1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HUẾ - PHONG VỊ, HƯƠNG VỊ (Ẩm Thực Xứ Huế)

Chủ đề trong 'Huế' bởi northernstar_2308, 09/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Cơm Hến
    Phan Gia Vỹ
    Bạn đã về Huế, bạn sẽ đi thăm cảnh đẹp khắp nơi: ngược dòng sông Hương nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ, thấy cảnh hương khói mờ điện Hòn Chén, hay xuôi về Vỹ Dạ thả hồn chìm đáy nước, vào Đại Nội hoặc viếng lăng tẩm: Minh Mạng, Tự Đức.
    Trước lúc ngao du sơn thủy, xin mời bạn dừng chân ở góc đầu con đường Trương Định để điểm tâm món cơm hến Huế (quán cơm hến Trương Định) ngon nồng và thơm cay ríu cả lưỡi.
    Cơm hến Huế, một món ăn bình dân, có khắp thôn xóm đường quê, nhờ những đôi bàn tay cần mẫn, tảo tần, chắt chiu, những đôi vai chịu thương, chịu khó của các mẹ, các chị gồng gánh bán rao.
    Cơm Hến Huế là 1 món ăn rất giản dị, rất được ưa thích. Để làm món cơm Hến thật ngon thì phải cần chuẩn bị thậy kỹ nhiều ciệc nhỏ, (nhỏ li ti như hến vậy).
    Hến được xúc dưới sông lên, ngâm lại nước gạo một thời gian, rửa sạch, đem luộc đến lúc vỏ hến rã, lấy nước sau khi đã lắng đọng, dùng rá (rổ) sàng lọc lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của món cơm hến. Cơm dùnh với hến thường là cơm trắng để nguội. Những phần phụ phải có và làm tăng vẻ thơm ngon của cơm hến đó là: khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối thái thật nhỏ, cùng nước mắm tỏi hành, muối mè, ớt, tóp mỡ, ruốc sống, rồi đậu phụng giã nhỏ.
    Một điều đặc biệt đánh lưu ý là: tất cả gia vị rau hành, hến, cơm đều để nguội. Nhưng nước hến luôn luôn được giữ nóng sôi nhờ bếp lửa hồng, làm bát cơm hến nóng ngon và ấm nồng.
    Mỗi bát cơm hến đều có đủ từng xíu, từng xíu những thành phần trên, ngồi ở gánh hàng hay quán ăn, bạn sẽ vừa nhìn, vừa chờ đợi nôn nóng, vừa thích hơn nhiều khi được cầm bát cơm hến điểm tâm.
    Bạn có về Huế, trước khi say ngắm cảnh trăng nước hữu tình xin mời bạn làm quen với cơm hến Huế: thơm ngon, cay caỵ Ngon lắm và ấm cả lòng, bạn ơi!

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me 4eva?(4eva - Stratovarius)
     
