau đó họ bắt đầu cởi quần áo. Trông người nào cũng gầy như que củi. Khi hai người con trai cởi quần áo xong, chúng bắt đầu hươ chân múa tay kêu to trên bãi "Chết cóng ! Chết cóng !" giữa những chuỗi cười tươi vui của cô gái.
    - Chúng ta uống một hớp nào ? Cô gái đề nghị, cô đứng tựa người vào hai cái xe đạp.
    Hai người kia cầm lấy chai rượu cô gái đưa thay nhau uống rồi trả lại cho cô gái trước khi chạy ra biển.
    - AA...!
    - A...!
    Trong tiếng gầm của sóng, thuỷ triều tiếp tục dâng.
    - Về ngay nhé ! Người con gái kêu lên bằng một giọng cao vút, nhưng chỉ có tiếng thuỷ triều dâng tràn trả lời cô.
    Nhờ ánh sáng yếu ớt hắt lên từ biển, nó nhìn rõ cô gái đứng gần những chiếc xe đạp, chống người trên đôi nạng.
    Cao Hành Kiện
    (nguyên bản tiếng Trung Hoa từ tập "Mua cần câu cho ông ngoại tôi" - Cấp ngã lão da mãi ngư can & Chu mạt tứ trùng tấu, Ðài Bắc, 1996 )
    Nguyễn Hồi Thủ
    dịch từ bản tiếng Pháp của Noel Dutrait, nxb Aube, 1997;
    anhquan
    I'll be missing you
  6. primerose

    primerose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tequila nói đúng, những người có chung sở thích, chung một tình yêu tất sẽ tìm đến với nhau. Có thể nói, từ khi mới tham gia cho đến bây giờ, mỗi khi vào TTVN thì nơi tôi ghé thăm đầu tiên bao giờ cũng là box Văn học. Tôi yêu văn học, yêu những nhân vật tiểu thuyết, thích nghĩ và viết về cuộc sống. Tuy nhiên, do "văn dốt, võ dát" nên chủ yếu chỉ viết cho riêng mình chứ ít khi post bài (sợ các cao thủ cười chê)
    Tôi thấy vui mừng vô cùng vì ở đây tôi có thể đọc rất nhiều bài phân tích, phê bình, cảm nhận các tác phẩm văn học và cả những suy nghĩ của các bạn về cuộc sống, tình yêu, ....Và tôi biết rằng những người bạn chung trong ngôi nhà này không chỉ trao đổi với nhau trên phương diện văn chương mà còn chia sẻ với nhau rất nhiều trong cuộc sống. Có lần bác Teq cũng nói với tôi về box VH như sau "box VH mọi người đều yêu văn học, đều ham suy nghĩ linh tinh, loằng ngoằng cho nên dễ dàng hiểu nhau và yêu quý nhau. Một cách thực sự chứ không chỉ đơn thuần là giao lưu trên net".Điều đó thật đáng quý phải không?
    Tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất đến những người bạn cũ, những người bạn thân, những bạn mới quen và cả những người bạn chưa quen biết về những bài viết tuyệt vời, về những suy nghĩ, tư tưởng,tình cảm của các bạn. Tôi thực sự đã học hỏi và đuợc chia sẻ rất rất nhiều.
    Cảm ơn Đan nguyên đã chọn bài của chị vào Hợp tuyển Box VH.
    Cảm ơn Nguyệt ca về bông hoa và những tình cảm tốt đẹp của em dành cho chị.
    (Một người muốn được học hỏi và chia sẻ nhiều hơn)
    Gấu ngủ đông
  7. primerose

    primerose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước đọc bài cảm nhận của bác Tequila về "Sông đông êm đềm" thấy rất hay. Em xin post lại để mọi người theo dõi nhé!
