1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Huế giữa Sài Gòn

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi hoainiem_2004, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Huế giữa Sài Gòn

    Huế là người yêu của tôi, là giấc mộng của tôi..." (Trịnh Công Sơn)

    Nếu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn sống giữa Sài gòn "mưa rồi chợt nắng", biết đâu ông sẽ phần nào nguôi ngoai nỗi nhớ, thỏa được phần nào giấc mơ trở về thăm Huế khi ông đến với "Phú Xuân"...

    Nằm khiêm tốn trên một con đường một chiều (số 128 Đinh Tiên Hoàng, quận I, TP.HCM), một vị trí không thuận lợi lắm cho việc mở nhà hàng, thế nhưng nhà hàng Phú Xuân vẫn là một địa chỉ được nhiều người Sài Gòn yêu Huế và người nước ngoài, nhất là du khách Nhật bản biết đến. Khách tìm đến đây không phải chỉ để thưởng thức của ngon vật lạ, hoặc những món ăn cung đình sang trọng mà chính là tìm đến với một không khí rất Huế: nội thất sang trọng, ấm cúng, tiếng nhã nhạc và dân ca dìu dịu, các món ăn dân tộc đặc trưng của Huế được trình bày như những tác phẩm mỹ thuật: chén bánh bèo trắng muốt điểm chút tôm chấy đỏ rực và hành lá xanh thắm; bánh bột lọc trong suốt đặt trên dĩa sứ lót lá chuối, hoặc niêu cơm sen với lá sen xanh bao bọc quanh niêu thơm ngát... tất cả các món ăn nơi đây ngoài hương vị ngon tuyệt còn được trình bày thật mỹ thuật, đậm đặc văn hóa ẩm thực thuần Việt khiến thực khánh ngẩn ngơ tưởng mình đang được quay về giữa lòng xứ Huế bình yên mặc cho bên ngoài là bão giông mưa nắng của Sài gòn...

    Có lẽ đây chính là lý do khiến cho một công ty kinh doanh thức ăn của Nhật bản phải thuê lại thương hiệu Phú Xuân để mở nhà hàng mang tên Phú Xuân ngay tại Tokyo với sự chăm sóc "phần hồn" cho nhà hàng của đích thân chủ nhân nhà hàng Phú Xuân ở Sài Gòn: chị Hồ Thị Hoàng Anh. Thật thú vi khi khách hàng tới Phú Xuân - Tokyo sẽ được gặp các cô phục vụ xinh đẹp người Nhật mặc áo dài Việt Nam, khách phải gọi tên món ăn bằng tiếng Việt. Chị Hoàng Anh cho biết, tất cả các nguyên liệu như rau thơm, nước mắm, lá chuối, lá sen, gừng, nghệ?đều phải nhập từ Việt Nam hoặc các nước láng giềng như: Thái Lan, Indonesia?Khác với xu hướng của một số nhà hàng Việt Nam mở ở nước ngoài tìm cách điều chỉnh cách thức chế biến món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị của người bản xứ, Chị Hoàng Anh lại chọn hướng làm ngược lại, chị muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế các món ăn truyền thống của xứ Huế với nguyên vẹn hương vị vốn có của nó, không vì chiều theo khẩu vị khách hàng mà làm thay đổi hương vị vốn có của món ăn. Dù ở bất cứ nơi đâu, Tokyo, Sài gòn hay một nơi nào khác nữa, "Phú Xuân" sẽ mãi mãi là tên gọi của một "không gian Huế", đây chính là nguyên tắc làm nên sự thành công của "không gian Huế-Phú Xuân".

    Với linh hồn Huế

    Nếu Phú Xuân thực sự là một "không gian Huế" thì chủ nhân của nó đã trở thành một phần không thể thiếu được và góp phần làm nên "linh hồn" của không gian Huế đó. Dường như sự hiện diện của chị đã làm cho "không gian Huế - Phú Xuân" trở nên sang trọng hơn, cuốn hút hơn và "Huế" hơn nhiều lắm...

