1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hot news nè, South Pole đặt hàng bốn máy bay săn ngầm, có kèm thông tin về tính năng đây

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducsnipper, 26/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Bác tande bàn chuyện vui quá, tình hữu nghị chưa đến mức thắm thiết như vậy đâu. May ra báo cho chú Phi luật Tân thì có.
     
  2. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    tui biết tình hữu nghị giữa Mẽo và South Pole chưa đến mức anh môi hở thì em răng lạnh nhưng mà biết đâu Mỹ lại muốn tỏ ra mình là kẻ hào phóng tặng quà cho South Pole trước thì sao. với lại đâu có ai dám đăng tin Mẽo và South Pole hè nhau làm việc em Ming đó đâu cho nên tui chỉ đoán dựa trên tình hình hiện tại thui. hy vọng là đúng.
  3. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    số lượng tầm ngầm của Tàu ghẻ hiên nay : 67
    SSN: 5 HAN ( type 091 )
    SSG: 1 Romeo ( type S5G)
    SSK: 3 Song
    4 Kilo
    3 Ming ( type ES5C/D )
    16 Ming ( Type ES5E )
    35 Romeo ( type ES3B )
    1 Golf SS.
    4 cái máy bay kia có khả năng phát hiện được loại nào trong này, bác nào am hiểu xin chỉ dẫn .
     
