1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

How to earn Water Resources Engineer degree? (tóm tắt báo cáo khoa học sinh viên lần thứ XV: trang 2

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi hwru_public, 12/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hwru_public

    hwru_public Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    How to earn Water Resources Engineer degree? (tóm tắt báo cáo khoa học sinh viên lần thứ XV: trang 2)

    Được thành lập năm 1959 với 4 khoa đầu ngành : Công Trình; Thuỷ Văn, Thủy Nông, Thủy Điện. Đến nay (năm 2003) trường Đại Học thủy Lợi đã có trên 43 năm hoạt động đào tạo, từng đứa con Thủy Lợi cứ thể toả đi khắp mọi miền Tổ Quốc xây nên những công trình Thủy Lợi góp phần vào sự phát triển của đất nước ngày nay
    Đơn vị anh hùng
    Huân chương độc lập hạng nhất
    175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
    Điện thoại: 04.85222201
    Fax: 04.5633351
    Email: wru@fpt.vn
    Trang web: http:www.hwru.edu.vn


    Cơ cấu khoa ngành, các môn học hiện nay đã được mở rộng. Các khoa mới được thành lập như Kinh Tế, Máy xây dựng, Cơ sở hạ tầng và đặc biệt năm 2001 đã xuất hiện khoa Tin Học - một nghành quan trọng, mũi nhọn trong chiến lược phát triển chung của cả nước. Và sự thành lập của lớp Cao Đẳng (CĐ) học ngay tại trường. Năm 2001 khoa Công Trình Thủy Lợi (C) đã mở lớp đào tạo bằng II và vào tháng 3/2003 đã trao bằng tốt nghiệp bằng II cho 17 sinh viên theo học (2 giỏi, 12 khá và 3 TB).

    Trong 3 năm đầu, sv Thủy Lợi được đào tạo gì? Cái chung nhất của đường lối đào tạo:
    1. Thứ nhất: khoá học 1 tuần Chính Trị
    - Nội dung: các SV sẽ có 1 tuần để nghe giảng về quan điểm CT của Đảng ta trong giai đoạn xây dựng và phát triển XH.
    - Mục đích:
    + giúp sinh viên ý thức rõ được vai trò của mình trong thời kỳ hiện nay.
    + Giáo dục cho các Đoàn viên để sẵn sàng trở thành 1 Đảng viên thực sự
    1 tháng học quân sự :
    - Nội dung:
    +các sv sẽ mặc quân phục như các người lính
    + được đào tạo theo đúng kỷ luật thép của quân đội
    + được cấp giấy chứng chỉ quân sự sau khi khoá học kết thúc
    - Mục đích: tạo ra 1 người sinh viên vừa có trí thức vừa có sức khoả để vừa có thể xây đựng và bảo vệ TỔ Quốc.
    Các nội dung giáo dục thể chất:
    Lần lượt các sinh viên sẽ được học các môn: điên kinh( nhảy xa, nhảy cao, đẩy tạ, chạy); bóng rổ; bóng chuyền; bơi.
    Các môn học chung:
    Triết học; Kinh Tế CHính trị; Chủ Nghĩa Khoa Học Xa Hội; Lịch Sử Đảng; Tiếng Anh; Đại số ; Xác suất thống Kê; Cơ lý thuyết; Hình hoạ; Vẽ Kỹ thuật; Vật Lý; Hoá học; Môi trường và Con người; Hoá học đại cương; Sức bền vật liệu
    Bài viết sau sẽ post bài về khoa Công trình