    Ai chưa hình dung được vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Huế, chưa biết tiếng Huế ngọt ngào đến dường nào thì xin hãy đến Phú Xuân gặp chị Hoàng Anh. Dường như ở chị hội tụ tất cả vẻ đẹp của phụ nữ Huế. Tuy xa quê đã gần 20 năm, nhưng chất Huế trong chị không hề bị phai mờ, trái lại, dường như càng xa Huế, chị càng có ý thức bảo vệ vẻ đẹp trường tồn của người Huế. Cũng chính điều đó mà chị được trung tâm nghiên cứu và phát triển văn hóa tại Nantes mời chị tham dự lễ hội Extrême - Orient vào dịp giao thừa năm 2002. Trong chương trình đó, chị chịu trách nhiệm thực hiện một buổi dạ tiệc mang đậm tính văn hóa Huế tại Pháp . Buổi dạ tiệc đã để lại trong lòng người dân xứ Nantes nhiều ấn tượng đẹp về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Còn trong "Tuần lễ văn hóa VN tại Đức?o do trung tâm giao lưu Đức - Á hợp tác với đại học dân lập Munich tổ chức vào tháng 10.2002, ngoài việc giới thiệu nét đặc sắc của ẩm thực Huế, chị là người thiết kế phiên chợ Huế xưa mô phỏng theo phiên chợ Gia Lạc do một vị hoàng tử triều Nguyễn lập ra cách đây 200 năm tại Huế. Phiên chợ được chị Hoàng Anh tái hiện lại ngay tại thành phố Munich hiện đại của nước Đức đã tạo được ấn tượng và thú vị cho khách tham quan cũng như gây được tiếng vang lớn .




    Sinh ra trong một ngôi làng được vua chọn chuyên nấu ăn cho vua, làng Phước Yên, chị kể hầu như cả làng chị trước đây gia đình nào cũng có người làm việc trong cung vua. Ông của chị là đội trưởng đội Thượng Thiện, chuyên lo việc ăn uống hàng ngày của vua và yến tiệc trong triều đình dưới thời vua Khải Định và Bảo Đại. Con cháu trong nhà đều được ông chỉ vẽ cặn kẽ từ cách thức nấu nướng đến cách bày biện cỗ bàn. Nghề nấu ăn đến với chị cũng tư nhiên như cuộc sống vậy mặc dù chị được đào tạo là cử nhân ngành Vật lý hạt nhân. Và có lẽ do đã "ngộ" và yêu mến một quy luật trong vật lý hạt nhân và triết học Phương Đông về mối quan hệ giữa "một" và "tất cả": trong tiểu vũ trụ hạt nhân nguyên tử có ẩn chứa toàn bộ đặc trưng của đại vũ trụ thiên hà và các hành tinh mà chị, người sinh viên suất sắc ngành vật lý hạt nhân Đại học Đà Lạt ngày nào đã xây dựng giữa Sài Gòn một nhà hàng vô cùng đặc biệt, nhà hàng của quy luật "một là tất cả", một nhà hàng tuy nhỏ bé nhưng dường như đã chứa đựng, hội tụ bên trong nó tất cả sắc màu cổ kính, văn hóa, linh hồn... xứ Huế. Theo chị, các món ăn xứ Huế đã đạt đỉnh cao về ẩm thực Việt Nam bởi nơi đây vốn là kinh đô nên quy tụ được những tinh hoa của mọi miền đất nước. Đặc trưng của văn hóa ẩm thực Huế chính là sự hài hòa: trong màu sắc, trong hương vị, hài hòa âm dương trong thực phẩm và bố cục bày biện. Ẩm thực Huế cũng mang tính triết lý riêng: các món ăn không áp đảo và chế ngự con người vì vậy thường được dọn rất ít, các loại bánh mỏng manh và nho nhỏ, dường như không phải để ăn lấy no? Dường như ngay cả trong món ăn của Huế cũng ẩn chứa nét nhu mì của cốt cách và ngôn ngữ Huế...

    Nhiều người sau khi đến " Phú Xuân" đều có chung cảm nghĩ: chính sự am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực miền đất Huế và tình yêu Huế như yêu một người tình cùng khát khao giới thiệu những tinh hoa của đất trời xứ Huế với bè bạn xa gần của nữ chủ nhân Hoàng Anh đã làm nên sự cuốn hút lạ lùng của "không gian Huế - Phú Xuân", một "Phú Xuân" mãi mãi là nơi xứng đáng để giới thiệu với du khách năm châu về nền văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng, một "Phú Xuân" mãi mãi là nơi hội tụ của những người con xa Huế nhưng muốn tìm lại những hình ảnh thân thuộc, xa xăm của một Huế trong hoài niệm và một "Phú Xuân" để quay trở lại cho những ai tuy không sinh ra ở Huế nhưng sẽ trở thành những người yêu Huế sau một lần đến với "Phú Xuân"...
  2. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    cũng chịu marketing ghê

Chia sẻ trang này