1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hot news nè, South Pole đặt hàng bốn máy bay săn ngầm, có kèm thông tin về tính năng đây

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducsnipper, 26/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Seagull

    Seagull Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Các bác, em nghe hơi nồi chõ các bác bàn luận bọn gì đó mua máy bay săn tầu ngầm thấy cũng sung sướng. Có điều tự dưng em chợt nghĩ là có khi các bác tự sướng cũng nên, cái nước gì mà mua máy bay săn ngầm đó hình như hải quân tương đối yếu, hình như chả có vũ khí gì để đánh nhau với tàu ngầm của bọn Tàu khựa thì phải, như thế thì nó mua máy bay làm gì. Chả lẽ bay vè vè rồi phát hiện ra tàu ngầm của bọn khựa rồi đứng nhìn nó à? Hay là đi xuồng cao su rồi thuê mấy bác dân chài quen lặn ngụp vớt đồ cổ lặn xuống gài 1 quả mìn vào tàu ngầm của khựa hả các bác? Nếu em mà là lãnh đạo, chắc em sẽ mua vài quả tàu ngầm hoặc 1 số tên lửa chuyên diệt tàu ngầm về cài lên xuồng cao su trước rồi mới mua máy bay săn tàu ngầm các bác ạ.
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Chú seagull đọc bài không kỹ. Các bác ấy còn đưa ảnh quả ngư lôi đeo bên hông máy bay lên cho mà xem rồi còn muốn gì nữa hử ?
  3. LEDUNG250781

    LEDUNG250781 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    1
    Hehe, chú nghĩ mấy ông lãnh đạo không lo hay sao? Họ còn lo gấp tỉ lần chú. Chỉ có điều mình nghèo quá, chưa sắm được mấy thứ đó. Hơn nữa để lái được tàu ngầm đòi hỏi thuỷ thủ đoàn phải có trình độ cao chứ không phải như lái một cái xe máy. Muốn có hải quân mạnh thì nhất thiết phải có nền công nghiệp đóng tàu mạnh chứ không chỉ nhăm nhăm đi mua của nước ngoài được. Ơn trời vài năm vừa rồi Ngành công nghiệp tàu thuỷ nhà mình cũng khá lên nhiều
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0

    Thật ra mà nói thì em gái M28 BRYZA-1R BIS khó mà bì kịp P-3 Orion hay S-3 của Mỹ, tuy nhiên trang thiết bị của nó cũng khá là cứng, tôi đang truy tìm chứng cứ cho luận điểm cho rằng em gái này có hệ data link, nếu đúng vậy thì nó có thể điều khiển tên lửa chống hạm phóng từ một chiếc Su của ai đó.
    Trên kia có tôi có nói cách nó dò tìm sub dựa trên từ trường phát ra từ vỏ tàu, tín hiệu sóng âm chủ động và thụ động, kèm theo quét tín hiệu radar tìm mục tiêu nổi, bây giờ mượn tạm cái hình của P-3 Orion để minh hoạ
    [​IMG]
    BE COOL!
  5. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    dạ thưa bác ạ, nếu tàu nổi phát tín hiệu radar hay active sonar chẳng khác nào mời tàu ngầm nó bắn. mới lại cho dù tàu nổi có anti submarine wafare đi nữa thì khả năng chống tàu ngầm vẫn thấp hơn là để tàu ngầm nó tự khử nhau. chính vì thế mà thằng mỹ mỗi lần cho tàu sân bay ra khơi là cho destroyer ( anti air warfare ) sub ( ASW) hộ tống, chưa kể phải cho cả SEA KING với P3 cả early warning aircraft AWACS? lên để tránh bật ra dar của tàu vừa để điều kgiển chính xác tên lửa.
    đâu có phải thằng mỹ có vũ khí xịn là có thể phát hiện đâu. trước hết NSA hay CIA phát hiện tàu ngầm rời bến, báo cho bọn hải quân cho em đi bám sát, cần thiết thì cho tàu ngầm ra thử lửa. mỗi lần máy bay bay ra biển, đâu phải bạ đâu cũng thả decoy để phát hiện tàu ngầm. mỹ cũng thực dụng lắm chớ.
