1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HUẾ - PHONG VỊ, HƯƠNG VỊ (Ẩm Thực Xứ Huế)

Chủ đề trong 'Huế' bởi northernstar_2308, 09/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    HUẾ - PHONG VỊ, HƯƠNG VỊ (Ẩm Thực Xứ Huế)

    Tui lập topic này để giới thiệu những món ăn,thức uống hay nói chung là những gì liên quan đến ẩm thực Huế.Những bài viết trong topic này được tui sưu tập trên mạng ở một số địa chỉ về Huế.
    Yêu cầu tuyệt đối không buôn chuyện trong topic này.Mọi thắc mắc,hỏi đáp xin copy sang topic CHỢ TRỜI để tránh lụt topic.Xin cám ơn và mong các bạn ủng hộ cho topic này...



    Được northernstar_2308 sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 28/12/2003
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    BÁNH KHOÁI
    Minh Thu
    Đến với Huế mà chưa ăn "bánh khoái" coi như còn thiếu sót. Bánh khoái ở Huế có đủ bốn mùa, nhưng có lẽ ăn bánh khoái lúc khí trời chuyển sang đông, bên ngoài cái lạnh se se da thịt, ngồi trong quán bên bếp lửa than hồng rực, sực nức mùi thơm lúc đó chắc sẽ "khoái" hơn.
    Ngày nay ở Huế chỗ nào cũng có bánh khoái, mà đâu cũng đông. Bánh khoái cũng nhiều hạng, có hạng sang, có hạng bình dân.
    Thực chất của món này giống món trong Nam gọi là bánh xèo, nhưng bánh khoái thì làm kỹ và công phu hơn. Trước kia người ta khuấy bột gạo trong một tô nước rồi cho vào đó một vài cái trứng gà để tạo cho cái bánh vừa xốp vừa vàng vàng. Ngày nay cũng làm thế nhưng lòng đỏ trứng gà đổ sau, có nơi còn làm sẵn trước cái bánh bột đến khi khách vào mới bắc lên cho nóng rồi mới thêm các thứ khác. Nhưng theo truyền thống thì người ta bắc lên một lò than hồng một cái khuôn bánh có quai, khuôn được tráng mỡ. Khi khuôn nóng người ta bắt đầu đổ bột lên và đậy lại một lúc. Sau đó mở nắp ra và đổ nhân bánh vào. Nhân bánh khoái thường là thịt nạc băm nhỏ trộn với tôm bóc vỏ cùng giã nhuyễn, tất cả những thứ này đều được xào trước với mộc nhĩ xắt nhỏ cùng tiêu hành. Giá sống được để sẵn, khi thấy bột chín người ta bỏ giá sống và đổ vào một ít lòng đỏ trứng gà, bỏ ít con tôm bóc vỏ vào, đậy nắp lại, gần chín lại thêm giá sống. Xong, gấp bánh làm đôi như hình nửa mặt trăng, trở qua lại cho vàng rộm rồi mới đem ra đĩa. Không biết bánh này ngon vì được làm bằng các vật liệu hay không nhưng đã ăn bánh khoái nhất định phải có hai món phụ gia là nước lèo và rau sống. Ăn bánh khoái mà không có hai món này thì rõ ràng nó không "khoái khẩu" chút nào. Rau sống thường là khế, vả, rau cải non, rau thơm, chuối xắt lát... Một cái bánh khoái cùng một đĩa rau sống. Thêm một thứ nước sền sệt gọi là "nước lèo", một loại tương đặc biệt, bánh ngon hay dở do thứ nước lèo này.
    Nước lèo được chế biến từ tương đậu nành, đậu phụng, gan heo băm nhỏ, rồi muối, đường, ớt, tỏi được nấu lên nên có mùi thơm rất lạ. Lấy dao cắt một miếng nhỏ bánh còn bốc khói bỏ vào bát, đổ nước lèo vào rồi cho rau sống đủ loại, cho vào miệng kèm theo một múi tỏi lúc đó ta mới hiểu hết cái chữ "khoái". Vừa ăn vừa hít hà, nước mắt cứ tuôn ra cay xè, vừa được nhìn cái bàn tay thoăn thoắt, nhìn cái bánh vàng rộm, nhìn lò than hồng rực mà mùi khói thơm phức, nét mặt hân hoan vui sướng thoả mãn của những người xung quanh. Nếu bạn được mời ăn bánh khoái một lần, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này.

    Được northernstar_2308 sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 09/09/2003
  3. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    KẸO MÈ XỬNG HUẾ
    không rõ tác giả
    Khách đến tham quan du lịch vùng đất cố đô, ngoài việc thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị Huế, và khi ra về, không quên một thứ làm quà cho bạn bè, người thân - đó là kẹo mè xửng Huế. Kẹo mè xửng Huế dẻo và thơm, trở thành mặt hàng truyền thống của Huế không nơi nào sánh được. Bà Phan Ngọc Liên, 71 tuổi, chủ cơ sở sản xuất kẹo mè xửng Nam Thuận, số 135 Huỳnh Thúc Kháng - Huế, người kế thừa lò kẹo thủ công từ buổi sơ khai của gia đình từ năm 1945 đến nay cho biết: Kẹo mè xửng gồm có các thành phần nguyên liệu chính là đường kính trắng, đậu, hạt mè, bột gạo và vani. Bà Liên giải thích: Mỗi người đều chọn cho mình một công thức pha chế kẹo, nhưng phải đạt đến điểm chung nhất là dẻo và thơm, giữ được lâu. Ngón nghề này tôi hiểu chỉ có cha truyền con nối, không ai bày cho ai được.
