1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn du lịch, hỏi đáp, trao đổi - phong cảnh L C- Y B

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi Sexyboy, 23/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. giangnam_hynb

    giangnam_hynb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Chán bác! Đang cần...thì bác nại oánh 2 cái nàm 1 thía lày. Mà 2 cái này có liên quan gì đến nhau đâu!?
    Thôi, dù gì việc cũng đã rồi. Mời các bác ngắm tiếp Lào Cai - Yên Bái anh em
    Từ mạng ta có:
    Đầu tiên là Lào Cai:

    Cốc Lếu
    [​IMG]
    Yên Bái:
    Công viên Yên Bái
    [​IMG]
    Ruộng bậc thang
    [​IMG]
  2. Sexyboy

    Sexyboy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng bổ sung đóng góp vào chủ đề này cho nó đầy đủ tí :)
    Lịch sử hình thành thị trấn Sa Pa
    Thị trấn Sa Pa xưa là cao nguyên Lồ Suối Tủng rừng rậm âm u thuộc trại Ngòi Bo, sau là tổng Hướng Vinh, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa.
    Mùa đông năm 1903, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ (tỷ lệ 1/1.000.000) đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả ở thượng nguồn Ngòi Đum. Đoàn thám hiểm đã đặt tên cao nguyên là cao trạm Sa Pa (bắt nguồn từ tên làng Sa Pả). Sự kiện này đã đóng dấu ấn vào quá trình phát triển Sa Pa, trở thành mốc lịch sử phát hiện Sa Pa.
    Năm 1905, một đoàn khảo sát của người Pháp khởi hành từ địa điểm Phìn Hồ, phía Nam Sa Pa đã tổ chức thám hiểm và đặt được mốc tiêu trên đỉnh núi Phan Si Păng hùng vĩ. Đoàn thám hiểm đã cung cấp nhiều dữ liệu về khí hậu, thảm thực vật, cảnh quan môi trường Sa Pa thích hợp với dịch vụ du lịch, điều dưỡng.... Từ đó, Sa Pa dần dần thu hút khách du lịch là các nhà buôn, kỹ sư cầu đường, chủ thầu xây dựng công sở Lào Cai và đường sắt Hải Phòng- Lào Cai- Vân Nam. Họ đến Sa Pa vào các ngày nghỉ cuối tuần, mùa hè bằng ngựa hoặc thuê phu khiêng cáng.
    Ngày 2/6/1909, chánh sứ Lào Cai là Towsres đã gửi Tờ trình lên Thống sứ Bắc Kỳ đề nghị thành lập khu điều dưỡng trên ?ocao trạm Sa Pa?. Đầu tư cho Sa Pa, xây dựng Sa Pa thành kinh đô mùa hè là những kiến nghị trong các cuộc hội thảo, đăng trên các báo và tạp chí Đông dương. Các nhà đầu tư liên tiếp đến Sa Pa.
    Tháng7/1909, ông Mícville, người Pháp từ Vân Nam về mở đồn điền tại Sa Pa.
    Năm 1909- 1912, đường vào Sa Pa được phát quang, mở rộng ven theo thung lũng Ngòi Đum.
    Cuối 1909, một nhà nghỉ dân sự đã mọc lên.
    Năm 1912, khách sạn Tòa sứ quy mô lớn được xây dựng. Hàng loạt đồn điền, công sở, cơ sở hạ tầng cuả đô thị mới Sa Pa được hình thành.
    Năm 1916, Hiệp hội khuyến khích du lịch Sa Pa được thành lập.
    Năm 1924, đường ô tô đầu tiên ở Lào Cai được mở ra trên trục Lào Cai- Sa Pa.
    Năm 1930, cả Cao trạm Sa Pa được dùng điện.
    Từ năm cuối thập kỷ 20 đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20, tốc độ xây dựng Sa Pa được đẩy mạnh nhanh chóng với 3 lần quy hoạch. Số khách du lịch lên Sa Pa tăng nhanh.
    Tháng 8/1927 có 51 khách đến Sa Pa nhưng đến 8/1928 có tới 158 người đến Sa Pa.
    Cuối năm 1938-1939 có tới gần 3.000 lượt du khách lên Sa Pa.
    Sa Pa thực sự là kinh đô mùa hè của du khách. Báo chí ở Hà Nội và tạp chí Đông Dương, báo Đông Pháp ca ngợi Sa Pa là trạm điều dưỡng lý tưởng, là thần dược của kẻ liệt, là thiên đường của trẻ nhỏ, là bà chúa của khách du lãng, là cảnh quan xanh trong bất tận phơn phớt mây vờn. Du khách đến Sa Pa có thể tản bộ ở cao trạm, đến thăm thác nước Cát Cát, lang thang trong rừng đào hoang, hoặc cưỡi ngựa đi thăm bãi khắc đá cổ Hầu Thào, trạm bò sữa Tắc Cô, trạm gác rừng Tả Phìn.
    Sa Pa phát triển, không chỉ là cao trạm nghỉ mát đơn thuần. Ngày 9/3/1944, Thống sứ Bắc Kỳ ký Nghị định giải thể châu Thuỷ Vĩ thành lập châu mới Sa Pa bao gồm: 2 xã Hướng Vinh, Mường Hoa và phố Xuân Viên. Cao trạm Sa Pa trở thành trung tâm châu lỵ mới. Châu Sa Pa rộng 125.000 ha có 103 xuất đinh (người từ 18 đến 60 tuổi), có 2 xã 37 làng. Nhưng người đi du lịch chỉ là những ông Tây, bà đầm, các ông chủ thầu lắm tiền, nhiều của.
    Sa Pa đang phồn vinh, bóng đêm chiến tranh thế giới thứ II bỗng phủ đầy cao trạm. Ngày 11/3/1945, lính Nhật tiến vào Sa Pa, quan binh Pháp bỏ trốn. Tháng 8/1945, Nhật bại trận, thổ phỉ, quốc dân Đảng lam le chiếm đóng Sa Pa.
    Ngày 15/10/1945, chính quyền cách mạng ở Sa Pa được thành lập. Nhưng liên tiếp hết quân Tầu, Tưởng, quân Pháp, thổ phỉ quay lại đánh chiếm Sa Pa. Chiến tranh làm lụi tàn du lịch. Sau ngày giải phóng (1954), Sa Pa vật lộn lại với việc khôi phục kinh tế, cơ sở hạ tầng của du lịch bị tàn phá nặng nề. Và trong cơ chế bao cấp, Sa Pa chỉ là trung tâm nghỉ mát, du lịch phát triển cầm chừng.
    Phải đợi đến khi Lào Cai tái lập (1/10/1991), Sa Pa mới thật sự bùng nổ du lịch và trở thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hàng loạt biệt thự, khách sạn được khôi phục và xây dựng mới.
    Năm 1990, Sa Pa chỉ có 40 phòng nghỉ, đến năm 1995 có 300 phòng. Hiện nay, Sa Pa có 60 khách sạn, nhà nghỉ với 1.500 phòng. Trong đó có khách sạn 4 sao Victoria với 77 phòng. Số du khách đến Sa Pa tăng rất nhanh. Năm 1991, Sa Pa mới đón 2.000 du khách, đến năm 1995 đón 20.000 người, năm 2001 đón 45.000 người và năm 2002 đón 60.000 người.
    Tỉnh Lào Cai đã xây dựng các dự án đầu tư với tổng số vốn gần 100 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng Sa Pa. Sáu tuyến đường du lịch được mở, đường Lào Cai đi Sa Pa đã được mở rộng gấp đôi, tạo thuận lợi cho du khách.
    Tháng 7/2003 quy hoạch đô thị Sa Pa- quy hoạch lần thứ V đã được các nhà khoa học trường Đại học Bordeuax3 nước Cộng hòa Pháp giúp đỡ quy hoạch mới hòan thành. Cả Sa Pa sôi động, náo nức đón chào kỷ niệm 100 năm bằng lễ hội du lịch độc đáo, giàu bản sắc dân tộc.
    u?c ***yBoy s?a vo 03:29 ngy 29/08/2006
  3. Sexyboy

