1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

How to speak English fluently

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi Nha`que^, 14/12/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Friday

    Friday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Please come to our English Speaking Club : BKEC:
    The English Club of HaNoi University of Technology
    A place to pratice English Speaking Skill.
    We're wating for U!
    8h30' every Sunday at CLB KTX-B7 DHBK
    Friday
  2. Lion_King_new

    Lion_King_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    0
    Oh, hell,
    What is the exact address of your club?
    In this URL you wrote another address:
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=48204
    See the above address and confirm which is the right one for others who want to join that club.
    You are too careless and irresponsible with what you wrote to others.
    Warning you !
    Dr. Lion King
  3. Doan_Dinh_Tho_new

    Doan_Dinh_Tho_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    listenning to the VOA news readers (special english programme), surely you will be accquainted with their accent,keep speaking english when ever you can, i even speak english when iam alone, try to speak loud what you thought about the subject you are speaking about. don't hesitate speaking english in your english class, let speak and speak even it can be wrong but don't worry you will be correct in the next time. I often did so when I was an english student in Hanoi, I got the highest mark in the speaking part in my class.even other skills like reading...iam not as good as that of speaking.
    that is my experience,to share with you
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    TIẾNG MỸ NƯỚC MỸ
    Trần Thiệt
    (Trích)
    ...
    Những lúc trên đường lái xe đi làm tôi thường suy nghĩ cách đọc của người Mỹ và thấy có nhiều chữ mà các giáo sư Anh văn ở Việt Nam dạy phát âm đều sai. Nhất là những ai học sách Anh văn dạy phát âm bằng vần Việt ngữ, thay vì phiên âm quốc tế, giờ đây rất khó sửa giọng vì đã thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức.
    Thí dụ như mẫu tự "L" ở cuối một vần. Đó là cách phát âm mẫu tự "L" đặc biệt của dân Anglo-Saxon. Nếu ta đưa chữ Bolsa Mall cho bất cứ một người nào trên thế giới như người Ấn Độ, người Việt Nam ở Á Châu cho đến người Nga, người Pháp ở Âu Châu hoặc người Nam Mỹ, người Phi Châu chắc chắn họ sẽ đọc thành "Bônsa Mon" hoặc chữ Little họ sẽ đọc là "littơn". Đó là vì họ đã đọc mẫu tự "l" thành "en-l" chứ không "eo-l"như người Mỹ.