    Kẹo mè xửng Huế từ khi ra đời cho đến nay đã tồn tại trên 100 năm. Ngần ấy thời gian nhưng hiện nay, thành phố Huế chỉ có 36 cơ sở sản xuất kẹo mè xửng với khoảng 400 lao động, trong đó có 100 lao động có tay nghề đóng vai trò chủ chốt của các cơ sở sản xuất. Nhiều hàng kẹo gia truyền nổi tiếng nhất ở Huế thu hút nhiều khách hàng hiện nay là: Nam Thuận, Hồng Thuận, Thiên Hương, Đại Thành, Hương Vinh... Bình quân mỗi năm các cơ sở sản xuất kẹo mè xửng ở Huế làm và bán ra thị trường từ 350 tấn đến 500 tấn kẹo mè xửng. Các lò kẹo như Nam Thuận, Thiên Hương bình quân sản xuất và tiêu thụ 30 - 50 tấn kẹo mè xửng/năm thu lãi hàng chục triệu VND.

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    MÓN VẢ XỨ HUẾ
    Ngô Minh
    Cây vả họ sung nhưng cây thấp, lá to và quả to hơn quả sung nhiều lần. Quả sung chát còn quả vả lại bùi. Cây vả sống âm thầm ở góc vườn, cũng do người trồng, nhưng tươi tốt bốn mùa lại nhờ vào đất trời là chính. Cây vả cho bóng mát, cho lá để gói quà bánh, rau dưa, tôm cá cho khách, còn quả vả góp mặt trong nhiều món ăn nổi tiếng làm nên văn hóa ẩm thực Huế.
    Vả không thể thiếu trong đĩa rau sống ăn kèm với các món đặc Huế như bánh khoái, nem lụi, bún thịt nướng, bánh cuốn thịt nướng, bê thui, v.v. Miếng bê thui thì đâu cũng giống nhau, nhưng kẹp với lát vả rồi chấm mắm nêm cá cơm, mắm nêm cá nục ớt cay hít hà thì đã thành món hương vị Huế rồi! Quả vả non, rửa sạch, gọt vỏ, bổ đôi, lấy mũi dao cạo sạch ruột quả rồi thái mỏng theo hình ngang của quả. Thái vả phải thái vào chậu nước sạch có bỏ ít muối để tiệt trùng và giữ cho vả không thâm mà có mầu trắng vàng, khi dọn ăn mới vớt ra.
    Vả không chỉ dùng làm rau sống ăn ghém, mà từ quả vả người Huế chế biến ra rất nhiều món ngon như: vả kho thịt lợn, thịt bò, kho cá rô, cá diếc, vả xào, vả trộn, vả muối, vả chua ngọt, v.v. Trong món vả kho thịt, vả là nguyên liệu chính, thịt là phụ. Khoảng ba bốn vả kho với một thịt. Vả để kho phải thái dày cắt thành miếng vuông hoặc tam giác cùng kích thước với miếng thịt rồi cho vào nước muối để giữ mầu cho vả trắng. Thịt lợn nạc, thịt lợn ba chỉ hay thịt bò thái quân cờ, ướp gia vị tiêu, hành (thịt bò thì tỏi, gừng), mì chính, nước mắm, muối, v.v. Thịt kho trước, khi sôi cho vả vào, trộn đều, kho tiếp. Gần chín thì cho tý bột nghệ để lấy mầu. Miếng vả kho thịt ăn thấm tháp và ngon miệng hơn miếng thịt. Có thể ăn mãi không ngán. Còn món vả muối, vả chua ngọt thường làm để nhấm rượu ngày Tết hay tiệc tùng. Vả chua ngọt chế biến cũng giống như hành, củ cải, cà rốt chua ngọt vậy.
    Trong nhiều bữa tiệc gia đình và ngày Tết ở Huế đều có món vả trộn. Sách Nghệ thuật nấu món ăn Huế của bà Hoàng Thị Cúc, người đã "cho" thi sĩ Hàn Mặc Tử cảm hứng viết nên bài thơ nổi tiếng "Ðây thôn Vĩ Dạ", cũng giới thiệu món vả trộn này. Ở Khách sạn bốn sao Hương Giang hay dọn tiệc bằng món vả trộn bánh tráng xúc, món đã từng được chị Hoàng bếp trưởng trước đây đi thi nấu ăn toàn quốc đoạt huy chương vàng. Ðĩa vả trộn mầu sáng hồng, điểm tý hành lá xanh, những hạt da lợn óng ánh, những con tôm hồng trông rất hấp dẫn. Món vả trộn nguyên liệu rất rẻ, gồm vài quả vả, lạng thịt lợn nạc, tôm, da heo, bánh tráng, nửa lon mè và rau, gia vị. Chế biến như sau: nấu nước thật sôi, bỏ quả vả vào luộc kỹ, cho đến khi có thể dùng tay xát vỏ xanh bên ngoài quả vả đi dễ dàng là được, xong cho vào nước lạnh cho nguội mới gọt vỏ. Thái mỏng, xong dùng tay vắt từng vắt hoặc bọc trong vải màn vắt mạnh cho sạch hết nước chát, đến khi quả vả thật khô kiệt. Sau đó bóp vả tơi ra, đựng vào các chậu, soong, v.v. Mè rang vàng, xát vỏ rồi giã nhỏ. Thịt nạc và da lợn luộc chín, thái hạt lựu, ướp hành, tiêu, mắm, muối, mì chính, ớt bột thật kỹ. Tôm luộc, bóc vỏ. Nếu chơi sang, dùng loại tôm sú to thì sau khi bóc vỏ xong, người ta dùng dao chẻ tôm ra từng thỏi nhỏ. Xong trộn tôm, thịt, da, vừng vào vả cho thật đều. Khi dọn lên đĩa, người ta rắc thêm đậu phộng rang giã giập lên trên mặt, sau đó rắc các thứ rau thơm như hành lá, ngò tây lên trên. Ðĩa vả trộn vàng óng, tôm hồng, rau xanh trông rất ngon mắt. Bánh tráng gạo nướng vàng, bẻ từng miếng xúc vả trộn mà nhâm nhi với rượu ngon thì không có thứ gì "bắt" bằng!

