1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn sửa chữa xe máy

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi nowayback03, 10/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nowayback03

    nowayback03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Hướng dẫn sửa chữa xe máy
    • 1. Các kĩ thuật cơ bản về sửa xe máy Cẩm nang cơ bản về sửa chữa xe máy dành cho người yêu xe !!!  Tác giả : Juneboy  Tài liệu được website Share99.net phát hành dưới dạng PDF để tiện hơn cho bạn đọc ( Thay vì file PRC như ban đầu ) đồng thời cũng biên tập và sắp xếp lại nội dung để giúp cho người đọc dễ tiếp cận hơn với những thông tin quý giá mà tác giả truyền đạt thông qua tài liệu này 1 – Năm sự cố thường gặp khi khởi động xe máy Những trục trặc ở bộ đề thường xuyên xảy ra, do vậy, xe máy thường có thêm cần khởi
    • 2. động để sử dụng trong trường hợp này. Nếu phân tích chính xác hiện tượng thì việc tài liệu dạy sửa chữa xe gắn máy các hư hỏng của hệ thống này sẽ nhanh chóng và tiết kiệm.  Khi bấm nút start máy đề không quay Nguyên nhân của pan này có thể do bình acquy hết điện, rơ le đề hỏng, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện. Một lý do quan trọng là chổi than bị mòn, chiều dài tiêu chuẩn của chi tiết này là 12 mm, nếu chỉ còn dưới 4 mm là phải thay mới.  Đề yếu không kéo nổi vô-lăng Lỗi này do bình acquy quá yếu, đĩa tiếp điện trong rơ-le bị cháy rỗ, chổi than mòn hoặc rô-to của máy đề bị chập mạch.  Động cơ máy đề không chịu ngừng khi đã buông nút start Nguyên nhân là rơ-le đề bị dính cứng, không cắt được điện. Phải tắt chìa khóa, tháo rời chi tiết để học nghề sửa chữa xe máy hoặc thay mới.  Phần khởi động quay tốt nhưng vô-lăng không quay Hiện tượng này do khớp ly hợp một chiều bị trượt, có thể vì lõi hoặc bi đề bị mòn, lò xo ống đẩy yếu không bung ra được. Phải vam vô-lăng ra khỏi trục khuỷu, tháo bộ ly hợp để xem xét sửa chữa hoặc thay mới.  Khi bấm nút start có tiếng va lớn trong máy đề Đây là trường hợp thường gặp ở xe Trung Quốc, do chất lượng kim loại làm lõi và bi đề kém, mòn không đều, nhiều sai số. Khắc phục bằng cách gia công lại các chi tiết bằng kim loại tốt, đúng kích thước. 2. Vấn đề về Ắc qui cho xe máy Ắc qui là một thiết bị điện cần thiết trên một chiếc xe. Nó có khả năng tích trữ năng lượng điện dưới dạng hóa năng và phóng điện để cung cấp cho các thiết bị điện sử dụng điện trên xe (còi, xi nhan, đèn thắng, CDI-DC…) dưới dạng điện năng.  Nguyên lý hoạt động của ắc quy là ứng dụng hiệu ứng hóa học của dòng điện. Trong quá trình xe hoạt động, ắc quy sẽ tích và phóng điện liên tục. Có hai loại ắc quy cơ bản: Ắc quy kiểu hở – đây là loại có thể châm thêm nước khi dung dịch điện phân trong ắc quy bị cạn); và Ắc quy khô (ắc quy F: maintenance free) – không được mở nắp để châm thêm nước.  Trong bài viết này đề cập đến loại ắc quy kiểu hở.
    • 3. Ắc quy kiểu hở Cần hiểu rõ tính năng và cách bảo dưỡng ắc quy để ăc quy luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, cũng như có thể sử dụng ắc quy được lâu dài. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ắc quy kiểu hở:’ Các tấm bản cực của Ắc quy Hầu hết các ắc quy sử dụng trên xe gắn máy đều là loại ắc quy điện cực chì. Các bản cực của ắc quy có dạng vỉ lưới, bản cực dương của ắc quy làm bằng ôxít chì (PbO2), còn các bản cực âm làm bằng chì (Pb); các bản cực dương và âm được bố trí xen kẽ nhau và giữa chúng có các vách ngăn. Các vách ngăn có dạng tấm mỏng, có tính thẩm thấu cao và không được dẫn điện.