    Tương tự những chữ "full" , "School" họ sẽ đọc là "phun-l" "skun-l" từ đó tôi thử dùng "phương pháp" suy luận và phân loại mà tự đặt ra "quy luật" riêng cho tôi: cứ thêm "o" sau các âm "e", "a" như well, alpha đọc thành "weo(l)", "ao(l)pha". Tương tự thêm "u" sau các âm "I" "ô" như bill, toll đọc là "biu(l), "tou(l)". Thế nhưng sau âm "o" âm "u" thì sao? Cũng dễ thôi "o" thêm "o" vẫn là "o", "u" thêm u vẫn là "u". như Lysol đọc thành "laiso(l)" fool đọc thành "fu(l)". Còn một trường hợp nữa như các vần: um, un, đọc gần như "âm" "ân" vậy thì ul đọc thành "âu" (như ultra, multi) nghe cũng có lý lắm chứ? Thêm vào đó tôi thấy chữ golden mà đọc là "gôndần" thì hóa ra "l" và "n" đọc thành "en" hết hay sao? Phải đọc là "goudần" mới đúng.
    Lúc còn ở Việt Nam tôi cũng như nhiều người khác cứ đọc eight, date thành "ết", "đết" như được dạy ở trường. Qua đây mới biết phải đọc (gần như) là "ây-t" "đây-t" hoặc nhấn mạnh: "ấy-t", "đấy-t" mới đúng hơn vì trong tiếng Mỹ không có âm "ê" như trong nhóm tiếng Latin và Việt Nam. Còn nhiều cái sai khác nữa. Chẳng trách gì các ông "phó tiến sĩ" và tiến sĩ thuộc "Viện Ngôn Ngữ Hà Nội" (nghe ghê quá) sai nặng. Những chữ tôi vừa nêu trên tuy phiên âm bằng Việt ngữ cho dễ hiểu nhưng đúng hơn họ.
    Tôi lại thấy những người phát âm tiếng Mỹ đúng nhất lại là...các ca sĩ hát nhạc Mỹ vì họ có năng khiếu nghe và bắt chước chứ không phải các giáo sư tiến sĩ Anh văn! Tôi đã cố gắng thuộc lời của nhiều bài hát và tôi nhận thấy mình đã học được nhiều qua cách phát âm, ngữ vựng, văn phạm và làm tôi nhớ suốt đời. Dĩ nhiên phải có sự gan lọc. Một cô gái bán bar ít học gọi tên anh bồ Mỹ là "Po" nghe đúng hơn một người có học, biết đánh vần chữ Paul để rồi gọi là "Pôn"!
    Tôi còn nhớ cách đây khoảng 2 năm, trên báo chí và tivi có bản tin kể một ông giáo sư đại học người Đài Loan gọi 911 nhưng cảnh sát đã không đến vì dispatcher của sở cảnh sát không hiểu ông ta muốn gì! Người Mỹ khi nói chuyện xong với dân mới đến phải uống aspirin, còn dân mới đến phải dùng dầu nóng xoa bóp hai bàn tay và cánh tay ngay sau khi về nhà!
    Đọc lịch sử nước Mỹ và sau những lần lái xe du hành ngàn dặm, tôi thấy người Mỹ ở Boston, nơi được gọi là cái nơi văn hóa của nước Mỹ, và toàn vùng New England có khác biệt về giọng nói, lối sống, ăn mặc và họ có vẻ hình thức, sâu sắc so với dân Los Angeles và miền Tây xuề xòa, phòng khoáng, tương tự như Hà Nội, đất "nghìn năm vạn vật" và miền Bắc VN (trước năm 1954) so với Saigon và miền Nam VN vậy. Còn người dân Houston và cả miền Nam nói "gou deo-n theo-n rait neo" (go downtown right now) tương tự như giọng nói đặc biệt của người vùng Đà Nẵng, Bình Định.
    Theo các định luật về ngôn ngữ học, tiếng nói nào "yếu thế" hơn sẽ phải chịu sự biến đổi sau một thời gian từ 500 năm trở lên. Hãy chờ xem. Ngay bây giờ đã có sự "sửa giọng".
    Tôi đã lạm bàn khá dài về đề tài không phải chuyên môn của tôi. Mong vị nào không đồng ý hãy bỏ qua cho. Nếu được phép lần sau tôi sẽ chọn đề tài khác. Thuở nhỏ tôi là một thằng bé "không bình thường". Ở tuổi 12, trong khi mấy đứa bạn cùng tuổi mê chơi bắn bi, đánh đáo, đá banh bàn, vvv... tôi lại say mê đọc những sách về nhân chủng học và ngôn ngữ học! Than ôi, tôi đã chọn lầm nghề rồi.
    TRẦN THIỆT