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    EM ặI,QUÝT NGỏằOT HặặNG CỏƯN
    Ngô Cang
    Vặỏằn quẵt quê ngoỏĂi HặặĂng CỏĐn, thĂng 3 thĂng 4 Âm lỏằc ngỏ** Bỏằ" Giang. Lỏãng lỏẵ, trong nhỏằng vặỏằn An Thuỏưn, HặặĂng CỏĐn (xÊ HặặĂng Toàn, Thỏằôa Thiên Huỏ) có 'ỏn hàng trfm, hàng ngàn cÂy quưt già tỏằa mại hặặĂng riêng cỏằĐa tuỏằ.i ặu tặ. Giỏằa hỏĂ nỏng chang chang, mà bông quẵt thặĂm li li tỏằông bỏĐy nhỏằƠy trỏng xa xôi, 'ặỏằÊc em ỏằĐ tỏằô trong tay Ăo, 'ỏằâng thỏƠp thoĂng ngòai bỏằ giỏưu nhặ 'ón chỏằ ai!
    MỏằTt chút nóng nỏÊy và gay gỏt cỏằĐa tiỏt trỏằi bỏằ-ng tan 'i, khi 'ón chạm hoa quẵt tỏằô tay ngặỏằi yêu dỏƠu. Và hặặĂng quẵt nhỏc thỏ** mỏằTt mĂi tóc thỏằ nỏằ"ng nàn, hÂm hỏƠp nhỏằng giỏằt mỏằ" hôi. TrĂi tim chặa kỏằi nỏằ.i mong 'ỏằÊi mỏằTt ngày nỏằƠ tơnh thỏằƠ trĂi...
    Quẵt HặặĂng CỏĐn xặa kia, là mỏằTt trong nhỏằng loài cÂy "'ỏãc sỏÊn", 'em lỏĂi giĂ trỏằc thỏĐn tiên cỏằĐa thỏằi mỏằ>i lỏằ>n. TrĂi quẵt non xanh, rỏằ"i trĂi vàng hặặĂm 'ỏằT chưn. Có chỏc chỏn chi mỏằTt cặĂn gió heo mĂy, 'ỏằf cỏằâ 'inh ninh mỏằTt mạa vàng no ỏƠm.
    Nhỏằng khi nỏng lên, nhặng khi mặa vỏằ bỏƠt chỏằÊt, trong mặĂ tặỏằYng, tôi lỏĂi trôi vỏằ dòng sông Bỏằ", dặỏằ>i bỏĐu trỏằi trong và sÂu là nhỏằng vặỏằn quẵt quê ngỏằai HặặĂng CỏĐn lỏƠp lĂnh rỏÊi tỏằông chạm trĂi quẵt vàng. Chặa fn mà 'Ê ngỏằt ngào nặĂi 'ỏĐu lặỏằĂi. Trong mỏằTt 'êm vỏằ lỏĂi chỏằ'n câ, ngỏm lỏĂi cỏÊnh vặỏằn xặa! Thơ 'Ây, gỏằ'c quưt già cỏằ-i mà cÂy vỏôn nỏãng trâu trĂi. Tôi hĂi mỏằTt chạm, nhỏằ> lỏĂi ngày nào và tặỏằYng nhỏằ> trặỏằ>c kia, cÂy 'Ê tỏằông 'ặỏằÊc mỏằ? ngỏằai ra công chfm sóc. Rỏằ"i là giỏng nặỏằ>c, bỏằ ao, nặĂi tỏm giỏãt mỏằ-i trặa, chiỏằu. TặĂ trỏằi bay lÊng 'Êng trên nhỏằng ngỏằn cÂy, nhỏằng buỏằ.i sĂng sặặĂng 'ỏằng 'ỏĐy tĂn lĂ. Tôi vỏôn thăm vỏằ vỏằ>i mỏÊnh vặỏằn quẵt mỏằTt thuỏằY cạng em. Sóng bặỏằ>c bên nhau 'ỏằf nghe tiỏng thơ thỏ** cỏằĐa 'ỏƠt quê ngoỏĂi ra công chfm sóc. Rỏằ"i là giỏng nặỏằ>c, bỏằ ao, nặĂi tỏm giỏãt mỏằ-i trặa, chiỏằu. TặĂ trỏằi bay lÊng 'Êng trên nhỏằng ngỏằn cÂy, nhỏằng buỏằ.i sĂng sặặĂng 'ỏằng 'ỏĐy tĂn lĂ. Tôi vỏôn thăm vỏằ vỏằ>i mỏÊnh vặỏằn quẵt mỏằTt thuỏằY cạng em. Sóng bặỏằ>c bên bên nhau 'ỏằf nghe tiỏng thơ thỏ** cỏằĐa 'ỏƠt 'ai quê ngoỏĂi, tiỏng trỏằY mơnh cỏằĐa gió và lòai chim sÂu vỏằ 'ạa trên ngỏằn quẵt, 'ỏằf chỏằÊt vô tơnh hoa quẵt rỏằƠng, 'Ê trỏằY thành giai 'iỏằ?u bài hĂt cỏằĐa tơnh yêu.
    Nặỏằ>c nguỏằ"n Bỏằ", em ặĂi chặa cỏĂn
    HặặĂng CỏĐn quẵt ngỏằt vỏôn còn thặĂm
    VÂng, rỏằ"i 'Ây, chúng ta sỏẵ vỏằ hĂi quẵt, nhỏằng chạm quẵt vàng hặặĂm mỏằng nặỏằ>c nỏãng trâu tơnh quê. Vỏôn mÊi mÊi là mỏằTt hỏằâa hỏạn trơu mỏn ngỏằt ngào nhặ phỏÊng phỏƠt giỏằa vô hơnh hỏằ"n thiêng sông núi. Nhặ tiỏng gỏằi rỏĂt rào trong im lỏãng cỏằĐa mỏÊnh 'ỏƠt lành có mỏằTt thỏằi vang bóng...

    Xin hoan nghênh cĂc bỏĂn 'ỏn vỏằ>i Box HUỏắ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  6. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    BÚN BÒ GIÒ HEO - món ăn bình dân xứ Huế
    không rõ tác giả
    Huế nổi tiếng không chỉ là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, ngôi nhà thờ, đền đài nổi danh, Huế còn nổi tiếng vì Huế có một thiên nhiên tươi đẹp và tài nghệ nấu nướng những món ăn Huế của các cô gái đảm đang xứ Huế.
