1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Hợp tuyển văn box Du lịch 2010 - Quyển số 4 - Link download trang 8" nhé.

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi ga_ru_21, 20/09/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Anh định giơ tay phát biểu là quán gà sắp chuyển đi rồi mà chưa một lần mời anh qua đâu đấy nhá.
    Vui tí, anh định chửi mấy thằng ra quy định linh tinh không hợp lý nhưng thôi, box này những thằng có trách nhiệm cãi nhau dù mang tính xây dựng thì cũng đủ mệt rồi chứ chưa nói đến những thằng thiếu trách nhiệm cãi cùn. Vậy nên xóa thôi. Nhưng nếu có viết gì đó với riêng em Gà thì anh sẽ dùng chức năng PM nhé.
  2. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Hihi, vậy có lỗi quá, biết đền bù thế nào bi h. Em đổi thể lệ rồi, welcome cả nhà vào đóng góp @}

    Em không viết lách hay, có bài này chia sẻ cảm xúc vì hình như với nhiều người trong box vẫn luôn tồn tại 1 mùa buồn trong tâm tưởng.

    ------------------

    ĐI ĐÂU CHO HẾT MÙA BUỒN


    Mùa buồn là mùa vô định về không gian, thời gian và cả đối với mỗi người. Mỗi ngày trôi qua thật chậm rãi như thấy rõ mồn một những sợi dây cảm xúc len lỏi trong tâm trí. Khung cảnh đầy nắng mà vẫn nhuốm màu ảm đạm, lá rơi xào xạc níu giữ nghĩ suy hướng về phía ấy.

    Khi cảm thấy ngột ngạt mình thường đi bộ dăm cây số, sáng sớm hoặc tối mát trời. Vừa đi vừa hít thở cuộc sống, trầm lặng nhiều hơn. Vừa cố gắng gỡ từng nút một, hoặc chẳng gì cả. Thỉnh thoảng kiếm góc nào đó, một công đôi ba việc, ngắm nghía, ghi chép, làm mấy việc linh tinh.

    Lúc nào ra khỏi thành phố, ngoại thành cũng được, hóng hoa cải hoa cà, ruộng ngô ngút tầm mắt. Chùa chiền mùa không lễ hội, tĩnh mịch để tâm yên. Người thích đi vùng cao, đường xá ngoằn nghèo, ruộng bậc thang như để lên trời, biển mây dập dềnh như cõi bồng lai tiên cảnh, mê mẩn mấy cô dân tộc váy von màu mè, má hồng mắt cười lúng liếng. Người thích xuống miền biển nắng vàng trời xanh, bờ cát trải dài trắng xóa bọt sóng.

    Liệu bao giờ hết mùa buồn?

    Có một nơi nên "đi" nhất là nhà mình.
  3. cuong1102

    cuong1102 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    6
    Thay mặt các bạn trong BTC mình kêu gọi các bạn tài trợ cho việc in ấn tuyển tập 2010 nhé. Mình xin phép mở hàng tài trợ 1.000.000Đ lấy may nhá, các bạn hưởng hứng nhiệt tình nào.
  4. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Bravo!!!

    --------------


    Mẫu Sơn Phượt

    Vừa đến Đồng Đăng lúc mưa về
    Mưa trắng giăng bay tựa Hy Mã
    Thị trấn mờ ảo trong sương khói
    Vân Vũ rửa sạch nỗi ưu phiền

    Đường ra Chi Ma lung linh nắng
    Đồng xanh, xanh ngắt tận chân trời
    Trong gió, ù ù như reo ca
    Hè muộn nhẹ nhàng buông trên vai

    Mẫu Sơn đường leo quanh co lượn
    Thấp thoáng nàng trăng sau bóng thông
    Thác trắng đổ mình giải bạc bay
    Đêm trong, đường lụa, lòng tinh không

    Công Sơn, đường đỏ khó đi quá
    Đổ đèo xe ga ngã bao lần
    Mây bao, mưa trắng những con đường
    Giữa núi rừng, ngân nga ta hát

    Bắc Sơn phơi phới đường xe chạy
    Lúa chín vàng ương, hoàng hôn tím
    Trăng lên, sáng trong ngọn đèn xa
    Lãng mạn ngày hôm, đời phiêu lãng.