    Được ranger04 sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 27/10/2003
  2. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Các môn mà Khoa Thuỷ điện đang học (2002-2003):
    Năm thứ nhất:
    Kỳ 1: Giải tích 105 t + Lôgíc 30t + Tin 30tr + Triết 45t + Văn bản 30t + Anh 75t +Thể dục 30t
    Kỳ 2: Giải tích 60t + Đại số 60t + Thể dục 30t + Vật lý 75t + Hoá 30t + Pháp luật 30t + Triết 45t + Xã hội học 30t + Tin học 45t + Anh 75t
    Năm thứ hai:
    Kỳ 1: Giải tích 26t + Xác suất thống kê 60t + Lý 75t + Hoá 45t + Kinh tế chính trị 75t + Chủ nghĩa xã hội khoa học 60t + Anh 75t + Thể dục 30t + Cơ lý thuyết 60t + Điện kỹ thuật 60t
    Kỳ 2: Môi trường 45t + Sử đảng 60t + Anh 75t + Thể dục 30t + Cơ lý thuyết 60t + Sức bền 75t + Vẽ kỹ thuật 60t + Kỹ thuật điện tử 30t
    Năm thứ ba:
    Kỳ 1: Thuỷ lực 60t + Địa chất 60t + Trắc địa 75t + Sức bền 60t + Thể dục 30t + Cơ kết cấu 60t + Vật liệu xây dựng 75t + Lý thuyết dao động 30t
    Kỳ 2: Thực tập Trắc địa 2t + Thực tập Địa chất 2t + Thực tập Thuỷ văn 1t + Cơ học kết cấu 45t + Đàn hồi 30t + Kinh tế Thuỷ lợi 45t + Thuỷ văn 60t + Cơ đất 60t + Thuỷ lực 30t + Bê tông 60t + Kết cấu thép gỗ 45t
    Năm thứ tư:
    Kỳ 1: Nền móng 45t + Máy xây dựng 45t + Thuỷ văn 30t + Turbin 75t + Thuỷ công 60t + Thuỷ năng 90t + Nhiệt 30t + Tin ứng dung 60t + Thực tập CNKT
    Kỳ 2: Thi công 90t + Máy bơm 30t + Công trình trạm 60t + Nhà máy điện và trạm biến áp 60t + Kinh tế Thuỷ lợi 45t + Thuỷ nông 45t + Thuỷ công 60t + Lắp ráp 30t
    Năm thứ năm:
    Kỳ 1: Vẽ kiến trúc 45t + Công trình trạm 60t + Thiết bị phụ 45t + Thi công 90t + Trạm bơm 30t
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
    Được ranger04 sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 16/04/2003
  3. hwru_public

    hwru_public Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Ra đời từ những ngày thành lập trường (1959), khoa Công trình Thuỷ lợi được kí hiêu ngành thi: 101; Ký hiệu ngành học : C
    Hydraulic Structures: là một ngành được nhà trường đầu tư và đào tạo nhiều nhất. Trường đại học Thủy Lợi được biết đền như một lò đào tạo các kỹ sư công trình THủy lợi, giao thông vận tải và xây dựng cho cả nước.
    Giống như mọi khoa khác của trường, sinh viên của khoa CT cũng được học các môn cực kỳ cơ bản: Cơ lý thuyết, Sức bền v.v... với số lượng học phần và số trình hơn hẳn các khoa khác ( híc người ta cứ nói con gái khoa C già đi vì học nhiều quá mà )
    Ngoài ra, sv khoa C không chỉ là những chú đầu to mắt cận mà vẫn học khá, ví dụ như đại ca vừa béo vừa đen nhà ta kia ... kính phục quá
    Sinh viên khoa C còn được đào tạo về công tác Đoàn, Chính Trị và giáo dục thể chất rất tốt. Năm nào cũng có các hoạt động thể thao về bóng đá, bóng chuyền mà nòng cốt đội tuyển trường thuộc về khoa.
    Các sinh viên khoa C thực sự hiểu được mình đang học cái gì khi bắt đầu tham gia nghiên cứu các môn chuyên ngành. Các buổi thực tập về lái ôtô, thực tập địa chất 1tuần v.v... giúp sinh viên hiểu được cơ bản ngành học của mình.
    Ngoài hoạt động ngoại khoá , khoa C luôn đứng đầu về thành tích học tập và liên tiếp nhận được các suất học bổng du học nước ngoài (50% số lượng học bổng nước ngoài).
    Khoa CÔng Trình là khoa đầu tiên mở hệ đào tạo bằng II. Điều này chứng tỏ nhu cầu sinh viên theo học khoa là rất lớn và tầm quang trọng của ngành học với trường
    Công trinh còn là khoa có số lượng bộ môn trực thuộc có đội tuyển Olympic hay đạt giải nhất : Sức bền, Cơ học, Cơ đất ...và số lượng đề tài nghiên cứu khoa học thường xuyên đạt giải và được ứng dụng vào thực tế .
    Kết thúc 5 năm học với đề tài BVLA, phần đông trong sô đó được ứng dụng thực tế. Và với tấm bằng Khá trong tay, sinh viên khoa Công trình có thể tự tin vững bước vào cuộc đời 1 kỹ sư Thủy Lợi
    Dương Thu[​IMG] Tú Long Hương​
  4. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Bộ môn Sức Bền Vật Liệu
    Sức bền, vâng cái gì cũng có giới hạn của nó, nghành học Thủy Lợi luôn gắn liền với vật liệu khô cứng và cái vật liệu nào cũng phải tính đến độ chịu đựng của nó khi cho nó tham gia bất kỳ một công trình nào .. ( nó mà không chịu được, có mà các bác đi tù sớm đó )
    Được quy định là 5 trình (75T), bài kết thúc của môn học có tất cả 3 bài tập, trước đó là các bài tập lớn và vài bài kiểm tra kiểu như là cứ bao nhiêu sinh viên thì có bấy nhiều đề đó các bác ạ ...
    Có tất cả là 4 dạng bài tập tất cả trong vòng 75T được học:
    1. Kéo nén đúng tâm
    2. Biều đồ mômem nội lực ( cộng thêm các bài râu ria của nó)
    3.......
    4.....
    Có rất nhiều tự hỏi là sau 75T sinh viên sẽ được gì sau môn học, có người bảo chỉ vẽ được cái biểu đồ Qy và Mx còn những môn 45T lại vẽ được cả 1 rổ các biểu đồ ... nhưng em nghĩ đây là môn cơ bản cho các môn ít trình nhưng quan trọng sau này: Cơ đất., kết cấu, ...
    Em àh !!! [​IMG]Yêu nhau chết cũng đành
    Được ranger04 sửa chữa / chuyển vào 18:35 ngày 29/10/2003
    Được ranger04 sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 29/10/2003
  5. hwru_public

