1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hùm thiêng Yên Thế - Truyền kỳ và những nghi vấn....

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 21/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Hùm thiêng Yên Thế - Truyền kỳ và những nghi vấn....

    Hoàng Hoa Thám (1860 ?" 1913), tên thật là Trương Văn Nghĩa, thường gọi là Đề Thám. Năm 16 tuổi, tham gia phong trào chống Pháp ở Sơn Tây, sau lên Yên Thế tham gia phong trào nông dân khởi nghĩa ở Yên Thế do Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh), Lương Văn Nắm (Đề Nắm) lãnh đạo.

    Sau khi Đề Nắm bị sát hại (4-1892), Hoàng Hoa Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế với biệt danh ?oHùm xám Yên Thế?, gây cho quân Pháp nhiều nỗi kinh hoàng. Địa bàn hoạt động ở quanh vùng Bắc Giang, Thái Nguyên và Hưng Hóa.

    Đầu năm 1894, Pháp sai Tổng đốc Bắc Ninh là Lê Hoan lấy danh nghĩa Nam triều mua chuộc ông và tìm cách ám hại, nhưng không thành công. Sau nhiều lần đàn áp không thành công, Pháp buộc phải điều đình và cắt nhượng cho Hoàng Hoa Thám bốn tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng của căn cứ Yên Thế (phía Tây tỉnh Bắc Giang) để ông lập đồn điền, đưa đến giải giáp quân đội.

    Tháng 1-1909, thực dân Pháp huy động 15.000 quân ào ạt tấn công vào Yên Thế, tiếp sau là những cuộc vây ráp gắt gao nhằm tiêu diệt lực lượng nghĩa quân. Ngày 10-2-1913, ông bị một thuộc hạ là Lương Tam Kỳ phản bội ám sát tại một khu rừng cách chợ Gò 2km. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt phong trào nông dân Yên Thế chống Pháp (1884 ?" 1913).

    Trong những người vợ của ông, chỉ có bà Ba là nổi danh nhất. Bà người làng Thổ Hà (Vạn Vân, Kinh Bắc), nổi tiếng đẹp người, đẹp nết. Bà Ba còn là một "nội tướng" của Đề Thám, mưu lược, vào sinh ra tử, can đảm, đến nỗi nhiều tướng tá, ký giả Pháp phải nể sợ. Nhiều trận đánh oanh liệt của nghĩa quân Yên Thế, có vai trò "tác giả" của bà. Khi Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị dập tắt hoàn toàn, bà Ba cũng trong số bộ tướng bị đưa đi lưu đày ở đảo Guyanne, nhưng bà đã tự vẫn ngay trên đường đi.

    Về đời riêng, bà Ba sinh cho Đề Thám người nối dõi duy nhất: Hoàng Văn Vi và một người con gái là Hoàng Thị Thế.

    Năm 1913, để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, thực dân Pháp đưa bà Thế (lúc đó 10 tuổi) sang Pháp. Sau đó, bà dần nổi danh, ở tuổi 15 đã đóng phim Một Bức Thư, mà báo Pháp gọi bà là "công chúa Tàu". Bà lấy chồng người Pháp ở Toulouse đầu năm 1930 và có lúc sinh sống ở Bỉ. Sau này, vào cuối thập kỷ 60, bà về sống ở Hà Nội, đã mất cách đây ít năm ở khu Văn Chương.

    Riêng ông Hoàng Văn Vi, tức Phồn, còn ít được biết. Ông sống cuộc sống bình lặng giữa tỉnh lẻ Bắc Giang đìu hiu với những kỷ niệm về cha mẹ và núi rừng Yên Thế hơn 20 năm trước. Chắc hẳn khi đó ông cũng chưa biết rõ về cái chết của cha mình, thậm chí cả phần mộ của Đề Thám nữa...

    Theo một thuyết thì bởi Đề Thám trở thành "kẻ thù truyền kiếp" của khâm sai Lê Hoan, là "cái đinh'''' trong mắt chính phủ bảo hộ nhưng chúng vẫn không thể bắt ông cho đến khi giải thưởng 25 ngàn lấy đầu ông được tung ra. Giải thưởng ấy đã làm tối mắt tên phản phúc Lương tam Kỳ và đồng bọn. Chúng giả vờ gia nhập hàng ngũ nghĩa quân và ngày 18 tháng 3 năm 1913 Quí Sửu (có sách ghi ngày 10 tháng 2) khi ông ngủ, bọn phản phúc đã cầm con dao không có trái tim? vung lên. Chúng nộp thủ cấp của vị anh hùng bất tử này cho công sứ Pháp ở Nhã Nam để lãnh thưởng!.

    Sau khi Yên Thế bị san bằng, đại gia đình Hoàng hoa Thám đều bị bắt hết. Toàn bộ nghĩa quân trừ những kẻ hàng giặc như tên Quýnh - con rễ Đề Thám- lớp thì bị tử hình, lớp bị đày vào lao tù vĩnh viễn ở Guyane.

    Giả thiết khác cho rằng Pháp đã bắt một ông Sư ở chùa Lèo giống Đề Thám, chặt đầu rồi bêu ra chợ cho công chúng xem như một lời cảnh báo. Thực thì trong khi Pháp tấn công vào đồn Phồn Xương, Đề Thám đã đi Tam Đảo. Và đến giờ này cũng không rõ mộ Đề Thám ở đâu. Bà Ba Cẩn bị bắt đưa về Algerie, trên đường đi bà đã nhảy xuống biển tự vẩn, không rõ người Pháp có vớt xác bà lên không, hiện không ai biết mộ bà ở đâu. Con gái là Hoàng Thị Thế lúc ấy mới 9 tuổi, được đưa về Pháp, bộ thuộc địa nhận làm con nuôi cho ăn học. Đến năm 1925, bà được đưa về Tòa Thông Sứ Nam Kỳ làm thư ký, sau bà trở về Pháp lập gia đình, có một con trai. Thật ra thời ấy Hoàng Hoa Thám định gả con gái cho Nhà Thanh để làm thân cầu viện. Nhưng chuyện chưa thành thì đã bị Pháp tấn công.