     
  6. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    ming mà thoát khỏi detect của mĩ. chẳng khác nào bảo palestian ném đá mà giành được độc lập. tàu ngầm đuợc mỗi cái nhanh khoảng >35 knots nhưng ồn quá mức, chân vịt tạo ra nhiều bọt khí đễ lộ, thiết bị điện tử kém, vũ khí xưa. sợ rằng tàu ngầm mĩ bám theo mà không biết. liên xô chưa bao giờ tự nổi lên như vậy cả vì làm lộ thiết kế. ngày xưa nga mĩ chuyên cho tàu ngầm dò xét nhau để nghe tiếng động của nhau đặng mang về cho sonarman học. nghi ngờ hàng này chỉ làm kiểng, trồi lên phô trương thanh thế chứ chắc làm được gì .
     
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0

    -----------------------------------------------------------------------
    Cái này bạn nói đúng cho khoảng từ 10 năm trở về trước, lúc đó vì công nghệ sub chưa hiện đại bằng ngày nay nên nó vẫn còn khá là ồn ào nên người ta dùng passive sonar vẫn dò ra được tàu ngầm vì lý do an toàn cho mình. Ngày nay thì người ta phải dùng active sonar để dò ra sub, passive sonar hầu như không còn hiệu quả vì khả năng ?otàng hình cao? của các sub hiện đại ngày nay. Nghe qua có vẻ mâu thuẫn nhỉ???????
    Cái Active Sonar ngày nay dùng để dò tàu ngầm trên các tàu săn ngầm là LFAS ?" Low Frequency Active Sonar. Dùng tần số thấp/low frequency vì nó có bước sóng dài/long wave-length do đó tín hiệu sẽ truyền đi rất xa, do sóng truyền đi xa thì năng lượng sóng sẽ bị hao hụt do đó người ta phải tăng cường độ sóng bằng cách tăng decibel lên cao ( giới hạn trong khoảng 215 dB). Do decibel là bắt buộc phải cao do đó LFAS là rất ồn ào, bù lại nếu ta dùng LFAS thì ta sẽ phát hiện ra tàu ngầm từ rất xa. Ngày xưa thì active sonar chỉ có thể phát hiện ra sub trong bán kính vài chục dặm, nhưng với công nghệ LAFS thì ta có thể dò tìm ra tàu ngầm từ khoảng cách hàng trăm đến hàng ngàn dặm. Nếu vậy sao ta không tăng cường độ lên nữa mà phải giới hạn ỏ 215 dB nhỉ- Xin thưa đó là quy định vì nếu trên 215 dB thì cá sẽ chết , cho nên người ta cấm tiệt, hehe. Trong trường hợp hòa bình thì LFAS sẽ dùng ở mức 160 decibel đến 215 decibel, chiến tranh thì khỏi nói ? tự hiểu.
    Bạn sẽ hỏi tôi tiếp, LFAS ồn ào thế thì sub nó phát hiện ra thì toi cái hạm đội tàu sân bay à, bình tĩnh tí nào các bạn. Thứ nhất, sub nó chỉ có thể tấn công cái tàu phát ra LFAS ( tàu đó là SWATH - Small Water-plane Twin-Hull) khi nó phát hiện ra trước mà như tôi vừa trình bày ở trên thì khi dùng LAFS thì tàu săn ngầm/ nó sẽ dò ra tàu ngầm trước. Thứ hai là cái tàu phát SWATH tín hiệu này trong hạm đội nó sẽ đi trước hạm đội một khoảng đủ xa. Xin mời bạn bè huyen đệ xem hình nè
    Ngày xưa dùng passive sonar thì khoảng ách dò ra sub và reaction là như vầy:
    còn bây giờ khi dùng LFAS, lưu ý khoảng cách giữ SWATH và hạm đội nhe bà con:
    Và một khi nó đã phát hiện ra sub trước rồi thì nó sẽ chuyển các thông tin cần thiết để các tàu khu trục phía sau hay S-3 hay P-3 Orion bay trước nó phóng tên lửa diệt tàu ngầm, hay thậm chí nó chỉ cần dùng trực thăng săn ngầm của bản thân nó mà làm thịt cái tàu ngầm kia. Bạn phải hiểu là tàu săn ngầm luôn đi đôi với trực thăng săn ngầm, nó phát hiện ra tàu ngầm địch và đồng thời trực thăng nó trên trời nhận lệnh diệt chứ bắn ngư lôi con sên của nó làm gì (trừ các loại tên lửa chống ngầm đặc biệt như SS-N-16 hay trong trường hợp khẩn cấp). Chưa kễ là hỏa lực phòng thủ của bản thân tàu nổi với các rocket-propelled torpedo thì chí ít cũng có tầm bán kính khoảng 20km.
