1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

How to earn Water Resources Engineer degree? (tóm tắt báo cáo khoa học sinh viên lần thứ XV: trang 2

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi hwru_public, 12/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Vẽ kỹ thuật
    Cũng giống như môn Điện kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật cũng được giảng dạy ở hai phần: lý thuyết và bài tập thực hành.
    Đối với sinh viên Thủy Lợi, việc làm bài tập thực hành đóng một vai trò cực kỳ quang trọng. Các Sinh viên sẽ nắm vững được phần lý thuyết của môn học, quan trọng hơn nó sẽ giúp sinh viên vận dụng được các tiêu chuẩn, qui phạm đã học vào việc thiết lập hoặc đọc các bản vẽ kỹ thuật. NGoài ra sinh viên sẽ được luyện cách dùng các dụng cụ vẽ một cách thành thạo, luyện kỹ năng vẽ, tính chính xác, tỉ mỉ và cả tính thẩm mỹ.
    Môn học chủ yếu giúp cho sinh viên làm tốt các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp ở các năm học sau. Chính vì vậy, yêu cầu đôi với các sinh viên Thủy Lợi là phải làm tốt ngay từ đầu các bài tập thực hành.
    60 tiết học của môn học ( 4 trình) hệ thống bài tập được chia làm 2 loại:
    1. Các bài tập bổ trợ nhàm giúp sinh viên nắm vững phân lý thuyết liên quan đến bài tập. Số bài tập này được làm chủ yếu tại lớp với sự hướng dẫn của giáo viên và không yêu cầu cao về hình thức trình bày.
    2. Số lượng bài tập lớn: phần này là một phần quan trong, 1 nửa được làm ở lớp với sự hướng dẫn của giáo viên và nửa còn lại được hoàn thiện ở nhà. VỚi sinh viên Thủy Lợi đây còn được coi là bài kiểm tra điều kiện tư cách thi môn học
    Với môn Vẽ kỹ thuật, sinh viên Thủy Lợi có được 1 bản vẽ ưng ý, đúng yêu cầu về Nội dung và hình thứ nhờ những việc được chuẩn bị trước khi bắt tay vào bản vẽ:
    * Những việc cần làm trước khi làm bài tập:
    - Xem kỹ phần lý thuyết liên quan đến nội dung bài tập
    - Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ vẽ
    - Nghiên cứu nội dung, yêu cầu và cách trình bày bản vẽ của Bài tập
    * Trình tự làm một bài tập Vẽ kỹ thuật:
    - Sau khi chọn khổ giấy tờ vẽ thích hợp, phải cố định tờ giấy
    - Dựng khổ bản vẽ, khung bản vẽ, khung tên
    - Tiến hành làm BT theo 2 buớc: vẽ mờ và tô đậm
    60 tiết, sinh viên Thủy Lợi sẽ có được 8 bài tập lớn về:
    BT1: viết chữ và nét vẽ
    BT2: Ghi kích thước
    BT3: Vẽ hình học
    BT4: Vẽ hình chiếu thẳng góc
    BT5: Vẽ hình chiếu thứ 3
    BT6: Vẽ hình chiếu trục đo
    BT7: Hình cắt và mặt cắt
    BT8: Biểu diễn vật thể
    Chỉ có một bài thi cho nội dung môn học này gồm 120 phút vẽ 2 bài tập trong 8 nội dung BT lớn đã đề ra.
    Híc do dữ liệu bị mất quá nhiều nên em chưa có ảnh minh hoạ được híc em sẽ update sau dần vậy

     Trời đã sinh ra em một trái tim nguyên vẹn  ...Lẽ nào em lại yêu một kẻ nửa vời...
  2. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt báo cáo khoa học HỘi NGhị Khoa HỌc Sinh viên lần thứ XV
    Do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn em chỉ mạn phép trình bày như giới thiệu một số báo cáo có tính chất quan trọng còn nội dung ứng dụng xin mời các bác liên lạc với các thầy và các tác giả nhá
    Tiểu ban 1: Thiết Kế các Công Trinh Thủy Lợi
    1. Ứng dụng phần mềm SAP2000 phân tích ổn định đập bê tông trọng lực
    Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Mạo, KS: Vũ Hoàng Hưng
    Sinh viên thực hành: Mai THị Yến ( lớp 40C2) và Ngô Thị Mỹ Hạnh ( lớp 40C1)