    Mỗi vùng có một thức ăn đặc sản riêng. Những thức ăn và những đặc sản cũng theo với thời gian, theo với lòng người mà thay đổi. Con người ta thường bao giờ cũng ham nhiều, ham rẻ và thích chuộng hình thức bên ngoài hơn là cái chất bên trong. Sự giả dối, cẩu thả, chạy theo lợi nhuận, chiều theo thị hiếu của khách đã thay cho cái thật thà, cái cẩn thận, cái nổi tiếng. Nấu ăn là một nghệ thuật, điều đó ai cũng biết, cũng bún, cũng thịt cũng chừng đó công thức nhưng tại sao bún người này ngon mà bún người kia dở, chẳng qua là nghệ thuật nêm nấu cộng với kinh nghiệm. Cho nên đến một tiệm lớn, sang trọng chưa phải là "biết ăn". Người "sành ăn" "biết ăn" không thích gì mà vào đó. Họ sẽ tìm một gánh bún ven đường, mà ở Huế thì thiếu gì, chỉ biết chọn đúng chỗ, họ sẽ thưởng thức được vị ngon xứ Huế.
    Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún "bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang.." mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. ở Huế cũng thế, có bún giò heo. Con bún làm bằng gạo xay có pha ít bột lọc nên con bún trắng hơi trong và săn hơn. Con bún Huế lại to hơn các nơi khác. Có hai loại bún, con bún thường được cuộn thành từng con nhỏ lúc đói bụng mà chấm nó với nước mắm ớt chanh tỏi thì tuyệt. Còn con bún để làm bún bò giò heo hoặc bún cua thường lớn hơn. Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách.. Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
    Bên cạnh những tiệm, những quán cố định trên hầu khắp các con đường trên kinh thành Huế; Mỗi buổi sáng tinh mơ, bạn đi dạo các con đường xứ Huế sẽ thấy những cô con gái Huế cỡ mười tám đôi mươi, vai kẽo kẹt một gánh bún đi thành từng đoàn, khói bay nghi ngút, nói cười vui vẻ, đó là cô gái Huế đi bán bún gánh cho khách khắp cả thành phố. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi gánh mỗi hương vị nhưng tất cả đều Huế, Huế từ con bún, từ các nồi nhôm, từ dáng đi nhanh khoan thai nhịp nhàng, và cho dù bạn có khó tính đến đâu chắc cũng sẽ hài lòng khi thưởng thức một tô bún rất bình dân, rất rẻ nhưng nhiều khi lại rất ngon
    .

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  7. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    VỀ NHÀ ĂN CƠM
    Vĩnh Quyền
    Cơm nghĩa đen. Không liên quan gì "cơm và phở" trong lối nói bông đùa. Nhà nghĩa bóng. Người Huế tha hương thích gọi "Huế mình" là nhà. Festival Huế 2002 là dịp để những đứa con xa quê của Huế tìm về nhà ăn cơm...
    Còn đúng một tháng mới đến Festival mà tôi đã phải đón rước non một tiểu đội "Huế lai" về thăm nguồn cội. Có mấy vị đòi ăn cơm vua ở khách sạn. Tôi chìu, nhưng chỉ ngồi uống rượu suông.
    Tôi không thích ăn thịt gà giả thịt công. Tôi đã bỏ lỡ cơ hội của mình từ lúc 16, 17 tuổi kia. Năm ấy, để yên tĩnh học thi tú tài, tôi được đưa vào ở cung An Ðịnh bên bờ sông An Cựu. Ðây là phủ của Hoàng tử Bửu Ðảo trước khi trở thành Vua Khải Ðịnh và sau đó là phủ của Thái tử Vĩnh Thụy trước khi trở thành Vua Bảo Ðại. Khi tôi xách vali bước lên tầng hai, lũ dơi đen bay túa ra phản đối vì sợ tôi phá vỡ niềm tĩnh lặng tuyệt vời của chúng đã có từ hàng chục năm. Ðang hoang mang trước cảnh hoang phế, tôi giật mình quay lại bởi lời thưa gửi của một "cung nữ" trạc tuổi tôi. Bước chân cô êm lặng tới mức không hiểu được. Cô thông báo tôi phải sang hầu Ðức Bà. Ðó là cách gọi gần gũi mà kính cẩn đối với Hoàng Thái hậu Từ Cung, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Ðại, ẩn dật trong ngôi biệt thự cách cung An Ðịnh chừng vài trăm mét. Ðến nơi, Ðức Bà đã đi lễ chùa. Cô gái hé mở chiếc ***g bàn sơn son thếp vàng: "Ðức Bà ban cho mệ đó". (Ðàn ông trong hoàng tộc thường được xưng là mệ). Tôi nhìn vào. Trên đĩa nhỏ là một chiếc lá nhỏ cuốn hững hờ một miếng thịt nhỏ. Tôi nói lời tạ ơn, rồi gần như nuốt chửng miếng thịt, nuốt cả lời bất kính: Ban thế ni, từ nay xin kiếu! "Cung nữ" thỏ thẻ: "Nem công đó, mệ thấy có ngon không?". Tiếc ngẩn ngơ, rồi giấu nỗi nhục "thực nhi bất tri kỳ vị", mệ bèn cay đắng gật đầu. Thế mà xa Huế gần 30 năm tôi vẫn nhớ như in miếng nem thời niên thiếu. Vì đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng, tôi chạm tới miếng ăn cung đình thứ thiệt dẫu đã vang bóng...