    Còn vì sao passive sonar lỗi thời cho tàu nổi dò tàu ngầm à. Tàu ngầm ngày nay trừ mấy cái xe lam của Trung Quốc còn lại đa phần cực kì êm, đặc biệt mấy loại chạy điện được. Tàu nổi thì do bản chất trên mặt nước của nó, dao động âm là cố hữu. Bạn cứ thử nghĩ hai thằng tàu nổi và tàu ngầm hiện đại cùng dùng passive sonar thì thằng nào nghe thằng nào trước. Vì thế mà mười năm trước hạm đội Mỹ luôn phải rãi các trực thăng săn ngầm hay S-3, P3 đi muôn phương mọi hướng để thả sonobuoy đo sóng âm trong nước biển (active or passive sonobuoy). Nhưng cả cách đó cũng chỉ là tăng tầm của passive sonar nhờ tầm/range máy bay. Thực sự nó đã trở nên yếu hơn vì tàu ngầm ngày nay êm hơn nhiều. Cả vùng biển rộng thế bạn rãi bao nhiêu máy bay săn ngầm cho đủ, chưa kể là những cái sonobuoy trên trực thăng hay P-3 thì quá nhỏ để có thể bao phủ một vùng rộng lớn. Trong khi đó SURTASS LFAS của Mỹ có thể bao phủ một vùng bằng bang Nebraska đó bạn. Mà nhiều nước theo hướng này từ lâu rồi (cứ đọc các thông số sonar của các tàu săn ngầm hiện đại tất biết), chẳng riêng gì Mỹ, chỉ đơn giản là Mỹ có lực lượng hàng không mẫu hạm lớn để có thể nhanh chóng gởi máy bay đến diệt tàu ngầm ngay.
    Nói vậy thôi, còn cụ thể bạn muốn nghiên cứu thêm thì vào site này nè:
    http://www.surtass-lfa-eis.com/index.htm
    Và tìm hiểu tại sao bọn Mỹ chúng chọn cái này thay passive sonar
    Xem cái hình chiếc SWATCH nè:
    BE COOL!
  8. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    hảo công phu. cái này đọc xong mới hiểu là đi sau bác 10 năm công lực. không sao, em hỏi bác caí này : em nghe nói là thằng nào dùng active sonar thì thằng dùng passive nghe được trên 5 lần tầm phát hiện của active.