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Bánh Khoái Thượng Tứ
    Minh Khôi
    Du khách đến Huế ai cũng phải một lần ghé cửa Thượng Tứ ăn bánh khoái. Cả ba quán bánh khoái ở đây đều do anh em nhà họ Lê, những người bị câm điếc bẩm sinh, làm chủ. Họ được học nghề từ chính mẹ mình, một trong những người làm bánh khoái khéo nhất ở Huế.
    Du khách đến Huế, dù Tây hay ta, ai cũng một lần ghé tiệm bánh khoái Lạc Thiện chén một bữa để có thể tận hưởng sự tuyệt vời của văn hóa ẩm thực Huế. Tiệm bánh này là của anh Trung, một người câm điếc bẩm sinh. Festival Huế 2000, khách đến tiệm đông gấp mười ngày thường, phải xếp hàng chờ cả tiếng mới có chỗ ngồi! Tiệm ở ngay đầu đường Ðinh Tiên Hoàng, đi vài bước là đến cửa Thượng Tứ vô Thành Nội nên người Huế quen gọi là bánh khoái Thượng Tứ.
    Vợ anh Trung là chị Trần Thị Nguyệt, kể, bánh khoái Lạc Thiện có từ trước năm 1975. Tiệm chỉ có bốn bàn tầng trệt và ba bàn trên gác cho khách ngồi. Ngay cửa ra vào tiệm là lò đổ bánh, lửa lúc nào cũng đỏ rực. Khách vừa ăn vừa có thể ngắm chủ nhà đổ bánh. Còn người nhà vừa đổ bánh vừa phục vụ khách. Ðược hỏi về bí quyết làm bánh ngon, chị Nguyệt cười thật thà: "Bánh khoái ở Huế nhiều người biết công thức chế biến. Có lẽ ăn nhau là ở nguyên liệu và cách phục vụ nhiệt tình". Hai năm trước, chủ kỹ thuật làm bánh của quán là chị Lê Thị Thanh Ngọc, con gái thứ bảy trong gia đình. Giống như sáu anh chị em khác của mình, Ngọc cũng bị câm điếc bẩm sinh.
    Theo chị Nguyệt mô tả, bánh khoái được làm từ hàng chục thứ nguyên liệu, gia vị khác nhau như bột gạo, trứng gà, tôm, chả quế, mè (vừng), mắm, ruốc, muối, dầu ăn, nước mắm, gan heo... Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng gà (hoặc vịt), sau đó thêm các gia vị tiêu hành, mắm muối. Một loại nguyên liệu nữa là tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con, sâu một phân có cán cầm. Khi có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ, tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên thơm quyến rũ. Bột chín vàng thì gắp một lát thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt, lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa. Bánh khoái ăn với "nước lèo", rau sống, vả, chuối xanh và khế thái mỏng. Nước lèo là thứ nước chấm mà chỉ có các đầu bếp giỏi, quen làm mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, nó quyết định chất lượng bánh khoái quán này so với quán khác. "Nước lèo" Huế được chế biến rất tinh diệu và cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu khác nhau như bột báng, gan lợn, mè, lạc rang... Bánh khóai Lạc Thiện ăn đến no cũng không chán được! Ở tiệm Lạc Thiện chỉ tính tiền bánh 5.000 đồng một chiếc, còn rau sống, nước lèo có thể gọi thoải mái. Thường mỗi khách chỉ ăn hai đĩa bánh là no căng, dù vẫn còn thèm! Về tên gọi của bánh, chị Nguyệt giải thích, nhiều người cho rằng, khi đổ bánh, khói thơm dâng lên, bay xa mời mọc người qua đường. Giọng Huế nói khói thành khoái, từ đó có tên như vậy. Còn có cách giải thích khác, đó là bánh này ăn khoái khẩu, ăn một lần là nhớ mãi nên gọi là bánh khoái!".
    Chị Nguyệt kể, mẹ chồng chị là bà Hồ Thị Trà. Khoảng năm 1955, bà từ Quảng Trị vào lấy chồng Huế, mua nhà ở cửa Thượng Tứ, mở tiệm bánh khoái. Bà là một trong những người chế biến bánh khoái giỏi nhất Huế từ hơn bốn chục năm nay. Bà sinh tám người con, chỉ có người con đầu, chị Lê Thị Vương Mai, là bình thường. Chị Mai bây giờ là chủ một sạp vải lớn ở chợ Ðông Ba. Sau đó bà bị một chứng bệnh lạ dẫn đến lãng tai, rồi điếc dần. Từ đó, bảy người con tiếp theo của bà (bốn trai, ba gái) đều bị câm điếc bẩm sinh. Nhưng nỗi bất hạnh do số phận giáng xuống đã không khuất phục được ý chí nuôi con nên người của bà. Bà truyền cho các con nghề làm bánh khoái. Ðến nay tất cả họ đều có gia đình, nghề nghiệp vững vàng, nhà cửa khang trang. Anh Lê Văn Trung (chồng chị Nguyệt) là chủ quán bánh khoái Lạc Thiện nổi tiếng. Ðây là quán "gốc" của gia dình từ mấy chục năm trước. Từ tiệm bánh khoái Lạc Thiện, anh em nhà họ Lê đã phát triển thêm bốn tiệm bánh khoái khác! Cô Lê Thị Thanh Ngọc thì vô thành phố Hồ Chí Minh thuê nhà mở quán bánh khoái Lạc Thiện ở đường Phạm Ngũ Lão, gần chùa An Lạc. Nghe nói cũng đông khách lắm. Người em kế anh Trung là Lê Văn Thạnh, chủ quán Lạc Thạnh cũng ngay trên phố Ðinh Tiên Hoàng, trước đây bán bún bò, đồ nhậu, mấy năm nay đã chuyển sang bán bánh khoái. Cô em gái Lê Thị Thanh Yến sau khi lấy chồng cũng mua nhà mở quán bánh khoái Lạc Thuận ngay cạnh quán của hai anh trai. Nằm kề nhau thế mà quán nào cũng đông khách.
    Ngoài ba quán bánh khoái, anh em nhà họ Lê còn có ba quán khác, không bán bánh khoái nhưng cũng rất nổi tiếng, tất cả đều nằm trên đường Ðinh Tiên Hoàng. Ðó là quán ăn 14 Ðinh Tiên Hoàng của anh Lê Văn Lan với nhiều món đặc sản mà người sành điệu ẩm thực ở Huế đều biết tiếng. Hai cô gái họ Lê khác là Lê Thị Hoàng Anh (thứ tư) và Lê Thị Thu Cúc (thứ bảy) thì mở hai quán may đo thời trang rất ăn khách. Như vậy ở đoạn phố Ðinh Tiên Hoàng này có 14 số nhà thì có tới sáu số nhà là của anh em họ Lê!
    Chúng tôi xin được lên gác thăm bà cụ, chị Nguyệt liền ra hiệu cho anh Lê Văn Trung mời mẹ xuống. Bà Trà gần 80 tuổi rồi mà vẫn đi đứng nhanh nhẹn. Ngồi nói chuyện với chúng tôi, bà phải nhờ đứa cháu gái con chị Nguyệt làm "phiên dịch"vì bà bị điếc nặng. Bà kể chuyện thật cảm động. Mỗi lần sinh ra một đứa con không biết nói, bà lại gục vào ngực chồng mà khóc suốt đêm, nhang đèn khấn vái thần Phật. Lần vui nhất của đời bà là sau ngày giải phóng, bà được Hội phụ nữ tỉnh mời ra Hà Nội chế biến bánh khoái phục vụ Ðại hội Ðảng. Bà được vào Lăng viếng Bác Hồ. Rồi bảy đứa con câm điếc, lần lượt tự học được nghề, làm ăn khấm khá, bà mới vui khỏe dần lên. Bà nói, hiện bà vẫn truyền dạy các cháu nghề làm bánh khoái. Thỉnh thoảng có khách quý, bà vẫn tự tay đổ bánh mời khách. Nói rồi bà bắc khuôn lên bếp, pha chế nguyên liệu, tay thoăn thoắt múc bột đổ vào khuôn. Khói bánh khoái bốc lên thơm lựng...
    Quán bánh khoái Thượng Tứ đã trở thành địa chỉ văn hóa ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương...

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me 4eva?(4eva - Stratovarius)
     