    Grigori cướp cô vợ Acxinhia của Xchêpan. Xchêpan đã nói rằng anh ta sẽ bắn Grigori ngay trận xuất kích đầu tiên. Xchêpan làm thế thật. Đó là điều hai kẻ không đội trời chung đối đãi với nhau. Tuy nhiên, khi thấy Xchêpan bị thương, Grigori đã cứu anh ta băng qua làn đạn. Và đây là đoạn đối thoại giữa hai kẻ tình địch, hai kẻ thù.???- Grigori ạ, hôm nay trong lúc chúng ta xông lên tấn công??? Anh có nghe rõ không, Grigori? ??" Xchêpan vừa nói vừa đưa hai con mắt sâu hoắm cố tìm cặp mắt Grigori ??" Trong lúc tấn công, tôi ở đằng sau đã ba lần nổ súng vào anh??? nhưng Chúa đã không cho tôi giết anh.Mắt hai người gặp nhau. Từ sau hai cái hố con mắt hõm sâu, cặp mắt Xchêpan long lanh, sắc ngọt, làm người nhìn vào rất khó chịu. Xchêpan nói, gần như không hé hai hàm răng siết chặt:- Anh đã cứu tôi thoát chết??? Tôi cám ơn??? Nhưng còn chuyện Acxinhia thì tôi không thể tha thứ được đâu. Tình cảm trong lòng thì không cưỡng ép được??? Anh đừng ép buộc tôi Grigori ạ???- Tôi không ép buộc gì cả, - lúc ấy Grigori đã trả lời như thế.Lúc chia tay, hai người vẫn là hai kẻ thù quyết liệt như xưa??????.Thật đúng là hai thằng đàn ông đúng nghĩa, hai anh chàng Cô dắc sông Đông hào sảng khoáng đạt ngay cả trong niềm hận thù.Nếu không bàn tới những giá trị theo chuẩn của văn học Xô viết, thì đọc Sông Đông cũng cuốn hút tựa như đọc Thuỷ Hử. Hơn nữa, không khí của Sông Đông là một thứ không khí hùng tráng, tràn đầy niềm khát khao tự do, và đặc biệt lãng mạn.Bạn hãy nghe thử những bài hát mà các chàng Côdắc hát lên trong những buổi làm đồng, trong những ngày lễ hội, và trong không khí tù đọng chán chường đầy chết chóc của chiến hào. Chắc chắn bạn sẽ thấy chúng đẹp biết bao.Người sĩ quan trẻ đang cầu ChúaChàng thanh niên Côdắc xin về:- Xin ngài sĩ quan trẻBuông tha cho tôi vềBuông tha cho tôi vềVới chaVới cha, với mẹVới cha với mẹVới người vợ trẻ mến thương???Chiến tranh thế giới I kết thúc, rồi nội chiến.Những chiến binh Côdắc ở hai bên chiến tuyến của cuộc nội chiến đẫm máu ấy??? Dù họ có chính nghĩa, hay họ lầm đường, thì họ cũng đều chiến đấu vì mảnh đất sông Đông máu thịt. Họ chiến đấu vì tình yêu và niềm tự hào của họ, họ chiến đấu cho dòng máu Côdắc trong huyết quản.Mà bạn hãy nhìn xem, tình yêu của Acxinhia dành cho Grigori cháy bỏng nồng nàn biết nhường nào, mà lại cũng ngập tràn nước mắt??? Và bạn sẽ yêu Acxinhia như Grigori yêu nàng. Bạn cũng sẽ đấm nhau một trận thừa sống thiếu chết với chồng nàng, cũng sẽ cùng nàng bỏ trốn. Có khi, bạn cũng sẽ quất cho nàng một roi ngang mặt, vì trong một phút yếu lòng nàng đã ngã vào vòng tay gã quý tộc Lítnhitki. Rồi bạn cũng sẽ bỏ rơi nàng, đau đớn, để một ngày kia bạn lại đến với nàng, lại đem nàng đi trốn???.Nếu bạn là một chàng trai? Bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội được kết giao bằng hữu với tay nào có cái chất của dân Côdắc. Bất kể hắn xấu hay tốt, bạn vẫn muốn cùng hắn cạn một cốc Vôtca trong vắt. Hơn nữa, bạn làm sao cưỡng nổi, làm sao có thể không đắm say trong cái say đắm nồng nàn của một người con gái ngày ngày đùa giỡn trong dòng nước mát của sông Đông???Còn nếu bạn là một cô gái? Bạn sẽ bị quyến rũ ngay bởi chàng Côdắc mạnh mẽ, can trường, một tay gươm một tay roi ngựa, ngả nghiêng trên lưng con chiến mã, và hát cho bạn nghe một bài ca lả lơi ghẹo cợt. Bạn cau mày bỏ đi, nhưng rồi bạn sẽ không quên được chàng ta đâu! Không tin ư? Hãy đọc Sông Đông êm đềm mà xem!
