1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hridaya Chakra - Luân xa tim

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi muoi_mot, 26/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Tien_Ky_Anh:
    Nếu như PhiCanh nói chân khí phát sinh trong thân vào giờ Tý là do 2 mạch tự động giao hòa ở Mệnh Môn, tức là mỗi bên quả Thận sẽ có một luân xa phụ, tương tự như tim và là khởi điểm cho 2 mạch âm dương này rẽ nhánh ra 2 chân.
    Ngược lại suy luận này, thì giờ Ngọ, 2 mạch âm dương sẽ giao hòa ở Giáp Tích và chân khí sinh ra ở đây. Như thế có thể thấy bât cứ điểm nào trong thân có sự giao thoa âm dương thì đều có thể sinh ra chân khí... miễn là chọn đúng thời khắc. Các điểm giao thoa từ sơn căn xuống hội âm gồm 6 điểm, điểm ở thượng vị chỗ gan tỳ nối nhau ít thấy được nhắc đến nhất.
    Tý Ngọ ở đây tương ứng Thủy Hỏa, còn Mão Dậu có lẽ tương ứng Kim Mộc. Nhiều khả năng là công phu CTNC đủ 4 thời thì sẽ có nhiều chân khí hơn, khoẻ hơn .
  2. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Huynh đệ thử đọc lại bài giải mã Tây du ký của sư huynh bên TTVNOL:
  3. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này mình TẠM DỊCH thôi, chắc còn nhiều chỗ nghe chưa xuôi tai lắm... Ai giúp mình nhé?
    ĐÁNH THỨC NĂNG LƯỢNG CỦA SIDDHIS BẰNG THẢO DƯỢC
    (Awakening and the Power of Siddhis Through Herbs)
    ...
    AMRITA-NADI
    Một số trường học tư duy nói đến các Luân xa nằm ngoài kênh Sushumna. Còn có khái niệm ?oống dẫn của sự Bất tử?, được biết đến với cái tên Amrita-nadi và được nhà hiền triết đắc đạo là Sri Ramana Maharshi đề cập đến. Người ta nói rằng Amrita-nadi xuất hiện tại thời điểm Hoàn toàn Giải thoát, nó tạo ra một liên kết giữa kênh Sushumna đi lên và trung tâm Hridaya vi tế - trái tim Linh hồn (spiritual heart).
    Bằng nhiều từ khác nhau, Georg Feuerstein, tác giả của cuốn Bách khoa toàn thư Shambala về Yoga viết: Amrita nghĩa là ?omật hoa của sự bất tử? (xin phép gọi tắt là mật hoa bất tử), ?osự liên quan đến mật hoa bất tử, chảy xuống từ 1 trung tâm bí mật trong đầu, và những người bình thường không biết bí mật này nên đã để lãng phí?. Theo Shiva-Samhita, mật hoa bất tử có 2 loại: một loại thì chảy theo ống dẫn trái (kênh Ida) và nuôi dưỡng cơ thể; loại còn lại thì chảy dọc theo đường chính giữa (kênh Sushuma). Theo cách thức đó, cả cơ thể được tràn đầy, rồi sinh ra một cơ thể tốt hơn có sức mạnh và sinh lực to lớn và miễn nhiễm bệnh tật. Ngoài việc ngăn sự lão hóa và ban cho sự bất tử, nó còn bộc lộ ra năng lực của 9 Siddhis chính, cũng như 8 năng lực khác thêm vào.
    Hầu hết mọi người, kể cả những người theo Yoga, nghĩ là trái tim nằm ở bên trái. Khi bà Mercedes De Acosta gặp Sri Ramana tại Tu viện của ông, đặt nắm tay phải của ông vào vú phải của mình và bà nói, ?oTrái tim nằm tại đây, trái tim Năng động, trái tim Linh hồn. Nó được gọi là Hridaya và nằm bên phải ngực và rõ ràng có thể nhìn thấy được với con mắt bên trong của một người tinh thông trên con đường Tâm linh. Thông qua thiền định, ông có thể học được cách tìm thấy cái Tôi trong hang động của trái Tim này?