    hwru_public Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Bộ môn Vẽ Kỹ Thuật
    Được hình thành dựa trên nền tảng là môn cơ bản cho những nhà thiết kế công trình sau này ... Từ ngững bản vẽ đơn giản này, bộ môn có thể giúp sinh viên hiểu được các ký hiệu cơ bản trong một bản vẽ bất kỳ, có thể đọc được bản vẽ nào đó
    Từ những hình vẽ đơn giản (cổng vòm, elip, tay vịn, hình cắt ...) đến các hình phức tạp (vật thể bổ dọc, bổ ngang ), chỉ cần chăm chỉ học và chịu khó làm các bài tập lớn, các sinh viên sẽ có được những kiến thức mình cần ....
    Với số lượng là 60T( một đống bài tập lớn ạ), các sinh viên sẽ phải trải qua 1 bài thi kết thúc môn học ... Chỉ cần những sai sót cơ bản là các cụ đi luôn, chẳng ăn được điểm nào. Môn học này đòi hỏi sự chính xác cao trong từng nét vẽ, từng số má có rất nhiều sinh viên cứ tự hỏi tại sao mình trượt mà không biết rằng mình đã làm sai quy định của bản vẽ ..
    Dương Thu[​IMG] Tú Long Hương​
    Được ranger04 sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 29/04/2003
  6. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Bộ môn Sức Bền Vật Liệu thực chất là 9 trình (Bao gồm 135 tiết ).Môn này phục vụ cho môn Cơ Học Kết Cấu với số trình cũng không nhẹ hơn mấy là 7 trình và 2 môn là Lý Thuyết Đàn Hồi và Phần Tử Hữu .Quân ta học về phần này và về Thuỷ Lực(!10 trình bao gồm 150 tiết ) là 2 môn cơ bản của trường.
    Do Not Give Up
  7. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Bộ môn Cơ Học Lý Thuyết : Theoretical Mechanics
    Vẫn được coi là môn học khó nhất của những môn cơ bản của trường (nội dung, thi cử ..). Cơ lý thuyết có tất cả 4 học phần (tường đường 120T) được thi bằng cách thi vấn đáp.
    Hầu hết môn học là những bài toán phức tạp liên quan đến mômen, di chuyển, lưc. Nhưng các bài toán khô khốc này lại làm say mê các sinh viên Thủy Lợi với những giải Olympic cao trong các kỳ thi quốc gia.
    Nội dung học gồm 4 phần (mỗi học kỳ gồm 2 phần) Chương trình sẽ được học xong trong vòng 2 kỳ. Là môn cơ bản giúp các sinh viên học tốt hơn trong các môn chuyên ngành sau này: cơ kết cấu, nền móng, cơ đất ....
    Thi Cơ học lý thuyết là cách thi vấn đáp. Mỗi bài thi gồm 2 học phần làm bài trong vòng 120'. KHó khăn nhất là vấn đề khi bị hỏi: không khí căng thẳng, giọng thầy thì to mà giọng sinh viên cứ thế nhỏ dần. Chỉ cần mắc lỗi, các sinh viên sẽ bị lúng túng trong các câu hỏi của các giáo viên. Điều này đòi hỏi sinh viên cần thật sự hiểu bài ...
    Học phần I : Tĩnh học (statis) : Các s/v sẽ được hiểu được 1 số khái niệm cơ bản trong cơ học: vật rắn, cơ hệ, lực và hệ lực, liên kết và phản lực liên kết. Biết được 6 tiên đề tĩnh học. Làm quen với các dạng bài toán về mômen của lực, thu gọn lực và quen thuộc là bài toán khảo sát sự cân bằng của vật khảo sát. Ngoài ra còn có các dạng bài toán đặc biệt: bài toán siêu tĩnh, tĩnh định, cân bằng đòn, hệ vật ...
    Học phần II: Động học ( Dynamics): Chuyển động học, đúng như chủ đề của học phần, sinh viên sẽ được nghiên cứu chuyển động của điểm, cơ hệ: phương trình chuyển động, vận tốc, gia tốc ...
    Trong đó các chuyển động đặc biệt của động điểm: tịnh tiến, song phẳng, quay xung quanh 1 trục cố định....
    Học phần IV: Các nguyên lý cơ học (The Principles of mechanics): Vẫn là chuyển , đồng thời còn được học nguyên lý Damlambert đối với chất điểm,lực quán tính Dalambert;
    Các loại liên kết: giữ và không giữ, dừng và không dừng, liên kết lý tưởng, Holônôm và không Holônôm từ đó hiểu được di chuyển ảo (thực) và các nguyên lý di chuyển có thể. Qua đó tính được bậc tự do, biết được toạ độ suy rộng và lực suy rộng. Đặc biệt học phần này còn có chương các sinh viên tự nghiên cứu về lý thuyêt va chạm, nguyên lý Lagrange loại II.
    Em àh !!! [​IMG]Yêu nhau chết cũng đành
  8. hwru_public