    Tequila sunrise
    Gấu ngủ đông
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bài này của Pagoda cũng hay. Tôi post lại cho mọi người cùng đọc.
    Tôi thích cách viết của Pagoda: giản dị, nhẹ nhàng, chính xác, gợi cảm, chia sẻ chứ không cố gắng gây ấn tượng. Pagoda không chỉ là người uyên bác về văn học và đọc nhiều sách nhất ở trong Box. Đọc những bài viết của Pagoda, ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn của anh: nhân hậu, rộng lượng và bình thản.
    Theo một nghĩa nào đó, tôi "nghiện" Remarque, một Remarque với "Thời gian để sống và thời gian để chết ", "Chiến hữu" ( " Ba người bạn"), "Khải hoàn môn", "Bia mộ đen", "Đêm Lisbon", "Phía Tây không có gì lạ", "Tia lửa sống", "Bóng tối thiên đường", "Bản du ca cuối cùng", "Hãy yêu kẻ sống cạnh mình", "Bầu trời không biệt đãi ai", "Đế chế thứ ba"...
    Remarque, có lẽ không ai miêu tả nỗi cô đơn tuyệt vời như thế. Tôi chia tác phẩm của Remarque làm ba xu hướng. Loại thứ nhất có thể kể đến "Phía Tây...", "Thòi gian để sống và thời gian để chết ", mà ở đây chiến tranh đưọc miêu tả một cách trực diện. Xu hướng thứ hai có thể kể đến "Ba ngưòi bạn", "Bia mộ đen", là nỗi buồn ám ảnh đè trĩu lên một thế hệ sau chiến tranh, và xu hướng thứ ba có thể kể đến "Bản du ca cuối cùng", "Khải hoàn môn", "Tia lửa sống", "Đêm Lisbon", "Bóng tối thiên đường", "Đế chế thứ ba"... , nói về thân phận lưu lạc, không tổ quốc, bị xua đuổi và sợ hãi ở mọi nơi.
    Trong tác phẩm của Remarque, con người bị đẩy đến đối mặt với nỗi cô đơn đến tận cùng, Có thể đó chính là chất men cuốn hút trong tác phẩm của Remarque.
    Tôi tin rằng, nỗi cô đơn, đó chính là cội nguồn của lòng nhân ái. Mỗi nhân vật của Remarque đều cô đơn và trơ trọi quá. Họ cô đơn, không mục đích, không ý nghĩ. Họ sống một cuộc đời mà từng lúc, từng lúc họ luôn phải quay trở lại đối mặt với sự vô nghĩa của nó. Trong "Khải hoàn môn", bác sĩ Ravic chọn sự trả thù làm cứu cánh, nhưng, khi sự trả thù kết thúc, anh chợt nhận ra sự vô nghĩa của nó, sự vô nghĩa đến đáng sợ. Còn Steiner trong "Bản du ca cuối cùng"..., một con sói cô đơn cũng giống như thân phận của những ngưòi lưu vong, mà sự sinh tồn là mục đích duy nhất. Tôi còn nhớ khi Steiner chia tay một ngưòi tình của mình trên con đường lưu lạc, họ cũng không buồn phải tỏ ra buồn rầu nữa. Họ đã quá hiểu rõ cái giá trị của sự sinh tồn, của nỗi cô đơn đè nặng lên kiếp người đến mức thừa hiểu mà không phải giả vờ không hiểu rằng họ chỉ là hai cánh phù du tựa vào nhau, bấu víu vào nhau trên đường lưu lạc, rằng nếu có tình với nhau, thì đó không phải là tình yêu, mà đó chỉ là sự cảm thông của hai kẻ lang bạt cùng cảnh ngộ. Tôi không muốn dùng chữ cảm thông ở đây, vì tôi tin rằng ngay cả điều đó cũng thừa với họ.
