1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn cách xử lý và hạch toán hàng bán bị trả lại

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi hainguyen0411, 30/09/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hainguyen0411

    hainguyen0411 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2012
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    1
    Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Phần mềm kế toán LinkQ xin chia sẻ kinh nghiệm xử lý và hạch toán hàng bán bị trả lại.


    [​IMG]

    Tuy vào từng trường hợp kế toán có thể lập hóa đơn như sau:

    - Trường hợp bên mua là công ty có khả năng xuất hóa đơn trả lại hàng: Khi đó bên mua hàng sẽ lập hóa đơn trả lại hàng cho bên bán, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng chất lượng, quy cách, tiền thuế GTGT.

    - Trường hợp bên mua là cá nhân không có khả năng xuất lại hóa đơn: Khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn) đã lập trước đó, lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.
    ( Theo điểm 2.8 phụ lục 4 TT 64/2013/TT-BTC )

    Cách hạch toán hàng bán bị trả lại: có các trường hợp sau:

    1. Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

    - Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

    Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

    Nợ TK 155 - Thành phẩm

    Nợ TK 156 - Hàng hoá

    Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

    - Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

    Nợ TK 611 - Mua hàng (Đối với hàng hoá)

    Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Đối với sản phẩm)

    Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

    2. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

    - Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

    Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)

    Nợ TK 1331 - Thuế GTGT (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)

    Có các TK 111, 112, 131,. . .

    - Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

    Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại

    Có các TK 111, 112, 131,. . .

    3. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

    Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

    Có các TK 111, 112, 141, 334,. . .

    4. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ, ghi:

    Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112)

    Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ

    Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại.

Chia sẻ trang này