  5. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, muốn nói thông thạo .. như cháo chảy .. một ngôn ngữ thì mình phải .. suy nghĩ trong ngôn ngữ ấy, nghĩa là những phản ứng về tác động của ngôn ngữ phải xảy ra lập tức, không lưỡng lự, giống như một thói quen vậy.
    Nếu tôi nghe ai nói đến những từ như "đi tắm" trong tiếng Việt thì hình ảnh mang đến trong đầu tôi là "nước" rồi cái cảm giác "mát lạnh" của nước, rồi cảm giác buồn buồn khi nó chảy trên da, rồi hành động "kỳ cọ", rồi cái cảm giác "sạch sẽ", "hồi phục lại" sau khi tắm .. v.v. thì điều này cũng đòi hỏi phải xảy ra khi tôi nghe người Anh nói "taking a shower".
    Tương tự, khi tôi nghe ai quát to "Đứng lại", thì đôi chân tội cũng khựng lại, tương tự như nghe người Anh nói "Stop !"
    Để đưa những từ trong một ngôn ngữ vào bộ nhớ và chuyển chúng thành những tình cảm và phản xạ, đòi hỏi sự lặp lại nhiều lần. Tôi có nghe có người nói rằng để nhớ được một từ, thì từ này phải được lặp đi lặp lại ít nhất là 30 lần.
    Một trong những phương pháp tốt làm gia tăng khả năng nhớ là "liên tưởng", nghĩa là tìm sự liên quan của những cái mới với những gì đã có. Chẳng hạn, khi học chữ "kitchen", tôi liên tưởng đến âm thanh "kít két" và từ "trần nhà". "Kít két" mà ở trên "trần" thì chỉ có hình ảnh cái quạt trần, để lâu bị khô dầu mỡ mà thôi. Trong bếp thì nóng vì có lửa, nên phải dùng đến "kít két" ở "trần nhầ" để làm giảm nóng. Như vậy là tôi tìm được mối liên quan đế nhớ "kitchen". Để phân biệt, khỏi phải nhầm với chữ con gà "chicken", thì tôi liên quan đến âm thanh "chic chic" do con gà con kêu. Như vậy là tôi có mối liên quan đến hai từ mà không bị lẫn lộn.
    Học ngôn ngữ đòi hỏi sự tổng hợp hoạt động của các cơ quan, nghe, nhìn, sờ, vả ngửi (Thính, thị, xúc, khứu) (tiếng Hán đấy nhé), và phản ứng của cá nhân đối với các cảm giác, tương tự như khi tôi dùng tiếng mẹ đẻ. Khi tôi nghe thấy người kêu "Oh my God !" tôi cũng bàng hoàng, sửng sốt. Khi tôi nhìn thấy biển cấm "No Entry" tôi biêt là mình không nên vào. Khi tôi sờ vào bình nước trà nóng, tôi biết kêu "It's hot !", và khi tôi ngửi thấy mùi thơm bún chả tôi biết nghĩ "I'm hungry !". (Food, food !!! )
    Tôi thấy mình trải qua mấy giai đoạn khi nghe và xem TV:
    1. Thuộc từ, nghe được từng từ một, xem chữ, hiểu từng chữ riêng biệt, nhưng không bắt được âm thanh khi nói trong cả câu
    2. Nghe được từng âm thanh một trong câu, phân được cụm từ trong câu, hiểu nghĩa từng cụm từ, nhưng không tóm nổi ý của toàn câu.
    3. Nghe được những câu ngắn và hiểu, nhưng không thể nghe những câu quá dài.
    4. Nghe và nhớ được ý của từng phần một trong câu, và lắp ý của các câu vào sau khi người ta nói xong để có thể hiểu toàn câu người ta muốn nói gì - tổng hợp được.
    5. Nghe được nhưng phản ứng đơn giản.
    6. Nghe và phản ứng tương tự.
    7. Nghe và phản ứng tùy điều kiện của bản thân (tự quyết định được).
    Muốn đạt được sự phản ứng trực tiếp thì chỉ có cách nói nhiều, nghe nhiều, và không ngại ngùng khi mình dùng sai. Kiểu như tôi học bơi vậy, cứ trần như nhộng, lao xuống nước, khoa chân múa tay loạn lên, một tuần sau là biết bơi chó, rồi từ bơi chó, học sang bơi ếch, bơi ****, bơi sải v.v... và v.v... Ngồi đây mà ôm sách, học hết ngữ pháp thì .. có đến Tết cũng không xong.
    Được chuot_con sửa chữa / chuyển vào 04:56 ngày 29/07/2002

Chia sẻ trang này