    Mục đích chính là tạo ra sự cân bằng tuyệt đối giữa các hoạt động có tương tác và các quá trình của cơ thể vật lý, tâm trí và năng lượng. Khi sự cân bằng này được tạo ra, sự thúc đẩy sinh ra sẽ đánh thức lực lượng trung tâm (Sushumna), trung tâm chịu trách nhiệm cho sự tiến hóa nhận thức con người. Với bất kỳ áp lực riêng biệt (individual supression) HOẶC sự tiến bộ của những thứ kể trên (một hay cả 3), hoặc là cái gì khác bằng thảo dược, chúng ta không thể nào đạt được sự cân bằng tuyệt đối.
  4. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Hầu hết mọi người, kể cảnhững người theo Yoga, nghĩ là trái tim nằm ở bên trái. Khi bà Mercedes De Acosta gặp ông Sri Ramana tại tu viện của ông (ashram), bà đặt nắm tay phải của ông vào vú phải của mình và nói, ?oTrái tim nằm tại đây, trái tim Năng động, trái tim Linh hồn. Nó được gọi là Hridaya và nằm bên phải ngực và rõ ràng có thể nhìn thấy được với con mắt bên trong của một người tinh thông trên con đường Tâm linh. Thông qua thiền định, ông có thể học được cách tìm thấy cái Tôi trong hang động của trái Tim này?
    Một người mộ đạo trung thành với ông Bhagavan gửi 1 lá thư từ Anh quốc yêu cầu giải thích thuật ngữ Hridaya và ý nghĩa của nó. Sau đây là nội dung chính hồi âm của T.K.Sundaresa Iyer và đã được ông Bhagava phê chuẩn:
    "Giống như có một trung tâm khổng lồ mà từ đó toàn bộ vũ trụ xuất hiện, từ đó có vạn vật và từ đó xuất hiện các chức năng với năng lực hay năng lượng hướng tâm, có 1 trung tâm trong cấu trúc cơ thể vật chất mà ở đó có sự sống chúng ta. Trung tâm này ở cơ thể con người không khác gì với trung tâm vũ trụ kia. Trung tâm này ở trong con người được gọi là Hridaya, cái ghế của Ý thức tinh khiết, được thấy rõ như là Sự tồn tại, Kiến thức và Niềm vui. Đây thực sự là cái gọi là chiếc ghế của Thượng đế ở trong chúng ta"
    "Đó là cái Hridaya này, được nói là khác với trái tim vật chất, trái tim điều hòa sự lưu thông máu. Hridaya tồn tại ở bên phải và thường không được biết đến hay không thể cảm giác được. Suy nghĩ đầu tiên trong chúng ta xuất hiện như cái "Tôi?, khi bị theo dõi đến tận nguồn thì chấm dứt tại 1 nơi nào đó trong chúng ta; và nơi này, khi tất cả suy nghĩ đều không còn, nơi bản ngã đã biến mất, sẽ là Hridaya. Từ trung tâm này, chúng ta cảm nhận và hưởng được Ý thức tinh khiết"
    ?Hridaya, được mô tả như ?oCái ghế theo nghĩa đen, có thật và thuộc về vật chất theo trực giác của cái Tôi", có ý nghĩa đã được giải thích như trên. Nhưng có lẽ cụm từ ?ocái Ghế thuộc về vật chất? sẽ gây ra một số nhầm lẫn. Cái thực sự muốn nói là có 1 trung tâm Ý thức tinh khiết nằm trong cơ thể vật chất. Nó có liên quan đến vật chất nhưng bản thân nó không phải là vật chất.
    ?Hridaya được ghép lại từ 2 chữ Hrid và Ayam ?" ?oTrung tâm, này?. Đó là trung tâm bên phải, mà có thể đi đến được nhờ vào kết quả của việc thiền định (Samadhi). Từ Hridaya, ý thức xuất hiện và đi đến Sahasrara qua kênh Sushuma rồi từ đó lan rộng ra tất cả các bộ phận cơ thể thông qua một vài ?oNadis?. Từ đó chúng ta xuất hiện ý thức về mọi vật xung quanh. Do ảo tưởng chúng là tồn tại thực nên con người phải chịu khổ đau, khi anh ta lạc xa khỏi cái Tôi. Cái ghế mà từ đó tất cả mọi thứ nảy sinh và biểu lộ, gọi là Hridaya.
    "Cho dù ngủ, vui, buồn, sợ hãi hay thỏa mãn, chúng ta quay về trái tim này, và đó là lý do tại sao chúng ta mất ý thức về sự vật xung quanh. Nếu bằng việc thiền định hoặc Vichara, chúng ta tới được trung tâm của mình, trung tâm Hridaya, và trở thành cái Tôi thực sự, chúng ta sẽ hưởng được niềm vui thuần khiết.