    Trịnh Hoàng Linh
    Bài gửi qua email
  5. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Eo bạn Cường làm mình xúc động còn hơn xem Đại lễ í :x, xin chân thành cảm ơn bạn Cường :x:x:x

    Hiện tại tuyển tập còn đang rất thiếu bài, mong các bạn đóng góp nhiệt tình...

    Về độ dài của bài gửi, sở dĩ có quy định không quá 1000 từ nhằm hạn chế việc các bạn gửi vài chục trang nhật ký hành trình và nhờ ban biên tập tự cắt ngắn lại :((. Nếu hay thì bọn mình còn có thể lý cố, chứ không thì mắt toét lưng gù mất, mong các bạn thông cảm. Tất nhiên con số 1000 chỉ là tương đối, năm ngoái vẫn có 1 số bài quá 1000 và chất lượng rất tốt.

    Nói chung các bạn cứ gửi bài cho chúng tớ đi hê hê.

    Sau đây là bài gửi của bạn Winter, cho cuối tuần của những kẻ chết dí ngồi nhà như mình thêm phần nhung nhớ lẫn cả ghen tị với bọn đang đi.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Những con đường thường có mùi nhung nhớ

    Khi đã đi xa ra khỏi cuộc sống thường ngày một khoảng nhất định, trời sẽ xanh theo kiểu riêng của nó, tất cả trải ra như một tấm lưng trần, những thứ nhàu nhĩ trong đầu rơi rụng dần sau mỗi km đường,còn những ngọn gió len vào tóc thì có mùi nhung nhớ.


    Nắng tràn ngập trên các đỉnh đồi, giữa những vườn mận bạc gốc và trên những cánh hoa dã quỳ hoang dại đang tàn lụi lẫn rực nở. Mộc Châu mùa đông lúc nào cũng hanh vàng. Nắng chói và khô. Dưới những thung lũng, trên những sườn núi, từng trạt hoa tím ken nhau dưới nắng, mềm mại lẫn xác xơ, những ngọn lau trắng vẫy mình trong gió, những bụi cà dại lăn lóc bên đường, và những con đường đât nối liền những sợi chỉ vàng vắt ngang đồi, luồn lách sau những hàng cây xương xương cành trắng. Mọi thứ đều ám màu nâu bạc của mùa đông.


    Mộc Châu giống như cửa ngõ trên đường 6, để bước vào Tây Bắc hoang sơ, nơi những bài ca màu đỏ sẽ ngân dài trên những dãy núi nâu áo vá, dã quỳ và trạng nguyên lẫn trong những bản làng xa xôi đến tận cùng những chân trời ngăn ngắt xanh.

    Ở Mộc Châu, kỉ niệm đan lẫn, các mảnh kí ức xen chồng lên nhau, đôi khi gần gũi thân thương, đôi khi cồn cào đến khó chịu. Có những khoảnh khắc vụt qua. Có những mùi nhung nhớ nao nao. Mùi cafe lẫn mùi cỏ dại, mùi cafe lẫn mùi hoàng hôn và mắt trong, và cô đơn. Mùi chè, mùi hoa dại ngai ngái, mùi gió Hua Tạt. Mùi nắng rất ấm trong vườn mận, mùi người. Mùi sương, mưa và đêm.


    Gió từ khắp các nẻo đường Tây Bắc tràn về, làm tôi nhớ, và tôi biết thời gian đã cho mình những câu trả lời thế nào.


