1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HOT: Hạm đội 5 Mỹ nhận tín hiệu khẩn nguy của 2 tàu dàu bị tấn công - Cái cớ để đánh Iran đã xuất hi

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Rugivnb, 13/06/2019.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Đức tuyên bố bằng chứng Iran tấn công tàu dầu không thuyết phục

    Ngoại trưởng Đức cho rằng video do Mỹ đưa ra không đủ để chứng minh Iran liên quan tới vụ tấn công tàu dầu ở Vịnh Oman.


    Video được cho là ghi lại cảnh thủy thủ Iran gỡ thủy lôi khỏi tàu dầu. Video: Video: CENTCOM.

    "Chỉ video này là không đủ. Chúng tôi hiểu được thông điệp trong video này, nhưng với tôi như vậy là không đủ để đưa ra kết luận cuối cùng", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 14/6 cho biết, đề cập tới những hình ảnh được quân đội Mỹ công bố để chứng minh Iran đứng sau hai vụ tấn công tàu dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cũng dựa vào video này để tuyên bố Iran chính là thủ phạm tấn công hai tàu dầu. Trump thậm chí còn khẳng định trên quả ngư lôi được gắn vào chiếc tàu dầu "có đầy chữ Iran".

    Đoạn video được Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) công bố tối 13/6, được quay từ camera hồng ngoại trên trực thăng, cho thấy một chiếc xuồng bị nghi là phương tiện của hải quân Iran đang tìm cách gỡ một quả thủy lôi từ trường khỏi tàu dầu Kokura Courageous của Nhật nhằm "phi tang chứng cứ". Tuy nhiên, video này có chất lượng không cao, chiếc xuồng cũng không treo cờ Iran và những người trên xuồng không mặc quân phục.

    Hai tàu dầu Kokura Courageous của Nhật và Front Altair của Na Uy sáng 13/6 bị tấn công bằng thiết bị nổ khi đang di chuyển trên Vịnh Oman. Vụ nổ gây ra các lỗ thủng trên tàu Kokura Courageous và đám cháy trên tàu Front Altair, nhưng toàn bộ 44 thủy thủ trên hai tàu đều đã được giải cứu an toàn.

    Sự việc xảy ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang thăm Iran nhằm làm giảm căng thẳng giữa Washington và Tehran. Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 12/6, Thủ tướng Nhật nói rằng phải tránh mọi "xung đột bất ngờ" trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran đang gia tăng. Bộ Ngoại giao Iran bác bỏ các cáo buộc rằng nước này đứng sau vụ tấn công, đồng thời kêu gọi mở cuộc điều tra nhằm làm rõ quy mô và thủ phạm.

    https://vnexpress.net/the-gioi/duc-...n-cong-tau-dau-khong-thuyet-phuc-3938773.html

    Tôi thì chẳng thèm xem video luôn. Ai cũng hiểu tại sao 2 tàu hàng bị tấn công vào buổi sáng, vậy mà Mỹ lại dùng camera hồng ngoại chuyên quay vào ban đêm để quay video mờ ảo như vậy trong khi Mỹ luôn khoe công nghệ quay video 4k bằng Drone ban ngày

  2. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Cảnh báo cuối cùng: Quân Mỹ nếu động đến Iran hãy nhớ những cú sốc Hiroshima và Chernobyl

    Iran tuyên bố có thể có 300 kg Uranium làm giàu thấp trong vòng 10 ngày, nếu được sử dụng như vũ khí sẽ có 1 quả bom nguyên tử hoặc hàng trăm đầu đạn "tên lửa bẩn".

    có thể có quả bom hạt nhân đầu tiên trong vòng 10 ngày?

    Ngày 17/6 tờ Yeni Safak đưa tin dẫn nguồn người phát ngôn cơ quan nguyên tử Iran sẽ vượt qua các giới hạn theo thỏa thuận quốc tế về quy mô dự trữ Uranium làm giàu thấp trong 10 ngày.

    Tuy nhiên Cộng hòa Hồi giáo tuyên bố vẫn còn thời gian để các nước châu Âu thực thi thỏa thuận hạt nhân.

    Người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran, Behrouz Kamalvandi cho biết:

    "Chúng tôi đã có thể tăng gấp bốn lần tốc độ làm giàu và thậm chí tăng mạnh hơn gần đây, vì vậy trong 10 ngày, nó (số lượng Uranium được làm giàu thấp) sẽ vượt qua giới hạn 300 kg".

    "Vẫn còn thời gian ... nếu các nước châu Âu hành động."

    [​IMG]
    Tầm bắn của các tên lửa Iran hoàn toàn có thể hủy diệt các căn cứ của Mỹ và các đô thị của đồng minh ở Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á, Trung và Đông Âu.