  3. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Huế - 36 thứ chè
    Ngô Minh
    "36 thứ chè" ấy chỉ là cách nói. Có thể nhiều hơn nữa. Không biết tự bao giờ, người Huế đã rất thích ăn chè. Có những loại chè thanh tao, sang trọng của chốn cung đình xưa như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu... Cũng có cả những thứ chè rất bình dân như chè bắp, chè đậu ván, chè môn, chè khoai mài... Nếu muốn thưởng thức hết hương vị Cố đô thì chỉ nếm chè, chắc bạn cũng phải ở Huế dài dài...
    Ở Huế có tới mấy chục loại chè, sang trọng, đài các có, bình dân có. Nói Huế - 36 thứ chè là cách nói để chỉ số nhiều, mà đúng là nhiều thật, có khi nhiều hơn cũng nên! Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng, quyến rũ lắm.
    Trong chốn cung vua, phủ chúa xưa hay trong các nhà giàu có, nhiều loại chè thanh tao mà cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu... Hạt sen phải là hạt của giống sen hồ Tịnh Tâm, loại sen mà vua thường dùng ướp trà.
    Hạt sen tươi bỏ vỏ, xoi tim, rửa sạch, hấp chín, rim đường. Nhãn ***g bỏ vỏ, xoi hạt, rửa sạch cho hạt sen đã rim đường vào thay thế cho hạt nhãn. Nấu nước đường thật trong để nguội. Nhãn hạt sen cho vào bát, nước đường đổ lên trên. Loại chè này ngọt thanh, vừa thơm vừa bùi.
    Người Huế khéo tay, ăn uống cầu kỳ, tinh tế nên chế biến được nhiều thứ chè lạ, ngon bổ mà rất dân gian như chè bắp, chè trôi nước, chè đậu ván, chè đậu huyết (đỏ) chè đậu xanh đánh, chè môn (khoai nước), chè khoai mài, chè hạt é, chè bột lọc, chè thịt quay, chè thập cẩm... Nhiều gia đình còn nấu các loại chè du nhập từ miền bắc vào như chè kho, chè lam, chè đậu xanh (cả hạt). Còn các loại chè cúng thường là chè gạo nếp nấu đường bát, chè đậu xanh đánh... Nếu một buổi tối nếm thử một vài loại chè, bạn cũng phải ở Huế cả tuần cũng chưa thưởng thức hết vị ngọt của cố đô.
    Chè bắp nấu từ bắp ngô non ở Cồn Hến (dân Huế gọi là bắp Cồn). Bắp ngô còn ngậm sữa nấu với đường thành thứ chè vừa dẻo vừa có vị ngọt non tơ. Hiện nay ở Cồn Hến có hàng chục quán chè bắp rất hấp dẫn khách du lịch.
    Chè "thập cẩm" là tổng hợp của nhiều loại chè như chè đậu xanh dừa, chè đậu huyết, chè bột lọc... Mỗi thứ múc một tí cho vào ly, thêm đá, thêm tí nước cốt dừa.
    Chè thịt quay được chế biến từ những miếng thịt heo quay bằng quân xúc xắc nhỏ (cả bì cả thịt) bọc ngoài là màng bột sắn rồi sên đường, nấu thành chè. Ăn loại chè này có cảm giác lạ như một lúc dự cả tiệc mặn lẫn tiệc ngọt... Chè ở Huế có loại phụ gia sở trường là bột đao (để làm cho chè sền sệt), đậu phụng rang giã nhỏ và nước dừa. Nước cốt dừa cho vào sau làm tăng vị béo cho ly chè, đậu phụng rang phảng phất vị thơm.
    Không biết từ bao giờ, người Huế rất thích ăn chè. Trưa, chiều, tối, đêm khuya, người ta rủ nhau đi ăn chè. Chè các loại ở Huế một ly chỉ từ một nghìn đến nghìn rưỡi đồng. Cả gia đình dắt nhau ra bờ sông ăn chè; bạn bè, sinh viên, học sinh có chuyện vui như thi đỗ, sinh nhật đều khao nhau bằng chè.
    Huế có hàng chục quán chè, hàng trăm gánh chè dạo. Đêm hè, hai bờ sông Hương thơm lừng hương vị các gánh chè. Nổi tiếng nhất là chè Hẻm ở đường Hùng Vương. Quán chè ở trong một con hẻm sâu đến thế mà khách đông suốt ngày, suốt đêm. Chủ quán giàu lên nhanh chóng nhờ chè.
    Ở Bến Ngự có chè Lệ đông khách suốt từ hai chục năm nay. Ở trên sông Hương về đêm có đò chè O Lọt rất ăn khách. Một tiếng gọi truyền lan trên sông là đò chè O Lọt cặp mạn thuyền ngay.
    Vâng, chè cũng là một phần của di sản văn hóa Huế.

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me 4eva?(4eva - Stratovarius)
     
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Chuyện ở Huế: Người xưa dạy nấu ăn bằng thơ
    không rõ tác giả
    Chuyện ẩm thực xưa nay vốn là một dòng chảy không ngừng, nó còn bao hàm cả một thuộc tính đã được hình thành nên cụm từ văn hoá ẩm thực. Và bởi vậy, muốn đạt đến ngưỡng văn hóa này thì phải học, chả lạ khi người xưa cảnh tỉnh: " Học ăn học nói, học gói học mở". Cái phạm trù "ăn'' nó quan trọng đến độ đã được đưa lên hàng đầu. Sự tinh tế của văn hóa ẩm thực biểu hiện dưới nhiều góc độ bằng những quan niệm khác nhau. ở đay chúng tôi xin nói về một " sự tinh tế riêng" đạt đến mức độc đáo trong văn hóa ẩm thực ở Huế vào đầu thế kỷ 20 này.
    Đó là một cuốn sách dạy nấu ăn bằng thơ được thể hiện theo thể thất ngôn tứ tuyệt của bà Trương Đăng Thị Bích, là vợ của Hiệp tá Đại học sĩ Hồng Khẳng, viết và ấn hành vào khoảng năm 1915, với tựa đề Thực Phổ bách Thiên. Một món ăn nghi ngút khói được dọn ra và ứng khẩu một bài thơ về cách chế biến khiến người thưởng thức không khỏi bất ngờ ngạcnhiên tột độ. Ví như, món "dưa giá" cũng được " sang trọng hóa" bằng mấy câu về cách thức chế biến như sau:
    Giá lặt xong rồi rửa thí phèn
    Muối trong ớt đỏ kiệu măng xen
    Chua vừa ướm, ướm dòn tan bã
    Vị thiệt thinh thao chẳng phải hèn
    Thực Phổ Bách Thiên tập trung 102 bài dạy nấu ăn bao gồm nhiều món khác nhau. Sau hai bài đầu ( tổng luận và nấu cơm) là cách chế biến 100 món ăn vànhiều vật liệu khác nhau. Chúng ta sẽ gặp ở đây nhiều bài thơ trình bày cách chế biến các món ăn phong phú, đa dạng, mà trên hết " màu sắc" phong cách chế biến thức ăn lối Huế thể hiện khá đặc trưng.
    Có thể kể ra đây một loạt cá món ăn được Thực Phổ Bách Thiên phân loại theo những "thực đơn": như các loài cầm thì có Bầu câu tìm yến sào, nem công chim sẻ rán, vịt nước lọng hông xôị.., các loài thú thì có đuôi cừu nướng, heo rừng xắt tái, tré heo, giò heo hầm nước dừa... các loại hải vị thì có nấu lòng bóng, nấu hải sâm... Tựu chung sách Thực Phổ Bách Thiên đã trình bày 10 dạng vật liệu nấu nướng khác nhau với 100 món ăn, cụ thể là có 14 món mắm, 7 món dưa, 6 món tương chao muối, 15 món hoa quả rau củ, 10 món tôm cua, 6 món cá không vảy, 12 món cá biển, 4 món hải vị, 17 món các loài thú, và 9 món các loại cầm.
    Tuy được trình bày về cách chế biến trong một hoàn cảnh của một gia đình quyền quý xưa ở Huế, nhưng những món ăn này vốn có xuất xứ từ nhiều "hoàn cảnh" khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp ở đây những món ăn sang trọng quý hiếm vốn chỉ phổ biến trong các gia đình khá giả ngày xưa, nhưng cũng có thể bắt gặp những món ăn rất đặc trưng của dân gian vốn gốc gác từ đời sống dân dã của người dân Huế. Bên cạnh đó, tuy mỗi món chỉ được trình bày chế biến bằng bốn câu thất ngôn tứ tuyệt nhưng cách thức để làm ra nó lại trái ngược nhau hoàn toàn. Món thì hết sức cầu lỳ, món lại quá ư đơn giản. Chẳng hạn, hai món bầu câu tìm yến sào và món tương ớt là hai thái cực đối lập về tính chất cũng như cách chế biến. Rõ ràng:
    Bầu câu chập chựng mới ra ràng
    Tìm rục mắn xương vớt máng màng
    Lượm sạch yến sào chưng cách thuỷ
    Một giờ chín rắc muối tiêu sang
    Khá đối lập với:
    Ớt xé ra hai lựa vỏ dày
    Luộc rồi ép ráo bớt mùi cay
    Vằm xong nước mắm đường mè tỏi
    Xào kỹ thơm tho để tháng ngày
    Việc chế biến các món ăn nhìn chung đều có quy cách tương tự nhau, nhưng cách "thêm mắm thêm muối" của từng người mỗi khác, từng địa phương, từng vùng lại càng khác. Người Huế ưa cay, người Hà Nội lại hãi, người Sài Gòn lại dung hoà hơn. Cách thức thêm gia vị thể hiện khá cụ thể trong các mon ăn của Thực Phổ Bách Thiên. Bên cạnh 100 món ăn được trình bày còn có them 100 loại gia vị (đồ màu) chỉ là thứ yếu, nhưng lại có sức quyết định ghê gớm đến sự ngon, dở của thức ăn. Đó là cách trình bày khá xuyên suốt về chế biến món ăn của Thực Phổ Bách Thiên, từ cách nấu nướng đến thêm gia vị hoặc ngược lại. Không có điều kiện để "khoái khẩu", xin được trích ra đây để chúng ta cùng "khoái nhĩ":
    Tôm tươi lột sạch khéo sàng mau
    Rửa sạch kho khô rồi quyết bỏ màu
    Nước mắm, tiêu, hành, đường, trứng, mỡ
    Giặt vuông, đắp thuẫn hấp cùng nhau
    Hoặc:
    Cá rô tách nạc bỏ xương ra
    Mỡ nước um vàng rắc muối và
    Lửa phải vùi tro không ngại khét
    Đã thơm lại béo có chi qua
    Ngút khói, toả hương, lên vị qua những câu thơ. Chính sách cho gia vị đúng thời điểm và liều lượng vừa phải là một yếu tố mang tính quyết định để đạt phong độ "ngon truyền thống" và làm nên cái hương vị, cái bản sắc của món ăn. Chả lạ từ khi tôi thử nếm bún Huế ở đất Hà Thành thì khác hẳn với ở Cố đô, nó nhàn nhạt thế nào, khi mà gia vị không còn giữ được "bản sắc" thì món ăn rõ ràng lộ ra "chất lưu vong"của nó! Quả đúng như câu thơ đề sách thực phổ của tác giả:
    Chua mặn, hoà chanh, ông chịu vụng
    Ăn, dùng, nhờ có mụ nêm ngon
    Thú ẩm thực ở Huế vốn có một bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá với những đặc thù riêng biệt. Tìm trong Thực phổ Bách Thiên, người có tuổi ở Huế có thể hoài vọng chút ít về những hương vị ngày xưa; người ít tuổi thì mơ màng tưởng tượng. Nhưng trên hết, người ta đã được biết đến một trường hợp văn hoá ẩm thực độc đáo qua một cuốn sách dạy gia chánh xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, biểu hiện đặc trưng của một xứ sở vốn được mệnh danh là thơ mộng.