    Bây giờ, đi hết một vòng, Mộc Châu lại có mùi của tình yêu.
  6. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Về phần tài trợ cho tuyển tập, ngoài bạn Cường đã phơm tài trợ 1tr, hum nay bạn Cao Sơn cũng đã phơm sẽ tài trợ phần còn lại. Thay mặt ban biên tập và BTC cảm ơn hai bạn :x
  7. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    @}

    Tối thứ 4 theo lịch tổng động viên đại diện các nhà sẽ gặp nhau, vì đang ko có mặt ở HN em đã nhờ chị Deny_me đến kêu gọi các bạn đóng góp cho hợp tuyển, tiện đây cũng ới cả chị Dumdum và anh Xttran23 lun.
    Kéo topic lên cái nhỉ :)
  8. xttran23

    xttran23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Lúc đó mình sẽ về tới Hà Nội. Sẽ JOIN nếu ko có việc đột xuất...
  9. bongcucxanh

    bongcucxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2007
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên làm xế trên cung đường Tây Bắc

    Tây Bắc đẹp, hẳn rồi. Và những con đường vắt ngang sườn núi, những con đèo, những dốc cao chính là một phần của vẻ đẹp ấy. Mình mê Tây Bắc đến nỗi đi đâu cũng nhớ về nó...như một phần của tâm hồn.
    Có lẽ vì thế nên cho dù không phải lần đầu tiên làm xế, nhưng lần đầu tiên được tự mình cầm lái trên những con đường Tây Bắc làm mình rất hồi hộp, lo lắng. Đêm trước khi đi mình mơ thấy một con dốc thật dài, mình phóng xe vút lên và lao ra khỏi con dốc..xe và người đổ kềnh, nhưng may mắn là không sao và mình đứng dậy cười rất tươi rồi lên xe đi tiếp...Cả buổi chiều trước khi đi mình đứng ngồi không yên, nhớ lại giấc mơ tối hôm trước cũng thấy hơi sợ sợ...nhưng mình đang quyết tâm rất cao và mình tin là mình sẽ làm được...chuyến đi Tây Nguyên trước đó mang lại cho mình niềm tin ấy.

    Đêm, xe dẫn ở đâu đó phía trước rất xa, những xe phía sau cũng mất hút ánh đèn. Lại như hôm trên đèo Chuối, chỉ có hai chị em giữa núi đồi... mưa táp vào mặt lạnh cóng, mình rất lo lắng ...có đoạn nước cao ngập cả bánh xe, chị Linh phóng vút qua nước bắn tung toé...Giữa đêm như thế, lại k thể đi nhanh hơn vì trời đang mưa to, k thể đi quá chậm đợi đoàn đi sau vì đang lên đèo...lại cũng không thể dừng lại vì sợ...Thi thoảng, một vài xe của thanh niên đi chơi khuya vượt qua, lúc ấy mình run lắm, tự hỏi sao mình liều lĩnh đến thế... Có chị Linh cầm lái những lúc trời tối và mưa gió, chứ nếu là mình chắc sẽ dò dẫm từng bước với đôi kính cận. Mình bảo chị Linh, mẹ mà biết con gái mẹ giữa đêm hôm, mưa gió mà đi thế này sẽ nói thế nào? lúc ấy thực ra cũng nghĩ đến cái chăn ấm và một cuốn truyện trong tay :).

    Nhưng tự tay mình cầm lái thích lắm, mình chủ động con đường mình đi, chủ động dừng lại chỗ nào mình thích...không dám phóng quá nhanh vì chưa đủ tự tin, không dám phóng quá chậm vì không muốn ảnh hưởng đến tiến độ của mọi người. Sau rất lâu mới cầm lái, đoạn đầu từ Nghĩa Lộ đến Tú Lệ mình đi không tốt lắm, còn chưa quen, có lúc còn chần chừ khi vượt ô tô tải...sau này thì quen dần, mình tự tin hơn rất nhiều.
    Vẫn là con đường đã đi qua nhưng hình như mình cầm lái nên thấy khác, thích lúc được vượt qua Khau Phạ trong sương, thích lúc phóng trên con đường quanh co giữa đồi thông về MCC, thích cái không khí se se lạnh như Đà Lạt, như Sa Pa, như gió đầu đông... thích lúc 2 chị em vượt qua con dốc cao đầy đất và sỏi đá, ngồi nghỉ ngơi giữa cơ man là hoa dại...thích lúc nói chuyện với 3 em nhỏ khi đi sâu hơn vào bản ở La Pán Tẩn...Nếu mình không làm xế mình chưa chắc có được những giây phút như thế...