    Tehran trước đây đã tuyên bố giảm việc tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã thống nhất với các cường quốc thế giới vào năm 2015 để phản đối quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận và áp dụng các biện pháp trừng phạt vào năm 2018.

    Uranium làm giàu thấp (LEU) là Uranium chứa tối đa 20% đồng vị Uranium-235. Uranium với mức độ làm giàu cao hơn được phân loại và tuân theo các biện pháp bảo vệ quốc tế vì nó có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.

    Phản ứng dây chuyền tự duy trì trong vũ khí hạt nhân không thể xảy ra ở Uranium làm giàu thấp và về mặt lý thuyết chỉ có thể có ở LEU khoảng 10% hoặc cao hơn.

    Tuy nhiên, nếu muốn tạo ra Uranium cấp độ vũ khí từ LEU, sẽ mất ít công sức hơn nếu so với Uranium tự nhiên. Nó có thể được thực hiện trong một nhà máy làm giàu Uranium "nhỏ và dễ che giấu" và có lẽ tương tự như các nhà máy gần đây đã được phát hiện ở Iran.

    Điều nguy hiểm nhất là Uranium LEU ở mức dưới 20%, theo lý thuyết vẫn có thể sử dụng trong các quả bom "bẩn", lúc này phóng xạ chứ không phải sức nổ mới là vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Nếu Iran tuyên bố họ có thể có 300kg Uranium LEU trong 10 ngày, số lượng này tương ứng với khoảng 60kg Uranium-235 sau khi đã được làm giàu và đủ để sản xuất 1 quả bom tương đương với quả bom "Little Boy" Mk-I đã được người Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945.

    Nhưng nếu Iran bị người Mỹ không kích phá hủy các cơ sở hạt nhân, số lượng Uranium LEU này (đã được phân tán) thừa đủ cho hàng trăm đầu đạn tên lửa "bẩn" và pháo "bẩn" đủ để biến thủ đô một số nước đồng minh Hoa Kỳ ở Trung Đông thành một Chernobyl thứ hai.


















    Số lượng đồng vị Uranium-235 của Iran tương đương quả bom nguyên tử Little Boy được ném xuống Hiroshima năm 1945.


    00:02:20







    Số lượng đồng vị Uranium-235 của Iran tương đương quả bom nguyên tử Little Boy được ném xuống Hiroshima năm 1945.


    Người Mỹ cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho Chiến tranh với Iran?

    Ngược dòng lịch sử, ngày 2/8/1990, Quân đội Iraq xâm lược Kuwait và chỉ sau 6 ngày nước này tuyên bố sát nhập Kuwait.

    Chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó là George Herbert Walker Bush đã phải mất gần 6 tháng để chuẩn bị và tập hợp đồng minh cho Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (Liên quân bắt đầu nổ súng ngày 17/1/1991) hay còn gọi là "Chiến dịch Bão táp sa mạc".

    Cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 cần ít thời gian và đồng minh hơn. Tổng thống Mỹ George Walker Bush (con) đã mất gần 3 tháng kể từ cuộc thăm dò của kênh CBS vào tháng 1/2003 cho tới "Chiến dịch đất nước Iraq tự do" (Mỹ - Anh nổ súng ngày 19/3/2003) .

    [​IMG]
    Quân Mỹ ở Kuwait chờ lệnh để vượt biên giới Iraq năm 2003.




    Tuy nhiên một cuộc chiến tranh của Mỹ được kích hoạt nhanh nhất gần đây lại không phải là ở Trung Đông mà là Trung Á.

    Chỉ sau sự kiện 11/9/2001 gần 1 tháng (ngày 7/10/2001) Liên quân Anh-Mỹ đã bắt đầu không kích Afghanistan khi đó dưới sự cai trị của Taliban cùng với các căn cứ của al-Qaeda và mở đầu "Chiến dịch Tự do bền vững".

    Có thể thấy tiềm lực của đối phương chính là câu trả lời cho thời gian chuẩn bị của cỗ máy chiến tranh Hoa Kỳ, nếu đối phương là Iraq những năm 90, người Mỹ cần gần nửa năm để chuẩn bị, nhưng nếu là Iraq "kiệt quệ" năm 2003, thời gian chỉ còn phân nửa.

    Với một đối thủ như Taliban và al-Qaeda, thời gian còn ngắn hơn nữa chỉ khoảng 1 tháng, và đây có lẽ là giới hạn của khả năng triển khai quân sự cho một cuộc chiến của người Mỹ.