    • 4. Các vách ngăn giữa bản cực Một ắc quy thường có nhiều ngăn (hộc) nối tiếp nhau, tuỳ theo điện thế cần cung cấp ắc quy sẽ có số ngăn khác nhau. Mỗi ngăn của ắc quy chỉ có thể sinh ra điện áp 2.1 ~ 2.2V, như vậy nếu điện áp ắc quy là 6V thì có 3 ngăn; nếu điện áp khoảng 12V thì phải có 6 ngăn . Quá trình hóa học diễn ra trong ắc quy khi phóng và nạp điện : Quá trình nạp và phóng điện của ắc quy diễn ra liên tục khi xe vận hành. Trong đó việc nạp điện cho ắc quy thông qua hệ thống sạc (cục sạc) và ắc quy phóng điện để cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện 1 chiều(DC) trên xe(còi, xinhan, đèn phanh, đèn báo số …) 1. Sử dụng ắc quy mới: Các bước thực hiện khi đem một ắc qui mới ra sử dụng a. Ắc quy mới thường có một tấm niêm phong mỏng trên nắp bình và nút đậy nơi lỗ thoát hơi, chỉ nên tháo ra khi đem ắc quy ra để sử dụng.
    • 5. b. Dùng dung dịch điện phân (dung dịch axít Sunfuarít H2SO4 loãng) có tỷ trọng 1.28. đổ vào các ngăn của ắc quy tới vạch UPPER trên vỏ bình và đợi khoảng 10~15 phút để dung dịch ngấm đều vào các tấm điện cực, nếu thấy mức dung dịch giảm xuống không đồng đều ở các ngăn thì phải bổ sung thêm cho đủ và đồng đều ở các ngăn. (Không nên sử dụng dung dịch có tỷ trọng cao qua hoặc thấp qua sẽ không tốt đến tuổi thọ của ắc quy). c. Nạp ắc quy bằng máy sạc bình với dòng nạp bằng 1/10 dung lượng ghi trên vỏ bình. Ví dụ: Bình 12V- 5Ah thì nạp với cường độ 0.5A; bình 12V-7Ah thì nạp với cường độ 0.7A. Thời gian nạp khoảng 30 phút.Cũng có thể sử dụng phương pháp nạp nhanh để rút ngắn thời gian nhưng chỉ nên nạp với cường độ gấp đôi so với mức nạp bình thường, tuy nhiên thời gian nạp phải giảm xuống (Ví dụ bình 12V-5Ah nạp với dòng 1A,thời gian khoảng 15~20 phút). Lưu ý không được đậy nắp của các ngăn bình ắc quy trong lúc nạp. Cẩn thận lắp đúng các cực của ắc quy vào máy nạp, thông thường dây màu đỏ của máy nạp sẽ đấu vào cọc có dấu cộng( ) của ắc quy và dây màu đen của máy nạp đấu vào cọc có dấu trừ (-). MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG ẮC QUY a. Nhiệt độ ắc quy trong lúc nạp điện không được để cao hơn 500 C. b. Không nạp ắc quy nơi có những nguồn lửa để đề phòng cháy nổ do có khí H2 thoát ra sẽ kết hợp với Oxy trong không khí gây phản ứng cháy nổ. c. Sau khi nạp xong nếu thấy mức dung dịch giảm xuống thì bổ sung thêm nước cất cho đồng đều ở các ngăn (chú ý lên tới vạch UPPER). d. Đậy các nút bình, vệ sinh bên ngoài bình bằng nước, lau khô trước khi lắp lên xe. e. Lắp ắc quy lên xe theo thứ tự dây dương trước, âm sau. Bôi một lớp mỡ lên các cọc bình sau khi đã xiết chặt ốc vít để bảo vệ chúng không bị hơi axít ăn mòn. Gắn ống thoát hơi cần cẩn thận để không kẹp, gấp khúc. 2. Bảo dưỡng ắc quy : Ắc quy gắn lên xe sử dụng một thời gian cần phải được bảo dưỡng đúng cách để có thể sử dụng được lâu dài. Cần phải kiểm tra định kỳ khoảng 2 tháng 1 lần gồm các công việc: kiểm