    "Trong khi sự dõi theo bản thân quay lại nguồn, trong khi tất cả suy nghĩ đều đã biến mất, từ trung tâm Hridaya bên phải, xuất hiện 1 tiếng đập mạnh như là ?~Aham?T ?~Aham?T. Đây là dấu hiệu cho thấy Ý thức thuần khiết đang bắt đầu tự bộc lộ. Nhưng bản thân điều đó vẫn chưa kết thúc. Hãy theo dõi cái đập rộn lên xuất hiện từ đâu, hãy chờ đợi sự bộc lộ của cái Tôi một cách chăm chú và liên tục. Rồi sau đấy sẽ xuất hiện sự nhận thức, sự thống nhất tồn tại.
    "Khi chúng ta giữ cho hơi thở đều đặn, chúng ta cảm thấy sự đều đặn của suy nghĩ. Khi ấy những suy nghĩ quay vào bên trong và tan biến tại một nơi nào đó. Việc theo dõi nơi này, nơi mà các suy nghĩ biến mất, cũng sẽ giúp chúng ta hòa tan bản thân mình vào trung tâm Hridaya"
  5. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Tuyet Ma Nu: Ừm, cám ơn chú ! Đã rõ mối liên quan giữa nó với đỉnh đầu, nhưng chưa rõ lắm nó liên hệ với miệng thế nào, vì trên hình vẽ nó liên hệ với miêng. Cũng có đoạn dịch mô tả có thứ nước gì đó bất tử chảy xuống theo đường bên trái từ một vị trí trên đầu. Vị trí này không thấy nói cụ thể là ở đâu nhỉ?
    Trước đây chị có đọc một bài báo nghiên cứu của nước ngoài, có đưa ra một giả thuyết mới là đa số con ngươì suy nghĩ bằng... cột sống chứ không phải bằng não, não chỉ là nơi phản ánh lại các diễn biến thông tin từ cột sống.
  6. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Phi canh: Trưa nay nằm dưới đất 1 tay nắm điện thoại chờ tin anh langtu ,tai đeo headphone nghe bát nhã tâm kinh nghĩ đến sự nối thông giữa tim và giáp tích (chưa thông hết anh em ạ, căn cơ kém quá ). Thấy mấy lần rơi vào trạng thái tim như ngừng đập hẫng hẳn đi ,không khéo lúc đấy làm quả nối 2 luân xa
    Heart_of_Sword: Có lẽ anh pc nói đúng đấy! Nhưng không phải tim thông với giáp tích mà là cái Hật rị đà giá thông với Giáp tích!
    Cái này do em suy luận + trải nghiệm thôi nhé! Nếu có gì sai thì mong mọi người bỏ qua cho và nếu có gì sai xin sư phụ tha lỗi!
    Trưa nay em phát hiện thông được Giáp tích. Làm CTNC không thấy mỏi ở giáp tích nữa. Cũng không có hiện tượng nóng như bị đốt ở giáp tích nữa. Nằm ngẫm lại thấy có nhiều điều trùng hợp với cái Hật rị đà giá và những điều sư phụ giảng.
    Từ chiều tối qua, khoảng 5h chiều, em đang ngồi nói chuyện với AOF vơi Leon thì chợt thấy người bứt rứt, không ổn nên em đề nghị mọi người về luôn.
    Bắt đầu từ đó trở đi là khoảng thời gian tương đối khủng khiếp. Buồn, giận, đau khổ, tự trách mình. Trải nghiệm hơn lúc bình thường rất nhiều lần. Đến nỗi em đang ngồi chat với Sún mà nước mắt rơi lã chã. Kéo dài đến tầm 9h tối thì bắt đầu đỡ.
    Về làm CTNC rất thông thoáng, ban đầu rất nóng ở giáp tích sau đó thì hết ! Đêm qua thấy chân khí chạy khắp cơ thể. Trưa nay thì không thấy mỏi ở giáp tích nữa.
    Hiện tượng nóng ở giáp tích kéo dài mất mấy hôm rồi. Trong mấy hôm đó em thấy đồng thời trước ngực, ở bên phải đối xứng với vị trí tim qua trục cột sống , có 1 vòng xoáy, quay. Có thể nó trùng với cái Hật rị đà giá mà anh 11 và chị TMN nói tới.