    [​IMG]
    Các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ xung quanh Iran khi nước này đã trang bị "bom bẩn" sẽ là điểm yếu "chí tử" chứ không còn là lợi thế quân sự.




    Tuy nhiên đối với đối thủ lần này là Iran, thời gian chuẩn bị của người Mỹ không thể tính bằng ngày. Và nếu chiến tranh diễn ra, không có gì đảm bảo nó sẽ kết thúc trong vòng 10 ngày. Như vậy, thông điệp của Iran đã rất rõ ràng.

    Kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu có các hành động chuẩn bị chiến tranh, Iran có thừa đủ thời gian để thử nghiệm một quả bom hạt nhân đầu tiên, hoặc nguy hiểm hơn là khai hỏa một "tên lửa bẩn" vào các đơn vị quân sự Hoa Kỳ.

    Và đó là hành động cảnh báo ở mức cao nhất đối với bất kỳ mưu đồ phiêu lưu nào của giới chính trị gia "diều hâu" Hoa Kỳ.
    http://soha.vn/canh-bao-cuoi-cung-q...-hiroshima-va-chernobyl-20190617172020442.htm

  3. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Tấn công Iran - kịch bản phiêu lưu quân sự nhiều rủi ro với Mỹ

    Yếu tố địa lý và tiềm lực Iran sẽ khiến Mỹ trả giá rất đắt nếu dùng vũ lực như chiến dịch tấn công Iraq năm 2003.
    Vụ hai tàu dầu bị tấn công bằng chất nổ trên Vịnh Oman ngày 13/6 đã làm dấy lên những quan ngại về nguy cơ nổ ra xung đột quân sự ở Trung Đông, đặc biệt là khi Mỹ nhanh chóng đổ lỗi cho Iran và trưng ra một đoạn video làm "bằng chứng" cho việc Tehran đứng sau vụ tấn công này.

    Giới chuyên gia nhận định dù chưa rõ ai là thủ phạm thực hiện vụ tấn công, sự cố bất ngờ này có thể làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa Washington và Tehran, thậm chí leo thang thành xung đột. Tuy nhiên, nếu Mỹ lấy đây làm cái cớ để quyết định tấn công Iran, đó sẽ là một cuộc phiêu lưu quân sự tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, khác xa chiến thắng chóng vánh trước Iraq năm 2003.

    "Quân đội Iran yếu hơn nhiều so với Mỹ, nhưng Tehran đủ sức buộc Washington trả giá đắt từ trước khi cuộc tấn công diễn ra. Lợi thế lớn nhất của Iran là yếu tố địa lý", chuyên gia quân sự Zachary Keck nhận xét.

    Công ty tình báo tư nhân Stratfor của Mỹ đánh giá lãnh thổ Iran là một pháo đài với ba mặt là các dãy núi, trong khi hướng còn lại là đại dương. "Đây là mục tiêu rất khó bị chinh phạt", Stratfor cho biết trong một báo cáo.

    Trong kỷ nguyên vũ khí dẫn đường chính xác như hiện nay, chiến dịch đổ bộ bằng đường biển sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Mỹ có thể nghiêng về phương án tập kích Iran bằng đường bộ thông qua các nước láng giềng, tương tự chiến dịch tấn công Iraq năm 2003.

    Phía tây Afghanistan dường như là hướng tấn công khả thi nhất, do Mỹ đang duy trì quân đồn trú tại nước này. Tuy nhiên, việc tập kết lực lượng tiến công lớn ở tây Afghanistan sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt hậu cần.

    Yếu tố địa lý ở khu vực biên giới Iran - Afghanistan cũng là một trở ngại. Để tiến quân từ tây Afghanistan sang Iran, quân đội Mỹ phải vượt qua một số ngọn núi dọc biên giới, sau đó băng qua hai sa mạc rộng lớn là Dasht-e Lut và Dasht-e Kavir.

    Sa mạc Dasht-e Kavir đặc biệt nguy hiểm vì dễ xảy ra hiện tượng cát lún, do địa hình nơi đây có một lớp muối phủ bên trên bùn dày. Điều này sẽ gây khó khăn đáng kể đến khả năng cơ động của bộ binh cơ giới và thiết giáp.

    [​IMG]
    Vị trí của Iran với các nước láng giềng Trung Đông. Đồ họa: Graphic Maps.

    Biên giới tây bắc Iran lại tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đồng minh đang có nhiều rạn nứt trong quan hệ với Mỹ. Trong cuộc tấn công Iraq năm 2003, Ankara đã từ chối cho phép Washington sử dụng lãnh thổ để phát động tấn công. Những sóng gió liên quan đến thương vụ mua tên lửa S-400 và siêu tiêm kích F-35 cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ ít có khả năng cho Mỹ triển khai lực lượng từ biên giới nước này.