    Mấy vị bà con xa xứ của tôi tỏ ra hài lòng bữa "ngự thiện" (cơm vua) trả bằng "đô". Có lẽ sự ngon miệng là nhờ món thuyết trình của cô gái sắm vai "thượng thiện" (người nấu cơm vua) hơn là chính các món ăn sặc sỡ. Lời cô rút từ sách Ðại Nam thực lục chính biên, Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ làm cho bữa ăn và thực khách trở nên quá sang trọng. Rằng vua điểm tâm 12 món lúc 6 giờ sáng, ăn trưa với 50 món mặn, 16 món ngọt lúc 11 giờ, ăn chiều cũng bằng chừng ấy số món lúc 5 giờ chiều, tổng cộng 134 món, trong đó phần lớn là những món chế biến từ yến xào, vây cá, bào ngư, gân nai, thịt công...! Nghe qua, mọi người bị choáng như vừa nhấp một ngụm Minh Mạng thang. Sinh thời, nội của tôi, người từng ăn cơm vua với vua, đã "đặc tả" những món sơn hào, hải vị như thế trong những bữa cơm ngày thường của gia đình như để nhớ về một quá khứ vàng son của ông. Nội tôi cũng cho biết 134 món ăn "cung tiến" lên nhà vua trong một ngày chỉ tồn tại trong điển lệ mà thôi, các vua thường tiết giảm rất nhiều, đặc biệt khi có thiên tai, địch hoạ, mất mùa. Riêng cỗ bàn tế lễ và đại yến ngoại giao thì phải giữ đúng lệ. Cỗ lớn có tới 161 món khác nhau!
    Huế giữ vị trí kinh đô 143 năm (1802-1945) nên đóng góp tới 1.300/1.700 món ăn của cả nước. Sách của bà Hoàng Thị Kim Cúc giới thiệu 600 món ăn của Huế còn lưu truyền...Trước đó, năm 1910, bà Trương Thị Bích, vợ Công tử Hồng Khẳng, con dâu Tùng Thiện Vương, đã xuất bản cuốn Thực phổ bách thiên dạy cách chế biến 100 món ăn và viết bằng thơ. Bà mẹ chồng viết lời tựa cho con dâu cũng bằng thơ. Ngót 100 phủ đệ của ông hoàng, bà chúa sống hoà lẫn trong các khu vực dân cư đông đảo như Kim Long, Vỹ Dạ, An Cựu nên Thực phổ bách thiên tuy do người của vương phủ biên soạn nhưng chỉ chọn 34 món ăn cung đình, còn lại thuộc về dân dã. Trong đó có tới 7 loại dưa cà, 14 loại mắm...Miếng ăn đã thế, cái uống của người Huế cũng cầu kỳ không kém. Ðến bây giờ còn nghe chuyện các cụ xưa cho người chèo xuồng trên hồ Xã Tắc khi chiều xuống, chọn búp sen hàm tiếu đổ trà ngon vào, cột túm lại, ướp qua đêm để chuẩn bị hương vị cho tuần trà buổi sáng hôm sau! Hồi nhỏ, tôi từng tham gia thu gom thân cây bắp, cùi bắp cồn Hến phơi khô cho nội tôi làm than củi đun nước sôi bằng om đất. "Như rứa trà càng thơm ngọt", ông cụ phân bua cái sự hành con cháu như thế. Nhưng sau bữa ăn ông lại thích uống chè tuần hái từ thượng nguồn sông Hương...
    Sau bữa "ngự thiện" ngất trời, chị Thục Ðoan bảo tôi: "Nếm qua cho biết thôi, cơm vua chỉ thu hút khách Tây, khách Nhật. Mình từ Pháp về đây chỉ thèm cơm Huế. Cơm vua Việt Nam từa tựa cơm vua Tàu. Tên gọi chữ Hán của món ăn cũng giống nhau. Tất nhiên cách chế biến ít nhiều mang dấu ấn riêng của Huế cho phù hợp khẩu vị, thời tiết... Chính những món ăn dân dã đặc sắc mới làm nên cái riêng gọi là nghệ thuật ẩm thực Huế. Ðó là cơm hến, bún bò, bánh khoái, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh ướt thịt nướng... Chao ơi, mới đọc tên đã chảy nước miếng, dị òm! Mình đi đến đâu, trong nước cũng như trên thế giới, chỗ mô thấy có người Việt là y rằng ở đó mình tìm ra quán bún bò Huế. Cũng đỡ thèm, đỡ nhớ, nhưng không tìm đâu ra hương vị nguyên thuỷ mà mình vẫn đeo mang đâu đó trong tâm thức kể từ ngày phải sống xa xứ...". Thế là, hàng ngày, chị Thục Ðoan rủ mấy cô bạn Ðồng Khánh cũ đi "ăn hàng" trong chợ Ðông Ba, bên vỉa hè, nhắc chuyện thời con gái, cười rúc rích. Hôm chị mời về nhà ăn tối, tôi được thưởng thức một bữa cơm Huế ra Huế, từ thức ăn đến cách ăn, mà đã lâu tôi không gặp. Tôi khen chị giỏi, chị âu yếm chỉ vào bà ngoại: "Tác giả đây nè, mình mà được như ri thì đã mở tiệm ăn Huế bên Paris, ngồi đếm tiền mệt nghỉ!".
    Qua câu chuyện của bà cụ đã bước vào tuổi 90, tôi góp nhặt được nhiều cái hay, cái đẹp trong kiểu cách ăn uống của người Huế. Theo bà, dân gian Huế ít nhiều chịu ảnh hưởng cung cách ẩm thực của vua chúa, quan lại. Trừ bà con lao động chân tay nặng nhọc phải "chặt to kho mặn", tầng lớp trung lưu phần lớn chuộng vẻ thanh tao. Từ nghệ thuật pha chế mùi vị, màu sắc cho thức ăn đến chọn lựa hình thức xinh xẻo cho cái chén, đôi đũa. Muốn miếng ăn đẹp và ngon nhưng dân Huế không mấy nhà giàu có, dư dả nên chỉ còn cách chịu khó lấy cái khéo léo, tinh tế để bù đắp, trải hàng trăm năm trở thành bản sắc nghệ thuật. Cơm hến là ví dụ rõ nhất. Nó vốn là bữa ăn sáng của nhà nghèo. Tối hôm trước, người vợ, người mẹ để dành một bát cơm. Sáng mai mỗi người được vài muỗng cơm nguội. Chừng ấy thì ai ăn ai nhịn và làm sao nuốt trôi? Dễ thôi: Chỉ cần một chén hến "rẻ như cho" thả vào nồi nước màu đun sôi bốc khói trắng, bỏ thêm vài miếng tóp mỡ giòn tan, nêm nước ruốc cho đậm đà, rồi kèm với rau sống hái trong vườn, mỗi người mỗi bát vun tới mũi, và từng miệng ngồm ngoàm, chốc chốc cắn trái ớt xanh kêu cái rụp cay xé lưỡi để "hít hà" cho đã, để mồ hôi tứa ra lấm tấm, để da dẻ bỗng chốc hồng hào ấm áp chi lạ giữa buổi sáng mùa đông lạnh thấu xương của Huế... Nhà giàu ăn thử đâm ghiền. Rồi gánh cơm hến lên đường dự hội chợ ẩm thực quốc tế, "ủm" luôn Huy chương Vàng. Kết quả của tấm lòng người phụ nữ nghèo khó thương con, thương chồng đó thôi. Cho nên tài nấu nướng của phụ nữ Huế được xem như một yếu tố đức hạnh...