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Kha kha kha kha kha kha.
    biết cách pót rùi, ôi trời ôi. Thấy bác GPS vào, mà mãi khôpng login được, đúng là phát minh lớn nhất trong ngày.
    Phát hiện tầu đối phương trong các điều kiện khác nhau rất khác nhau các bác à.
    Khi đối kháng, tầu nổi phát sóng âm mạnh, do nó hoạt động trên mặt nước. Còn tầu ngầm thì phát sóng âm ít hơn. Các chấn động (hạ âm) cũng được dùng để phát hiện tầu địch, tuy hướng không chính xác nhưng tầm rất xa. Trong thời bình, các tầu ngầm, tầu nổi và máy bay trinh sát bám nhau đẻ lấy mẫu âm thanh, cho các trận chiến nếu có. Phương pháp đầu tiên là dùng tai người, trắc thủ nhận ra tiến động đặc trưng của mục tiêu. Sau trắc thủ được máy tính hỗ trợ. Nhưng khi địch đã phát hiện ra ta rồi thì việc này thành thừa, bật sonar chủ động lên mà đánh nhau thôi. Đây là việc phát hiện tầu trong tầm rất gần.
    Ven biển nước Mỹ và một số vùng khác, có lưới máy nghe truyền tín hiệu vào cáp, về trung tâm, do đó phát hiện ra tầu ngầm vào gần. Việc tìm kiếm tầu ngầm trên vùng biển lớn là điều rất khó. Nhất là các tầu ngầm hạt nhân chiến lược. Vì nhiệm vụ của nó chỉ là ẩn mình, hay tuần tiễu theo một đường nào đấy, rất sâu và ít nổi lên. Các tầu ngầm tấn công bé hơn hay diesel khi nổi lên liền bị phát hiện, và lần theo dấu vết. Các máy bay trinh sát thả những phao liên lạc bằng rađio, nghe âm thanh trong lòng biển. Sự việc càng phức tạp hơn trong điều kiện đáy biển phức tạp. Các máy bay đến các tầu ngầm vài trăm met thì dùng được từ trường.
    Gần đây, xuất hiện máy dò bằng sóng vô tuyến bước sóng km, cho phép phát hiện khối kim loại lớn ở độ sâu nhiều trăm met. Việc nghiên cứu vấn còn đang tiến hành, và kích thước antena rất lớn. Một thứ nữa, giúp vệ tinh hay máy bay phát hiện tầu ngầm rồi bám theo là các vi sinh vật phát sang khi tầu ngầm đi qua, nước ấm thải ra, lazer liên lạc với vệ tinh, sóng radio trong phiên liên lạc.
    Và vấn đề phát hiện tầu ngầm trong vùng biển lớn vẫn nan giải. Thế nhưng, sau khi phát hiện được rồi, thì một chiếc máy bay bé tí cúng làm đắm được tầu ngầm. Hiện nay, máy bay được coi là sát thủ tầu ngầm, còn tầu ngầm thì hầu như chưa có cách gì hạ được máy bay. Trước đây, bom có ngòi nổ áp lực được sử dụng, sau đó là bom từ trường. Còm bây giờ thì máy bay bay đến đầu tầu ngầm thả dù xuống vài bộ gồm một ngư lôi và một phao, cho phép điều khiển ngư lôi qua radio và dò mục tiêu chủ động. Các tên lửa hành trình tầm xa cũng như vậy, hay các tên lửa không điều khiển mưa vào khu vực có tầu ngầm.
    Trở lại vụ tầu ngầm Trung Quốc. Trước đây, rất nhiều lần Nhật Bản thông báo máy bay và tầu trinh sát Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế. Họ nói ra, đây là những chuẩn bị cho tầu ngầm Trung Quốc thâm nhập theo dõi quân Nhật, Mỹ. Vì vậy, không thể nói việc tầu ngầm Trung Quốc vào được là một bất ngờ của họ, việc phát hiện ra chiếc tầu ngầm như thế trong vùng biển chưa có lưới truyền âm chỉ là tình cờ. Có lẽ, điều bất ngờ thật sự trong vụ này, là Nhật, Mỹ không ngờ Trung Quốc làm thế không phải để theo dõi đối thủ, mà để........quảng cáo.
    Còn một điều chiếc Ming 361 bị làm sao, ở đâu vẫn là một câu hỏi lớn. Các bác có thể search, rất nhiều bài viết về chuyện này. Cho dù có trang bị các thiết bị động lực mới, sau khi trao đổi nhiều thông tin kỹ thuật với nước ngoài, Ming vẫn là một class rất cổ-phần động lực không khác gì WW2 nhiều. Đã thế, phần điển tử thiếu hẳn hệ thống dò âm và nghe hiện đại. Ming cũng không được trang bị hệ thống cung cấp năng lượng của Đức hay Nhật, cho phép làm việc lâu dài dưới biển. Trong quá khứ, một chiếc tầu ngầm lai diesel-hạt nhân của Nga đã chìm ở Bắc Băng dương, do sóng to khi tầu di chuyển trên mặt nước và người trực thiếu quyết đoán: cửa hút gió đóng quá muộn. Chiếc tầu chìm khi còn nguyên vẹn, với toàn bộ thuỷ thủ đoàn. Nhưng 361 không chìm(do không thả máy phát tín hiệu cấp cứu, do đó không thể ngạt). Cũng không nổ ngư lôi như một số báo chí Nga phân tích-vì không máy thu chấn động nào ghi được, mà tầu nguyên vẹn. Báo Đài Loan chỉ tìm được một câu trả lời: thuỷ thủ bị ngộ độc.
    Có thể, chiếc 361 tham gia vào một vụ trinh sát như trên, và để bảo mật, đã phải quá lâu dưới nước, cho đến khi người ta tìm được nó và lặn xuống, điều khiển nó trồi lên. Điều đó không thể vì khó mà tin được, thuỷ thủ đoàn lại chịu hy sinh như vậy. Việc trục trặc thì thuỷ thủ đã thoát hiểm. Một bí mật quan trong nhất, là trên tầu có nhiều hơn gấp rưỡi biên chế, liệu có phải 361 đang làm một việc gì đó không phải tập trận không. Hay là các mạng chết ở đâu đó được ghép gộp vào đây.
    Không còn gì để ăn. Không có gì mà mặc.
  5. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    75
    No. 361
    Date of Incident: 16 April 2003
    Returned to Service: Unknown
    On 02 May 2003, the official Xinhua news agency of the Chinese government announced that there had been an accident aboard No. 361, a Ming-class diesel-electric attack submarine. It was reported that all 70 officers and crew were killed in the accident. The submarine was reported to taking part in a training exercise east of the Neichangshan Islands, off the northeast coast of China.
    Initially, no date for the incident was give, but an un-named Senior Chinese Navy official later reported the accident ocurred on 16 April, but it was only discovered 10 days later No. 361 did not report in as scheduled.
    The senior official also reported that the diesel engine aboard the submarine failed to shut down, using up all the oxygen in the small submarine. The entire crew was reportedly found at their posts, and there were no signs of a struggle. This would be strong evidence that the officers and crew of No. 361 died very quickly. (Note: A similiar event occured aboard the French submarine Galateé in 1970 after her collision with the South African submarine Maria van Riebeeck. Six men were killed.)
    The submarine was reportedly towed back to an unidentified port. An early report noted that the "remaining problems of the wreckage are now being settled with care."
    No. 361 would be one of the most recently built Ming-class submarines. This class is based on the Russian Romeo-class attack submarine, a 1950''s design. The first Ming-class vessel was launched in 1975, with vessels being launched as recently as 1997.
    Commentary: The Chinese Navy, or PLAN (People''s Liberation Army Navy) has reported very few submarine accidents in the past, all involving diesel-electric submarines (one of the early Ming-class submarines was reported lost after a fire and a Romeo-class submarine was reported lost in an accident in 1993-94.
    The crew of a Ming-class submarine is normally 55 (9 officers and 46 enlisted). The ad***ional fifteen casualties could be observers, which might explain why the Chinese government made the accident known (it would be difficult to hide the death or disappearance of 10 or more flag officers).
    (Baker pp 108-111; China Internet Information Center; various press reports)
  6. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Cái vụ em gái PZL M28 này quả là có thiệt. Không chỉ dừng lại ở đó, NC còn quan tâm đến sattelite nữa à nha.
    www.idss.edu.sg/Perspective/IDSS122004.pdf
  7. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Hehehe, theo tớ thấy, anh hàng xóm chế tàu ngầm để hù mấy anh nhóc con xung quanh thôi. Còn nếu mà đánh với Mỹ, thì chỉ có cách duy nhất là đánh du kích, như VN và Irag bây giờ. Dàn quân mà đánh theo kiểu chiến tranh quy ước, Mỹ nó đánh 1 phát là tan hàng. Tàu ngầm chỉ có lợi điểm là giữ được bí mật. Nhưng khi nó đã khai hoả là bị người ta phát hiện ngay. Lúc đó thì phải lo mà chạy. Không ai đở nổi Hải Quân và Không Quân Mỹ trong 1 cuộc hải chiến (ít ra là trong thời gian này).
    Tớ có nói gì sai thì xin chỉ dạy
  8. pndinhj