    Tình yêu trong tác phẩm của Remarque cũng thật đặc biệt. Nó sáng rỡ lên, một nỗi buồn ánh lên trong suốt như pha lê. Tình yêu, đó là nơi mà các nhân vật của Remarque tìm đến để nương tựa. Có những lúc, họ lấy đó làm cứu cánh. Nhưng rồi, đó cũng chỉ là nơi để họ bấu víu vào. Đối mặt trưóc bi kịch, tình yêu trở nên quá mong manh và cuối cùng bị gãy gục trưóc sức nặng của cuộc sống. Từng lúc từng lúc con ngưòi luôn bị kéo lại đối mặt với nỗi cô đơn của mình.
    Chiến tranh đã ném những chàng thanh niên thế hệ Remarque và chính ông ra mặt trận, những " thanh niên học sinh mười chín tuổi vừa rời ghế nhà trường, tràn đầy mơ ước, chưa từng có một tội ác nào trong lương tâm, vậy mà tất cả họ bị cái thứ tuyên truyền vị chủng của chủ nghĩa đế quốc quân phiệt Vinhem đầu độc và bị lôi vào một cơn lốc chém giết tơi bời mà không mảy may căm thù kẻ bên kia chiến tuyến. Cuối cùng họ gục ngã thảm thê trên các hầm hố, hào luỹ Tây Âu. "
    Nhưng may mắn là trong số đó, Remarque còn sống và trở về. Trở về để cầm lấy cây bút. Trở về để tiếp tục viết, viết về chiến tranh, viết về thế hệ của ông, một thế hệ đã gục ngã dưói làn đạn, và ngay cả khi cuộc chiến kết thúc, thì chiến tranh vẫn tiếp tục găm những vết thương vào tâm hồn họ. Ông đã trở về , trỏ về để viết về nỗi cô đơn của loài người, trở về để tiếp tục sống, tiếp tục cùng thế hệ của mình chịu những phát pháo nghiệt ngã của một cuộc chiến tranh mới, để lại chấp nhận dấn thân vào cuộc sống lưu vong lang thang và bị xua đuổi khắp châu Âu. Để rồi ông lại viết, viết về một "thế hệ bị đánh mất" như lời ông nói.
    Có thể thấy rằng Remarque chịu ảnh hưởng rất nhiều của Hemingway, đặc biệt là cái cảm thức lạc lõng và vô nghĩa trước cuộc sống. Tác phẩm "Ba người bạn" có phần nào có dấu ấn của "Giã từ vũ khí ". Tuy nhiên nếu Hemingway có văn phong khô, gọn, cô đọng theo kiểu điện tín, thì giọng văn của Remarque mềm mại, hài hưóc,mang nhiều chất thơ.
    Nếu một nhà văn lớn là nhà văn tạo ra các tác phẩm mà sau khi đọc xong, con người cảm thấy phải sống nhân ái hơn, thì tôi tin Remarque đúng là một nhà văn lớn.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Như Tequila từng nói, Box Văn học bây giờ thiếu vắng Pagoda, Grass, Egoist nên cũng cũng nhạt hẳn đi, không còn nhiều những bài viết, những cuộc tranh luận nhiều trí tuệ nữa.
    Vâng, tôi nghĩ Pagoda, Grass, Egoist và Tequila từng là những con người (hay chính xác hơn là những cái nick) tạo nên diện mạo khá lôi cuốn của Box trước đây. Còn có Raxun và Pittypat những người trẻ tuổi nhưng đã có những suy nghĩ và cảm nhận ngày càng độc lập và độc đáo. Nhưng xin hãy tạm nói về những cái nick ở trên.
    Tequila là sự say mê, là niềm lãng mãn cháy bỏng, là những xúc cảm bất tận mà văn học mang lại. Pagoda là nguồn kiến thức rộng rãi, là nguồn cảm hứng để chúng ta đọc nhiều hơn và hiểu sâu hơn. Egoist là nốt nhạc nghịch tai, là dấu chấm hỏi và dấu chấm than (bác này hiện đang chủ suý cho dòng văn học hậu Nietzche và Freud gọi là Egoism hiện đang nổi bật trên văn đàn box Văn học với các cây bút như Egoist, SuperEgo, ALterEgo, Daysleeper.. )
    Còn Grass là gì nhỉ?