    Tôi có cảm giác đang nghe chuyện của một Huế xưa cũ. Cuộc sống tất bật hôm nay không dành nhiều thời gian cho phụ nữ Huế trau dồi "đức hạnh" như thế nữa. Những buổi trưa ăn cơm hộp ở cơ quan, những cuối tuần ăn cơm tiệm cả nhà đã trở nên quen thuộc. Chén đĩa nhỏ nhắn, xinh xắn của gốm sứ Bát Tràng, Nội Phủ chỉ còn trong tủ kính các nhà sưu tập cổ vật. Thay vào đó là đồ nhựa công nghiệp mà ở đâu cũng giống nhau. So với bữa cơm người Nhật thì cung cách ẩm thực truyền thống của Huế đang phai nhạt dần. Chuẩn bị đón Festival 2002, Huế đang phục hồi những khu phố ẩm thực. Ðó cũng là cách góp phần giữ gìn nét đẹp tinh thần của một vùng đất văn hoá. Như chị Thục Ðoan, có nhiều người Huế xa quê sẽ về Huế trong dịp lễ hội này để được "về nhà ăn cơm".

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  8. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    ẨM THỰC CUNG ĐÌNH HUẾ
    Đào Hùng
    Nói đến ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩm thực được hình thành để phục vụ triều đình nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ở đây. Có thể nói đó là đỉnh cao của nghệ thuật ăn uống Việt Nam nhưng chưa hẳn đã tiêu biểu cho phong cách ăn uống của dân tộc. Mặc dù nền quân chủ ở nước ta đã sụp đổ từ lâu, nhưng trong hồi ức một số người cao tuổi ở Huế còn sống cách đây không lâu, vẫn còn giữ được một phần hình ảnh ăn uống chốn cung đình xưa. Chắc ở Hà Nội đã từng tồn tại những món ăn cung đình xứ Bắc từ triều đình nhà Lê, nhưng sau hơn hai thế kỷ tiêu vong, đến nay ta khó mà tìm lại được dấu vết.
    Theo sách Ðại Nam hội điển sự lệ biên soạn dưới thời nhà Nguyễn thì Quang Lộc Tự là cơ quan lo việc cỗ bàn của triều đình, gồm cỗ cúng trong những ngày lễ trọng đại, cỗ yến cho các quan hay tiếp sứ thần Trung Hoa và ban yến cho các vị tân khoa đỗ tiến sĩ. Cỗ bàn thường được chia thành các loại.
    Cỗ hạng lớn gồm 161 phẩm vị, Cỗ ngọc soạn có 30 đĩa, Cỗ quí có 50 phẩm vị, Cổ điểm tâm có 12 vị. Ngoài ra còn có cỗ chay để cúng ở các chùa, hạng nhất có 25 món, hạng hai có 20 món... Các món ăn được quy định cụ thể và định giá từng loại cỗ vì vậy ta có thể thống kê qua tên gọi các món ăn. Nếu như vua chúa phương Tây và Trung Hoa thường lấy săn bắn làm thú giải trí vương giả và sự xuất hịên của thịt thú rừng trên bàn tiệc của các lãnh chúa vương công là chuyện thường xuyên thì ta thấy nổi lên một điều khác biệt là vua chúa Việt Nam ít ăn thịt thú rừng. Thịt dã thú chỉ thấy trong cỗ cúng với số lượng rất hạn chế: hươu, lợn rừng, công, tê tê, vịt nước, đuôi cá sấu...
    Ta còn có thể biết cách ăn uống ở cung đình qua những sản phẩm mà triều đình quy định cho các địa phương cung tiến hàng năm theo mùa. Ðiểm lại các sản vật cung tiến được ghi trong sách xưa, ta thấy hầu hết chỉ là những hoa quả thông thường được trồng ở các địa phương như: dừa ở Vĩnh Long, Ðịnh Tường, xoài Phú Yên, bòng bong Quảng Nam, cam đường Thanh Hoá, Hải Dương, vải Hà Nộị...Tỉnh phải nộp nhiều thứ nhất là Quảng Bình thì cũng chỉ là dưa hấu, bột hoàng tinh, tương đậu, thịt cửu khổng khô (ruột một thứ sò lớn ở biển). Chẳng qua đấy là những đặc sản địa phương có thể thu hoạch một cách dễ dàng, không phải mất công khó nhọc lên rừng xuống biển tìm kiếm như xưa người Việt phải làm để cung tiến cho triều đình Trung Hoa.