    • 6. tra mức dung dịch ở các ngăn và bổ sung, kiểm tra vệ sinh các cọc bình, sạc lại ắcquy bằng máy sạc… a. Không để mức dung dịch trong các ngăn bình xuống thấp dưới vạch LOWER, chỉ được dùng nước cất để bổ sung.Trước khi tháo các nắp ra cần vệ sinh sạch bên ngoài ắcquy tránh lọt các chất bẩn vào trong các ngăn của bình . b. Nạp điện lại ắcquy khi thấy bình yếu (ví dụ như không đề máy được…) hoặc sau khi bổ sung nước cất vào bình. Dòng nạp bằng 1/10 dung lượng bình(xem mục c phần 3 ở trên), tuy nhiên thời gian nạp lại phụ thuộc vào tỷ trọng dung dịch đo được thực tế (sử dụng ống đo tỷ trọng kế có bán trên thị trường). Cần tháo ắc quy ra khỏi xe khi nạp lại bình, tháo dây cọc âm(-) trước, dương( ) sau. Thời gian cần nạp lại ắc quy dựa trên tỷ trọng thực tế đo được của ắc quy đó và được áp dụng theo cách tính sau: Hệ số 1,2 ~ 1,5 thêm vào để bảo đảm ắc quy được nạp no so với thời gian qui định. Ví dụ một bình ắcquy 12V-5Ah có tỷ trọng thực tế đo được 1.20, như vậy: Lượng điện xả là: 5Ah.(1.280-1.200): 0.2 = 1.5A Thời gian cần thiết nạp lại là : 1.5×1.2: 0.5 = 3.6 (giờ) Chú ý: Không đậy các nắp của các ngăn (hộc) ắc quy khi đang nạp điện. Khi lắp ắc quy lên xe, lắp dây cọc dương trước, âm sau. Bôi một ít mỡ lên các cọc bình để bảo vệ. 3. Bảo quản ắc quy : Nếu ắc quy sẽ không sử dụng trong một thời gian dài, cần chú ý một số điểm sau: – Trước khi cất giữ phải nạp điện no. – Bảo quản ắc quy nơi thoáng mát, khô ráo. – Do hiện tượng tự phóng điện của ắc quy, cần nạp bổ sung mỗi tháng 1 lần khi lưu kho. – Trước khi sử dụng lại, cũng cần nạp bổ sung lại điện cho ắc quy. 3. Bắt bệnh bugi – Các dấu hiệu nhận biết
    • 7. Bugi là thiết bị cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hòa khí nhiên liệu – không khí. Những dấu hiệu như màu sắc, độ mòn của nó có thể cho biết về tình trạng động cơ. Nếu bugi có màu vàng nâu, động cơ hoạt động tốt, còn nếu đen ướt, chứng tỏ dầu bôi trơn đã lọt vào xi-lanh. Trong hệ thống đánh lửa ôtô và xe máy, bugi là thiết bị cuối cùng trong sơ đồ. Nó có vai trò cung cấp tia hồ quang điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí đã được nén ở áp suất cao. Cấu tạo của bugi bao gồm cực mát (cực uốn cong) và cực tâm có tác dụng đánh lửa. Giữa cực tâm và cực mát là khe đánh lửa có độ rộng 0,9 mm (đối với đánh lửa tiếp điểm) và 2,03 mm (đánh lửa điện tử). Bugi có màu vàng nâu Bugi có màu vàng nâu chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí – nhiên liệu đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định. Nếu thay bugi mới, bạn nên thay bugi có cùng khoảng nhiệt (cho biết tốc độ bugi truyền nhiệt từ buồng đốt đến các đầu xi-lanh, được xác định bằng chiều dài lớp cách điện phía dưới). Đường dẫn nhiệt dài hơn, bugi làm việc nóng hơn còn khi ngắn hơn, nó sẽ làm việc mát hơn. Bugi có màu đen và khô Thông thường, khi bugi có màu này có nghĩa chế hòa khí gặp sự cố nên cung cấp hỗn hợp giàu (nhiều nhiên liệu) hoặc chạy cầm chừng quá mức. Kết hợp với khói đen thoát ra từ ống

Chia sẻ trang này