    pndinhj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2003
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này có lẽ là có thật, vì thế nên NC đang xây một đường băng siêu ngắn cho các loại này ở đảo thì phải.
  9. lam3d

    lam3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Mấy chiếc máy bay này chỉ có tác dụng khi ta làm chủ mặt biển thôi ( không thì rất dễ ăn đạn). HIện nay thì khó quá. Bác snipper nói rõ thêm nếu tàu ngầm bắn cháy một tàu chiến mình, nó sẽ bị lộ và có thể bị tiêu diệt. Vậy là mình lời rồi. Bắn trúng tàu ta, ta chưa chắc chìm, nhưng đổi lại một chiếc tàu ngầm mắc tiền. Hình như tàu ngầm chạy chậm lắm , lộ rồi không thoát được đâu? Theo em thì khi nó bắn cũng chưa chắc lộ vì tên lửa có thể đi vòng vòng trong nước sau đó mới nổi lên được không?
  10. rekin

    rekin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Kha kha cai M-28 Bryza ma cac ban tu hao bao la VN se co may bay san tau ngam....kha kha kha...xin loi cho cuoi chut nua...nhugn ma.....nghe dzui qua xa.Xin noi ro la em day dang o cai nuoc de ra cai chiec M-28 Bryza day.Chiec nay duoc xuong che tao Hang Khong Ba Lan san xuat(PZL-Polski Zaklad Lotniczy) chi dung vao muc dich trinh sat tren bien thoi,vi du de chogn buon lau, danh ca trom,....Chu con sao dung de chogn tau duoc....
    Than men.Chuc cac ban khoe!!!

Chia sẻ trang này