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me 4eva?(4eva - Stratovarius)
     
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Cơm hến Huế
    không rõ tác giả
    Thiên nhiên đã hào phóng ưu đãi cho đất cố đô một loại hến ngon nổi tiếng. Loại hến này không biết vì sao từ xưa đến nay lại ưa thích tụ tập nơi Cồn Hến để định cư. Người Huế từ thế hệ này sang thế hệ khác rất ưa dùng hến ở Cồn Hến để nấu món cơm hến nổi tiếng của đất kinh kỳ.
    Cơm hến Huế có một phong vị rất riêng, rất khó lẫn với các nơi khác và không biết từ bao giờ đã thâm nhập một cách sâu đậm vào khẩu vị và lòng người xứ Huế. Ăn cơm hến muốn đúng điệu phải ăn vào buổi sáng, lúc cơ thể có thể thưởng thức được tận cùng của chữ "ngon" sau một đêm dài. Buổi sáng tinh mơ khí trời lành lạnh, gánh cơm hến với nồi canh ngào ngạt toả hương quyện theo bước chân kĩu kịt của các mệ, các o rồi đậu xuống từng góc đường quen thuộc.
    Bưng bát cơm hến nóng ấm toả mùi thơm quyến rũ trên tay vừa nghe các mệ, các o nhỏ to tâm sự về cách chế biến món ăn này bằng cái giọng Huế ngọt ngào của mình, du khách sẽ có cảm giác như thể mình là người thân quen từ bao năm xa cách trở về dù rằng mới chỉ lần đầu "đến với Huế mộng mơ".
    Hến xúc ở dưới sông lên, luộc rồi tách cái (con hến) và nước hến thành hai món chính. Cơm trắng để nguội, đơm vào đọi (bát) rồi bày rau sống, bắp chuối, đậu phụng (lạc), mè (vừng) rang giã nhỏ bày lên trên. Một tô nước hến múc ra có màu lam đục, nhưng đã kịp đổi sang một màu đỏ gạch của ớt khi được chan vào bát cơm. Khách ăn có thể nêm thêm gia vị như mỡ, ruốc, muối rang, mè... và ăn kèm khế chua, rau sống, chuối sứ xắt nhỏ tuỳ theo khẩu vị của từng người. Lúc đó, các mùi vị hỗn hợp như ngọt, bùi, chát, chua, cay tưởng như xung khắc mà lại rất hữu ý với nhau sẽ cùng toả trên bát cơm hến làm cho người có cái "gu" ẩm thực dù kỹ tính đến mấy cũng phải hài lòng.