    Đập bê tông trọng lực là một kiểu đập phổ biến trên thế giới. Nước ta đã và đang xây dựng loại đập này. Một số loại đập bê tông trọng lực đã và đang được xây dựng như đập Tân Giang cao 39m, đập Lòng Sông cao hơn 40m
    Đập bê tông duy trì sự ổn định của bản thân theo hai tiêu chuẩn là ổn định cường độ và ổn định tổng thể. HIện nay có nhiều phương pháp phân tích ứng suất và phân tích ổn định tổng thể đập bê tổng thể. Hiện nay có nhiều phương pháp phân tích ứng suất và phân tích ổn định tổng thể đập bê tông trọng lực. Báo cáo này trình bày kết quả ứng dụng phần mềm SAP2000 để phân tích ứng suất đập và sử dụng phân bố ứng suất để nghiên cứu ổn định trượt trên mặt cắt tiếp giáp giữa đập và nền.
    2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của một giải pháp kỹ thuật xử lý sự cố đê sông HỒng
    Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS: Vũ Thanh Te
    Sinh viên thực hành: Nguyễn Đức Hà, Nguyễn Văn Cảnh ( lớp 40C1)

    Là tuyến đê lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ, đê sông Hồng có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho một vùng đồng bằng rộng lớn, dân cư đông đúc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, một trong những trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng nhất của nước ta. Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, mặc dù được sửa chữa tôn tạo thường xuyên những hàng năm vào mùa mưa lũ tuyến đê này vẫn thường xảy ra các sự cố. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng thẩm lậu quan nền và thân đê trong mùa lũ gây sạt lở, trượt mái đê, xói ngầm cơ học, v ...vv. Do đó việc xử lý sự cố đê đóng một vai trò hết sức quan trọng, là công việc thực tế và cấp thiết cho việc đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Hồng hiện nay.
    Đề tài nghiên cứu với mục đích:
    - Đánh giá đặc điểm hiện trạng sự cố đê sông Hồng
    - Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề suất một số giải pháp kỹ thuật sử lý sự cố đê sông Hồng
    - Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học để đề xuất một số biện pháp xử lý sự cố đê sông Hồng

     Trời đã sinh ra em một trái tim nguyên vẹn  ...Lẽ nào em lại yêu một kẻ nửa vời...
  3. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    3. Nghiên cứu sự ổn định cục bộ của đập đất và đề xuất một số biện pháp xử lý
    Giáo viên hướng dẫn: PGT.TS: NGuyễn Chiến
    Sinh viên hướng dẫn: NGuyễn Thị Việt NGa ( lớp 40C1)

    Báo cáo trình bày về hiện tượng nứt ngang đập do ảnh hường hình dạng của vị trí đập Bản Nùng - tỉnh Lạng Sơn và thông qua đó đề xuất một số biện pháp xử lý.
    Hiện tượng nứt ngang đập được đề cập ở đây là do ứng suất kéo. Vì đập đất hầu như không có khả năng chịu kéo nên tại khu vực có ứng suất kéo, đất sẽ bị nứt. Nếu vùng chịu kéo ngập trong nước, nước sẽ xâm nhập vào các kẽ nứt hoặc vết nứt. Các vết nứt hoặc kẽ nứt sẽ bị mở rộng dưới tác dụng của nước. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến các sự cố của đập đất, có thể dẫn đến vỡ đập.
    Thông qua chương trình phân tích của ƯS- BD Sigma/Waver 5.0 ( Trong phần mềm Geoslope ver 5.0 của CANADA) xác định được ứng suất kéo trong thân đập đất. Từ đó đề xuất một số biện pháp xử lý thích hợp

     Trời đã sinh ra em một trái tim nguyên vẹn  ...Lẽ nào em lại yêu một kẻ nửa vời...
  4. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    4. Ứng dụng phần mềm SAP2000 và phần mềm PLAXIS trong tính toán cọc và tường cừ
    Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS NGuyễn Chiến
    Sinh viên thực hành: Võ Thanh Bình ( lớp 40C1)