    Sexyboy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Tổng quan về Sa Pa
    1.Vị trí địa lý:
    Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007?T04?T?T đến 22028?T46?T?T vĩ độ bắc và 103043?T28?T?T đến 104004?T15?T?T độ kinh đông.
    Phía Bắc giáp huyện Bát Xát.
    Phía Nam giáp huyện Văn Bàn.
    Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng.
    Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu.
    Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.
    2. Điều kiện tự nhiên:
    - Địa hình: Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây ?" Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển.
    - Khí hậu: Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18-20oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10-12oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 0oC (đặc biệt có những năm xuống tới ?" 3,2oC). Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thời điểm.
    - Tài nguyên nước: Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, trung bình khoảng 0,7-1,0km/km2. Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều. Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, là đầu nguồn của hệ thống sông suối Bo và suối Đum, hàng năm được bổ xung lượng mưa đáng kể, để lại một khối lượng nước mặt.
    - Tài nguyên rừng: Sa Pa có 32.878,70 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó đất có rừng tự nhiên 28.010,8 ha, đất có rừng trồng 4.864,9 ha. Trữ lượng rừng có ước tính khoảng trên 2,0 m3 gỗ và gần 8,0 triệu cây tre, nứa các loại.
    - Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiệu loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên dãy núi Hoàng Liên có những loại dược liệu quý, hiếm, là ?omỏ? của loài gỗ quý như thông dầu.Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong ?osách đỏ Việt Nam?. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
    - Cảnh quan: Sa Pa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Phan Xi Păng, vườn quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng.
    - Môi trường: Hiện tại môi trường tự nhiên của Sa Pa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng.
    3. Dân số:
    Dân số toàn huyện hiện nay là 42 vạn dân, với 7 dân tộc chính, gồm: H?TMông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa. Trong đó người Mông chiếm 54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc khác. Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan. Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại.
    4. Đơn vị hành chính:
    Toàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn gồm: thị trấn Sa Pa, Xã Hầu Thào, Xã Bản Phùng, Xã Tả Phìn, Xã Nậm Sài, Xã Thanh Phú, Xã Sa Pả, Xã Lao Chải, Xã Trung Chải, Xã San Sả Hồ, Xã Thanh Kim, Xã Bản Hồ, Xã Sử Pán, Xã Suối Thầu, Xã Tả Van, Xã Bản Khoang, Xã Tả Giàng Phình, Xã Nậm Cang.
  4. Sexyboy