    Chính vì sự ngưỡng mộ với người anh hùng Yên Thế, Đơrao Sacbone một sĩ quan Pháp đã bỏ nhiều năm đi tìm mộ Đề Thám và năm 1944, ông đã tìm thấy ngôi mộ nằm tại Đồi Ngô thuộc cánh đồng Hữu Phúc. Với cảm xúc kính trọng, ông viết:

    ?oKhi mặt đất phủ bóng tối đã lộ ra dấu tích của ông và đồn Hữu Nhuế, tôi cảm thấy mình bay bổng cùng với huyền thoại về người anh hùng và chắc chắn sẽ sống mãi với các thế hệ người Việt Nam?.

    Phải chăng đây chính là ngôi mộ của Đề Thám?

    Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời. Theo di chúc, bà được an táng tại Phồn Xương.

    Hôm trước đọc truyền kỳ về đôi Bảo kiếm của Đề Thám được cụ Nguyễn Văn Tố ghi lại chuyện Linh hồn Đề thám hiện về đòi mạng viên sĩ quan Pháp, cứ như Quan Công trong truyện Tam Quốc vậy...
  2. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Đề Thám và các con
    [​IMG]
    1 căn cứ tại Yên Thế
    [​IMG]
    Lê Hoan
    [​IMG]
    8 chiến sĩ tham gia vụ đầu độc tại Hà Nội bị xử tử.
    [​IMG]
    Nghĩa quân bị xử tử.
    [​IMG]
    Bà Ba Cẩn cùng nghĩa quân đi đày tại Guayna.
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Em có vinh dự được nói chuyện với bà cụ Hoàng Thị Thế khi bà còn sống.
    Bà có kể lại chuyện quyết định của bà về nước.
    Lúc bà bị đưa sang Pháp, bà còn rất nhỏ, hơn nữa bà được giáo dục theo kiểu Pháp cho nên hầu như không còn mấy quan hệ với Việt Nam nữa. Phải đợi đến năm 1946, khi Bác Hồ sang Pháp dự hội nghị Fontainbleau, Bác cho đi tìm gặp bà để mời bà về nước. Bác nói là để một người con gái của một vị anh hùng dân tộc đi lang thang đồng hoá xứ người như thế là một quốc nhục. Vì thế sau này khi bà về lại miền bắc, chính phủ đã cấp cho bà 1 căn hộ ở nhà E1, khu tập thể Văn Chương và cung phụng bà cho đến cuối đời.
    Về cụ Đề Thám, bà có nói là, theo lời kể của con cháu các bộ tướng cũ của cha bà lên Hà Nội kể lại, thì trong một trận đánh, cụ Đề Thám bị thương nặng được thủ hạ cõng đi trốn rồi sau đó mất. Cụ được thủ hạ bí mật chôn cất trong một hang đá vùng Yên Thế, không biết mộ thật của cụ đã được tìm ra chưa... Không biết ngôi mộ của tay sỹ quan Pháp kiếm ra có phải mộ của Đề Thám thật không???
    Về cái chết của mẹ bà, bà chỉ nhớ là bà cùng bị đày đi với mẹ sang Pháp, một đêm mẹ bà lợi dụng sơ hở của bọn tây canh gác gia đình bà để nhảy xuống biển mất tích.
  4. hoanganh1809

    hoanganh1809 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Em là một người con chính thống của núi rừng YT(Tất nhiên là không có chút hào khí anh hùng của nhà ông Hoàng rồi...Hà hà)
    Nhà em cách thành của ông Hoàng Hoa Thám có gần 1Km. Cả thủa thơ ấu sống trong hào khí của cụ Đề, đọc rất nhiều, nghiên cứu rất nhiều...Nhưng cũng chưa hiểu hết được lịch sử... Năm nào cũng vậy...vào bảo tàng tưởng niệm ngày 15-3 *Dương Lịch.Là ngày tưởng niệm cuộc chiến đấu của cụ Đề và YT tổ chức mở hội. Mời các bác về tham gia. Có những điều lịch sử viết không hoàn toàn là Đúng. Theo như các cụ phụ lão đời sau mà em được hầu chuyện. Có lẽ không có chuyện Ông Thám bị chặt đầu rồi bêu tại chợ như một số sách đã nêu...Ông là người đặc biệt cẩn thận, trong mọi chuyện.Có rất nhiều chuyện được các ông, các cụ kể lại mà em chỉ nhớ mơ hồ...Lúc nào về quê hầu chuyện các cụ em kể cho các bác nghe sau...Hà hà!
  5. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa, hồi còn đi học, lâu lắm rồi, có dịp tiếp xúc với các cụ Việt Kiều từ Guyana thuộc Pháp đến thăm (có 3 Guyana khác nhau, thuộc Anh, thuộc Hà Lan và thuộc Pháp). Các cụ đều dùng ngôn ngữ Việt Ngày xưa tụi này phải vừa nghe vừa đoán mới hiểu được. Không biết có cụ nào là nghĩa quân của Đề Thám hay không.

Chia sẻ trang này