    You and I count the stars at nightHand in hand we dance in the moonlightThe glisten river I see in your eyesIt'll guide the ways for the rest of my life<Promises Of Love - JPLT(Northern Star)>[This song is written for the girl I love]
     
  6. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Hương vị Huế khó quên
    Ngô Thu Huế
    Văn hoá ẩm thực hiếm nơi nào sánh được
    Trong những năm gần đây, ngoài những món ăn Huế, bánh Huế, còn có những món do cuộc sống sinh tồn mà nhiều người nghĩ ra. Với tài nội trợ khéo léo của các bà, các chị, hàng loạt phố ăn mọc lên như nấm. Các quán hàng gắn với tên đường phố hoặc tên người làm ra nó như: bánh canh - Hàn Thuyên, bún thịt nướng Kim Long, chè bắp Vĩ Dạ, bánh lọc Mụ đỏ, nậm lọc bà Cư...
    Có người cho rằng đến đất cố đô mà chưa được thưởng thức ẩm thực Huế thì xem như chưa đặt chân đến. Cảm nhận ấy càng làm cho người dân Huế trân trọng và giữ gìn những nét độc đáo mang tính văn hoá của quê hương mình.
    Giữ gìn truyền thống, sáng tạo những nét mới
    Người dân Huế thường bắt đầu một buổi sáng bên những gánh hàng rong hay những quán nhỏ ở vỉa hè, vừa rẻ vừa gọn nhẹ, nóng hổi mà "chất lượng". Bạn có thể đến với một vài địa chỉ quen thuộc của người Huế như cơm hến, bún hến ở đường Trương định. ở Huế cũng có phở nhưng không được chuộng như ở miền Bắc. Ngoài cơm hến ra, còn có các gánh bánh canh vỉa hè, bánh canh Thuỷ Dương hay quán bún cố định ở trên các đường Nguyễn Trường Tộ, Trần Thúc Nhẫn, Trần Phú... với đủ loại bún cua, bún bò, bún chả... ăn kèm với rau sống với những nồi nước dùng váng mỡ, đỏ cả nồi, chưa ăn đã cảm thấy ngon miệng.
    Khách phương xa đến mới nhìn có phần ngại, nhưng đó chỉ là bột điều để kích thích vị giác của thực khách. Dường như đã quen với khẩu vị của người Huế nên ở quán nào cũng sẵn một lọ ớt dành cho những người muốn ăn cay. Món ăn để lại trong du khách lâu nhất, chính là bún bò Huế. Nó không chỉ ngon, rẻ, đậm đà mà tạo cho người ăn một cảm giác thật thú vị khi mỗi buổi sáng được kéo ghế ngồi gần nồi nước dùng đang nghi ngút khói; được thấy đôi bàn tay khéo léo của người bán hàng cứ khoắng lên khoắng xuống liên tục. Bao nhiêu tinh tuý, thơm ngon nhất của nồi bún đều đọng lại ở đó.
    Nếu bạn muốn có một buổi ăn trưa hay chiều với các loại bánh Huế, tuỳ thuộc vào địa chỉ bạn ở, để có thể đến với bánh cuốn hoặc bún thịt nướng Kim Long hay nậm lọc Huế ở đường Trương định, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cung An định, bánh khoái - Thượng Tứ... Vào mỗi chiều trên mọi con đường của thành phố, bạn sẽ bắt gặp hương vị Huế trên đôi vai của các bà, các chị với tiếng rao ngọt ngào, mời mọc, nào là bánh canh, bánh lọc, chè, cháo...
    Mỗi thời điểm trong ngày một nét riêng
    Không kể mùa nào, ốc hút cũng là một trong những món ăn dân giã mà sinh viên là một trong những đối tượng chiếm ưu thế. Phố ốc nằm ở đường Phan Bội Châu ngay trên đường bạn đi thăm các lăng tẩm ở Huế. Qua cách chế biến của người Huế, bạn sẽ có một đĩa ốc nóng hổi mà giá thật bình dân 2.000 đ/đĩa, dành cho hai người ăn. ốc hút được nấu với ngừng xả ớt... với nước chấm là một chén nước mắm gừng, cộng thêm đĩa rau sống. Cũng mời gọi đấy chứ, nhất là vào thời điểm lạnh da diết của xứ Huế. Nếu bạn không quen với vị cay, thì hến xào, trìa luộc ở tại quán đó cũng là các món khá hấp dẫn. để rồi khi xa Huế bạn sẽ nhớ về phố ốc với cái nóng, cái hoà trộn đến ù tai, không lẫn vào đâu được.
    Buổi tối, nếu bán vào nội thành đi dọc đường đinh Tiên Hoàng và đoàn Thị điểm sẽ nhìn thấy một dãy phố thắp toàn đèn dầu. đó là đường Hàn Thuyên với hàng chục quán bánh canh đang mời gọi. Nhìn sơ qua, cũng thấy bắt mắt lắm. Những sợi bánh được làm bằng bột mì hay bột lọc nhúng vào soong nước sôi nóng hổi, có trứng cút và chả, cộng thêm những lá hành xanh được rãi lên trên bề mặt. Với khung cảnh "mờ mờ ảo ảo" ấy, bạn ăn theo kiểu nào tuỳ thích, tạo nên một cái thú rất riêng. Nếu bạn vẫn còn thích thú với những món ăn vỉa hè có thể qua cầu Trường Tiền, đến đường Bà Triệu để nhâm nhi cái vị mằn mặn, cay cay của bún mắm nêm. Một tô chỉ 1.500đ nhưng không hẳn là không ngon miệng. Vẫn là bún, rau sống, một ít thịt đầu, nem, chả, tỏi, ớt và mắm nêm thơm lừng. Hương vị ấy khó làm cho người ta quên ngay được.
    Có thể chiều lòng mọi thượng khách
    Muốn ăn sang hơn đã có cháo gà được bày bán ở trước cổng chợ Bến Ngự, An Cựu, đường đống đa... Từ 3.000 - 5.000 đ đã có một tô cháo hay xôi gà, thơm lừng. Còn một góc phố nằm ngay ở đường Trần Hưng đạo, cũng xôi gà, cháo gà, nhưng đặc biệt là dành cho những người có nhu cầu ăn uống bất kỳ thời gian nào trong ngày. Chính sự không yên tĩnh của góc phố nhỏ ấy nên có tên là "ngõ vắng xôn xao". Khách ra vào phần nhiều là văn nghệ sĩ, dân lao động, khách du lịch mà giá cũng bình dân.
    Vậy là đã đi hết 2/3 con đường ăn uống ở Huế, nhưng nếu có thời gian nên ghé vào Chè Hẻm Trương định. Nó không đủ mười món "thập cẩm" như chè ở nơi khác, song với tài khéo léo của người nấu, Chè Hẻm vẫn có những vị riêng, ngon, rẻ và thật đông khách. Nếu rảnh hơn, bạn có thể về thôn Vĩ Dạ để hưởng món chè bắp, cơm hến... Một cảm giác thảnh thơi, thoải mái khi ngồi ở bờ sông nghe những bản nhạc Huế, nhâm nhi những hạt bắp non được bào ra vừa dẻo, thơm, đậm đà mà nghĩ chỉ có "thánh địa" của chè bắp như cồn Hến ở Vĩ Dạ, mới có được điều đó. Nếu bạn đến Huế vào mùa đông, bạn sẽ được thưởng thức những quả bắp nướng vàng rộm, thơm lừng được quện vào muối và bơ trên những trách than hồng được bày bán ở dọc đường Lê Lợi và công viên 3/2. Hương vị vừa thơm, vừa bùi của bắp lan toả và đọng lại trên đầu lưỡi xua tan cái lạnh, cái ngỡ ngàng của khách lần đầu tiên đến Huế.
    Khi xa Huế, muốn đem hương vị của Huế để làm quà, bạn có thể chọn bánh chưng Nhật Lệ, mè xửng Nam Thuận, tôm chua ở đường Lê Duẩn, nem tré ở đường đào Duy Từ ấm lòng những người xa Huế. Nhìn chung, những món ăn hàng ở Huế đều ngon, hợp khẩu vị với mọi đối tượng mà giá cả thật bình dân. Với 10.000 đ, bạn có thể rủ thêm một người bạn đi "kéo ghế" mà không phải lo chủ quán níu áo lại. Từ những món trong cung đình đến quán ăn vỉa hè ở Huế đều có cái ngon, cái thú riêng của nó, tất cả tạo nên một phong vị rất riêng Huế. được biết, một tổ chức của Hà Lan đang tiến hành khảo sát các quán ăn vỉa hè để tạo điều kiện, hỗ trợ cho họ trở thành những doanh nghiệp nhỏ. Có thể nói đây không chỉ là tin vui đối với người Huế mà còn với khách du lịch trong và ngoài nước. Bởi lẽ, Thành phố Festival cũng cần những món ăn bình dân như thế.

