1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn đề tài ra trường cho sinh viên lùi lại 30 năm về dây truyền công nghệ

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi MM_Ngoc, 02/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Hướng dẫn đề tài ra trường cho sinh viên lùi lại 30 năm về dây truyền công nghệ

    Tôi ngồi nghe một Giáo viên hướng dẫn đề tài tốt nghiệp cho sinh viên . Đó là đề tài về nhà máy sản xuất đồ gốm ,sành sứ . Tôi rất ngặc nhiên vì kiến thức của thầy thật ấu trĩ . Thầy đã hướng dẫn cho sinh viên một dây truyền sản xuất cách đây 30 năm rồi - nếu như so sánh với dây truyền công nghệ hiện nay - bài giảng của thầy cũng giống như làm một cái lò gạch vậy . Tôi suy nghĩ mãi hay là chủ trương trong giáo dục tại nhà trường chỉ cần sinh viên nắm duợc cái căn bản còn lại để sinh viên ra trường tự tìm hiểu nhỉ ...Hiện nay sinh viên ra trường trình độ rất thấp - có khi nào vì bản thân giáo viên cũng không bắt kịp sự tiến bộ của thời đại ,bản thân thầy cũng chưa từng chứng kiến hay .chưa đọc những thay đổi trong dây truyền công nghệ ...?hay có thể thầy cũng chẳng có điều kiện thiết kế một nhà máy như bài giảng của thầy . Thật đáng buồn
  2. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng. Thật ra thì SV nên tự tìm công nghệ lấy, trước khi chọn đề tài tốt nghiệp. Vấn đề là thông tin trong nước không dễ tiếp cận thôi.
    Ngay cả khi dùng công nghệ cũ thì một bài đồ án công nghiệp cũng phải giải quyết các yêu cầu công năng như phân khu chức năng dựa trên mục đích sử dụng, độ ô nhiễm, luồng vận chuyển và dây chuyền công nghệ. Kết cấu có khi cũng phải xử lý nhiều. Về mỹ thuật thì phải xử lý vỏ bao che và tương quan khối dáng giữa các khu khác nhau sao cho tạo thành một thể thống nhất, vv...vv...
    Mình đã từng thấy các bạn làm đồ án công nghiệp với các không gian nội ngoại thất, chuyển tiếp ... cũng máu me chẳng thua gì công trình dân dụng.
  3. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Ở ngoại quốc người ta tạo mọi điều kiện cho giáo viên thiết kế , nên kiến thức của họ vững vàng lắm - sinh viên khi ra trường trình độ kiến thức hơn hẳn ta một bậc - nếu như được quan tâm hơn cho giáo viên của trường , tạo điều kiện cho GV tìm hiểu - học hỏi các tiến bộ mới thì hay biết mấy - ai lo việc này nhỉ ?
  4. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Tưởng là hơn nhiều bậc chứ hơn một bậc cũng chả nhiều lắm nhể
  5. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tớ chẳng biết nhiều về chuyện đào tạo KTS thế nào nhưng thấy thế này:
    GV nước ngoài có khối ông không cả đời chỉ xây được 3-4 công trình để đưa lên quảng cáo, còn lại toàn là nghiên cứu học thuật, nhưng vẫn làm giảng viên tốt. Vì sao vậy? Vì họ có phương pháp luận, và truyền cho SV để họ nghiên cứu độc lập. Họ chẳng cần học thiết kế tất cả các thể loại công trình mà khi ra trường vẫn thiết kế ào ào. Mà làm GV cũng khó, không phải ai cũng làm GV được.
    Thật lòng mà nói, như chuyện dây chuyền sử dụng này nọ, SV chỉ cần dự 1 Seminar chung cho cả khoá trong vòng 2 tiếng đồng hồ là nắm hết. Nếu 3-4 tuần đầu, mỗi tuần 4 tiếng đồng hồ chỉ sửa mãi lại cái này thì hơi phí. Seminar này cần đưa ra những nguồn thông tin tham khảo, những dẫn chứng và case study cụ thể, và cần được người GV quan tâm đầu tư đến nó. Tuy hơi mệt nhưng hiệu quả gấp nhiều lần, và tiết kiệm công sức, thời gian cho GV và SV. Nếu như trong chương trình sửa bài tại hoạ thất có phần bàn bạc về phương pháp làm việc, thì sẽ có ích cho SV hơn. Kinh nghiệm cá nhân tôi làm đồ án trong trường ĐH từ trước đến giờ chỉ toàn làm theo kiểu Inside-Out, trong khi có rất nhiều cách tiếp cận khác.
    Nói một cách cô đọng: Đa dạng hoá chương trình đào tạo thiết kế không phải là Đa dạng hoá thể loại công trình, mà là đa dạng hoá các kỹ năng, phương tiện để KTS có thể hành nghề Design, sáng tạo một cách đúng nghĩa. Cái đó ở mình còn yếu.
    (Hầy! Mà hình như cái này ai chẵng biết!) Buồn nhỉ!
    Còn chuyện làm sao biết được công nghệ này nọ. Tớ vẫn cho rằng đó là do tài ngoại giao, vận động của GV và SV thôi. Chẳng có cứu cánh nào khác.
    Tạm thế đã.
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 04/04/2006
  6. LuuBang

    LuuBang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Tạm thế đã.

Chia sẻ trang này