    Nhưng làm xế và ngồi sau xế nữ sẽ không thấy có một tấm lưng rộng thật là rộng phía trước che chắn gió lạnh, tuy không ôm nhưng cũng thấy ấm áp hơn. Mình vòng tay ôm chị Linh thấy lọt thỏm trong tay...chị cũng nói với mình như thế. Cái lúc lạnh như thế, được ôm một người phóng trên những con đường ấy chắc là thích lắm nhỉ.

    Có nhiều bạn bảo là phục vì mình làm xế được, mình nghĩ là chẳng khó khăn nếu mình thật sự tin tưởng bản thân. Nhưng làm xế không phải điều gì đáng tự hào cả, nó cho thấy là mình không có xế...làm con gái thì thích nhất là được làm những việc của con gái, và được dựa vào một bờ vai vững chãi, được một người con trai xế trên những chặng đường...

    Mình còn có ý định học sửa xe để tự đi độc hành. Nhưng hôm qua một nguời bạn nói với mình, em có thể làm được tốt hơn nhưng em đừng làm, hãy để những người con trai được làm đúng chức năng của họ. Lại nhớ lần mình vừa sửa đồ điện hỏng vừa khóc vì tủi thân...mình cũng không muốn sẽ phải tự sửa xe trên những con đường xa vắng trong đêm hay những buổi chiều mùa đông lạnh giá và nước mắt rơi vì tủi thân...Vì thế mình sẽ không học sửa xe nữa.

    Nói như thế này không có nghĩa là mình không làm xế trên những nẻo đường Tây Bắc nữa, mình vẫn muốn được một lần cầm lái trên con đường Hạnh Phúc ở Hà Giang, và vẫn muốn một lần được đi cùng người yêu trên con đường ấy. Thế là phải ít nhất 2 lần trở lại HG nữa nhỉ?

    Làm xế vượt đèo Khau Phạ, tự tin khi làm dẫn lên Suối Giàng, và tự tin hơn khi vượt Đèo Khế...đến giờ mình có thể tự tin vượt mọi cung đường Tây Bắc...hihi...
    bỗng nhiên thấy yêu cuộc sống quá!


  10. happypack

    happypack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    vào xem ttvnol từ 2006 mà đến giờ mới post bài đầu tiên.
    mình xin đóng góp bài về chuyến đi TQ hồi cuối năm 2007.


    Ngày ở Trung Điện

    ...Trung Điện chào đón chúng tôi với tiết trời lạnh buốt và bầu trời lảng bảng mây. Bao bọc sân bay là những dãy núi xám vàng ruộm nắng sớm. Mấy chị nhân viên du lịch người Tạng có thể trạng to lớn không ngờ (nhỏ người như tôi chỉ đứng tới vai), với đôi má ửng đỏ đang cất tiếng hát lảnh lót chào mừng đoàn khách du lịch. Họ vừa hát vừa choàng những dải khăn trắng cầu phúc cho từng người trong đoàn. Cũng cố ý lượn lờ quanh các chị nhưng không kết quả gì, chẳng có cái khăn nào dư để quàng cho mình cả. Không sao, không sao _ dù gì thì đối với chúng tôi, việc hoàn thành từng chặng hành trình trong kế hoạch cũng đã là một điều may mắn.