    Được northernstar_2308 sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 02/11/2003
  7. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Huế: Những ''''Phố Ẩm Thực'''' thời kinh tế thị trường
    không rõ tác giả
    Với người xa Huế thì một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của món bánh canh Huế là đôi quang gánh bốc khói của các "mệ" từ lúc mờ sáng đến nhá nhem tối. Chừng 2 năm nay những đôi quang gánh ấy đã tụ họp lại thành một "Phố bánh canh" ở góc đường Hàn Thuyên trong Thành nội, bán đủ loại bánh canh bột gạo, bột lọc, nấu đặc với tôm cua, hoặc nấu lỏng với cá trâu. Những đêm rằm, mồng một còn có cả bánh canh chay, nấu bằng nấm rơm, khuôn đậu... Tô bánh canh nhất thiết phải nóng hổi bốc khói, nêm nhiều ớt, hành và rau răm. Húp xong một tô là kể như mọi lỗ chân lông đều mở toang, mệt mỏi theo đó mà biến mất. Nhưng thú vị hơn là được ngồi ăn giữa hai dãy quán thắp sáng bằng những ngọn đèn dầu mà người từ Bắc vô gọi là "đèn hạt đỗ", còn khách từ Nam ra lại kêu bằng "đèn hột vịt". Đến chừng nửa đêm thì phố tắt đèn. Sáng ra đã thấy một "phố bánh canh" khác mọc lên ở cửa ngõ phía nam thành phố. Phố bánh canh Thủy Dương ra đời vào khoảng năm 1997, đến bây giờ thì đã không thể phân biệt được đâu là khách gần, khách xa.
    Người sành ăn thì mê bánh canh Thủy Dương hơn, vì cái ngọt từ của cá trâu ở đây đích thị là đồng quê. Buổi sáng phải chạy xe cả 5 cây số để ăn cho được tô bánh canh. Đoạn đường này trở thành một "địa chỉ ẩm thực", nói như một hướng dẫn viên du lịch Huế. Buổi sáng còn có thể đến với "Phố hến" Trương Định. Khu "phố hến" này bắt đầu từ một gánh cơm hến thường xuyên ngồi dưới mái hiên Khách sạn Morin. Từ khi du khách săn lùng các món bình dân "độc chiêu" này, nữ chủ nhân gánh cơm đã nghĩ ra cách thuê mặt bằng, mở hẳn một "nhà hàng hến" ở số 7 Trương Định. Nhưng thật ra, cái vị ngọt - bùi - chua - cay của cơm hến thì có lẽ phải tìm ở các gánh hến rong. Và mong sao các gánh hàng ấy mau mau về với phố hến này để du khách khỏi nóng ruột chờ đợi... Vào những buổi chiều còn có thể la cà ơỵ những "phố bánh bèo - bánh nậm - bách lọc".
    Trong kho tàng ẩm thực của Huế, có cả "thế giới bánh", hầu hết đều làm từ hạt gạo. Từ khi khách thập phương đưa nó vào "cẩm nang du lịch Huế" thì những "Phố bèo - nậm - lọc" bắt đầu làm ăn chuyên nghiệp hơn. Khách quen ăn nhất là phố bèo - nậm - lọc cung An Định. Con hẻm chạy sát bờ thành tòa nhà này bây giờ có tên là "Hẻm bèo - nậm - lọc".
    Nhưng còn có một địa chỉ bèo - nậm - lọc tình tứ hơn, đó là quán Hương Cau của bà Đỏ ở đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Các cô gái thì thích bánh bèo vì cái vẻ cầu kỳ, thú vị của nó. Bọn trẻ con thì thích bánh nậm, bột gạo nhân tôm tráng mỏng trong một lớp lá chuối hấp chín. Thực khách đàn ông thì thích bánh bột lọc hơn, bởi vì cái vị dẻo thơm của phiến bột trong veo, nhìn rõ cả con tôm ôm lấy miếng thịt heo bên trong, chấm với nước mắm ớt xanh tinh khiết.
    Men theo bờ bắc sông Hương ngược lên là sẽ gặp "Phố bún thịt nướng" Kim Long. Chỉ một quãng đường ngắn chừng 50m đường Kim Long đã có đến 5 quán. Buổi chiều mùi thịt nướng bốc lên ngào ngạt, khói bay mờ mịt, du khách bất kể đường sông hay đường bộ đều không thể nhắm mắt lướt qua.
    Ông chủ quán Huyền Anh cho hay, "phố bún thịt nướng" này đã được đưa vào danh sách Le guide du Routard (Pháp) từ 1995. Sắp tới, ông sẽ làm một bến đậu cho thuyền rồng trên sông. Lúc đó, sợ thịt nướng không kịp cho khách ăn.
    Sau khi đã dạo qua hết những phố bánh phường bún của Huế, là lúc nên ghé qua cồn Hến để ăn món chè tráng miệng. Chè bắp cồn Hến đã nổi tiếng từ bao năm nay. Bây giờ ở đây đã tụ họp một "phố chè bắp" mà hầu như các nhóm khách trẻ đều thích tìm về đây. Tưởng như cái "tour" ẩm thực xứ Huế thế là quá đủ rồi, nhưng nếu không nhắc thêm "Phố ốc" không kém phần độc đáo ở cuối đường Phan Bội Châu thì vẫn còn thiếu!
    (1999)