    Nói như vậy không phải trong hoàng cung không có những món ăn cầu kỳ. Theo lời người già trong hoàng tộc kể lại thì có một món ăn lạ là "sâu mây". Ðây là một loại ấu trung sống trong thân cây mọc trên rừng. Người ta chặt mây, lấy những con sâu đó về, đem thả vào ngọn cây mía trong vườn. Con nhộng đục thân mía để ăn. Chờ đúng ngày nhộng vừa lớn mới chẻ cây mía ra, lấy nhộng làm thức ăn. Ngoài ra còn có một loại thức ăn được vua chúa nhà Nguyễn ưa thích, đó là con đuông, một loại ấu trùng sống trên ngọn cây dừa, vì vậy mang vị ngọt của cùi dừa. Muốn lấy con đuông phải chặt cả cây dừa, chỉ những vùng trồng dừa ở miền Nam mới lấy được. Ðuông hẳn là một món ăn quí, chẳng thế mà hình ảnh và tên của nó đã được khắc trên Cửu đỉnh trước Thái Miếu của kinh thành Huế với cái tên "hồ da tử". Còn theo những người già kể lại thì các bữa ăn hàng ngày của ông hoàng bà chúa trong cung không khác những bữa ăn của dân thường là bao. Món ăn được ưa thích của mẹ vua Bảo Ðại vẫn chỉ là cá bống kho, canh cá óc mó, canh rau dại nấu với tôm...
    Vào đầu thế kỷ này, một vị phu nhân trong hoàng tộc đã ghi lại nhưng món bà thường ăn là để truyền lại cho con cháu học theo. Tập sách mỏng có tên là Thực Phổ Bách Thiện giới thiệu 100 món ăn theo thể văn vần. Ðiều khiến ta ngạc nhiên là những món ăn đó không khác mấy với món ăn dân dã. Tạm làm một thống kê thì thấy thịt thú rừng chỉ chiếm 4%, trong khi đó thịt nói chung chiếm 17%, gia cầm chiếm 9%, tôm cá 28% chiếm tỉ lệ cao nhất. Nếu tìm những món lạ và đắt tiền như vi cá, hải sâm, yến sàọ..thì chỉ có 5%. Ngược lại những món ăn bình thường như rau dưa chiếm tỉ lệ cao là 28% và các thứ mắm chiếm 14%.
    Phong cách ẩm thực cung đình ngày nay đang được tái hiện trong những thực đơn của khách sạn và nhà hàng ở Huế. Du khách có thể tới nhà hàng Tịnh Gia Viên của nghệ nhân Tôn Nữ Hà để tìm lại hình ảnh của những bữa ăn cầu kỳ trong khung cảnh vườn cây của các dinh thự xưa. Ðến 15 Tống Duy Tân để chiêm ngưỡng những bông hoa hồng, hoa cúc sống động như thật do nghệ nhân Hương Trà làm từ bột đậu xanh. Nhưng để thưởng thức không khí đích thực của chốn hoàng cung thì hãy tìm đến phủ đệ xưa của cung An Ðịnh. Nơi đây hình ảnh buổi dạ yến xưa được làm sống lại, khiến du khách như được sống trung khung cảnh thực của một đêm mùa thu xứ Huế, nhưng lại mang không khí hư ảo của một thời xa xưa.

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  9. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    BÁNH CANH XỨ HUẾ
    Hào Vũ
    Mấy năm gần đây, ở Huế người ăn bánh canh đông hẳn lên, từ học sinh, sinh viên, cán bộ... cho đến khách du lịch và nhất là Việt kiều về thăm quê.
    Các quán bánh canh lần lượt mọc lên ở những công viên, cổng trường học, nhà máy... quán mở cửa từ sớm tinh mơ cho đến nửa đêm.
    Bánh canh ở đây nấu bằng bột mì với cá và da heo, hoặc với thịt băm nhỏ vo viên... Công đoạn chế biến đơn giản và nhanh chóng: nước dùng đun sôi trong nồi, bột nhào xong cán thật mỏng quanh một ống nhôm tròn làm thớt. Dùng dao xắt thành từng con nhỏ, rơi vào nồi nước nóng. Khi bột vừa chín tới, vớt ra tô, chế nước dùng có thịt heo, cá và hành thái nhỏ, chêm gia vị vào rồi ăn nóng.
    Ở Huế từ lâu lắm rồi, dưới làng Nam Phổ xã Phú Thượng, Phú Vang cách trung tâm thành phố Huế chừng 6km, đã có nghề bán cháo bánh canh truyền thống. Tuy cũng là cháo bánh canh, nhưng nó hoàn toàn khác với bánh canh đời mới. Vì thế, nếu không quen biết thì du khách dễ nhầm lẫn...
    Bánh canh Nam Phổ bắt đầu bán từ buổi chiều khoảng 13 giờ trở đi, hàng bánh canh do một phụ nữ gánh đi bán dạo (ngày trước người bán trẻ hay già đều đội nón Huế, mặc áo dài). Xuất phát từ Nam Phổ, lên Vỹ Dạ, qua chợ Ðông Ba, vào Thành Nội... Trong hàng bánh canh, còn bán cả bánh lọc, bánh ít, bánh nặm v.v... là những thứ bánh đặc sản Huế.
    Bánh canh truyền thống Nam Phổ làm bằng bột gạo (xưa không có bột mì), lại chỉ dùng tôm giã nhuyễn trộn trứng. Tô bánh canh hình dẹt, nước dùng trong và sền sệt, thơm phức...
    Bánh canh Huế được nhiều người ưa. Giá bình dân, hợp khẩu vị những ai thích ăn cay và nóng. ở Huế nếu có cơ sở chế biến đóng gói, không chừng bánh canh sẽ trở thành một thứ "mì ăn liền" bán chạy cũng nên.

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  10. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    BÁNH HUẾ
    Ngô Minh
    Người Huế có hai cách thết đãi khách sang trọng mà tao nhã: Mời khách xuống sông Hương nghe ca Huế và đãi khách một bữa tiệc bánh. Vâng, một bữa tiệc mà thực đơn toàn các loại bánh Huế. Huế là xứ sở sinh ra hàng trăm loại bánh của riêng mình và bánh du nhập từ miền Bắc, miền Nam hay Trung quốc được Huế hóa. Tiệc bánh Huế có thể đặt ở nhà hàng lớn, ở ngay quán bánh, hay mua bánh về dọn ở nhà.Các quán bánh nổi tiếng như quán bánh khoái Thượng Tứ của chị em cô Ngọc câm, khách Tây, khách ta đông nghẹt suốt đêm ngày, quán bánh bèo Ngự Bình, ngã ba Thánh Giá, quán bánh ướt , bánh cuốn thịt nướng ở Kim Long, bánh nậm Bến Ngự, quán bánh đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 5 giờ chiều đã hết...