    hwru_public Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Bộ môn Môi Trường và Con người : Enviroment and human
    Môi truờng và con người, thuộc bộ môn Môi trường trực thuộc khoa Thủy Văn. Là môn cơ bản của khoa Thủy Văn đào tạo toàn thể sinh viên các khoa trong trường. Môn học gồm 3 trình (45T) được học trong 1 kỳ.
    Khi học MT và con người về phần lý thuyết, các sinh viên sẽ được hiểu thế nào là môi trường, thành phần môi trường. Sẽ hiểu về Hệ Sinh Thái (Ecosystem) như thế nào, biết được vòng tuần hoàn vật chất ....

    Sự tác động qua lại giữa con người và MT được nghiên cứu trong chương II, các yếu tố ảnh hưởng đến MT: dân số, tài nguyên,nước đồng thời đánh giá tác động MT, các hiện tượng ô nhiễm MT như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, không khí ....
    Bài thi MT và con người gồm 4 bài: 3 bài lý thuyết và 1 bài tập. Đề làm tố bài tập cần phải hiểu được thế nào là nồng độ oxy hoà tan (DO),nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) và mối quan hệ giữa COD và BOD. Đặc biệt là phải hiểu được phương trình cân bằng pha loãng
    Dương Thu[​IMG] Tú Long Hương​
    Được hwru_public sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 30/04/2003
  9. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Môn học Cơ Lý Thuyết là môn học rất thú vị nhưng có 1 điều khá khó khăn cho sinh viên đó là đây là môn thi vấn đáp và điểm thường không cao.Điều duy nhất để thoát thi vấn đáp và đạt điểm cao là tham gia đội tuyển Olympic,sinh viên tham gia sẽ được miễn thi.
    Phần 1 : Phần tĩnh định,đây là phần dễ nhất của toàn bộ Cơ Lý Thuyết nhưng là phần khá quan trọng cho các môn như Sức Bền Vật Liệu và Cơ Học Kết Cấu.Nếu nắm chắc phần này thì sinh viên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong quá trình học tập và tiếp thu 2 môn này.
    Phần 2 : Phần nghiên cứu các quan hệ của các chuyển động nhưng không xét đến nguyên nhân sinh chuyển động.Nói chung học phần này khoái ở chỗ là biết cái bánh xe đạp nó không quay quanh trục của nó.Và mặc dù ta đạp nhẹ nhưng cái xe đạp nó vẫn quay với vận tốc tương đối cao.
    Nhưng phần này em cũng có 1 câu khá thắc mắc về tâm vận tốc tức thời của bánh xe lại là điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường,(Cái này hình như bác Ka có nói 1 lần rồi thì phải)tất nhiên là bỏ ma sát trượt.
    Phần 3 : Cái phần này giải quyết hạn chế của phần 2 đó là có kể đến nguyên nhân,nói chung là hơi xương xẩu.
    Phần 4 : Nêu lên những cách giải có thể tuyệt vời mà có thể giải quyết hầu hết các bài tập Cơ Lý Thuyết(Thế mới dậy cuối cùng).Cách giải cực kỳ ngon lành chỉ cần xác định được toạ độ mở rộng ,tìm được động năng thế năng thay vào phương trình Lagrăng là Alê Hấp.Phần đầu về định lý Đalămbe,định lý này chủ yếu để xác định phản lực,nó đang chặy bắt nó dừng lại sau đó dùng các phương trình tĩnh học để giải quyết.
