1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân cho năm 2015

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi hainguyen0411, 19/01/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hainguyen0411

    hainguyen0411 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2012
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    1
    Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào những người có thu nhập cao, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.
    Xin chia sẻ hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

    Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập (tức là tính theo biểu lũy tiến từng phần).

    [​IMG]

    I. Đối với cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:
    Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất.

    Trong đó:
    a, Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừMà:
    - Thu nhập chịu thuế: là Tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:+ Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:

    * Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn: Miễn tối đa 680.000.

    Ví dụ 1: Cty bạn phụ cấp tiền ăn trưa là 750.000/tháng. Thì chúng ta được miễn 680.000. Còn phần vượt 750.000 - 680.000 = 70.000 tính vào thu nhập chịu thuế.

    Ví dụ 2: Cty bạn phụ cấp tiền ăn trưa là 500.000/tháng. Thì chỉ được miễn 500.000 ( Miễn theo thực tế chi).
    * Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên thì được Miễn toàn bộ.

    + Tiền phụ cấp điện thoại: Theo quy định của công ty.

    Ví dụ: Doanh nghiệp bạn quy định phụ cấp tiền điện thoại cho bạn là 300.000/tháng thì khi 300k này được Miễn thuế TNCN.

    + Phụ cấp trang phục Miễn tối đa 5tr/người/năm. + Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

    Ví dụ: ban ngày được trả 6 nghìn/h, làm thêm ban đêm được trả 10 nghìn/h thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 6 nghìn phải chịu thuế, 4 nghìn vượt trội không chịu thuế.

    - Các khoản giảm trừ bao gồm:

    + Giảm trừ gia cảnh: bản thân 9.000.000 và người phụ thuộc là 3.600.000 ( tính trên 1 tháng)
    + Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biêt.
    + Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học.

    b, thuế suất

    Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần:

    [​IMG]

    Ví dụ : Bà Nguyễn Thị B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 1/2015 như sau:+ Lương thực tế là 40 triệu đồng.
    + Trong 40 triệu đó có 1 triệu tiền phụ cấp ăn trưa.
    + Bà đóng bảo hiểm ( BHXH, BHYT ) trên mức lương 10 triệu.+ Bà B nuôi 2 con dưới 18 tuổi, (Đã đăng ký mẫu 16/ĐK-TNCN để lấy giảm trừ).

    Thuế thu nhập cá nhân trong tháng của Bà Nguyễn Thị B được tính như sau:
    - Thu nhập của Bà Nguyễn Thị B là 40 triệu đồng, được Miễn tối đa 680.000 (tiền ăn trưa).

    => Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế

    = 40.000.000 - 680.000 = 39.320.000

    - Bà Bà Nguyễn Thị B được giảm trừ các khoản sau:

    + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000
    + Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):

    3.600.000 × 2 = 7.200.000

    + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

    10.000.0000 × (8% + 1,5%) = 950.000

    => Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9.000.000 + 7.200.000 + 950.000 = 17.150.000

    - Thu nhập tính thuế của Bà B là:

    Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

    = 39.320.000 - 17.150.000 = 22.170.000

    Bây giờ chúng ta sẽ đưa thu nhập tính thuế 22.170.000 vào biểu thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần bên trên để tính:Số thuế phải nộp:
    Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

    + Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:

    5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

    + Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

    (10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

    + Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

    (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

    + Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

    (22.170.000 - 18 triệu đồng) × 20% = 834.000

    => Tổng số thuế Bà B phải tạm nộp trong tháng là:

    0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 834.000 = 2.784.000

    Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn: Theo công thức tại bảng tính trên ( công thức có màu xanh ở bảng thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần)

    Ta Thấy Thu nhập tính thuế trong tháng 22.170.000 là thuộc bậc 4 trong bảng thuế suất lũy tiến.Mà công thức của bậc 4 là:20% TNTT - 1,65 trđ=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

    22.170.000 × 20% - 1.650.000 = 2.784.000

    Cách tính 1 là các tính thủ công, để chúng ta hiểu về cách tính lũy tiến, còn ở bên ngoài thực tế kế toán sẽ tính theo cách 2 để nhanh hơn.

    Cả 2 cách đều cho ra kết quả giống nhau: Tháng 1/2015 bà B có số thuế TNCN phải nộp là 2.784.000

    II. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hay có ký nhưng dưới 3 tháng:

    Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 trở lên như sau:
    - Đối với cá nhân Cư trú : khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không)
    - Đối với cá nhân không cư trú: khấu trừ 20%

Chia sẻ trang này