1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Huế thơ nhưng không mộng mơ

Chủ đề trong 'Huế' bởi toiyeuslna, 14/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KIENHSG

    KIENHSG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    2.583
    Đã được thích:
    0
    ôi,nghe mà buồn cho ông nhạc sĩ đó quá...có thằng bạn phản phúc thậty đấy...
    thằng đó đó nó giống y như thằng bạn hiện giờ của anh DC đó chứ chả chơi...
    NGhe cái chuyện này nghĩ lại chuyện hồi xưa của tui với thằng bạn thì thấy mình quá tức cười...
    cũng là nhờ nhờ này đây nhưng ko thằng nào dám nhận là của mình...
    Không hiểu mình yêu ai
    I't nói mà yêu nhiều
    Êm đềm mà nổi sóng
    Nói đi,tôi là ai?
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nếu là Nhạc sĩ sáng tác bài "Cô nữ sinh Đồng Khánh" (đã "Cô" rồi còn "nữ'''' nữa) thì nên gọi là Nhạc sĩ Thu Hồ. Một số thông tin thêm về nhạc sĩ này:

    Nhạc sĩ Thu Hồ, tên thật là Hồ Thu, sinh quán tại làng Tân Mỹ, ngó ra cửa Thuận An thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ông là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như ''Cô nữ sinh Đồng Khánh'', "Tím Cả Rừng Chiều, " "Tiếng Sáo Chiều Quê, " "Sầu Ly Biệt, " "Khúc Ca Ðồng Tháp" (ca khúc này được Như Quỳnh trình bày lại rất hay trong Thuý Nga 71, có thể down tại www.blackmoont.com , nghe tại đây
    - Sinh ngày 14/10/1919
    - Mất ngày 19/05/2000 tại Santa Ana, California (Hoa Kỳ),
    Hưởng thọ 81 tuổi
    Thu Hồ là một trong những ca nhạc sĩ đầu tiên trong phong trào phổ biến và phát triển tân nhạc tại miền Nam Việt Nam, nối tiếp thời gian nhạc Pháp lời Việt do các bậc tiền bối như Tư Chơi, cô Kim Thoa, Thanh Tùng... là những người tiên phong mở lối. Trước đó, những bài hát nổi tiếng của Pháp được thu thanh vào đĩa nhôm, Vincent Scotto sáng tác và do tài tử kiêm nam ca sĩ Tino Rossi trình bày đã được lớp tuổi thanh thiếu niên Việt Nam ở lứa tuổi học sinh đón nhận một cách nồng nhiệt. Nhưng ngay từ năm 1936, nhạc sĩ Thu Hồ đã là ca sĩ và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Huế với bài "La chanson du gondolier" và đã được công chúng đón nhận thật nồng nhiệt.
    - Khi còn học ở bậc Trung học tại Huế, trường Pellerin, nhờ ở trọ tại nhà của ông bác là thân phụ của nhạc sĩ Trần văn Lý, nhạc sĩ Thu Hồ đã nhờ nhạc sĩ Trần văn Lý chỉ dẫn cho bước đầu về phần nhạc lý.
    - 1943, lúc ông còn làm trưởng ga xe lửa ở Ga Dầu Giây, ông nhớ nhà, nhớ mẹ và viết bài "Quê Mẹ", nhạc phẩm đầu tay của ông.
    - Năm 1947, ca sĩ Thu Hồ gia nhập ban Thần Kinh Nhạc Đoàn khi ban này vừa mới ra đời với sự cộng tác của ban nhạc Trần văn Lý và các ca sĩ Minh Diệu, Minh Tần, Mộc Lan, Thu Thu, Kim Nguyên, Mạnh Phát, Vĩnh Lợi, Châu Kỳ, Tôn Thất Sở v. v...
    - Năm 1948, Đài Phát Thanh Pháp Á mở thêm mục Tân nhạc Việt Nam và nhạc sĩ Thu Hồ được đài mời cộng tác và nhờ Đài Pháp Á mà tên tuổi nhạc sĩ Thu Hồ được mọi người biết đến. Sau này Đài Phát Thanh Pháp Á trở thành Đài Phát Thanh Saigon và nhạc sĩ Thu Hồ cũng nối tiếp công việc của mình ở Đài Phát Thanh Saigon rồi sau đó ông cũng cộng tác với Đài Quân Đội.