    Ngay cả khi được sự đồng ý của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng rất khó phát động mũi tấn công quy mô lớn qua biên giới, bởi nơi đây có rào cản tự nhiên là núi Zagros trải dọc biên giới giữa Iran với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

    Bên giới phía tây Iran là nơi sông Tigris và Eupharates giao nhau tạo thành tuyến đường thủy Shatt al-Arab. Đây là nơi tổng thống Iraq Saddam Hussein dùng để tập kết lực lượng tấn công Iran trong chiến tranh Iran - Iraq giai đoạn 1980-1988. Tuy nhiên, địa hình nơi đây có nhiều đầm lầy, giúp Iran dễ tổ chức phòng ngự. Tehran cũng có thể dễ dàng phong tỏa căn cứ của Washington trên lãnh thổ Iraq nếu nổ ra xung đột.

    Do đó, Mỹ sẽ phải tấn công Iran từ phía nam với đường bờ biển dài 1.287, tiếp giáp Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman. Tehran đã chuẩn bị cho kịch bản bị tập kích từ hướng này suốt 25 năm qua bằng việc phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) với các vũ khí dẫn đường chính xác, pháo phản lực, xuồng cao tốc và máy bay không người lái, cũng như tàu ngầm và thủy lôi.

    Chiến lược A2/AD của Iran có thể phát huy hiệu quả khi kết hợp với yếu tố địa lý. Những khu vực như eo biển Hormuz, cửa biển, vùng lòng chảo và các đảo nhỏ xung quanh là nơi Iran dễ dàng bố trí xuồng cao tốc mang thuốc nổ, cũng như bí mật triển khai các tổ hợp tên lửa diệt hạm.

    [​IMG]
    Tên lửa diệt hạm Iran bắn thử năm 2017. Ảnh: Fars News.

    Mỹ sẽ khó tránh được thiệt hại và thương vong lớn nếu tìm cách đổ bộ lên bờ biển nam Iran. Kể cả khi chiếm được bờ biển, quân đội Mỹ vẫn phải đối mặt nhiều thách thức do Iran là nước có lãnh thổ rộng thứ 17 thế giới với diện tích 1.684.000 km vuông, cũng như chiến thuật du kích từng được sử dụng thành công trong nhiều cuộc chiến của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

    "Việc tấn công Iran sẽ gặp nhiều thách thức và tiềm ẩn hàng loạt rủi ro lớn. Ngay cả khi can thiệp quân sự là cách tốt nhất để ngăn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, Mỹ cũng khó lòng thực hiện điều này trong ngắn hạn", chuyên gia Keck nhận định.


    https://vnexpress.net/the-gioi/tan-...-luu-quan-su-nhieu-rui-ro-voi-my-3928001.html
  4. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    [​IMG]
    Hàng của Iran nhìn sơ qua có cảm giác là sự kết hợp của Ukra và Nga.
  5. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
  6. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    https://www.middleeastmonitor.com/2...sraeli-jets-undetected-violation-of-airspace/

    Ko rõ thế nào nhưng tại sao S300 ???

    Hệ thống phòng không Iran ko đến nỗi quá mỏng . Trong 2-3 năm đổ lại đây đã được hoàn thiện tốt. Đánh giá sơ bộ là như vậy !

    S300 Iran được đặt ở đâu đó khu Qom và Arak . Gần như nó bao quát đc 4 nhà máy ! Ko thể nào bao quát đc cả Iran .Cụ thể phần nào hướng về phía do thái bao quanh là núi dĩ nhiên trên các vùng núi Iran có đặt các radar tầm xa cảnh giới. Nên việc ông tướng không quân Iran bị cách chức có thể là vấn đề nào khác.
    https://www.jpost.com/Middle-East/I...0-to-Fordow-reveals-importance-of-site-466425

    Trước khi có S300 thì Iran có vài căn cứ S200 và tên lửa tầm thấp để bảo vệ các cơ sở hạt nhân. Hiện tại các lưới phòng vẫn đang hỗ trợ lẫn nhau . Các S200 đang đc thay thế bởi Bavar-373 (đã post ở trên)!



    [​IMG]

    Do thái chắc thuê ký giả viết bài .... lừa mấy bạn trẻ vui tính thích cào bàn phím.
    VN có anh soha đớp luôn.
    https://soha.vn/s-300-iran-tro-mat-...g-kq-lap-tuc-bi-sa-thai-20190903144542781.htm
    Lần cập nhật cuối: 07/09/2019
    meo-u thích bài này.
  7. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823

Chia sẻ trang này