    Tôi bất ngờ vì sự hiện đại và đẹp đẽ của sân bay Trung Điện. Dĩ nhiên không thể so bì tầm vóc với Bắc Kinh, Thượng Hải hoặc thậm chí là Côn Minh, nhưng ở một nơi xa xôi như thế này cộng thêm đặc điểm địa hình toàn những đồi núi, việc xây dựng được một sân bay tốt ở đây đã cho thấy quan điểm của chính quyền Trung Quốc trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia như thế nào. Đường băng rộng, nhà ga tuy nhỏ nhưng sạch đẹp và có đầy đủ các tiện ích cần thiết. Phong cách trang trí mang đậm bản sắc địa phương với những hình vẽ sinh động đang nhảy múa trên tường, nhìn xuống một nhóm người say sưa đánh bài tiến lên. Dưới ánh nắng, từng chùm hoa thắm rộ lên giữa màu lá xanh um, trái chín (bé tí, không biết trái gì) mọng đỏ cây. Tất cả đang như đang phô diễn với mọi người vẻ tươi đẹp của vùng đất cao nguyên này. Mọi thứ đều ổn, chỉ duy nhất một điều, là không có nhân viên giỏi tiếng Anh để hướng dẫn cho người ngoại xứ. Vài người mời chào đi xe, chúng tôi đều từ chối. Vì các bác không nói được tiếng Anh, chúng tôi lại không biết tiếng Hán _ đơn giản là không hiểu nhau nói gì.

    Trước khi lên đường, chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian để lọc thông tin từ bài viết của các nhóm “tiền tiêu” trước đó. Nhưng sự thực là, không phải lúc nào cũng may mắn vớ được những thông tin cần thiết về nơi ăn chốn ở cho từng chặng dừng chân. Đây không phải Côn Minh, càng không phải Lệ Giang, nơi lúc nào cũng nườm nượp người và bạn không khó khăn lắm để tìm được một nhà trọ với chủ nhà chịu học ngoại ngữ. Đây là Trung Điện của cư dân người Tạng _ mà với họ, học chữ Hán đã không xuất phát từ sự tự nguyện, chứ đừng nói đến ngôn ngữ khác. Thực thà mà nói, chúng tôi thích được trú ngụ trong một nhà nghỉ của người bản xứ, được đắm mình trong không gian sống thường nhật của họ, tai nghe ngôn ngữ Tạng, nếm những món ăn Tạng, lẩm bẩm theo những câu hát Tạng cao vợi. Nếu thời gian dư dả hơn, đó sẽ là cách chúng tôi lựa chọn _ tự do, hoang dã, dễ hòa nhập như bất kỳ một lữ khách chân chính nào trên trái đất này, từ xưa đến nay, đã từng trải nghiệm. Thế nhưng trong điều kiện của chúng tôi lúc này, mọi việc không thể khác. Ngẫu nhiên biết đến qua website của một đôi bạn người Pháp, chúng tôi chọn Kevin Trekker Inn để nghỉ lại.

    Trở lại sân bay Trung Điện, không thể liên lạc được với Kevin, mãi rồi chúng tôi cũng nhờ được một chị nhân viên sân bay bập bõm phiên dịch hộ để thuê xe vào thành phố. Bác tài người Hán cao to lừng lững, cầm vô-lăng một chiếc bốn cầu của Nhật. Đường vào từ sân bay tầm 7km. Hai bên đường, những trảng bình nguyên, những đầm lầy cạn trơ xám chạy ngút tận chân núi tít xa. Ở đây vào mùa xuân, chúng tôi hẳn phải ngất ngây trước màu xanh bao la và hương cỏ hoa ngào ngạt. Còn bây giờ, đầu đông nên chỉ có vậy. Trời xanh ngắt trên đầu. Mấy con bò yak hững hờ nhìn chúng tôi lướt qua. “Cũng thường thôi”, chắc bọn chúng nghĩ vậy. Từ hồi du lịch phát triển ở nơi này tới giờ, hẳn chúng cũng đã thôi không thắc mắc về mấy “cái quái vuông vuông hay xả khói” này nữa! “miễn đừng húc nhau và tranh cỏ của tụi tao là được!!!” Dọc ngang khắp đồng là những máng phơi cỏ cao nghều mà chúng tôi đoán là để “hứng nắng, tránh ẩm và tránh bò yak thăm hỏi”. Chúng làm tôi liên tưởng, nếu được xếp theo đội hình thẳng thớm, đến những tấm phên trộn bằng bùn đất và rơm để chống tên đạn mỗi trận công thành.