    Sexyboy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Thể theo yêu cầu của thành viên, anh xin phép được quote bài của dukickvietnam lên đây cho nó tập trung vào 1 chỗ, thành viên dễ tìm hơn :)
    Du ngoạn trên bình nguyên xanh Khai Trung lục yên _yên bái
    Nằm cách trung tâm huyện lỵ Lục Yên (Yên Bái) hơn chục km, ở độ cao trên 700 mét so với mực mước biển, vượt qua đỉnh dốc Khe Chón, bình nguyên xanh Khai Trung hiện ra đẹp như một bức tranh. Cả một vùng bình nguyên được bao bọc bốn bề bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ. Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, cảnh sắc tươi đẹp, hơn thế người Khai Trung hồn hậu, chân thành và rất đỗi mến khách.
    Buổi sáng trên bình nguyên xanh Khai Trung thật đẹp. Khi những tia nắng ban mai đầu tiên chiếu rọi trên đỉnh non xanh cũng là lúc cả núi rừng bừng tỉnh. Ta như được đắm mình vào một thế giới khác, ở đó chỉ có tiếng hót trong trẻo ngân nga của những chú chim trời và hương thơm tinh khiết của núi rừng. Và khi những giọt sương đêm bắt đầu tan trên những chùm hoa dẻ rừng thì cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tày, Dao nơi đây mới thực sự bắt đầu. Tiếng lóc cóc của mõ trâu, tiếng chêm cuốc, mài dao, tiếng nói cười rộn rã vọng vào vách đá... tất cả đều sống động, mộc mạc và bình di như chính người vùng cao vậy!
    Lên Khai Trung mùa nào cũng thú vị nhưng có lẽ đẹp nhất là vào mùa hè và mùa thu. Đó là khi bình nguyên Khai Trung bừng lên một màu xanh mỡ màng của lúa, của ngô và của gần 100 ha đậu tương trải dọc hai bên con đường bê tông dài tít tắp dẫn vào trung tâm xã. Sang thu, cả thung lũng ấy lại nhuốm đầy một mầu vàng rực của đậu tương chín rộ. Nắng và gió nơi bình nguyên xanh yên ả này cũng thật khác lạ: Gió ở trên cao rì rào cùng cây rừng, còn nắng thì vàng trong đùa vui nơi kẽ lá. Cuộc sống của đồng bào nơi đây chưa thực dư dả, không sơn hào hải vị nhưng cũng đủ làm vui lòng bao khách thập phương.
    Rời xa cuộc sống ồn ào náo nhiệt của phố xá, bứt khỏi nhịp sống hối hả gấp gáp với bao tính toan thường nhật, trở về với bình nguyên xanh Khai Trung bạn sẽ cảm nhận được cái hồn quê mộc mạc, sự dung dị đến vô tư của người vùng cao thuần phác, để tìm lại cho mình chút bình yên nơi tâm hồn, tìm về những giá trị đích thực của cuộc sống. Du khách cũng sẽ được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật của người dân bản địa với những tập quán sinh hoạt văn hoá còn mang đậm bản sắc riêng của từng tộc người; được thăm thú những cánh rừng tự nhiên với vẻ đẹp hùng vĩ của điệp trùng núi đá. Hoặc như du khách cũng có thể thả bộ trong rừng sồi nguyên sinh nhiều cây có đến cả trăm năm tuổi để tận hưởng trọn vẹn cái không gian thuần khiết của đất, của trời Khai Trung.
    Khi đã thấm mệt, bạn có thể dừng chân nghỉ lại nhà sàn văn hoá hay bất kỳ một gia đình người Tày, người Dao nào trong xã. Tại đây bạn sẽ được thưởng thức món đặc sản gỏi cá bỗng, món thịt dê núi chế biến theo cách ăn của đồng bào Dao hoặc đơn thuần chỉ là những thứ rau rừng ngon đến lạ lùng... để rồi say mềm với chén rượu ngô thơm nồng từ chính tay chủ nhà chưng cất...
    Không chỉ đẹp và quyến rũ bởi thiên nhiên hoang dã, Khai Trung còn rất nổi tiếng với hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi như hang Diêm, hang Dơi... Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lục Yên và xã Khai Trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch sinh thái. Năm 2005, Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Yên Bái đã đầu tư xây dựng một số công trình vệ sinh cho 19 hộ thôn Giáp Luồng nằm trong quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương.
    Không còn xa xôi cách trở như nhiều người mường tượng, Khai Trung giờ đã nối gần với nhiều địa phương trong huyện bởi hơn 1 km đường bê tông cuối cùng vào trung tâm xã đã được bà con chung sức làm xong. Những bản làng của đồng bào Tày, Dao ở Khai Trung bây giờ đã bừng sáng ánh đèn điện, rộn ràng tiếng loa đài... Và dù muốn hay không thì bình nguyên xanh Khai Trung cũng không thể như một ?oNàng công chúa? ngủ quên. Đã đến lúc cần đánh thức tiềm năng du lịch của đất và người Khai Trung, để Khai Trung thực sự là điểm đến kỳ thú của những du khách yêu thích sự khám phá mới lạ của thiên nhiên hoang dã.
  5. Sexyboy