    - Thu Hồ còn là một nhà soạn kịch nổi tiếng thời đó và đồng thời cũng là một diễn viên có hạng. Ông cũng là diễn viên chính trong nhiều vở kịch do ông soạn như "Hai chàng một áo" và "Thầy lang bất đắc dĩ" đã đem đến cho khán giả những trận cười rất thâm thúy. Về kịch ngắn cũng như trường kịch, Thu Hồ đã soạn có hơn 100 vở mà một số lớn đã được ban Thẩm Thúy Hằng mua bản quyền để trình diễn trên Đài Truyền Hình.
    Ông định cư tại Hoa Kỳ năm 1980 cùng với tất cả gia đình 18 người con, gồm trai, gái dâu và rễ
    - Từ năm 1959 đến năm 1970, nhạc sĩ Thu Hồ là giáo sư Âm nhạc các trường Trung học tư thục nổi tiếng ở Saigon như Nguyễn Bá Tòng, Thánh Thomas, Thiên Phước, Nguyễn Trường Tộ v. v... Nhạc sĩ Thu Hồ là thành viên của Hội Âm nhạc S. A. C. E. M. (Pháp), trụ sở tại Paris.
    - N. S. Thu Hồ còn là thơ. Năm 1965, ông đã xuất bản tập thơ đầu tay của ông mang tên "Ánh Bình Minh", mang sắc thái Công giáo vì theo ông, thơ tình cảm yêu đương ca ngợi tình yêu đôi lứa đã có quá nhiều cho nên ông muốn dành riêng tập thơ này của ông để ca tụng đạo Thánh.
    -Năm 1993, thi sĩ Thu Hồ cùng với thi sĩ luật sư Đỗ Đức Hậu được Hội Thi sĩ Quốc tế (International Society Of Poets) bầu là "Đại sứ thi ca hòa bình" trong Hội nghị Thi ca Quốc tế nhóm họp tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Đây là chức vụ cao trọng nhất của Hội dành cho các thi sĩ ngoại quốc về tham dự Hội nghị. Hội này có hơn 100 ngàn thi nhân đại diện cho toàn quốc Hoa Kỳ và 41 quốc gia trên toàn cầu.
    -Ngày 14/10/1993, một đêm ca nhạc mang tên là "Đêm Quê Mẹ" được tổ chức tại khiêu vũ trường Ritz ở Anaheim (Cali) để đánh dấu ngày ca khúc "Quê mẹ" được 50 tuổi. Cũng trong dịp này, một tuyển tập nhạc có tên là "Hoa Bốn Mùa" của Thu Hồ cũng được phát hành với 22 bản nhạc ưng ý nhất của Thu Hồ, trong số hơn 200 ca khúc do ông sáng tác trong hơn 50 năm nay, như "Quê Mẹ", "Tiếng Sáo Chiều Quê", "Mẹ" (thơ Lâm Tường Dũ), "Nhớ Nhau", "Sầu Ly Biệt", "Tím Cả Rừng Chiều", "Cô Nữ Sinh Đồng Khánh", "Tà Áo Trưng Vương" v. v...
    -Sau năm 1975, nhạc sĩ Thu Hồ còn kẹt lại Việt Nam cho đến năm 1990 mới được cô con gái là Mỹ Hà, cựu xướng ngôn viên Anh Ngữ Đài Phát Thanh Saigon và chồng là tài tử điện ảnh Trần Quang bảo lãnh sang Hoa Kỳ. Lúc ban đầu, ông cư ngụ tại San Diego, 2 năm sau ông dời về Santa Ana sống với cô con gái là ca sĩ Mỹ Huyền cho đến ngày ông qua đời.
    Hơn nửa thế kỷ phục vụ cho nền tân nhạc Việt Nam, từ thuở phôi thai cho đến khi lớn mạnh như ngày hôm nay, nhạc sĩ Thu Hồ đã góp thật nhiều công sức để làm phong phú thêm bộ môn này. Ông mất đi, làng tân nhạc Việt Nam mất một cột trụ để giữ vững ngôi nhà tân nhạc Việt Nam.
    Xin vĩnh biệt một người nghệ sĩ đã suốt cuộc đời tận tụy phụng sự nền ca nhạc Việt Nam, đem niềm vui và yêu thương tô điểm cho cuộc đời từ hơn nửa thế kỷ nay.
    Một trong những người con của Nhạc sĩ Thu Hồ là ca sĩ Mỹ Huyền, đang cộng tác với một số trung tâm băng nhạc tại hải ngoại.
    Có thể nghe xem lời và nghe bài hát này tại đây

    TO BE OR NOT TO BE

Chia sẻ trang này