    thứ hai khi tàu ngầm dùng active sonar thì do công xuất mạnh nên tạo bọt khí ở truớc mũi tàu làm tàu lộ ra trước. cho nên bọn mỹ chỉ dùng ở tầm ngắn, đặc biết là biển nông như sparatly island cái này đúng là sách của 10 năm trước . nếu thế làm sao tàu ngầm bật active khi lỡ trong vùng có cả một group kết hợp tàu sân bay, khu trục săn tàu ngầm, tàu ngầm. chẳng lẽ lặn xuống max depth
     
  9. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    To: haeyoungsmu
    - Công phu hay công lực đi trước mười năm cái **** gì teo chỉ là dân mê quân sự chứ chẳng phải chuyên nghiệp gì, biết được cái gì từ net thì post lên cho nhau đọc rồi góp ý qua lại cho vui thôi. Chẳng biết hai câu hỏi ku em đưa cho teo là do ku không biết hay là đưa ra để đánh đố, hehe. ..Nếu là để đánh đố mà teo không trả lời được thì?dễ hiểu mà, bốc đại từ một quyển sách nào đó ra một ý nào đó để đố thì đến cả chuyên gia trong ngành cũng có thể bắt bí được, kể gì đến teo.Nếu thực sự như vậy thì tốt nhất ku cứ trình bày từng ý cho anh em huynh đệ trong box học tập, khỏi mất thời gian đánh đố làm gì gì.
    Còn nếu U hỏi thật, thì Xì Nai Pơ này trả lời theo những gì biết được hen:
    1. Đầu tiên thì nói thẳng teo không biết chính xác là nếu sub dùng passive sonar thì tầm phát hiện ra -active sonar do ku antisub nó dùng- có hơn 5 lần tầm active sonar đó hay không. Nhưng teo chắc chắn là thông thường thì tầm phát hiện ra active sonar của passive sonar là lớn hơn tầm phát hiện mục tiêu của thằng active sonar đó. Dĩ nhiên hệ thống ?otai nghe? hydrophones (passive) của active và passive sonar này là coi như tốt ngang nhau. Chứ nếu active sonar xài ?otai nghe? hiện đại thời nay trong khi passive sonar kia lại xài ?otai nghe? thời?. teo còn chưa được đẻ ra thì active sonar có khi có tầm xa hơn à nha.
    Nếu như so sánh tương đối thì ta có các phương trình active sonar và passive sonar trong phát hiện mục tiêu như sau:
    Active Sonar: SL + *** + TS - 2TL - (NL-DI) (noise background)
    SL + *** + TS - 2TL ?" RL (reverberation background ?" cho điều kiện địa hình đáy biển cạn hay tạo nhiều vọng âm)
    Passive Sonar: SL + DIs -TL - (NL-DI)
    Trong đó:
    SL: Source Level, ở đây có thể hiểu như là cường độ sóng âm do active sonar phát ra ban đầu
    DIs: Directivity Index of source, mức độ hội tụ của sóng âm truyền đi ban đầu từ active sonar
    *** = DI: Directivity Index of target, mức độ hội tụ của sóng âm phản hồi từ mục tiêu
    TS: Target Strength, các tính chất vật lý của mục tiêu cho phản hồi mạnh hay yếu
    TL: Transmission Loss, một phần năng lượng của sóng âm khi truyền đi hay phản xạ lại sẽ bị thẩm thấu trong môi trường nước biển, mục tiêu (active sonar), ?
    NL: Noise Level, nhiễu nền được tạo ra bởi hổn độn đủ thứ âm thanh trong mộ trường biển, của các sinh vật, chấn động địa chất, ?
    Cụ thể vì sao công thức active và passive sonar như vậy thì huynh đệ nào h71ng thú xin mời vô đây tham khảo, coi xong nhớ mời teo một ly nhe:
    http://www.harpoonhq.com/harpoon3/sonar_model.html
    Quay trở lại vấn đề câu hỏi. Ta lẽ thấy là phương trình đầu tiên và phương trình thứ ba chỉ khác nhau ở các thông số sau:
    *** (active equation) so với DIs (passive equation)
    2TL (active) so với TL (passive)
    TS (only active)
    Về mức độ hội tụ ( là ký hiệu DI trongcác phương trình trên) thì ta luôn có sóng âm ban đầu truyền đi từ active sonar có phương hướng hội tụ sóng khá rõ nhằm quét một vùng biển nào đó. Các ?otai nghe? của passive sonar chính vì vậy dễ dàng phát hiện ra hướng nguồn của âm thanh phát ra từ active sonar. Điều này càng đặc biệt đúng khi ngày nay passive sonar có các thiết kế tai nghe theo từng dãy (arrays of hydrophones), nhiều tai nghe cùng lắng nghe một giao động sóng âm và phân tích tổng thể. Trong khi đó mức độ hộ tụ của sóng âm phản hồi lại active sonar ban đầu thường giảm đáng kể so với lúc đầu do sau khi sóng âm ban đầu va vào mục tiêu thì nó sẽ dội lại theo nhiều hướng, không nhất thiết chỉ hướng phát ra ban đầu. Đây là điểm đầu tiên tại sao passive sonar có thể phát hiện active sonar ở tầm xa hơn của active sonar .