    Giai điệu của những khúc ca ca ngợi cuộc sống nơi vùng đất Meili (vốn tôi chỉ nghe được mỗi từ “meili xueshan”) vang lên khi rộn rịp, giục giã lúc lại da diết, mãnh liệt… Lần đầu tiên lắng nghe những bài hát này, chúng tôi đã rất háo hức cố gắng tưởng tượng về hình ảnh của vó ngựa thảo nguyên, của ánh lửa bập bùng, của các chàng trai cô gái Tạng như nhiều người đã thuật lại. Nhưng quả thật cảm nhận mỗi người mỗi khác. Với riêng tôi, được đắm mình trong tiếng hát hào sảng và phóng tầm mắt ra khoảng không gian cao rộng ngoài kia đã đem đến một niềm phấn khích thật khó tả! Cái cảm xúc khẽ rùng mình, cay mũi, muốn hít lập tức một hơi thật sâu hương vị khoáng đạt của cảnh trí này, của thiên nhiên này, muốn chạy tung mình trên những cánh đồng ngoài kia để mệt nhoài ngả người trên từng thớ đất, ngắm nhìn vòm trời cao vọi trên đầu mà ngỡ mình như đang tan vào sự bao la của vũ trụ.

    Vào thành phố. Chúng tôi mất kha khá thời gian trước khi tìm thấy Kevin Trekker Inn. Bác tài liên tục gọi đến số điện thoại của Kevin để hỏi đường mà không được, lại quay sang hỏi các đồng nghiệp. Xe chạy lòng vòng, dừng rồi lại chạy. Đôi lần có vẻ nản, xe đưa chúng tôi đến một số guesthouse khác, kể cả đã được “recommended by lonely planet “, nhưng chúng tôi nhất quyết không đồng ý. May sao, đang lúc bí thì nhìn thấy tấm bảng chỉ đường ngay trên bức tường phía trước. Thở phào!

    Hóa ra nó chỉ cách ngã ba dẫn vào khu phố cổ non cây số. Kevin Trekker Inn là một nhà nghỉ hai tầng với lối kiến trúc Hán-Tạng trộn lẫn, nằm cách đường xe chạy qua một lối rẽ nhỏ dài chừng trăm mét, hai bên là rãnh nước không thơm tho cho lắm; tuy vậy, khuôn viên bên trong lại vô cùng xinh xắn. Bước vào cánh cổng sắt nhỏ lúc nào cũng chực mở ra, sẽ gặp ngay một em berger to xồ mới vài tháng tuổi, rất ư là bắng nhắng và hiếu động. Bên phải một dãy nhà kho, bên trái là bếp nấu và bathroom, trang bị cả bồn tắm và máy nước nóng. Phải leo chục bậc thang nữa mới đến khoảnh sân chính với thảm cỏ dày dọc hai bên lối vào. Tầng trệt ốp kính mặt ngoài, trên hành lang đặt đôi ba bộ bàn ghế ăn nhìn ra khoảng sân xanh phía trước. Nắng lấp lóa trên cỏ mượt, in bóng mấy quả táo lúc lỉu đang dần ửng lên trên cành khẳng khiu. Các phòng phía trong được thiết kế cho dormbed, đi theo một cầu thang ngoài lên tầng trên là một dãy phòng riêng, đôi ba đủ cả, vách ngăn bằng ván ép, cửa sổ hướng ra hành lang chung lúc nào cũng ngập nắng. Đứng ở đây vào buổi tối, có thể trông thấy rất rõ ánh đèn màu rực sáng từ ngôi tháp nằm đâu đó về hướng mặt trời lên. Màu vàng sậm của ván gỗ lát sàn đem lại cảm giác ấm hơn trong những ngày lạnh giá. Phòng ở đây giá phải chăng, tiện nghi cũng ở mức cơ bản. Phòng chúng tôi ở chỉ có giường đệm, chăn bông và chăn điện, thế thôi _ cũng chẳng đòi hỏi gì hơn.