    Có gì sai sót các bác góp ý nhé.
    Do Not Give Up
  10. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Điện kỹ thuật
    Cũng như các trường thuộc khối đại học khác, nghành kỹ thuật điện đại học Thủy Lợi là ngành kỹ thuật ứng dụng các hiện tượng điện từ để biến đổi năng lượng, đo lường, điều khiển, xử lý tín hiệu v.v.v... bao gồm việc tạo ra, biến đổi và sử dụng điện năng, tín hiệu điện tử trong các hoạt động thực tế của con người.
    Đối với nghành Thủy Lợi, điện năng có một vai trò cực kỳ quan trọng. Điện năng được tạo ra từ chính các công trình Thủy Lợi và hầu hết các công trình Thủy Lợi được hoạt động bằng điện năng. Mỗi kỹ sư Thủy Lợi muốn có một nghề nghiệp ổn định và có sức ứng dụng lớn trong thực tếc xã hội cần hiểu rõ cơ bản của môn học này, các nguyên ký điện và ứng dụng thực tế.
    Một trong những thành quả của nghành Thủy Lợi ứng dung về điện kỹ thuật rất lớn là các nhà máy Thuỷ Điện như:
    - Hoà Bình (1920MW)
    - Trị An (440MW)
    - Phả Lại (440MW)
    - Yali(720MW)
    Sinh viên Thủy Lợi sẽ được đào tạo môn Điện kỹ thuật dựa trên cở bản đã có về các môn kỹ thuật điện, Vật lý ở phần PTTH và vật lý đại cương ở bậc đại học
    Về nội dung môn học Sinh viên sẽ được nghiên cứu 3 nội dung
    1. Nội dung I: Mạch Điện
    Nội dung này chủ yếu cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện như: thông số, mô hình, các định luật cơ bản, các phương pháp cơ bản tính toán mạch điện một fa và ba fa ở chế độ xác lập, đồng thời cũng giới thiệu các phương pháp nghiên cứu mạch điện ở chế độ quá độ và mạch phy tuyến.
    2. NỘi dung II: Máy Điện
    Nội dung này trình bày nguyên lý, cấu tạo và các tính năng kỹ thuật và ứng dụng các loại máy điện cơ bản mà sinh viên Thủy Lợi ở đây được giới thiệu là:
    - Mãy biến áp
    - Máy điện không đồng bộ
    - Máy điện đồng bộ
    - Máy điện một chiều
    Mỗi loại máy Sinh viên sẽ được hiểu rõ về: khái niệm chung, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các định luật cơ bản trong từng loại máy, tính thuận nghịch của máy, mô hình toán, các đặc tính làm việc, các loại máy đặc biệt ...
    3. Nội dung III: Điện tử công suất và Điều khiển máy điện
    Ở nội dung này, Sinh viên sẽ được hiểu thế nào là linh kiện điện tử công suất như bán dẫn, chỉnh lưu, bộ nghịch lưu, biến tần và các ứng dụng thiết thực của nó vào cuộc sống
    4. Nội Dung Thi: môn học gồm 4 trình (60t) được giảng dạy trong 1 kỳ ( thường là kì III hoặc IV) và được chia thành 2 học phần: bài tập và lý thuyết ... mỗi phần thi trong vòng 60 phút. Theo kinh nghiệm của SV Thủy Lợi thì số lượng phần thi lý thuyết trượt là rất cao
    Rất tiếc là hình ảnh minh hoạ này em không thể khôi phục được do đã mất dữ liệu quá lâu khiến nó không chấp nhận hiển thị, để khi nào làm lại vậy
    Được ranger04 sửa chữa / chuyển vào 15:14 ngày 24/10/2003

Chia sẻ trang này