    Tiếp đó, về sự mất đi năng lượng của sóng âm (TL)trong môi trường nước biển lan tỏa sóng (propagation), hay thẩm thấu sóng vào các vật thể (absorption). Sóng âm thu được bởi passive sonar phát ra bởi active sonar thì nó chỉ mất năng lượng trong thời gian truyền đi từ active sonar đến passive sonar. Trong khi đó active sonar phải thu lại sóng phản hồi của sóng âm do nó phát ra ban đầu, tức là gồm cả thời gian cho đoạn đường truyền sóng âm đến mục tiêu và đoạn đường của phản hồi quay ngược lại (sóng âm trong nước có vận tốc nhanh gấp năm lần trong không khí). Chính vì thế active sonar sẽ nhận lại sóng âm với cường độ thấp hơn so với cường độ của sóng âm nhận được bởi passive sonar phát ra từ active sonar ban đầu. Đây là điểm thứ hai tại sao passive sonar có thể phát hiện ra active sonar ở tầm xa hơn so với active sonar.
    Về tính chất vật lý của mục tiêu thể hiện lên sóng âm phản hồi (TS) thì trong phương trình phát hiện mục tiêu của active sonar nó sẽ cộng vào lượng năng lượng của sóng phản hồi nhưng thời là không đáng kể so với sự mất đi năng lượng sóng của sóng âm phản hồi trở lại active sonar.
    Do đó mà ta đi đến kết luận là passive sonar sẽ phát hiện active sonar ở tầm xa hơn so với chính active sonar đó. Sóng âm phản hồi từ mục tiêu cho active sonar có thể có các tính chất vật lý (biên độ, tần số, bước sóng, chu trình sóng, cường độ sóng ?" tùy theo dạng thức mã hóa sóng của active sonar) không phân biệt được khỏi các nhiễu nền và vì vậy active sonar không nhận ra được mục tiêu. Trong khi đó thì passive sonar thu được những sóng âm mạnh truyền đi ban đầu của active sonar và phát hiện ra được active sonar.
    Còn bàn sâu thêm nữa thì tôi không biết là tầm phát hiện ra active sonar của passive sonar có là hơn 5 lần trở lên so với tầm định vị mục tiêu của active sonar hay không. Bởi vì cụ thể các thông số như mức độ hội tụ sóng truyền đi hay sóng phản hồi (DI) và mức độ mất năng lượng theo thời gian truyền sóng là phụ thuộc vào một loạt các phương trình rắc rối khác dựa trên những yếu tố tự nhiên như biển cạn hay sâu, biển nhiệt đới hay biển ôn đới hay nhiệt độ nước biển, độ mặn của nước biển, tính chất của các dòng hải lưu vào thời điểm truyền sóng, vân vân và vân vân.
    Một điều cần lưu ý thêm là passive sonar có thể phát hiện ra nguồn phát active sonar nhưng nó không biết được khoảng cách đến active sonar là bao nhiêu, nó chỉ biết được hướng phát ra âm thanh mà thôi.
    Ở passive sonar băng rộng (broadband), nghe trên mọi băng tần thì nó thường chỉ xác định được mục tiêu ở khoảng các vài dặm (dưới 10 dặm) còn passive sonar băng ngắn thì khoảng 40-50 dặm. Passive sonar băng ngắn thì dựa nhiều vào tần số phát ra âm thanh thông thường của từng loại mục tiêu mà dò, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tình báo. Trong khi đó nếu active sonar phát hiện ra mục tiêu thì nó cũng định khoảng được nhờ dựa vào tổng thời gian giữa lúc truyền âm và thu âm phản xạ lại.