    Được northernstar_2308 sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 02/11/2003
  8. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Huế: Những ''''Phố Ẩm Thực'''' thời kinh tế thị trường
    không rõ tác giả
    Với người xa Huế thì một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của món bánh canh Huế là đôi quang gánh bốc khói của các "mệ" từ lúc mờ sáng đến nhá nhem tối. Chừng 2 năm nay những đôi quang gánh ấy đã tụ họp lại thành một "Phố bánh canh" ở góc đường Hàn Thuyên trong Thành nội, bán đủ loại bánh canh bột gạo, bột lọc, nấu đặc với tôm cua, hoặc nấu lỏng với cá trâu. Những đêm rằm, mồng một còn có cả bánh canh chay, nấu bằng nấm rơm, khuôn đậu... Tô bánh canh nhất thiết phải nóng hổi bốc khói, nêm nhiều ớt, hành và rau răm. Húp xong một tô là kể như mọi lỗ chân lông đều mở toang, mệt mỏi theo đó mà biến mất. Nhưng thú vị hơn là được ngồi ăn giữa hai dãy quán thắp sáng bằng những ngọn đèn dầu mà người từ Bắc vô gọi là "đèn hạt đỗ", còn khách từ Nam ra lại kêu bằng "đèn hột vịt". Đến chừng nửa đêm thì phố tắt đèn. Sáng ra đã thấy một "phố bánh canh" khác mọc lên ở cửa ngõ phía nam thành phố. Phố bánh canh Thủy Dương ra đời vào khoảng năm 1997, đến bây giờ thì đã không thể phân biệt được đâu là khách gần, khách xa.
    Người sành ăn thì mê bánh canh Thủy Dương hơn, vì cái ngọt từ của cá trâu ở đây đích thị là đồng quê. Buổi sáng phải chạy xe cả 5 cây số để ăn cho được tô bánh canh. Đoạn đường này trở thành một "địa chỉ ẩm thực", nói như một hướng dẫn viên du lịch Huế. Buổi sáng còn có thể đến với "Phố hến" Trương Định. Khu "phố hến" này bắt đầu từ một gánh cơm hến thường xuyên ngồi dưới mái hiên Khách sạn Morin. Từ khi du khách săn lùng các món bình dân "độc chiêu" này, nữ chủ nhân gánh cơm đã nghĩ ra cách thuê mặt bằng, mở hẳn một "nhà hàng hến" ở số 7 Trương Định. Nhưng thật ra, cái vị ngọt - bùi - chua - cay của cơm hến thì có lẽ phải tìm ở các gánh hến rong. Và mong sao các gánh hàng ấy mau mau về với phố hến này để du khách khỏi nóng ruột chờ đợi... Vào những buổi chiều còn có thể la cà ơỵ những "phố bánh bèo - bánh nậm - bách lọc".
    Trong kho tàng ẩm thực của Huế, có cả "thế giới bánh", hầu hết đều làm từ hạt gạo. Từ khi khách thập phương đưa nó vào "cẩm nang du lịch Huế" thì những "Phố bèo - nậm - lọc" bắt đầu làm ăn chuyên nghiệp hơn. Khách quen ăn nhất là phố bèo - nậm - lọc cung An Định. Con hẻm chạy sát bờ thành tòa nhà này bây giờ có tên là "Hẻm bèo - nậm - lọc".
    Nhưng còn có một địa chỉ bèo - nậm - lọc tình tứ hơn, đó là quán Hương Cau của bà Đỏ ở đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Các cô gái thì thích bánh bèo vì cái vẻ cầu kỳ, thú vị của nó. Bọn trẻ con thì thích bánh nậm, bột gạo nhân tôm tráng mỏng trong một lớp lá chuối hấp chín. Thực khách đàn ông thì thích bánh bột lọc hơn, bởi vì cái vị dẻo thơm của phiến bột trong veo, nhìn rõ cả con tôm ôm lấy miếng thịt heo bên trong, chấm với nước mắm ớt xanh tinh khiết.
    Men theo bờ bắc sông Hương ngược lên là sẽ gặp "Phố bún thịt nướng" Kim Long. Chỉ một quãng đường ngắn chừng 50m đường Kim Long đã có đến 5 quán. Buổi chiều mùi thịt nướng bốc lên ngào ngạt, khói bay mờ mịt, du khách bất kể đường sông hay đường bộ đều không thể nhắm mắt lướt qua.
    Ông chủ quán Huyền Anh cho hay, "phố bún thịt nướng" này đã được đưa vào danh sách Le guide du Routard (Pháp) từ 1995. Sắp tới, ông sẽ làm một bến đậu cho thuyền rồng trên sông. Lúc đó, sợ thịt nướng không kịp cho khách ăn.
    Sau khi đã dạo qua hết những phố bánh phường bún của Huế, là lúc nên ghé qua cồn Hến để ăn món chè tráng miệng. Chè bắp cồn Hến đã nổi tiếng từ bao năm nay. Bây giờ ở đây đã tụ họp một "phố chè bắp" mà hầu như các nhóm khách trẻ đều thích tìm về đây. Tưởng như cái "tour" ẩm thực xứ Huế thế là quá đủ rồi, nhưng nếu không nhắc thêm "Phố ốc" không kém phần độc đáo ở cuối đường Phan Bội Châu thì vẫn còn thiếu!
    (1999)