    Sexyboy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Quote cả bài em Lahm nữa lên đây cho nó máu
    Huyện Sa Pa
    Diện tích: 678,6km².
    Dân số: 38.200 người.
    Dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa.
    Đơn vị hành chính:
    - Thị trấn: Sa Pa
    - : Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Trung Chải, Tả Phìn, Sa Pả, San Sả Hồ, Bản Phùng, Lao Chải, Hầu Thào, Thanh Kim, Tả Van, Sử Pán, Suối Thầu, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm Cang.

    [​IMG]
    Phong cảnh Sa Pa

    Ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh làm cho thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh Sơn Thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m ?" 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.
    Nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Để đến đây có 2 đường: một từ thành phố Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng nhiều loại phương tiện như: ôtô, xe máy, xe ngựa...
    Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, ?oSa? là cát, ?oPả? là bãi. Địa danh của ?obãi cát? này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở ?obãi cát? đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là ?ođi chợ Sa Pả?.
    Từ hai chữ ?oSa Pả?, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là ?oCha Pa? và một thời gian rất lâu người ta đều gọi ?oCha Pa? theo nghĩa của từ tiếng Việt.
    Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là ?oHùng Hồ?, ?oHùng? là đỏ, ?oHồ? là hà, là suối, suối đỏ.
    [​IMG]
    Núi Phan Si Păng​
    Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là ?omỏ? của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong ?osách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
    [​IMG]
    Núi Hàm Rồng​
    Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
    Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.
    Ngay người Mường Hoa đi xa lâu ngày về cũng chỉ mong được ăn bữa cá của quê hương. Đặc biệt thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước ta đề nghị xếp hạng di sản thế giới.
    Thác Bạc từ độ cao trên 200m những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng.
    Sa Pa là ?ovương quốc? của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng?đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
    Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội ?oRoóng pọc? của người Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hộI Roóng pọc còn có hội ?oSải Sán? (đạp núi) của người Mông, lễ ?oTết nhảy? của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
    [​IMG]
    Chợ Sa Pa​
    Song, điều mà cả nước biết đến đó là chợ phiên của Sa Pa, một trong 18 đơn vị hành chính của Sa Pa thì chỉ duy nhất có một chợ phiên họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở nơi xa phải đi từ ngày thứ 7 và tối hôm thứ bảy là mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi?và người ta đã đặt cho nó là ?ochợ tình?.
    Sa Pa đánh thức tiềm năng, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Với hệ thống hơn 57 nhà nghỉ, khách sạn (trong đó có khách sạn 3 ?" 4 sao), hàng năm Sa Pa đón hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế nghỉ cả ngày và đêm, đón hàng trăm lượt du khách tham quan trong ngày. Du lịch thực sự là đòn bẩy kinh tế - xã hội ở Sa Pa, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 70% năm 1992 xuống còn 22% năm 2000.
    Sa Pa đang quyết tâm xây dựng thành trung tâm du lịch bền vững nổi tiếng của toàn quốc.
    Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc.
    Nguồn : Tổng cục Du lịch
    http://www.vietnamtourism.com/v_pages/tourist/destination.asp?mt=8420&uid=533