    Không sưởi nắng trên chiếc ghế dài trước hiên nhà, chúng tôi thích được ngồi trong một bao lơn nhỏ có lợp mái ngoài sân, với một bàn bi da cũ kỹ và bộ bàn ghế đã sờn màu, để xuýt xoa từng ngụm trà xanh nóng, nhấm nháp mấy múi quýt ngọt mua từ Côn Minh và lên kế hoạch cho những ngày sắp tới, thi thoảng lại ngẩng lên bắt gặp đỉnh chóp của ngôi đền Tạng lấp lánh trên màu xanh thẫm của dãy núi trước mặt. Hình ảnh hàng cây thân trắng trụi lá, vươn mình mạnh mẽ trên nền trời xanh rất dễ bắt gặp ở các nước Châu Âu, cũng đang hiện hữu nơi đây. Khung cảnh thật yên bình.

    Gần trưa, chúng tôi bắt đầu xuống phố, đi dọc lên dốc đường bên phải. Gọi là thành phố nhưng Trung Điện thực chất chỉ là một trấn nhỏ đang phát triển, còn chưa quá đông người. Nền công nghiệp không khói đang thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kiến trúc nơi đây. Khắp mặt tiền các đường phố trải nhựa thông thoáng, hàng loạt khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu đã và đang mọc lên. Để thu hút du khách, người ta cố gắng đưa vào kiến trúc xây dựng những gì có thể gợi nhắc đến văn hóa Tạng, từ những họa tiết sặc sỡ đến những viên gạch nâu thô đắp tường, từ hình dạng thang cân của các tòa nhà đến những cột đèn đường với đường nét hoa văn cách điệu, ngay cả mái vòm của trạm chờ xe buýt cũng được thiết kế giống như một cổng vào nhà người Tạng vậy. Thế nhưng cuộc sống người dân bản địa không vì thế mà bị hòa tan vào dòng chảy của du lịch, của những tiếp xúc văn hóa diễn ra đã nhiều năm nay. Vẫn dễ dàng để bắt gặp hình ảnh những em bé má đỏ au chơi đùa trước cổng nhà bằng gỗ, với phần mái và đầu hồi chạm khắc và trang trí vô cùng tinh xảo, đầy màu sắc; những căn nhà với bờ tường bao đắp đất được phủ cỏ bên trên. Những miếu thờ hình tháp vẫn ngạo nghễ nơi góc đường hay trên những mô đất cao. Có lẽ, niềm tin tôn giáo chính là sợi dây vững chắc nhất neo giữ người Tạng với bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

    Thời tiết ở Trung Điện rất lạnh, dù nắng vẫn gay gắt. So với Côn Minh, rõ ràng sự chênh lệch nhiệt độ là đáng kể. Chúng tôi đã khoác thêm áo ấm mà vẫn phải xuýt xoa mỗi khi một cơn gió lùa qua. Đã được cảnh báo về hội chứng độ cao, tôi dặn dò Trang phải “đi chậm, nói khẽ, cười mỉm chi” để tránh mất sức; nhưng quả thật cả hai đứa đều phải chịu trận với không khí loãng nơi này, đi rất thong dong mà vẫn cứ phì phò. Loanh quanh một lúc thế nào chúng tôi lại tiếp cận với khu phố cổ từ một lối vào bên hông. Trước chuyến đi chỉ biết đến Lệ Giang, nên tôi cảm thấy khá thú vị khi đặt chân đến khu phố này. Đường làng lát đá, nhấp nhô lên xuống do địa hình đồi dốc, nhà cửa cũng theo thế mà nhấp nhô. Nhà hoặc có tầng hoặc không, hoặc bằng gỗ hoặc đắp đất, trong sân nhà thể nào cũng có một loại cây ăn quả nào đó, mà phổ biến nhất là táo đang mùa rụng lá, trơ ra những cành đeo đầy quả. Góc sưởi nắng của mỗi nhà là bất cứ nơi đâu có nắng và có thể ngồi được, đó có thể là hàng hiên, bao lơn hoặc ngay chính những bậc thềm gỗ dẫn lên nhà. Nhịp sống nơi đây có vẻ chậm rãi, ai có việc cứ làm, người rỗi rãi thì đánh cờ hoặc đem đồ ra chỗ nắng mà khâu vá, đan móc. Đến mấy chú chó nuôi cũng mang dáng vẻ thảnh thơi, toàn nằm ườn trước sân mà sưởi ấm. Có điều mà mãi đến lúc này chúng tôi mới nhận thấy, là ở các tỉnh miền cao như thế này, người ta rất ưa nuôi những giống chó to sụ có bộ lông dày xồm để chống chọi với khí hậu lạnh lẽo thường trực trong ngày.