    Anh mơ làm mây bay lãng du trong đờiTìm em chim trời xa xa khuất xa mịt mờĐêm nay còn anh trên phố khuya im lìmTìm nhau trong mù sương tìm trong kỷ niệmCó biết không em, có biết không em?Nỗi nhớ xa xôi nhức nhối trong anh...(Có Biết Không Em - Nguyễn Ngọc Thiện)
  9. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Lang thang cùng những món ăn đêm ở Huế
    không rõ tác giả
    Đã từ lâu, khi nhắc tới cố đô, ngoài những di sản văn hóa, kiến trúc của một thời vàng son đã làm nên một di sản thế giới của Việt Nam, người ta không thể không nói tới những món ăn Huế. Sau khi đi nghe ca Huế trên sông Hương, khá đông du khách có nhu cầu ăn uống và đó là lý do cho sự sôi động của những quán ăn đêm ra đời ngày một nhiều...
    Ở khu vực cổng chợ Đông Ba hay gần Nhà Văn hóa Trung tâm thành phố, khách đến ăn rất đông, hơn bất cứ nơi đâu, bởi lẽ nơi này hội tụ đủ người vãng lai từ mọi nơi về buôn bán vặt, lao động kiếm sống.
    Nếu đã từng đến Huế, du khách chắc đã có lần thưởng thức món nem lụi. Món này chỉ là thịt nạc lợn băm nhuyễn trộn với gia vị, nước mắm, hành, tiêu... rồi bao viên xiên vào từng que và khi có khách ăn người ta mới nướng cho nóng. Món này có thể ăn ngoài, hoặc quấn vào bánh đa nem, chấm với nước lèo và ăn cùng rau sống, chuối xanh, vả... Về đêm những quán nem lụi đông nghẹt khách và đông nhất là các cô cậu học sinh, sinh viên. Cái giá 1.500 đồng/xiên nem lụi quả thực là quá bình dân vì thế các cô cậu học sinh, sinh viên tha hồ mà đãi nhau cũng chỉ hết vài, ba chục nghìn là cùng.
    Huế có tới hơn 300 món ăn, nhưng bạn nên thử một lần ăn món bánh canh xem sao. Đây là món bình dân nhất ở Huế và nó phù hợp với những người lao động có thu nhập thấp. Thế nhưng, món ăn này cũng khiến bao người khá giả "nghiện" nó. Bánh canh nấu bằng bột mì, bột gạo với da lợn, thịt băm nhuyễn bỏ thêm ít thịt cá rán gỡ xương. Khi ăn rắc tiêu, bột ớt và hành lá thái nhỏ. Chỉ với 1.000 đồng/tô là bạn đã cảm thấy chắc dạ cho một giấc ngủ đêm.
    Khách có thể dùng bữa tối bằng cơm hến tại các quán hay gánh cơm vỉa hè ở phố Bà Huyện Thanh Quan. Cơm hến là món ăn đặc trưng của Huế nhất, gánh cơm hến ở Huế đếm cũng không xuể, bởi hầu như phố nào cũng có. Các quán cơm hến thường nghỉ hàng sớm hơn các quán bún, cháo (cỡ 22h khuya), bởi lẽ ngay từ buổi chiều tối các gánh cơm đã dọn ra. Cơm hến cũng thực là rẻ chỉ 1.000 đồng/bát bao gồm đầy đủ các món ăn tổng hợp như: cơm trắng, thịt hến, khế chua, đậu phộng rang, dầu mè, bì lợn... Chẳng cần nói thì ai cũng biết là từ lâu món cơm hến Huế đã được xếp vào danh mục những món ăn ẩm thực Việt Nam, vì vậy đến Huế bạn đừng quên ăn món cơm hến.
    Ngoài những món ăn đặc trưng đêm như: cháo gà, bún bò giò heo, nem lụi, bánh canh và cơm hến... thì Huế về đêm còn có vô số những món bánh như: bánh bèo, bánh khoái, bánh ít, bánh ram, bánh bột lọc...
    Huế là xứ sở của những lăng tẩm, đền đài, thành quách và nét sơn thuỷ hữu tình mộng mơ, nhưng Huế cũng còn là quê hương của những món ăn ngon mang phong vị rất... Huế. Tạm biệt Huế chắc lòng du khách sẽ ít nhiều vương vấn về hương vị của các món ăn đêm ở thành phố di sản văn hóa thế giới này.

    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  10. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Trà Huế
    Nguyễn Thanh Thảo
    Nếu bạn từng sống ở Huế hay từng là sinh viên Huế, có lẽ bạn đã không bỏ qua cái thú uống trà vừa hấp dẫn lại vừa rất phải chăng này? Gần Trường ĐHSP Huế những năm về trước có một quán trà với cái tên rất lừng lẫy binh đao kiếm hiệp - "Lương Sơn Bạc". Chốn Lương Sơn này không chỉ hấp dẫn 108 vị anh hùng mà còn cuốn hút hàng lớp lớp sinh viên đến quán. Ngoài me, xoái, cốc, ổi... để nhấm nháp, mỗi bàn còn có một bàn cờ hoặc bộ đỏ đen chơi ách xì xảng thoải mái. Lưng lửng một vài nghìn, ban đã có thể ung dung rủ thêm 1,2 vị nhân lúc chuyển tiết hoặc kết thúc buổi học đến đây cùng hưởng cái thú vang bóng mấy mươi năm trước.
    Được truyền lưu từ lớp anh chị đi trước cùng với sức mê hoặc của tên quán, chúng tôi cũng đã ghé nơi đây nhiều lần nhưng có lẽ sau khi nâng cấp quán, Lương Sơn Bạc dần vắng khách và đến những năm 1998, 1999 thì gần như hiếm hoi.
    Tuy nhiên, trà quán ở Huế vẫn tồn tại, nằm hiền lành bên trong những con phố chật hẹp, các quán trà vẫn nghi ngút ấm lòng và nồng nàn bởi dư vị rất riêng của mình. Nếu có dịp ghé chơi KTX Đội Cung, bạn chịu khó ghé vào quán trà đối diện với cổng cư xá, nơi đây không nỡ làm bạn thất vọng với một thời gian thư giãn thật dễ chịu.
    Ga Huế là một trong những ga chính của tuyến đường sắt Bắc - Nam và cũng thấm đẫm một phong cách Huế. ở đây hiếm thấy cái ồn ã náo loạn thường có ở các điểm dừng tàu trừ một vài dịp đặc biệt trong năm. Thường trà ga chỉ có vào buổi đêm, uống càng khuya càng thú vị.
    Trà ga không thật ngon nhưng ý vị rất riêng. Ngồi trong bảng lãng khói sương ở Huế, giữa bạn bè, giữa những người có khi không quen mà không xa lạ bởi tiếng kẻng báo tàu khuya mới thấm tận đáy lòng cái thú giản dị quen thuộc này.
    Có lẽ thời gian không dài nơi giảng đường của mái trường bên dòng sông vẫn chưa và không bao giờ đủ cho tôi hiểu Huế. Để đến bây giờ lại thèm một chén trà cùng bè bạn, rồi rủ nhau ra ngồi bần thần ở bờ sông mà không biết vì sao con sông dùng giằng ... cho Huế rất sâu?

    You and I go to the future togetherYou and I,we share the pain and the laughterAnd we cherish each otherMaybe we're miles apartBut you'll always be in my heartBecause our friendship is forever...[Friendship Is 4eva - JPLT(Northern Star)]<This song is written for my friends>
     

Chia sẻ trang này