    Thật khó để có thể chọn ra một vài bài viết của Grass. Hình như cô chưa từng lập một topic nào cả. Và cũng hiếm khi cô viết nhiều hơn một nửa trang màn hình. Mặc dù vậy, các bài viết của Grass rất khúc triết, sâu sắc, với những cảm nhận riêng bên cạnh vốn kiến thức phong phú của cô về văn học.
    Nếu tóm gọn lại chỉ bằng một từ thì có lẽ tôi sẽ nói Tequila là say mê, Pagoda là bình thản, Egoist là phủ định và Grass là nghi ngờ. Giống như các sợi dây trên một cây đàn để tạo ra một bản nhạc.
    Bài viết sau đây của Grass cũng là về một sự nghi ngờ:
    Hì, có quyển sách cách đây 2 năm bạn dúi vào tay bắt đọc, không đọc không được, đọc vậy. Trong 2 năm sau đấy, tớ đã dúi vào tay bắt nhiều người khác đọc, hi hi. Bây giờ viết nhăng nhăng, coi như dúi vào tay mọi người, ai đọc thì đọc nhá. Mượn lại cái topic Remarque này nhá. Không phải Remarque, nhưng vẫn phảng phất cái hơi thở ấy.
    3 quyển sách mỏng mỏng. Nhìn bìa trông giống sách trẻ con. Tên cũng giống như sách thiếu nhi.
    Cuốn vở lớn
    Chứng cứ
    Lời nói dối thứ ba
    Và một tác giả trước đấy chưa từng nghe tên: Agota Kristof (nghe giống cái bà viết truyện trinh thám Agatha Christie quá!)
    Giở sách ra, bị thu hút bởi Cuốn vở lớn, hoang mang với Chứng cứ, và mọi thứ chấm dứt với Lời nói dối thứ 3. Gập sách lại, tất cả trở nên hỗn mang: Ai là ai đấy? Ai làm gì đấy? Và đâu là sự thật?
    Bộ ba kỳ lạ, xoay quanh 2 anh em sinh đôi. Hay đúng hơn, Agota sáng tạo ra 2 anh em, và đến lượt chúng, chúng sáng tạo ra 3 quyển sách. Cả 3 quyển đều viết dưới dạng bản thảo của 2 anh em Lucas và Claus. Người này viết về người kia, người kia viết cho người này, và cuối cùng, đâu là Claus, đâu là Lucas?
    Nó dễ khiến người ta nghĩ tới Remarque và Bảo Ninh, dù các nhân vật không hề tham gia chiến tranh. Giản dị vì chiến tranh không phải chỉ có ngoài mặt trận. Chiến tranh là ở mọi nơi, và sự tàn phá lớn nhất của nó, ấy là tàn phá những tâm hồn người.
    Quyển sách là những thử nghiệm các thái độ đối với cuộc sống trong chiến tranh và trong xã hội cực quyền. Và mọi thử nghiệm đều không có lối thoát. Dẫu bằng thái độ phản kháng lấy tàn bạo trả lại tàn bạo. Dẫu bằng tình yêu và lòng kiêu hãnh. Dẫu bằng buông xuôi và phó mặc. Tất cả đều thất bại.
    Cuốn vở lớn là bản thảo đầu tiên, viết về thời thơ ấu. Như thể một nhật ký, như thể những màn kịch ngắn, bình thản, không thái quá, không xúc cảm đến mức cay đắng, 2 đứa trẻ chép lại trong cuốn vở những thành tích và những trọng tội của chúng trong cuộc đấu tranh với cuộc sống. Không còn đạo đức hay tình yêu, chỉ có sự đoàn kết kiểu nguyên thuỷ, chúng đã học dối trá và tàn bạo để sinh tồn.