    Bữa tiệc bánh Huế gia chủ thường đãi khách 5 đến 7 loại bánh ngon, dọn từng món theo thứ tự: bánh bèo, bánh khoái, bánh nậm bánh ít ram, bánh cuốn thịt nướng, bánh dày, bánh bột lọc... sau đó tráng miệng bằng bánh phu thê hoặc bánh gai và các loại bánh ngọt. Mỗi loại bánh Huế có một cách thức ăn và loại nước chấm đặc trưng. Ví dụ bánh bèo rưới nước chấm pha bằng nước mắm ngọt nhẹ, bánh bột lọc chấm nước mắm chua cay nhẹ... Tuỳ từng loại bánh mà ăn bằng đũa, thìa, que tre mảnh... Bánh Huế đa phần ăn nóng, vừa chế biến, vừa dọn ăn mới đảm bảo hương vị. Dự một tiệc bánh Huế, người chưa quen thường có cảm giác lửng lơ ban đầu vì các đĩa bánh thường nhỏ, tấm bánh lại thanh mảnh. Nhưng ăn xong năm, bảy loại bánh mới thật thấy khoái khẩu. No mà không chán, còn thòm thèm thích ăn nữa. ¡n bánh Huế nhẹ bụng, chóng tiêu, vì bột mịn, chế biến kỹ, chỉ có các loại thực phẩm nhẹ như tôm, trứng...Các loại bánh bèo, bánh nậm, bánh dày... người Huế thường làm cho trẻ con hay người lớn mới ốm dậy ăn cho chóng khoẻ. Ðó cũng là các loại bánh có mặt trong các bữa ăn của vua xưa.
    Người Huế hàng ngày thường rủ nhau đi ăn bánh bèo. Bánh được làm bằng bột gạo sú với nước, cho thêm ít mỡ, muối, ít hàn the rồi bắt lên bếp khuấy mạnh cho khỏi sít, nhưng đừng để bánh chín, sau đó múc từng thìa bột đổ vào khuôn. Khuôn là những cái chén nhỏ xíu, đường kính miệng chỉ 5cm, nông chưa tới 1cm. Từng cái chén nhỏ này được xếp vào giá đỡ trong nồi hấp lớn. Mỗi nồi hấp từ 30 đến 50 chén bánh. Bánh chín, người ta dùng que tre mỏng như lưỡi dao xoay lấy bánh ra khỏi khuôn rồi xếp vào đĩa, rưới qua một lớp dầu mỏng và rắc tôm chấy lên trên. Mỗi đĩa 10 đến 12. Tôm sấy là loại tôm sú, tôm rằn tươi bóc vỏ, hấp chín và chấy nhỏ tới, vàng gạch rất bắt mắt. Ngoài tôm chấy, trên từng miếng bánh con có một miếng phồng nhỏ bằng da lợn ráng giòn. Ở các quán sang, chiều theo ý khách, người ta không lấy bánh ra khỏi chén hấp mà dọn luôn cả chén có rắc tôm chấy, gia vị. Một mâm bánh bèo như thế thường từ 15 đến 20 chén. Bánh bèo thường dùng nước chấm ngọt ăn nóng bằng que tre mỏng vót nhọn. Nước chấm bánh bèo thường có mùi tôm chín đặc trưng. Vùng Ngự Bình xưa nay nổi tiếng bánh bèo ngon. Du khách sau chầu leo núi, ngắm trời thong thả xuống núi, vào quán bánh bèo thưởng thức vị ngọt mát, nồng thơm như là một nốt lặng chiều Huế tím.
    Bánh lá là thứ bánh sang. Người Huế gọi là "bánh nậm". Bánh này cũng làm từ nguyên liệu như bánh bèo, nhưng gói bằng lá dong, có nhuỵ tôm chấy. Người ta múc bột vào lá, thêm nhuỵ tôm chấy rồi gói kín đem hấp, khoảng một giờ sau thì chín. Nước chấm bánh nậm là nước chấm ngọt, pha tí cay. Ở các tiệm sang thường ăn bánh lá kèm với chả tôm nên được gọi là "bánh lá chả tôm". Chả tôm là loại chả giống chả quế, nhưng nguyên liệu chủ yếu là tôm ở phá Tam Giang, được quết và gói thành chả.
    Loại bánh đặc sắc nhất Huế là loại "bánh khoái". Có người bảo do khi chế biến bánh này có nhiều khói thơm , tiếng Huế gọi trệch thành bánh khoái. Cũng có người nôm na rằng, do ăn khoái quá nên gọi là bánh khoái! Bánh khoái đổ bằng bột gạo ( hoặc nếp) đánh sệt nước với trứng gà ( hoặc trứng vịt), thêm các gia vị mắm muối. Nguyên liệu phụ là tôm bóc vỏ, thịt bò ( hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái chỉ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, nông khoảng 2 cm, đường kính từ 12 đến 15cm, có cán cầm. Khi có khách, nhà hàng mới bắc khuôn, đổ bánh. Công việc làm bánh ngay trước mặt khách. Múc dung dịch bột đổ vào khuôn đang nóng. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo, bốc khói thơm quyến rũ. Khi bột chín vàng rơm thì gắp một vài lát thịt, vài con tôm nõn, bỏ vào một nửa phần bánh, lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt, và bày ra đĩa. Bánh khoái ăn với nước lèo và rau sống, vả thái , chuối chát, khế thái lát. Bánh khoái ngon nhờ bánh, và nhờ nước lèo đặc trưng. Nước lèo bánh khoái chế biến từ hàng chục loại nguyên liệu khác nhau như gan lợn, bột đao, mè, đậu phộng v.v... Loại nước lèo này nếu không có nghề gia truyền, thì dù có thuộc công thức bạn cũng khó chế biến được ra mùi đặc trưng. Mùi vị bánh khoái Huế rất dễ gây nghiện, như nghiện thi ca!
    Nào, ai chưa một lần thưởng thức bánh Huế...?

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195

Chia sẻ trang này