    -Câu thứ haicủa ku em có phải muốn hỏil à trong vùng biển cạn, tàu ngầm dùng active sonar thì tạo bọt khí ở trứoc mũi tàu nên sẽ bị lộ trước và nếu nó ở trong vùng có cả một group kết hợp tàu sân bay, khu trục săn tàu ngầm, tàu ngầm thì tàu ngầm phe ta là sao sử dụng active sonar chả lẽ lặn xuống sâu đánh bài chuồn à ????phải vậy không ku em?
    Đầu tiên nên nhớ là tàu ngầm dù ở biển cạn hay biển sâu thì cũng luôn dùng passive sonar nhằm đảm bảo sự ?otàng hình? của nó. Nó chỉ bật active sonar lên khi quyết định bắn ngư lôi hay tên lửa và cần xác định lại khoảng cách đến mục tiêu. Nó chỉ định khoảng cách bằng active sonar khi những ước lượng về khoảng cách bằng passive sonar là không ổn định, thường ở khoảng cách tương đối xa. Và sau khi bắn xong thì bất kể thế nào tàu ngầm cũng cần chuồn nhanh khỏi vị trí bắn chứ chả có ku nào ngu đến mức nằm yên đó
    Trong các vùng biển cạn, khi di chuyển nhanh thì chân vịt tàu sẽ tạo nên một vệt bọt nước từ vài mét đến vài chục mét (feather or scar). Nhưng như thế vẫn hơn là bạn ở lại nơi bắn, và khi đánh bài chuồn thỉ sẽ liên tục thay đổi độ sâu, tốc độ cũng như hướng nhằm làm hạm đội săn mồi rối trí. Một các hữu hiệu hơn mà người ta thường dùng là bắn ngư lôi decoy (có gắn active or passive sonar). Nó tạo cột nước lớn hơn và tín hiệu sóng âm của nó cũng lớn hơn đánh lừa bọn săn mồi khi bạn chuồn êm theo một cách nào đó. Đó là trả lời theo kiểu bao quát.Còn nếu muốn nói sâu về những chiến thuật của tàu ngầm trong vùng biển cạn thì tôi xin múa mép vài ý như sau :
    -Thường thì tàu ngầm nằm im dưới đáy trong vùng biển cạn và dò mục tiêu bằng passive sonar. Mặc dù cạn nhưng chuyện nằm im một chỗ, hay di chuyển chậm là khá hiệu quả. Vì trong vùng biển cạn ( tạm diễn nom cho dể hiể nhe) có ba lớp nước , lớptrên là nóng, lớp nước lạnh dưới đáy, bây giờ ta xét đến một lớp nước ở giữa hai lớp nước này tạm gọi là lớp nước ấm, nó cản trở các sóng âm thông thường trong tầng nước nóng trên mặt và lạnh ở dưới đáy. Nghĩa là tàu nổi khó mà nghe được tàu ngầm và ngược lại. Do lòng biển cạn, cộng với tầng nước ấm là chính nên những phản xạ sóng âm liên tục giữa mặt biển và đáy biển, tạo nên một vùng đồng quy sóng (Convergence Zone ?" CZ). Vùng sóng này thường khiến việc dùng passive sonar trở nên mất hiệu quả do nhiễu nền (background noise) khá lớn. Do đó để phát hiện tàu địch thì cần thiết phải bật active sonar lên. Nhưng thông thường tàu ngầm không làm thế nhằm đảm bảo khả năng tàng hình của nó. Thay vào đó nó di chuyển chậm và vẫn dùng passive sonar với hy vọng sẽ bắt được active sonar do tàu nổi phát ra trong vùng biển cạn nhằm dò tàu ngầm. Chứ nếu tàu ngầm bật active sonar lên thì chẳng khác nào ? ?olạy ông con ở bụi này.? Tàu ngầm có thuận lợi khi dùng chiến thuật này là tàu nổi thì ồn hơn tàu ngầm là một, thứ hai là sóng âm từ active sonar của tàu nổi truyền đi trên mặt thường có vận tốc cao hơn do nước trên mặt ấm nên dễ phát hiện ra nguồn âm thanh hơn. Tàu ngầm có thể bắn ngư lôi dò ngược về nguồn active sonar tàu nổi mà không phải bật active sonar lên khi ước lượng khoảng cách đến mục tiêu là ổn định.