    Chứng cứ, là Lucas viết cho Claus, hay Claus viết về Lucas? Chứng cứ, ấy là chứng cứ về nỗi cô đơn, về cuộc đời tự tàn phá mình để sinh tồn, về tình yêu không lối thoát. Nó là chứng cứ rằng mọi cuộc đời trong chiến tranh, dưới chế độ cự quyền đều là yếu đuối, và nếu như ai đấy tưởng rằng những người yếu đuối có thể dựa vào nhau mà sống, thì người đó đã nhầm.
    Và Lời nói dối thứ 3:
    - Em đã luôn sống một mình.
    - Tại sao vậy?
    - Em không biết. Có lẽ bởi chưa có ai từng dạy em yêu.
    và với Lời nói dối thứ 3, người ta chợt nhận thấy Cuốn vở lớn là một lời nói dối. Chứng cứ cũng là một chứng cứ dối trá. Và Lời nói dối thứ 3, cũng lại là một lời nói dối. Tất cả đều là những lời nói dối đầy cay đắng. Tại sao? Bởi vì sự thật còn đắng cay hơn thế nữa. Và những lời nói dối kia dẫu cay đắng, vẫn muôn vàn lần tốt hơn sự thật. Sự thật của chiến tranh, của chuyên chế độc đoán. Và không phải chỉ chiến tranh.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  10. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Như bác VNHL nói, Egoist là nốt nhạc nghịch tai. Hắn ta có hai kiểu post bài. Kiểu thứ nhất là viết dài lằng ngoằng, ý tưởng cũng rối rắm vô địch, đọc mãi mới hơi hiểu hiểu. Kiểu thứ hai là nhảy vào chủ đề của người ta, thở ra một câu ngắn cũn, nhưng độ tối nghĩa cũng vô địch không kém. Lúc đầu không quen, nhưng về sau đọc bài của Egoist, ngắn hay là dài, thì đều khoái cả. Lúc đầu tưởng hắn già lão lắm, chẳng ngờ cũng ranh con như mình thôi.
    Egoist là Egoist, cách viết của hắn không trộn đi đâu được. Sự rối rắm đặc sắc.Tạm lấy một bài của Egoist viết để đưa vào đây.

    Tôi thực quá yêu đời sống này, tôi muốn bay thật cao nhưng lại rơi xuống không điểm đích.tôi đã luợn lờ trong vô vọng trên đỉnh của xót thương đang tàn phá niềm tin yêu.Mọi cố gắng tốt đẹp đang dần tan vỡ mà cái tôi là một vật cản khổng lồ.Đầu tôi, trong khi gió mây có tạt qua tí chút thì rồi cơn vần vũ của đất trời đã thắng thế trong cuộc đấu sinh tử của tạo hoá quay cuồng.những khát vọng như cơn sốt bại liệt giãy dụa từng cơn què quặt.Chúng ám ảnh từng giấc nặng nề từng đêm mất ngủ. ک! tôi chợt thấy rõ ràng mình trong cơn mơ, rũ rượi như tàu lá chuối úa. Đấm đá và kêu thét hãi hùng,và chưởi thề tanh tưởi. Cái xác thân đâu mất thật rồi.Tôi thoát hiểm chỉ bằng cú ngã vụng về!
    Bên kia bờ tôi nhìn lại thấy đơn côi quá đỗi chừng! lặng lẽ trở thành cái áo trùm ám ảnh triền miên thay những cơn mộng mị từ trước. Tạo hoá chơi khăm tôi một vố đau điếng.Có lẽ tôi sẽ gục. Mà tôi gục thật! Điều này thật đáng cười! Trong xác thân vững vàng tôi như có một chiến sĩ chết đứng tâm hồn trong các câu truyện kể xa xưa.Cái chết tức nhiên sẽ đến viếng thăm đều đặn, vuốt ve mơn trớn tôi mỗi ngày, Tôi đã thành người bạn đường khốn nạn với nó,kẻ tuyên truyền không biết mệt mỏi chẳng thèm lấy một xu thù lao.Tôi đã hát câu "cái chết cũng nhẹ nhàng như bóng tối" bằng tất tật những gân cổ cháy rát của mình.Tôi tự hỏi tôi là kẻ bán đứng chính mình ư?Không tôi quá yêu đời sống này.

    Tequila Sunrise

Chia sẻ trang này