  6. Sexyboy

    Sexyboy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Lại bài của em Lahm nưa này
    Núi Phan Si Păng
    Vị trí: Phan Si Păng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía tây nam thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
    Ðặc điểm: Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m. Đây là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với nhiều loài đặc hữu.

    Với chiều dài 280km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75km, hẹp là 45km, gồm ba khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Si Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn chứa bao điều kỳ lạ, nhưng kỳ lạ và bí ẩn nhất, chính là đỉnh Phan Si Păng?
    [​IMG]

    Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít)?Từ đây đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao khoảng 50-60m, tuổi đời tới vài trăm năm. Pơmu (ngọc am) được mệnh danh là mỏ vàng của Lào Cai. Bên cạnh pơmu, còn nhiều loại gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn?Các cây lá kim ken đầy với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao, càng hay mưa, có năm cả Phan Si Păng mưa suốt một tháng liền. Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa, cả Sa Pa đều ngập tràn trong muôn sắc các loài hoa: lay ơn, thược dược, bgônha, estcola? là những thứ hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng. Ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phan Si Păng có tới 330 loài.
    Lên cao 2.400m, gió mây quyện hoà với cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã nắm được mây. Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng, trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25-30cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ hoàng liên?Đất xương xẩu trơ cả gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá?
    Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên cao nữa là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn. Đỉnh Phan Si Păng đấy! Tiếng địa phương gọi "Hua-si-pan", nghĩa là phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh vênh. Đỉnh Phan Si Păng cao ngất giữa trời mây được kết cấu bởi những phiến đá như vậy.
    Phan Si Păng được ví là nóc nhà Việt Nam và của Đông Dương sừng sững đang chinh phục lòng ham mê leo núi của các du khách ưa mạo hiểm.
    (Nguồn : Tổng cục Du lịch)
  7. tieuphuyenbinh

    tieuphuyenbinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Vừa đi YB, có vài hình ảnh post lên cho bạn nào lâu ko về YB chơi.
    [​IMG]
    Bắt đầu vào địa phận YB
    [​IMG]
    Chào đón
    [​IMG]
    Qua con đèo nhỏ này là đến Yên Bình
    [​IMG]
    Còn 11km nữa là về đến nhà rùi
  8. tieuphuyenbinh

    tieuphuyenbinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thành phố Yên Bái
  9. tieuphuyenbinh

    tieuphuyenbinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đền Thác Bà
    Được tieuphuyenbinh sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 05/09/2006
  10. tieuphuyenbinh

    tieuphuyenbinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Hồ Thác Bà
    Vị Trí: Hồ thuộc 2 huyện Lục Yên và Yên Bình.
    Đặc điểm: Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo rộng nhất Việt Nam, được hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà.
    Hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước 23.800 ha, có 1.331 đồi đảo với thảm thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng. Nước hồ trong xanh, in bóng những vạt rừng già bao quanh hồ. Hàng ngàn đồi đảo trên hồ với các hang động như hang Hùm, hang Cẩu Cuôi, động Bạch Xà... và đền Thác Bà luôn tạo nên sự cuốn hút đối với du khách. Có dãy núi Cao Biền soi bóng ven hồ.
    Hồ Thác Bà còn là một di tích lịch sử. Tại đây vào năm 1285 đã diễn ra trận Thu Vật do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan một đạo quân Nguyên Mông. Ở vùng thượng hồ còn có một số nơi là cơ sở hoạt động của các cơ quan trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Giữa hồ Thác Bà có động Mông Sơn là nơi Tỉnh ủy Yên Bái làm việc trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
    Hồ Thác Bà là một thắng cảnh đẹp, nơi đang có kế hoạch phát triển thành một trung tâm du lịch sinh thái, kết hợp giữa giải trí trên hồ và leo núi, thám hiểm rừng.
    [​IMG]
    Hồ Thác Bà nhìn từ đền Thác Bà
    [​IMG]

Chia sẻ trang này