    -Đó là chuyện hơi hơi hơi hiện đại, hiện đại hơn nữa ngày nay thì tàu ngầm hiện đại dùng High Frequency Sonar ( Active or Pasive)có đặc điểm thiết kế giảm độ rộng của luồng sóng truyền đi cùng với tần số cao cho phép phát hiện nhiều vật thể khác nhau trong vùng biển cạn. Passive HF làm tăng đáng kể tầm phát hiện mục tiêu trong vùng biển cạn. Còn nữa, thí nghiệm trên tàu Asheville còn cho thấy mỗi lần bật active HF sonar chỉ cần một ping là đủ để phát hiện cả một vùng rộng lớn. Vì thế nên chuyện bạn nói về bọt khí từ active sonar có lẽ không là vấn đề lớn nữa, với tần số cao và bước sóng ngắn, nhờ vào đặc điểm này sub nhận biết rất nhanh kẻ thù của nó bao gồm tàu ngầm , săn ngầm và khu trục hạm của đối phương. . .. Chưa kể đến cách thiết kế mới tìm mục tiêu không liên quan đến sonar trong vùng biển cạn như quay TV ánh sáng thấp trong nước (LLTV), tìm nhiệt trong nước, hay laser range-finder của hệ thống BVS-1 Photonic Masts của tàu ngầm hạng Virginia trong tương lai gần sẽ xóa sổ luôn cả kính tiềm vọng, hay chuyện mò lên gần mặt biển để dùng kính tiềm vọng ( hehe, cái này là tương lai)
    -Về chuyện bọt khí tạo ra bởi áp suất của active sonar ở mũi tàu mà bạn nói thì người ta còn phương cách cải tiến vỏ mũi tàu.
    -Còn như trường hợp em gái sub của ta bị mấy thằng kia dò ra và khóa thì còn gì nữa mà nói, khi ấy thì chắc chắn là bạn cần phải bật active sonar lên để bắn nó trước và mở hết tốc lực mà chuồn cộng thêm phóng mấy cái ECM ra hy vọng lừa được chúng nó??Cầu chúa cho con được sống sót, hihi
    À mà quên nữa vì mấy bài tôi trả lời haeyoungsmu gần đây toàn liên quan tới sub nên các MODs thấy có nên chuyển nó qua bên " Mổ Xẻ tàu ngầm " không vậy?????
    BEE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 06/03/2004
  10. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    ngoài việc dùng máy bay và tàu để săn tàu ngầm thì tui đoán Mỹ còn dùng một hệ thống lưới âm thanh đặt dưới biển ngay chỗ ra vào của các cảng tàu ngầm của khựa hoặc ngay những chỗ hiểm dưới biển mà tàu ngầm thường phải đi qua. các lưới âm thanh này tất nhiên là phải đặt ở ngoài hải phận quốc tế. Mỹ đã từng làm điều này với Liên Xô cũ nên chẳng có gì lạ nếu Mỹ cũng làm với tụi khựa. các lưới này cũng giống như là passive sonar cứ nằm im nghe nghóng và truyền hết các thông tin nghe được lên tàu hoặc trung tâm xử lí. cho nên có em Ming nào lẻn đi chơi đêm là Mỹ biết hết. có khi Mỹ còn báo cho South Pole biết là em Ming 361 sẽ hẹn bạn trai chỗ nào để South Pole ra làm một cái không chừng .
    u?c spirou s?a vo 06:13 ngy 08/03/2004

Chia sẻ trang này