1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bầu cho nhiều quả nhất

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi quanaotreembaochau, 30/08/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quanaotreembaochau

    quanaotreembaochau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2018
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bầu là loại cây quen thuộc với người Việt Nam từ xưa tới nay vì không chỉ làm bóng mát cho khoảng sân vườn mà còn là thực phẩm rất bổ dưỡng. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng bầu cho lượng quả nhiều nhất trong bài viết này nhé!

    Đặc điểm cây bầu

    Cây bầu thuộc họ nhà bầu bí và nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Ngày nay bầu được trồng rộng rãi tại các nước nhiệt đới để lấy bóng mát và quả làm thức ăn.

    Bầu là loại cây hàng năm (tức là vòng đời chỉ kéo dài trong 1 năm), dạng thân leo, bộ rễ lan rộng, ưa nhiệt độ ấm và ánh sáng mạnh.

    Quả bầu được hình thành nhờ quá trình thụ phấn hoa qua gió hoặc côn trùng. Quả bầu có hình thon dài, hóa gỗ khi già.

    [​IMG]

    Kỹ thuật trồng bầu cho nhiều quả

    1. Chuẩn bị đất trồng
    Công đoạn chuẩn bị đất là một khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng bầu. Bầu là loại cây ưa ánh sáng mạn nên bạn nên chọn các khu đấy có luồn ánh sáng mặt trời chiếu xuống nhiều nhất.

    Để chuẩn bị trồng bầu, bạn nên đào các hốc với khoảng cách là 1m giữa các hốc. Độ rộng của các hốc là 50 x 50 x 30cm và đã dược bón phân chuồng, phân cỏ ủ mục kết hợp với khoảng 100g phân tổng hợp NPK.

    Mỗi hốc này bạn chỉ nên gieo từ 3 – 4 hạt giống bầu.

    1. Chuẩn bị hạt giống
    Trước khi trồng, bạn nên ngâm hạt trong nước trong khoảng thời gian từ 10 – 12 tiếng, sau đó tiến hành ủ hạt trong tro bếp hoặc cát nóng từ 4 – 5 ngày để tạo điều kiện thuận lợi kích thích hạt nảy mầm.

    [​IMG]

    1. Cách trồng cây bầu
    Khi cây bầu mọc cao 100cm, bạn cần khoanh dây vòng quanh gốc và đắp đất chặn các đốt cây, cứ 1 – 2 đốt lại chặn đất để thúc cây ra rễ, tăng cường hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi quả sau này.

    Sau 60 ngày, bạn bắt đầu nương dây cho cây leo lên giàn. Chú ý là để dây bầu leo một cách tự nhiên, tránh xoắn hoặc lật úp dây, ảnh hưởng tới sự phát triển của cay sau này.

    Trong kỹ thuật trồng bầu sai quả, bạn nên chú ý về diện tích của giàn cho cây leo lên. Giàn phải bằng phẳng, đủ rộng mới giúp cây phá triển tốt và cho lượng quả nhiều.

    Cây bầu trong giai đoạn phát triển sẽ có rất nhiều dây nhánh. Tuy nhiên các dây nhánh ở gốc nên tỉa bỏ. Nhưng khi bầu đang leo giàn thfi không nên tỉa dây nhánh giúp cây lan rộng trên giàn mới đem lại lượng trái nhiều. Tiếp theo sau khi cây bầu đã đậu quả bạn lại tiếp tục tỉa nhánh, bấm ngon để cây dồn chất dinh dưỡng nuôi trái.

    Sau khi trồng từ 75 – 90 ngày thì bạn đã có thể thu hoạch trái nếu làm đúng kỹ thuật trồng bầu như chúng tôi hướng dẫn.

    Xem thêm: Kỹ thuật trồng mía cho năng suất cao

    Kỹ thuật chăm sóc cây bầu hiệu quả nhất

    1. Kỹ thuật bón phân và tưới tiêu
    Bầu là loại cây ưa nước nên bạn cần phải cung cấp lượng nước cần thiết theo từng giai đoạn phát triển. Theo đó, nếu bạn muốn bầu cho quả nhiều cũng phải chú ý đến cách bón phân sao cho hợp lý.

    Kỹ thuật tưới nước và bón phân cho cây bầu theo giai đoạn như sau:

    – Giai đoạn 1: Bắt đầu từ lúc cây ra hai lá thật đến khi bầu bắc lên giàn (khoảng 60 ngày) thì bạn cần bón thúc thường xuyên theo định kỳ hàng đểu để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây ra hoa, kết trái.

    – Giai đoạn 2: Cây bầu ra hoa và kết quả. Kỹ thuật trồng bầu lúc này cần đặc biệt lưu ý về công đoạn bón thúc cho cây. Từ 7 – 10 ngày cần bón khoảng 1 – 1.5kg phân NPK.

    [​IMG]

    1. Thu hoạch và để giống
    Sau khi bầu kết quả từ 10 – 12 ngày là bạn có thể thu hoạch bầu để làm thực phẩm. Bạn nên thu hoạch khi trái còn non vì lúc này trái co vị ngon ngọt nhất. Nếu để quá thời gian, trái già, vỏ cứng và khiến cây mau lụi hơn.

    Với những cây bạn muốn để giống, hãy để lứa trái cuối cùng phát triển rồi để quả già, khô tự nhiên trên cây. Sau đó cắt bỏ trái và lưu trữ nơi thoáng mát tránh các loại sâu bọ thâm nhập ăn hạt giống.

    1. Phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây bầu
    Các loại sâu gây hại cho cây bầu bao gồm ruồi đục lá, rầy thâm mềm, bọ rầy dưa. Đối với các loại côn trùng này bạn nên phun thuốc diệt ngay khi thấy chúng xuất hiện.

    Các bệnh gây hại cho cây bầu như bệnh héo cây do nấm Rhizoctoniasolani, bệnh khảm do virut, bệnh phấn trắng cho nấm Sphaerotheca,… các loại bệnh này cần được loại bỏ khi mới phát. Bạn cần nhổ bỏ các cây nhiễm bệnh để tránh lây lan trên diện tích rộng.

    Hy vọng với kỹ thuật trồng bầu đã đưa ra ở bài viết trên bạn sẽ có một vụ màu bội thu với những trái bầu!

Chia sẻ trang này