    Sư phụ cũng có lần giảng, Giáp tích thông với tâm ( cái tâm này chắc là Hridaya). Nên em nghĩ Luân xa Hridaya thông với giáp tích. Nếu khai thông giáp tích sẽ xuất hiện tình trạng đối diện với con người thứ 2 trong bản thân mình. Nếu không thắng đc chắc có lẽ đi kiếm cái dây về mà tự xử
    Khai xong giáp tích thấy tinh thần cực kỳ sảng khoái, thanh thản !
    Hic hic! Không biết mấy dòng trên đây của em có đúng không? Nếu sai thì mọi người đừng cười nhé
    Laido: Hì hì, theo tôi được biết thì cái LX 4 - Giáp tích chủ về tỉnh cảm, lãng mạn. Nếu LX này mà mở rộng thì tình cảm sẽ dạt dào, ướt át, có khả năng... vẽ tranh làm thơ và có thể sẽ rất nổi tiếng đấy.
    Huyen Quang Tu: Cảm giác thấy buồn, thương xót..tôi không trải nghiệm qua, nhưng tôi nhớ ra kinh Lăng nghiêm có nói tới loại trải nghiệm này, kiếm tâm tìm kinh lăng nghiệm phần nói về ma sự đọc thêm, đa phần cũng là do cơ thể đang thanh lọc mà ra, điều này giống như khi có chuyện đau khổ người ta muốn khóc cho vơi nỗi đau vậy
    Được Muoi_Mot sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 26/06/2007
  7. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Bài trích dẫn của mình từ bên daogiakhicong.org đến đây là HẾT.
    Mời các bạn trong, ngoài box Dưỡng sinh tham gia ạ.
    + Nếu phần dịch thuật chỗ nào chưa sát, chưa rõ ý thì giúp mình nhé.
    + Nếu ai đó phát hiện thêm ra điều gì mới mẻ thì cùng chia sẻ với tất cả mọi người.
    + Mong mọi người tham gia nhiệt tình, vui vẻ, xây dựng và học hỏi... không có spam bài.
  8. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ ! Chỉ vì một câu "dỡn hớt" bóng gió của nhà cháu mờ nhà chú muoi_mot ngâm kíu vzụ luân xa tim này kỹ ghê hà !?! He he he !
    Dưng mờ chỉ thấy nhà chú trích dẫn toàn là đồ ngoại không hà ! Có cái đồ nội dễ nhằn vzậy mờ nhà chú chả mần ! Hẹ hẹ hẹ !
    Coi chừng nhà chú sẽ cưới được một em râu ngô đá !
  9. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này em "ngâm kíu" cũng lâu rồi. Đây là Luân xa Hridaya chứ ko phải là Luân xa Anahata nằm trên xương sống.
    Lời "dỡn hớt" của bác là 1 chuyện khác mà. He he...
    Được Muoi_Mot sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 26/06/2007
  10. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Tại hạ không dám "dỡn hớt" theo chư vị huynh đài. Bản thân tại hạ chưa có chứng nghiệm về vấn đề này, nên những điều nói dưới đây chỉ là lý thuyết mà tại hạ nắm bắt được về Đông y và Khí công; xin mạo muội đưa ra để đàm luận cùng chư vị huynh đài.
    Theo "Chuyển pháp Luân xa" của Khí công thì Luân xa Tâm là luân xa thứ 6 trong hệ thống tính từ Luân xa Nguồn.
    Trong cuốn Hoàng đế Nội kinh tố vấn, mục "Ngũ tạng sở tàng" nói rằng Tâm tàng Thần, tức là chủ thần khí, và như vậy chủ về biểu hiện thất tình của con người...
    Mục "tạng phủ kinh mạch" nói rằng phủ của Tâm là Tiểu trường; tương ứng "Thủ thái âm Tâm kinh" đi từ tâm ra ngón tay út trái, từ đó "Túc Thái dương Tiểu tràng kinh" đi vào vòng lên mặt và xuống ruột non.
    Mục "Ngũ tạng khai khiếu" thì "khiếu" của Tâm là họng lưỡi, và thông thường tạng liên hệ với khiếu bằng lạc mạch.
    Được DakhachLT sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 28/06/2007

Chia sẻ trang này