    Mặt trời đã đứng bóng, những lá bùa nhiều màu sắc giăng trên quảng trường nhỏ đang phất phơ trong gió. Tại đây, cứ mỗi khi màn đêm buông xuống, người ta lại nhóm lên một đống lửa to để cùng nhau ca hát, nhảy múa thành một vòng tròn. Rất nhiều du khách cũng đến để tham gia vũ điệu cùng người dân địa phương, những ánh lửa bập bùng soi trong bóng mắt rạng rỡ. Những người sinh sống ở đây nói với chúng tôi rằng đây, chứ không phải những show diễn trong các nhà hàng, mới chính là những gì mà tổ tiên họ vẫn thực hiện từ bao đời nay để gắn kết tình làng nghĩa xóm sau những giờ làm lụng ngoài đồng áng. Lấy quảng trường làm trung tâm, bao quanh đó là rất nhiều các nhà nghỉ, nhà hàng, cửa hiệu bán đồ lưu niệm. Hầu hết các biển hiệu đều ghi rằng “Tibetan guesthouse” “tra***ional meal”…hay đại loại như thế. Trên quảng trường, khói tỏa la đà từ những chảo khoai chiên và những lò than nướng. Chúng tôi thích thú vào nếm thử món ăn chơi này, mỗi thứ một tí, nào nấm, hành, thịt heo, thịt bò, lạp xưởng, bí, dưa, cà tím. Tôi vốn dễ ăn nên thấy khá ngon, Trang thì không thích mấy mùi vị của thứ nước sốt được quệt lên các xâu đồ nướng. Nhìn tôi nhai rau ráu mấy cọng hành, Trang chỉ lắc đầu le lưỡi. Nhưng mà đúng là hành nướng chả hăng tí nào cả!

    ...
    Đáp chuyến xe buýt cuối cùng từ tu viện về lại thị trấn, chúng tôi có một buổi tối quây quần bên bàn ăn cùng gia đình Kevin và hai em phục vụ. Trong ánh đèn vàng nhạt và hơi ấm tỏa ra từ chiếc quạt sưởi, chúng tôi cùng thưởng thức các món ăn Trung Quốc. Có đầy đủ thịt, trứng, rau, bắp, đậu phụ, miến và canh (hình như là rong biển). Kevin thấp đậm, mặt tròn, tóc húi sát cùng chị vợ Becky nhỏ người, xinh xắn là những người hay chuyện và nói tiếng Anh cực tốt. Hai anh chị quen nhau từ khi học cùng lớp đại học ở Côn Minh, sau khi cưới thì quyết định lên đây lập nghiệp vì yêu thích sự yên tĩnh của thị trấn. Chúng tôi lan man đủ thứ chuyện, từ sở thích du lịch đến công việc kinh doanh nhà nghỉ. Trong lúc chú berger non to sụ cứ quanh quẩn dưới chân với ánh nhìn tinh nghịch, hai em phục vụ má đỏ dọn dẹp bàn ăn. Các em đều là người ở quê đi làm công và khá bẽn lẽn khi chúng tôi bắt chuyện.

    ...
    Thấy hơi mệt nên chúng tôi đi nghỉ sớm. Từ phía khu phố cổ vẳng lại tiếng nhạc rộn ràng, chắc mọi người lại đang hát hò và nhảy múa ngoài ấy.

    Đêm xuống 4oC. Trời rét căm. Giường ấm.

Chia sẻ trang này