    Báo cáo trình bày về khả năng ứng dụng mô hình Winkler (mô hình lò xo) với các giả thiết của J.Bowles và mô hình Phần tử tiếp xúc thông qua phần mề SAP2000 ver 7.42 và Plaxis ver 8.0 để tính toán cho cọc và tường cừ.
    Thông qua đó rút ra các kết luận về ưu nhược điểm khi sử dụng các mô hình trên nhằm lựa chọn mô hình tính toán thiết kế phù hợp cho từng công trình cụ thể. Ứng dụng tính toán cho một công trình ở Quảng NGãi

     Trời đã sinh ra em một trái tim nguyên vẹn  ...Lẽ nào em lại yêu một kẻ nửa vời...
  5. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    5. Phân tích thấm ổn định cho đập đât sông Sào
    Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Quốc, ThS NGuyễn Công THắng
    Sinh viên thực hành: Mai Hồng Diên ( lớp 40C2), Phạm Thị Thủy (lớp 40C3)

    NGoài các phương pháp tính toán thông dụng như: phương pháp THủy lực, tính ổn định mái dốc theo phương pháp Ghexcevanôp, phần mềm Seep/W, Sloep/W của Canada đã được sử dụng để phân tích các thông số của dòng thấm và đánh giá ổn định mái dốc theo phương án nghiên cứu.
    Dựa trên kết quả tính toán đã đạt được, báo cáo rút ra một số kết luận và kiến nghị đối với công tác thiết kế đập Sông Sào nói riêng cũng như đập đât cấu tạo nhiều khối nói chung.
    6. Phân tích thấm qua nền cống Nam Điền B
    Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Quốc. ThS Nguyễn Công Thắng
    Sinh viên thực hành: Đinh Quốc Phong, Vũ Văn Hiến (lớp 40C2)

    Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích thấm cho cống tiêu Nam Điền B - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định.
    Báo cáo đã làm sáng tỏ các yếu tố của dòng thấm dưới đáy cống, đã phân tích các yếu tố dòng thấm trong môi trường đất phân lớp.
    Ngoài phưong pháp thủy lực, phần mềm Seep/W của Geoslope - Canada đã được sử dụng để phân tích bài toán thấm phẳng, ổn định qua nền cống tiêu Nam Điền B.
    Từ kết quả tính toán được, báo cáo rút ra một số kết luận và kiến nghị đối với công tác khảo sát thiết kế công trình cống tiêu đầu mối Nam Điền B nói riêng cũng như đối với các cống trên vùng ven biển nói chúng

     Trời đã sinh ra em một trái tim nguyên vẹn  ...Lẽ nào em lại yêu một kẻ nửa vời...
  6. ranger04

    ranger04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    7. Phân tích ổn định của cống tiêu ba trên nền đất yếu
    Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Quốc ThS Nguyễn Công Thắng
    Sinh viên thực hành: Phạm Văn Hải (lớp 40C2) NGô Tiến Hải (lớp 40C1)
    Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu về phân tích ổn định cống tiêu đầu mối Ba Nõn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ĐỊnh ( quê của em đó ạ ). Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những vẫn đề sau:
    1. Phân tích ổn định của cống bằng phương pháp tính toán khác nhau:
    - Tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế nền các công trình thủy công - TCVN 4253 - 86.
    - Tính toán theo phương pháp cùng trượt trụ tròn của Girisin.
    - Ứng dụng phương pháp mô hình: PTTH của Seep/W và Slope/W để phân tích
    2. Dựa trên các kết quả tính toán để phân tích, khảo sát, đánh giá các thông số như: Hình dạng mặt trượt, ảnh hưởng của tính phân lớp của nền không đồng chất đến hệ số an toàn Kmin, độ tin cậy và tính chính xác của các phương trình tính.
    3. Trên cơ sở so sánh các kết quả tính toán từ các phương pháp nêu trên, báo cáo đã rút ra được một số kết luận ổn định của cống, từ đó đề ra kiến nghị với công tác khảo sát thiết kế cống.

     Trời đã sinh ra em một trái tim nguyên vẹn  ...Lẽ nào em lại yêu một kẻ nửa vời...

Chia sẻ trang này